Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ

Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của cá

nhân bị mắc phải. Do chưa có phương thức chữa khỏi, rất nhiều phương pháp điều trị và can thiệp cho

trẻ tự kỉ đã được phát triển. Điều này đã dẫn tới nhiều vấn đề trong quá trình các phụ huynh có con tự kỷ

lựa chọn phương pháp điều trị cho con mình, đặc biệt là ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên 110 phụ

huynh có con tự kỷ ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình và Thanh Hóa cho thấy, đa số phụ huynh

có xu hướng lựa chọn các phương pháp mang tính phổ biến, dễ áp dụng và có cơ sở khoa học. Có sự

khác biệt về sự lựa chọn phương pháp điều trị theo mức độ tự kỉ. Một số lựa chọn thiếu bằng chứng

khoa học, thậm chí nguy hại, phản tác dụng của phụ huynh cũng được trình bày trong bài báo này.

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 1

Trang 1

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 2

Trang 2

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 3

Trang 3

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 4

Trang 4

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 5

Trang 5

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 6

Trang 6

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 7

Trang 7

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11960
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ

Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 1 (2017), 109-116 | 109 
aTrung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học Tâm lý – Giáo dục Hừng Đông 
bTrường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 
* Liên hệ tác giả 
Vũ Thị Thu Hiền 
Email: vuhien.th204@gmail.com 
Nhận bài: 
 15 – 11 – 2016 
Chấp nhận đăng: 
 20 – 02 – 2017 
THỰC TRẠNG LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỦA PHỤ HUYNH 
CHO CON CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 
Vũ Thị Thu Hiềna*, Trần Văn Côngb 
Tóm tắt: Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của cá 
nhân bị mắc phải. Do chưa có phương thức chữa khỏi, rất nhiều phương pháp điều trị và can thiệp cho 
trẻ tự kỉ đã được phát triển. Điều này đã dẫn tới nhiều vấn đề trong quá trình các phụ huynh có con tự kỷ 
lựa chọn phương pháp điều trị cho con mình, đặc biệt là ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên 110 phụ 
huynh có con tự kỷ ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình và Thanh Hóa cho thấy, đa số phụ huynh 
có xu hướng lựa chọn các phương pháp mang tính phổ biến, dễ áp dụng và có cơ sở khoa học. Có sự 
khác biệt về sự lựa chọn phương pháp điều trị theo mức độ tự kỉ. Một số lựa chọn thiếu bằng chứng 
khoa học, thậm chí nguy hại, phản tác dụng của phụ huynh cũng được trình bày trong bài báo này. 
Từ khóa: phụ huynh; lựa chọn; điều trị; can thiệp; trẻ em; rối loạn phổ tự kỉ. 
1. Đặt vấn đề 
Tự kỉ (Autism) hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism 
Spectrum Disorder, viết tắt là ASD) đều là những thuật 
ngữ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát 
triển của não bộ. Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởi 
những khó khăn và thiếu hụt trong tương tác xã hội, giao 
tiếp bằng lời và không lời, các hành vi và sở thích định 
hình lặp lại (DSM-51). Rối loạn phổ tự kỉ ngày càng phổ 
biến với tỉ lệ chẩn đoán ở trẻ em tăng lên qua từng năm, 
và ở tất cả các nước và khu vực trên thế giới. Rối loạn 
phổ tự kỷ vẫn chưa có cách chữa khỏi và các biện pháp 
điều trị chỉ có hiệu quả nhất định [3] [6] [4]. 
Rối loạn phổ tự kỉ đã trở thành một vấn đề mang 
tính xã hội và được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, 
đặc biệt là ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc 
khi tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ ngày càng gia tăng. Vào 
tháng 3/2012, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch 
bệnh Hoa Kỳ (CDC2) đã rà soát lại một cách kỹ lưỡng tỉ 
lệ ước lượng số người được chẩn đoán rối loạn phổ tự 
kỷ ở Mỹ là 1 trong 88. Con số này đại diện cho sự gia 
tăng 23% so với báo cáo vào năm 2009 của CDC, là 1 
trong 110 trẻ em. Tỷ lệ này tăng 78% so với kết quả báo 
cáo năm 2007, ước tính là 1 trong 150. Đến năm 2014, 
con số này tăng lên là 1/68 trẻ (CDC). Cho đến nay, 
Việt Nam chưa có điều tra thống kê chính thức về số 
lượng trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Chỉ có một số nghiên cứu 
mang tính chất tự phát ở quy mô nhỏ và tập trung ở một 
số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ 
Chí Minh,... Chẳng hạn, tại Hà Nội, Nghiên cứu mô hình 
1Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của 
hiệp hội tâm thần học HoaKì. Diagnostic And Statistical 
Manual Of Mental Disorders, Fifth Edition, (DSM-5), 
American Psychiatric Association (APA), 2013. 
2Centers for Disease Control and Prevention, 
tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện 
Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số 
lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị rối loạn phổ tự kỉ 
ngày càng đông; số trẻ rối loạn phổ tự kỉ đến khám năm 
2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; năm 2007 tăng 
gấp 33 lần so với năm 2000; tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ 
tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 
2007 so với năm 2000. 
 Vũ Thị Thu Hiền, Trần Văn Công 
110 
Trên thực tế rối loạn phổ tự kỉ là một dạng rối nhiễu 
phức tạp, cần được điều trị lâu dài và có phương pháp 
cụ thể. Một trong những khó của phụ huynh có con tự kỉ 
do hiện tại số lượng phương pháp can thiệp rất nhiều, 
nhưng phụ huynh lại không có đầy đủ thông tin để biết 
rằng phương pháp nào có bằng chứng cụ thể là có hiệu 
quả hay không. Do vậy, phụ huynh thường phải tự tìm 
hiểu và lựa chọn. 
Theo một nghiên cứu, để lựa chọn hướng đi cho 
con, các bậc phụ huynh thường phải trải qua các bước 
như (1) Xác định vấn đề của trẻ; (2) Đáp ứng với các 
vấn đề (các chiến lược ứng phó); (3) Sử dụng dịch vụ 
(các định hình thức, phương thức điều trị, chế độ của 
dịch vụ và lý do họ tìm đến nó); (4) Đánh giá dịch vụ 
[15]. Khi sử dụng dịch vụ thì phụ huynh quan tâm đến 
nhiều yếu tố trong đó có yếu tố mục tiêu tiềm năng cho 
can thiêp [12]; yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình (lo 
lắng, buồn, tích cực hoặc không tích cực tham gia vào 
lựa chọn - sử dụng phương pháp điều trị), không loại trừ 
cả yếu tố văn hóa [16]. Như vậy, việc đưa ra các lựa 
chọn cách thức, đường đi, phương pháp cho vấn đề của 
trẻ ở các bậc phụ huynh cũng là điều khá phức tạp. 
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có 
rất nhiều phương pháp điều trị, giáo dục và can thiệp 
đối với trẻ tự kỉ đã được xây dựng và ứng dụng. Theo 
thống kê ở Việt Nam cũng có đến khoảng 30 phương 
pháp được sử dụng [2]. Theo báo cáo tổng hợp được thì 
hiện nay có hơn 100 phương pháp điều trị và điều trị 
được giới thiệu ở Hoa Kỳ [17]. Các nghiên cứu tổng 
quan về điều trị lâm sàng đối với trẻ tự kỉ đã cho thấy, 
không có một phương pháp cụ thể nào có thể cải thiện 
tất cả các triệu chứng tự kỉ hay có hiệu quả điều trị đối 
với tất cả các trẻ tự kỉ. Tuy nhiên, nhiều phương pháp 
đã được nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả can 
thiệp và điều trị một số triệu chứng tự kỉ căn bản [2]. 
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu để có 
thể đưa ra được những phương pháp điều trị cho trẻ tự 
kỉ như phân tích hành vi ứng dụng (ABA3), thời gian 
chơi dưới sàn (Floortime), hệ thống giao tiếp thông qua 
trao đổi hình ảnh (PECs4), can thiệp phát triển quan hệ 
xã hội (RDI5), Điều trị và giáo dục cho trẻ ... tự 
kỷ.Tuy nhiên, với mỗi phụ huynh đứa con luôn là “tài 
sản” quý giá nhất, do vây trong họ luôn xuất hiện những 
ý niệm “cứ thử xem sao”, “may ra thì hợp”, họ không 
muốn đánh mất cơ hội của trẻ. 
Bảng 2. Lựa chọn và sử dụng phương pháp điều trị 
Nhìn chung, hầu hết các phương pháp phụ huynh 
lựa chọn nhiều đều có mức độ sử dụng tương ứng. Có từ 
16,4% đến 36,0% phụ huynh có mức độ sử dụng những 
phương thuộc nhóm được lựa chọn nhiều nhất. Nghĩa là 
với phụ huynh những phương pháp họ hiểu, lựa chọn, 
tin tưởng thì thường được dùng nhiều bởi không có gì 
mong muốn hơn là việc đứa trẻ gần như trở lại trạng 
thái “bình thường” nhất có thể. 
3.3. Mức độ tự kỉ của trẻ và việc lựa chọn 
phương pháp điều trị của phụ huynh 
Theo số liệu thống kê có tất cả 12 phương pháp được 
 Vũ Thị Thu Hiền, Trần Văn Công 
114 
phụ huynh có con tự kỉ ở mức độ nhẹ lựa chọn, nhưng 
chúng ta chú ý nhất đến những phương pháp được lựa 
chọn nhiều như 101 bài can thiệp hành vi (1,4%); Từng 
bước nhỏ (1%); Dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ 
sung chất (0,75%); Trị liệu hành vi ngôn ngữ (VBA) 
(0,75%); Can thiệp phát triển các mối quan hệ (RDI) 
(0,75%). Đây là những phương pháp khá thiết thực đối 
với phụ huynh, phụ huynh có thể phối kết hợp với con ở 
nhà. Với những trẻ ở mức độ này tập trung chủ vào 
ngôn ngữ - giao tiếp tương tác, các vấn đề về hành vi. 
Bảng 3. Mức độ tự kỉ và việc lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh 
Mức độ tự 
kỷ 
Phương pháp Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 
Nhẹ 
101 bài can thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ 1,40 0,54 
Từng bước nhỏ (Small Steps) 1,00 0,81 
Dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất 0,75 0,95 
Trị liệu hành vi ngôn ngữ (VBA) 0,75 0,95 
Can thiệp phát triển các mối quan hệ (RDI) 0,75 0,95 
Tâm vận động 0,50 1,00 
Trung 
bình 
Từng bước nhỏ một (Small Steps) 1,52 1,20 
101 bài can thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ 1,33 1,01 
Trị liệu vận động (Occupational Therapy) 1,28 1,17 
Trị liệu lời nói và ngôn ngữ (Speech Therapy) 1,12 1,05 
Trị liệu hành vi ngôn ngữ (VBA) 1,11 1,13 
Dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất 1,10 0,96 
Nặng 
Dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất 1,67 1,01 
Trị liệu lời nói và ngôn ngữ (Speech Therapy) 1,60 0,96 
Trị liệu hành vi ngôn ngữ (VBA) 1,50 1,01 
Chương trình phân tích hành vi ứng dụng (ABA) 1,40 0,93 
Trị liệu vận động (Occupational Therapy) 1,38 1,11 
101 bài can thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ 1,31 0,85 
Ở những trẻ có mức độ tự kỉ trung bình, có 22 
phương pháp được phụ huynh quan tâm lựa chọn, trong 
đó có: từng bước nhỏ một (Small Steps) (15,2%); 101 
bài can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ (1,33%); trị liệu vận 
động (Occupational Therapy) (1,28%); trị liệu lời nói và 
ngôn ngữ (Speech Therapy) (1,12%). Có phương pháp 
thiên, yoga không được phụ huynh lựa chọn - điều này 
do tính chất của phương pháp, nó không phù hợp với trẻ 
tự kỉ, cũng không thể “tặc lưỡi” “mau ra thì hợp” nhưng 
một vài phương pháp khác. Bởi vì phương pháp này 
ngay từ đầu đã đòi hỏi đến sự hợp tác, tuân thủ của trẻ. 
Đó là một sự đòi hỏi khó cho trẻ tự kỉ. Cũng chưa thấy 
phụ huynh nào sử dụng ngoài danh sách các phương 
pháp đã được liệt kê trong bảng hỏi. 
Với những trẻ có mức độ tự kỉ nặng, khá trùng lặp 
về số lượng phương pháp lựa chọn và phương pháp 
không được lựa chọn nhưng lại có sự khác nhau ở việc 
số lượng phụ huynh lựa chọn phương pháp sử dụng. Ví 
dụ như dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất ở 
trẻ có mực độ tự kỉ nặng là 1,67% người sử dụng, còn ở 
mức độ tự nhẹ là 1,1% người sử dụng. Nhóm phương 
pháp được lựa chọn sự dụng chủ yếu trong mức độ này là 
dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất (1,67%); 
trị liệu lời nói và ngôn ngữ (Speech Therapy) (1,6%); trị 
liệu hành vi ngôn ngữ (VBA) (1,5%); chương trình phân 
tích hành vi ứng dụng (ABA) (1,4%); trị liệu vận động 
(Occupational Therapy) (1,38%). 
Nhìn chung, số lượng phương pháp được lựa chọn 
ở trẻ tự kỉ nhẹ có khác hơn so với tự ỉtrung bình và 
nặng. Số lượng phương pháp được lựa chọn ở trẻ tự kỷ 
nhẹ và nặng có sự tương đồng nhau. Điểm giống nhau là 
trong cả 3 mức độ đều có những phương pháp sau: dùng 
thuốc, thực phẩm chức năng, bổ sung chất; 101 bài can 
thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ; trị liệu hành vi ngôn ngữ 
(VBA); và phương pháp liên quan đến vận động (Tâm 
vận động và Trị liệu vận động (Occupational Therapy)). 
Có thể thấy hầu hết phụ huynh tin tưởng và việc dùng 
thuốc, điều này dễ hiều bởi bao đời nay khi con người ta 
có bệnh thì thường tìm đến nơi thăm khám là bệnh viện 
để được dùng thuốc. Ngoài ra, những phương pháp khác 
tập trung vào các vấn đề: hành vi, ngôn ngữ, vận động; 
là những lĩnh vực thiết thực - cần ngay và thấy được của 
trẻ. Khi phụ huynh lựa chọn và sử dụng đồng thời nhiều 
phương pháp chứng tỏ họ cũng nhận thấy không riêng 
một phương pháp nào là toàn diện và hoàn hảo, mỗi 
phương pháp có ưu và nhược điểm của nó vì vậy sự 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 1 (2017), 109-116 
 115 
phối kết hợp là cần thiết. Cũng có thể lý giải điều này 
bằng cách khác, đó là có nhiều phụ huynh sau khi sử 
dụng phương pháp này họ đánh giá không được khả 
quan (có thể không phù hợp) thì lại chuyển sang phương 
pháp khác. Hoặc là với phương pháp này chỉ phù hợp 
với gian đoạn thời điểm này nhưng không phù hợp ở 
thời điểm khác, cần phải bổ sung và điều chỉnh. 
Ông bà xưa nói không sai, “có bệnh thì vái tứ 
phương”, đông tây y kết hợp, nên sự phối kết hợp 
những phương pháp truyền thống và hiện đại, mới và 
cũ, dân gian hay khoa học đều có lý do để nói. Lý do 
lớn nhất là đứa trẻ được hỗ trợ, dạy dỗ tốt nhất có thể để 
phát huy tiềm năng và mục tiêu cá nhân. 
4. Kết luận 
Với các bậc phụ huynh, những đứa con của họ “biết 
ăn, biết ngủ, biết học hành” đã là điều hạnh phúc nhất. 
Nhưng không may có những đứa trẻ gặp vấn đề về sức 
khỏe tâm thân khiến cho nhiều phụ huynh phải trải qua 
những cung bậc cảm xúc hoang mang, lo lắng, buồn, 
thất vọng nhưng rồi họ cũng phải bình tĩnh lại, đối diện 
với sự thật để xác định vấn đề của trẻ và có được những 
chiến lược ứng phó phù hợp. Sau đó tiến đến tìm hiểu, 
cân nhắc lựa chọn những phương pháp phù hợp cho con 
mình. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả, điều này thể hiện 
thông qua thời gian và trên đứa trẻ. 
Từ đó, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết phụ 
huynh có con tự kỉ đều hướng đến việc lựa chọn - sử 
dụng những phương pháp như: dùng thuốc, thực phẩm 
chức năng, bổ sung chất; từng bước nhỏ (Small Steps); 
trị liệu lời nói và ngôn ngữ (Speech Therapy); 101 bài 
can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ; trị liệu hành vi ngôn ngữ 
(VBA); chương trình phân tích hành vi ứng dụng 
(ABA). Những phương pháp này tập trungtoàn diện vào 
các vấn đề mà trẻ đang gặp khó khăn như thể chất, vận 
động, ngôn ngữ - giao tiếp, hành vi. Điều khiến phụ 
huynh biết - hiểu và sử dụng nhiều có thể do được tiếp 
nhiều thông qua các hình thức khác nhau như tivi, đài, 
báo, khóa tập huấn, đào tạo - tạo điều kiện cho phụ 
huynh tiếp cận và thực hành. 
Về thực trạng lựa chọn và sử dụng các phương 
pháp điều trị, can thiệp của phụ huynh cho con có rối 
loạn phổ tự kỉ, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ huynh 
chọn cho con sử dụng thuốc để điều trị ở mức độ nhiều. 
Nhìn chung, các phương pháp điều trị bằng thuốc đã 
phần nào cho thấy hiệu quả trong việc điều trị một số 
vấn đề hành vi ở trẻ như hành vi định hình lặplại, hành 
vi chống đối, hành vi tăng động... [9] [10] [5]. Tuy 
nhiên, hiệu quả điệu trị bằng thuốc chủ yếu được xác 
nhận thông qua những nghiên cứu trường hợp, hoặc 
những nghiên cứu với mẫu nhỏ. Hơn nữa, các nghiên 
cứu trên thế giới đã chứng minh hiện nay chưa có loại 
thuốc nào đặc trị cho trẻ tự kỉ. Các thuốc đó chỉ để hỗ 
trợ điều trị những triệu chứng tự kỉ đơn lẻ, riêng biệt 
như hành vi, cảm xúc, giấc ngủ Đồng thời, kết quả 
nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy tác dụng phụ ở một 
số loại thuốc dùng trong điều trị tự kỉ [14] [9]. Cuối 
cùng, thuốc có thể chỉ có hiệu quả khi người bị tự kỉ duy 
trì việc dùng chúng, những thay đổi tích cực về hành vi 
duy trì dài hạn có thể bị loại bỏ khi họ ngừng sử dụng 
thuốc [18]. 
Trong khuôn khổ một bài viết, chưa thể xem xét 
nhiều được đến những phương pháp được kiểm chứng 
(là phương pháp được chứng minh là có hiệu quả) 
nhưng chúng tôi cũng thấy được rằng, phụ huynh có 
con tự kỉ đang dần hướng đến những phương pháp 
mang tính khoa học nhiều hơn. Đó là những phương 
pháp được rất nhiều nước trên thế giới đang dùng như 
Trị liệu lời nói và ngôn ngữ (Speech Therapy), Trị liệu 
hành vi ngôn ngữ (VBA), Chương trình phân tích hành 
vi ứng dụng (ABA), Từng bước nhỏ một (Small Steps). 
Ngoài ra, cũng có nhiều phương pháp phù hợp với 
các mức độ khác nhau của tự kỉ. Lý giải cho sự lựa 
chọn này của phụ huynh có thể nhắc đến hiệu quả của 
nó, cũng có thể phù hợp với trẻ ở nhiều giai đoạn và 
khá là phổ biến. Việc số lượng lớn phụ huynh lựa chọn 
những phương pháp trên để sử dụng, áp dụng cho trẻ tự 
kỉ ở các mức độ khác nhau, ở từng thời điểm - giai 
đoạn khác nhau trong khi không đứa trẻ tự kỉ nào giống 
đứa trẻ tự ki nào, tất cả phụ thuộc vào việc đặt mục tiêu 
trọng tâm trong suốt quá trình can thiệp. Điều này rất 
cần sự linh hoạt và sáng tạo của người sử dụng nó bao 
gồm cả phụ huynh, nhà trị liệu và của xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
 [1] Nguyễn Nữ Tâm An, (2009), Bước đầu ứng dụng 
phương pháp TEACCH trong can thiệp cho trẻ tự 
kỷ tại Hà Nội, Tạp chí giáo dục, số 217, tr.17-18 
và 27. 
[2] Trần Văn Công (2013), Các thành tựu nghiên cứu 
mới về Rối loạn phổ tự kỷ và Tổng quan về các 
 Vũ Thị Thu Hiền, Trần Văn Công 
116 
phương pháp điều trị, Kỷ yếu hội thảo tập huấn 
“Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA 
trong điều trị tự kỷ” tại Cung thiếu nhi Hà Nội, 
Ngày 1/12/2013. 
[3] Croen, L. A., Grether, J. K., Hoogstrate, J., & 
Selvin, S. (2002), The changing prevalence of 
autism in California. Journal of autism and 
developmental disorders, 32(3), 207-215. 
[4] Elsabbagh, M., Divan, G., Koh, Y. J., Kim, Y. S., 
Kauchali, S., Marcín, C.,... & Yasamy, M. T. 
(2012), Global prevalence of autism and other 
pervasive developmental disorders. Autism 
Research, 5(3), pp.160-179. 
[5] Hollander, E. Kaplan, A. Cartwright, C. & 
Reichman. D, (2000), Venlafaxine in children, 
adolescents, and young adults with autism 
spectrum disorders: an open retrospective clinical 
report, Journal of child neurology, 15(2), 132-135. 
[6] King, M., & Bearman, P (2009), Diagnostic change 
and the increased prevalence of autism, International 
journal of epidemiology, 38(5), 1224-1234. 
[7] Lindsey, M. A., Korr, W. S., Broitman, M., Bone, 
L., Green, A., & Leaf, P. J. (2006), Help-seeking 
behaviors and depression among African American 
adolescent boys. Social Work, 51(1), 49-58. 
[8] Lindgren, S., & Doobay, A. (2011). Evidence-
based interventions for autism spectrum 
disorders. The University of Iowa, Iowa. 
[9]. McDougle, C. J. Kem, D, L& Posey, D. J. 
(2002), Case series: use of ziprasidone for 
maladaptive symptoms in youths with autism, 
Journal of the American Academy of Child & 
Adolescent Psychiatry, 41(8), 921-927, 
[10] McDougle, C. J. Naylor, S. T .Cohen, D. J. 
Volkmar, F. R. Heninger, G. R. & Price, L. H, 
(1996), A double-blind, placebo-controlled study of 
fluvoxamine in adults with autistic disorder, 
Archives of General Psychiatry, 53(11), 1001-1008. 
 [11] Quách Thúy Minh & Nguyễn Thị Hồng Thúy, 
(2014), Đánh giá kết quả áp dụng hệ thống giao 
tiếp bằng trang (Pesc) để dạy trẻ tự kỷ tại khoa 
Tâm bệnh bệnh viên Nhi trung ương, 
Thankinhtreem.net. 
[12] Stepp, S. D., Whalen, D. J., Pilkonis, P. A., 
Hipwell, A. E., & Levine, M. D. (2011). Children 
of Mothers with Borderline Personality Disorder: 
Identifying Parenting Behaviors as Potential 
Targets for Intervention. Personality Disorders, 
3(1), pp.76-91.  
 [13] Speaks, A. (2014), Treatments and therapies, 
Autism Speaks. 
[14] Nguyễn Văn Siêm, Cao Tiến Đức (2011), Dược 
lý học tâm thần, hóa liệu pháp một số rối loạn tâm 
thần ở trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Y học. 
[15] Singer, J. B. (2009). Mothers seeking mental 
health care for their children: A qualitative 
analysis of pathways to care (Doctoral 
dissertation, University of Pittsburgh). 
[16] Turner, E. A. (2009). Parental attitudes toward child 
mental health services: The influence of ethnicity and 
child characteristics on help-seeking intentions 
(Doctoral dissertation, Texas A&M University). 
[17] Khúc Năng Toàn (2013), Các hướng tiếp cận 
can thiệp dành cho trẻ tự kỷ trên thế giới và kết 
quả nghiên cứu thực trạng dịch vụ can thiệp tại 
Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo tự kỷ Viện khoa học 
giáo dục, tr.64-73 
[18] Weiss, M, J,, Fiske, K,, Ferraioli, S (2008), 
Evidence-based practice for autism spectrum 
disorders, Burlington, MA: Academic Press, pp.33-63. 
REALITY OF PARENTS’ CHOICES OF TREATMENT METHODS FOR CHILDREN WITH 
AUTISM SPECTRUM DISORDER 
Abstract: Autism is a severe developmental disorder which seriously affects the entire life of its sufferers. Because there is still 
no cure for this, many treatments and interventions have been developed for autistic children. This has led to many problems in the 
process whereby parents choose treatments for their children who suffer from autism, especially in Vietnam. Results from a study 
examining 110 parents of autistic children from Hanoi, Bac Ninh, Hai Phong, Ninh Binh and Thanh Hoa show that most parents tend 
to choose commonly used methods which are easy to apply and science-based. There are differences in choices of treatment 
methods, which depend on autism levels. However, some methods are lacking in scientific evidence, and even dangerous or 
counterproductive, which are presented in this article. 
Key words: parents; choose; treatment; intervention; children; autism spectrum disorder. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_lua_chon_phuong_phap_dieu_tri_cua_phu_huynh_cho_c.pdf