Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi

Đánh giá thay đổi thể tích khí lưu thông

và complian khi huy động phế nang trong phẫu thuật

ổ bụng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương

pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Chọn bệnh

nhân có ASA 1-3, tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản

để phẫu thuật ổ bụng. Bệnh nhân được chia làm 2

nhóm, nhóm chứng 37 bệnh nhân thở máy với

PEEP+5CmH2O, nhóm can thiệp 45 bệnh nhân được

huy động phế nang với áp lực +40CmH2O và duy trì

PEEP+5CmH2O. Cả hai nhóm được đánh giá sự thay

đổi về thể tích khí lưu thông và độ giãn nở phổi trong

quá trình gây mê. Kết quả: Thể tích khí lưu thông và

độ đàn hồi phổi sau khi huy động phế nang cao hơn

so với trước khi huy động (p<0,05). Nhóm huy động

phế nang trước khi rút ống nội khí quản có Tv là

415,4 ± 57,9 (ml/lần) và compliance là 46,9 ± 5,1

(ml/cmH2O) cao hơn so với nhóm không huy động với

Tv là 390,43 ± 73,26 (ml/lần) và Compliance là 43,8

± 4,8 (ml/cmH2O). Kết luận: Huy động phế nang

bằng áp lực +40cmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích

khí lưu thông và độ đàn hồi phổi trên bệnh nhân cao

tuổi được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng.

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 1

Trang 1

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 2

Trang 2

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 3

Trang 3

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 4

Trang 4

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 5

Trang 5

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8460
Bạn đang xem tài liệu "Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi

Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
89 
2. Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Tiến Bình (2009), 
Ðiều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, 
Nhà xuất bản Y học. 
3. Nguyễn Văn Trường (2012), Ðánh giá kết quả 
điều trị gãy hở đầu xa hai xương cẳng chân bằng 
cố định ngoài tại bệnh viện hữu nghị Việt Ðức, 
Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
4. Phan Văn Ngọc và cs (2019), Điều trị gãy đầu 
dưới xương chày bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh 
viện Sài Gòn Ito Phú Nhuận, Tạp chí Chấn Thương 
Chỉnh Hình số đặc biệt, tr. 195- 203. 
5. Trần Hoàng Tùng (2006), Ðiều trị kết hợp 
xương nẹp vít gãy kín hai xương cẳng chân bằng 
kĩ thuật ít xâm lấn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội 
trú, Đại học Y Hà Nội. 
6. Collinge C, Protzman R (2010), Outcomes of 
minimally invasive plate osteosynthesis for 
metaphyseal distal tibia fractures, J Orthop 
Trauma. 24(1), pp. 4-9. 
7. Rakesh K. Gupta et al (2010), Locking plate 
fixation in distal metaphyseal tibial fractures: 
series of 79 patients, Int Orthop. 34(8), pp. 85-90. 
8. Hazarika S, Chakravarthy J, Cooper J (2006), 
Minimally invasive locking plate osteosynthesis for 
fractures of the distal tibia - results in 20 patients, 
Injury. 37(9), pp. 77-87. 
9. Lau T. W (2008), Wound complication of 
minimally invasive plate osteosynthesis in distal 
tibia fractures, Int Orthop. 32(5), pp. 697-703. 
THAY ĐỔI THỂ TÍCH KHÍ LƯU THÔNG VÀ COMPLIAN PHỔI 
 KHI HUY ĐỘNG PHẾ NANG TRONG GÂY MÊ CHO 
PHẪU THUẬT Ổ BỤNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI 
Lại Văn Hoàn*, Công Quyết Thắng*, 
 Lê Sáu Nguyên*, Nguyễn Thị Kim Oanh*. 
TÓM TẮT22 
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thể tích khí lưu thông 
và complian khi huy động phế nang trong phẫu thuật 
ổ bụng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương 
pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Chọn bệnh 
nhân có ASA 1-3, tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản 
để phẫu thuật ổ bụng. Bệnh nhân được chia làm 2 
nhóm, nhóm chứng 37 bệnh nhân thở máy với 
PEEP+5CmH2O, nhóm can thiệp 45 bệnh nhân được 
huy động phế nang với áp lực +40CmH2O và duy trì 
PEEP+5CmH2O. Cả hai nhóm được đánh giá sự thay 
đổi về thể tích khí lưu thông và độ giãn nở phổi trong 
quá trình gây mê. Kết quả: Thể tích khí lưu thông và 
độ đàn hồi phổi sau khi huy động phế nang cao hơn 
so với trước khi huy động (p<0,05). Nhóm huy động 
phế nang trước khi rút ống nội khí quản có Tv là 
415,4 ± 57,9 (ml/lần) và compliance là 46,9 ± 5,1 
(ml/cmH2O) cao hơn so với nhóm không huy động với 
Tv là 390,43 ± 73,26 (ml/lần) và Compliance là 43,8 
± 4,8 (ml/cmH2O). Kết luận: Huy động phế nang 
bằng áp lực +40cmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích 
khí lưu thông và độ đàn hồi phổi trên bệnh nhân cao 
tuổi được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng. 
Từ khóa: Huy động phế nang, phẫu thuật ổ bụng, 
gây mê người cao tuổi. 
SUMMARY 
EVALUATION OF TIDAL VOLUME AND 
COMPLIANCE FOR ALVEOLAR 
*Bệnh viện Hữu Nghị 
Chịu trách nhiệm chính: Công Quyết Thắng 
Email: vnanesth@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 29.4.2021 
RECRUITMENT MANEUVERS DURING 
GENERAL ANESTHESIA FOR ABDOMINAL 
SURGERY IN THE ELDERLY 
Objective: Evaluate tidal volume and compliance 
for alveolar recruitment maneuvers undergoing 
general anesthesia for abdominal surgery in elderly. 
Subjects and Methods: A randomised controlled 
trials. Select patients with ASA 1-3, age ≥ 60 years, 
undergoing anesthesia for abdominal surgery. Control 
group enrolled 37 patients with PEEP + 5CmH2O, the 
intervention group enrolled 45 patients maneuver 
consisted to a peak inspiratory pressure of 40 cmH2O 
for 40s one hours and PEEP + 5CmH2O. Both groups 
were evaluated of tidal volume and compliance during 
anesthesia. Results: Tidal volume and compliance 
after alveolar mobilization were higher than before 
mobilization (p <0.05). The intervention before 
extubation with Tv was 415.4 ± 57.9 (ml/time) and 
compliance was 46.9 ± 5.1 (ml/cmH2O), higher than 
the control group with Tv is 390.43 ± 73.26 (ml/time) 
and Compliance is 43.8 ± 4.8 (ml/cmH2O). 
Conclusions: Alveolar recruitment maneuvers with 
pressure + 40cmH2O improves the Tidal volume and 
Compliance in elderly patients undergoing anesthesia 
for abdominal surgery. 
Keywords: Alveolar mobilization, abdominal 
surgery, anesthesia for elderly. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng 
phẫu thuật trên người cao tuổi ngày càng tăng. 
Có nhiều phương pháp vô cảm trong phẫu thuật, 
tuy nhiên phương pháp gây mê nội khí quản vẫn 
được lựa chọn cho các phẫu thuật lớn, can thiệp 
vào nhiều tổ chức có thời gian phẫu thuật kéo 
dài như phẫu thuật lớn vào ổ bụng... [2] Việc 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
90 
đặt ống nội khí quản và thở máy trong quá trình 
gây mê có tác động lên hệ hô hấp do thông khí 
trong thở máy hoàn toàn khác so với thông khí 
tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới biến 
chứng suy hô hấp như sử dụng thuốc họ opioid, 
thuốc giãn cơ, tổn thương các cơ hô hấp do 
phẫu thuật [2] 
Có nhiều phương pháp được nghiên cứu và 
ứng dụng để làm giảm các biến chứng về hô hấp 
trong gây mê. Trong đó, phương pháp sử dụng 
PEEP và mở phổi bằng áp lực được nhiều tác giả 
cho là có hiệu quả cao [1] [3] [4] [5]. Tại Việt 
Nam, phương pháp huy động phế nang phối hợp 
với PEEP +5cmH2O trong gây mê nội khí quản 
để phẫu thuật cho người cao tuổi chưa được 
nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu với mục tiêu "Đánh giá biến đổi các 
chỉ số cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy 
động phế nang kết hợp PEEP +5cmH₂O trong 
gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi". 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 
vào nghiên cứu: 
- Tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản để 
phẫu thuật mở vào ổ bụng. 
- Phân  ...  588 359-594 
Lần 4 
 410 ± 77,5 444,5 ± 0,48 
< 0,01 
Min-Max 373 - 583 347 - 365 
Lần 5 
 401,5 ± 85,2 433,2 ± 48,6 
< 0,01 
Min-Max 448 - 536 355 - 532 
Lần 6 
 409,6 ± 75,9 432,8 ± 44,0 
< 0,05 
Min-Max 352 - 580 365 - 517 
Nhận xét: Trong cả 6 lần huy động phế nang giá trị trung bình thể tích khí thở ra (TVexp) sau 
huy động phế nang cao hơn so với thời điểm trước huy động phế nang. 
3.2.6 Thay đổi độ giãn nở phổi sau huy động phế nang 
Bảng 3.2: Thay đổi của độ giãn nở phổi (ml/CmH2O) 
Thời điểm 
Compliance 
Trước HĐPN Sau HĐPN p 
Lần 1 
 45,5 ± 5,3 52,4 ± 5,1 
< 0,01 
Min-Max 37 - 59 42 - 72 
Lần 2 
 46,3 ± 5,6 52,0 ± 5,3 
< 0,01 
Min-Max 39 - 59 39 - 69 
Lần 3 
 46,8 ± 6,7 51,9 ± 5,0 
< 0,01 
Min-Max 31 - 58 40 - 69 
Lần 4 
 47,0 ± 5,04 51,7 ± 5,6 
< 0,01 
Min-Max 37 - 54 40 - 70 
Lần 5 
 47,7 ± 5,9 51,7 ± 4,7 
< 0,01 
Min-Max 37 – 59 42 - 68 
Lần 6 
 47,8 ± 6,8 51,9 ± 4,9 
< 0,01 
Min-Max 37 - 57 45 - 71 
Nhận xét: Độ giãn nở phổi (Compliance) ở thời điểm sau cao hơn hẳn so với trước tại các lần 
huy động phế nang, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
92 
3.3 Thay đổi chỉ số cơ học phổi của hai nhóm trong gây mê 
3.3.1 Thay đổi thể tích khí thở ra của 2 nhóm 
Bảng 3.3: Thay đổi thể tích khí thở ra của 2 nhóm (ml/lần) 
Nhóm 
Thời điểm 
Nhóm CT 
(n= 45) 
Nhóm chứng 
(n= 37) 
p 
Sau đặt NKQ 
 409,2 ± 66,9 408,43 ± 76,56 
>0,05 
(Min-Max) 38 4 - 568 405 - 590 
Sau HĐPN lần 
1 
 456,3 ± 61,2* 405,43 ± 91,36 
<0,01 
(Min-Max) 339 - 659 375 - 602 
Lúc đóng bụng 
 412,2 ± 76,4 395,43 ± 86,21 
>0,05 
(Min-Max) 444 - 588 335 - 582 
Trước rút NKQ 
 415,4 ± 57,9 390,43 ± 73,26 
>0,05 
(Min-Max) 364 - 567 335 - 572 
(*: p<0,01 khi so sánh với thời điểm sau đặt NKQ) 
Nhận xét: Thời điểm sau huy động phế nang TVexp can nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm 
chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với với p<0,01. 
TVexp ở nhóm có huy động phế nang được duy trì trong quá trình gây mê, nhóm không huy động 
phế nang có xu hướng giảm dần theo thời gian gây mê. 
3.3.2 Thay đổi độ giãn nở phổi 2 nhóm 
Bảng 3.4: Thay đổi độ giãn nở phổi 2 nhóm (ml/cmH2O) 
Nhóm 
Thời điểm 
Nhóm CT 
(n= 45) 
Nhóm chứng 
(n= 37) 
p 
Sau đặt NKQ 
 46,13 ± 5,4 46,8 ± 5,6 
>0,05 
(Min-Max) 39 - 59 39 – 58 
Sau HĐPN lần 1 
 52,4 ± 4,9* 45,1 ± 3,0 
< 0,01 
(Min-Max) 39 - 58 39 - 51 
Lúc đóng bụng 
 47,4 ± 7,7 44,5 ± 5,6 
< 0,05 
(Min-Max) 31 - 58 35 - 58 
Trước rút NKQ 
 46,9 ± 5,1 43,8 ± 4,8 
< 0,05 
(Min-Max) 39 - 54 37 - 55 
(*: p<0,01 khi so sánh với thời điểm sau đặt NKQ) 
Nhận xét: Giá trị trung bình của chỉ số 
Compliance tại thời điểm trước huy động phế 
nang ở nhóm chứng và nhóm can thiệp tương 
đương với nhau với p>0,05. 
Sau huy động phế nang thì chỉ số Compliance 
của nhóm cạn thiệp cao hơn nhóm chứng, sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01. 
Biểu đồ 3.1: Thay đổi compliance của hai 
nhóm trong gây mê 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung 
*Đặc điểm về tuổi. Tuổi trung bình nhóm 
can thiệp là 74,58 ± 8,45 (61-94) và nhóm 
chứng là 76,35 ± 9,46 (60-96). Sự khác biệt 
không có ý nghĩa với p > 0,05. Độ tuổi trung 
bình của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu 
của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả 
nghiên cứu của Weingarten [7], TN và các cộng 
sự (lần lượt ở nhóm chứng và nhóm can thiệp là 
72,1 và 73,8) 146. Nhưng độ tuổi này lại cao 
hơn so với tuổi trung bình của đối tượng trong 
nghiên cứu của Junko Nakahira [4] với tuổi trung 
bình là 69 trong đó thấp nhất là 63 và cao nhất 
là 78. Nghiên cứu của tác giả Sooyoung Cho [3] 
có tuổi trung bình trong nghiên cứu là 64.59 ± 
7.82 ở nhóm chứng và 65.35 ± 8.37 ở nhóm 
nghiên cứu. 
*Phân loại chỉ số BMI và ASA. Chỉ số BMI 
trung bình ở nhóm can thiệp và nhóm chứng lần 
lượt là 20,76 và 21,42, (p > 0,05). Trong đó BMI 
trong khoảng 18,5 – 24,9 chiếm ưu thế chính ở 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
93 
cả hai nhóm nghiên cứu. 
Như vậy là chỉ số BMI trên nhóm đối tượng 
nghiên cứu của chúng tôi là khá thấp so với 
Sooyoung Cho [3] và cộng sự là 24.72 ± 3.16 ở 
nhóm chứng và 23.61 ± 2.43 ở nhóm nghiên cứu. 
BMI trung bình trong nghiên cứu của Ismail 
Sümer [5] và cộng sự là 45.4 ± 4.1 ở nhóm 
chứng và 47,2 ± 4.6 ở nhóm can thiệp. Tác giả có 
mức BMI cao hơn của chúng tôi vì tác giả chọn 
vào nghiên cứu các bệnh nhân béo phì vào 
nghiên cứu. Béo phì được coi là một trong những 
nguyên nhân gây nên các các biến chứng trong 
gây mê, đặc biệt là các biến chứng lên hô hấp. 
Các bệnh nhân ở cả nhóm can thiệp và nhóm 
chứng có chỉ số phân loại sức khỏe ASA chủ yếu 
là ASA II. Chỉ số này cũng khá tương đồng với 
tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu của 
Junko Nakahira [4] với tỷ lệ phân bố ASA I/II/III 
lần lượt là 1/23/7. Bahattin Tuncali [6] có tỷ lệ 
phân bố ASA II/III là 3/53 ở nhóm chứng và 
3/52 ở nhóm can thiệp. 
*Thời gian gây mê và phẫu thuật. Từ 
Bảng 3.10 cho thấy, thời gian gây mê trung bình 
ở nhóm can thiệp trong nghiên cứu của chúng 
tôi là 249,56 phút so với 240,27 phút ở nhóm 
chứng, không khác biệt có ý nghĩa thống kê về 
thời gian gây mê giữa 2 nhóm nghiên cứu, với p 
> 0,05. Điều này rất phù hợp với phẫu thuật các 
tạng lớn trong ổ bụng trên bệnh nhân cao tuổi 
như dạ dày, đại tràng và gan mật trong nghiên 
cứu của chúng tôi. Kết quả trong nghiên cứu 
của chúng tôi ngắn hơn so với kết quả nghiên 
cứu của Weingarten T. N. và các cộng sự [7] có 
thời gian gây mê trung bình là 344±103 phút ở 
nhóm can thiệp và 308 ± 112 phút ở nhóm 
chứng. Trong đó, thời gian gây mê thở máy càng 
kéo dài thì càng làm tăng nguy cơ gây ra các 
biến chứng về hô hấp sau mổ. 
4.2 Thay đổi về thể tích khí lưu thông 
*Ở nhóm huy động phế nang. Giá trị 
trung bình thể tích khí thở ra (TVexp) (từ kết 
quả và bảng 3.1) Trong cả 6 lần huy động phế 
nang giá trị trung bình thể tích khí thở ra 
(TVexp) sau huy động phế nang cao hơn so với 
thời điểm trước huy động phế nang sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Mức chênh lệch về thể tích khí thở ra tại thời 
điểm huy động lần thứ 2 là nhiều nhất với TV 
sau huy động là 465,0 so với trước huy động là 
390,2. Sự khác biệt tại lần huy động thứ 6 là ít 
nhất với 423,8 so với 409,0. 
*So sánh hai nhóm. TVexp ở nhóm có huy 
động phế nang được duy trì trong quá trình gây 
mê, nhóm không huy động phế nang có xu 
hướng giảm dần theo thời gian gây mê. 
Sau huy động phế nang thì nhóm được can 
thiệp thể tích khí thở ra TVexp (456,3 ± 61,2) 
cao hơn hẳn nhóm chứng (405,43 ± 91,36) sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01. 
Bahattin Tuncali [6] khi theo dõi đánh giá sự 
thay đổi về thể tích khí lưu thông của hai nhóm 
trong nghiên cứu cho thấy, Vt tại thời điểm ban 
đầu T1 là 486,4 ± 79,7ml, thể tích khí lưu thông 
có xu hướng tăng ở nhóm huy động phế nang, ở 
T2 là 492,1 ± 79,7 và đến T4 là 495,7 ± 77,9ml. 
Ở nhóm đối chứng, thể tích khí lưu thông ban 
đầu ở T1 là 501,8 ± 53,3ml, tuy nhiên thể tích 
này có xu hướng giảm dần ở T2 là 492,7 ± 
63,9ml và T4 là 493,5 ± 63,6ml. 
Tác giả T. N. Weingarten [7] đánh giá sự 
thay đổi của thể tích khí lưu thông ở nhóm huy 
động phế nang cho thấy, mức thể tích khí lưu 
thông tăng dần khi được huy động. Ở thời điểm 
ban đầu thể tích khí lưu thông là 456 ± 73 ml, 
và thời điểm sau 120 phút là 521 ± 64 ml. Trong 
nghiên cứu, tác giả huy động phế nang bằng 
cách tăng dần mức PEEP qua các lần với mức từ 
4cmH2O tăng lên 20cmH2O trong thời gian 10 
nhịp thở. Mức PEEP của tác giả được nâng dần 
qua 3 mức là 10cmH2O, 15cmH2O và sau cùng 
là 20cmH2O. 
Như vậy kết quả của chúng tôi cũng tương 
đương với của các tác giả khác, việc huy động 
phế nang có thể tiến hành bằng duy trì PEEP cao 
hoặc huy động bằng áp lực. Tuy nhiên, hiệu quả 
của việc huy động phế nang là làm giảm các phế 
nang bị xẹp do quá trình thở máy trong gây mê. 
Huy động phế nang giúp duy trì thể tích khí lưu thông. 
4.3 Thay đổi về độ đàn hồi phổi. Từ kết 
quả bảng 3.2 trong nhóm huy đông phế nang, 
độ giãn nở phổi (Compliance) ở thời điểm sau 
huy động phế nang cao hơn hẳn so với trước khi 
huy động phế nang, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê, với p < 0,01. 
Từ bảng 3.4 và biểu đồ 3.1, Complian của 
nhóm huy động phế nang được duy trì trong quá 
trình gây mê tốt hơn so với nhóm không huy 
động. Tại thời điểm ban đầu của hai nhóm là 
46,13 ± 5,4 ở nhóm can thiệp và 46,8 ± 5,6 ở 
nhóm chứng. Kết thúc phẫu thuật trước khi rút 
ống nội khí quản độ giãn nở phổi của nhóm can 
thiệp là 46,9 ± 5,1 và nhóm chứng là 43,8 ± 4,8 
(p<0,05). Kết quả của chúng tôi cũng tương 
đương với kết quả của tác giả T. N. Weingarten 
[7], từ biểu đồ 1 trong nghiên cứu của tác giả 
cho thấy nhóm huy động phế nang duy trì 
Complian trong gây mê tốt hơn so với nhóm 
chứng, Complian của nhóm chứng có xu hướng 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
94 
giảm dần trong gây mê. 
Tác giả Ismail Sümer [5] cũng cho thấy 
complian của hai nhóm thời điểm T1 là tương 
đương ở mức 34,6 nhưng khi kết thúc phẫu 
thuật tại T4 nhóm can thiệp là 45,6 cao hơn có ý 
nghĩa so với nhóm chứng là 37,4. Tác giả Junko 
Nakahira [4] đo các thông số hô hấp bằng kỹ 
thuật TOF (Forced Oscillation Technique) trong 
gây mê cho người béo phì cho thấy huy động 
phế nang giúp giảm sức cản đường thở và tăng 
độ đàn hồi nhu mô phổi. Khảo sát tại giải tần 
5Hz với thao tác huy động phế nang bằng áp lực 
+40cmH2O trong 15 giây, kết quả nghiên cứu 
của tác giả cho thấy sức cản đường hô hấp giảm 
từ 7,3 ± 1,6cmH2O/L/giây xuống còn 6,4 ± 
1,7cmH2O/L/giây sau khi huy động phế nang. 
Tương tự, độ đàn hồi phế nang trước khi huy động 
là 47,0±8,8 và sau khi huy động là 50,0±8,9. 
V. KẾT LUẬN 
Huy động phế nang bằng áp lực +40cmH2O 
trong 40 giây cách mỗi giờ kèm theo duy trì 
PEEP +5CmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích khí 
lưu thông và độ đàn hồi phổi so với nhóm chỉ 
duy trì PEEP +5CmH2O trên bệnh nhân cao tuổi 
được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đạt Anh (2012), Những Vấn Đề Cơ Bản 
Trong Thông Khí Nhân Tạo, Nhà xuất bản Y Học. 
2. Nguyễn Quốc Kính (2013), Gây mê hồi sức cho 
phẫu thuật nội soi: Gây mê cho người cao tuổi, 
Nhà xuất bản Giáo Dục. 
3. Sooyoung Cho (2020), "Effects of Intraoperative 
Ventilation Strategy on Perioperative Atelectasis 
Assessed by Lung Ultrasonography in Patients 
Undergoing Open Abdominal Surgery: a 
Prospective Randomized Controlled Study", J 
Korean Med Sci. 35(39), p. e327. 
4. Junko Nakahira (2020), "Evaluation of alveolar 
recruitment maneuver on respiratory resistance 
during general anesthesia: a prospective 
observational study", BMC Anesthesiology. 20, p. 
264. 
5. Ismail Sümer (2020), "Effect of the 
“Recruitment” Maneuver on Respiratory Mechanics 
in Laparoscopic Sleeve Gastrectomy Surgery", 
Obesity Surgery. 30(7), pp. 2684-2692. 
6. Bahattin Tuncali (2018), "Effects of volume-
controlled equal ratio ventilation with recruitment 
maneuver and positive end-expiratory pressure in 
laparoscopic sleeve gastrectomy: a prospective, 
randomized, controlled trial", Turk J Med Sci. 48, 
pp. 768-776. 
7. T. N. Weingarten (2010), "Comparison of two 
ventilatory strategies in elderly patients 
undergoing major abdominal surgery", British 
Journal of Anaesthesia. 104(1), pp. 16–22 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM 
TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Đặng Thị Xuân1, Nguyễn Trung Anh2 
TÓM TẮT23 
Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng và điều 
trị ngộ độc cấp ở trẻ em tại Trung tâm chống độc, 
bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: 
nghiên cứu cắt ngang 200 bệnh nhân ngộ độc cấp 
dưới 18 tuổi điều trị tại Trung tâm chống độc, bệnh 
viện Bạch Mai từ 1/7/2014 đến 30/6/2015. Kết quả: 
Triệu chứng ngộ độc thường gặp: triệu chứng tiêu hóa 
(51%), rối loạn điện giải toan kiềm (54%), biến đổi 
về huyết học (55%). Điều trị: điều trị đặc hiệu 56,0% 
(thuốc giải độc đặc hiệu và huyết thanh kháng nọc 
rắn 18,5%); ngăn cản hấp thu đường tiêu hóa và 
ngoài da là 43,5% và 15,5%. Tỉ lệ bệnh nhân khỏi, 
đỡ, nặng lên, không đỡ lần lượt là 33,5%; 57%; 5%; 
4,5%. Tỉ lệ bệnh nhân tiến triển nặng hơn gặp ở 
1Trung Tâm Chống Độc- Bệnh viện Bạch Mai 
2Bệnh viện Lão khoa Trung ương 
Chịu trách nhiệm chính: Đặng Thị Xuân 
Email: xuandangthi@bachmai.edu.vn 
Ngày nhận bài: 8.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
nhóm bệnh nhi bị ngộ độc hóa chất (11,2%) và ngộ 
độc chất gây nghiện (12,5%). Tỉ lệ bệnh nhân không 
đỡ sau điều trị gặp ở nhóm bệnh nhi bị ngộ độc hóa 
chất (8,8%) và do động vật cắn (3,7%). 100% bệnh 
nhi ngộ độc thuốc và thực phẩm đỡ và khỏi khi ra 
viện. Kết luận: Ngộ độc cấp gây triệu chứng đa dạng 
trên tất cả các cơ quan, hay gặp nhất là rối loạn về 
huyết học, rối loạn điện giải, và triệu chứng trên hệ 
tiêu hóa. Phát hiện, điều trị kịp thời bằng các biện 
pháp thải độc giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. 
Từ khóa: ngộ độc cấp, trẻ em, trung tâm chống độc 
SUMMARY 
SYMPTOMS AND MANAGEMENT OF ACUTE 
POISONING IN CHILDREN AT THE POISON 
CONTROL CENTER, BACH MAI HOSPITAL 
Objectives: to describe the symptoms, 
management and treatment results of acute poisoning 
in children at the Poison Control Center, Bach Mai 
Hospital. Methods: A cross-sectional study on 200 
patients <18 years old diagnosed with acute poisoning 
at the Poison Control Center, Bach Mai hospital from 
July 2014 to June 2015. Results: The most common 
symptoms were gastrointestinal symptoms (51%), 

File đính kèm:

  • pdfthay_doi_the_tich_khi_luu_thong_va_complian_phoi_khi_huy_don.pdf