Tâm lý học dạy học đại học

Kiến thức

- Hoàn thiện kiến thức về bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí

người.

- Mô tả được đặc điểm tâm lí của lứa tuổi sinh viên

- Phân tích được cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên

- Đánh giá được đặc điểm lao động SP của giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH

Kỹ năng

- Vận dụng được kiến thức giải quyết những vấn đề

nảy sinh trong quá trình giảng dạy đại học.

Thái độ

- Có định hướng rèn luyện nhân cách người giảng viên

- Có ý thức đầy đủ về lao động sư phạm ở trường ĐH

Tâm lý học dạy học đại học trang 1

Trang 1

Tâm lý học dạy học đại học trang 2

Trang 2

Tâm lý học dạy học đại học trang 3

Trang 3

Tâm lý học dạy học đại học trang 4

Trang 4

Tâm lý học dạy học đại học trang 5

Trang 5

Tâm lý học dạy học đại học trang 6

Trang 6

Tâm lý học dạy học đại học trang 7

Trang 7

Tâm lý học dạy học đại học trang 8

Trang 8

Tâm lý học dạy học đại học trang 9

Trang 9

Tâm lý học dạy học đại học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang minhkhanh 36381
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tâm lý học dạy học đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tâm lý học dạy học đại học

Tâm lý học dạy học đại học
TÂM LÝ HỌC 
DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Bài giảng dành cho lớp NVSP
GV: TS. Nguyễn Thị ngọc
Zalo, viber: 0902494329
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Kiến thức
- Hoàn thiện kiến thức về bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí
người.
- Mô tả được đặc điểm tâm lí của lứa tuổi sinh viên
- Phân tích được cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên
- Đánh giá được đặc điểm lao động SP của giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH
Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức giải quyết những vấn đề
nảy sinh trong quá trình giảng dạy đại học.
Thái độ
- Có định hướng rèn luyện nhân cách người giảng viên
- Có ý thức đầy đủ về lao động sư phạm ở trường ĐH
Tài liệu học tập
1.Huỳnh Văn Sơn (CB) (2012), Giáo trình Tâm lý học giáo
dục đại học, NXB ĐH Sư phạm TPHCM
2.Nguyễn Thạc (CB) (2009), Tâm lí học sư phạm đại học,
NXB ĐH Sư phạm Hà Nội
3.Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lí học phát triển,
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
1. BẢN CHẤT VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN 
TÂM LÝ NGƯỜI
1.1. Bản chất của sự phát triển tâm lí người
- Sự phát triển tâm lý là quá trình biến đổi về chất của các
quá trình, các chức năng, các cơ chế tâm lý nhằm tạo ra
những cấu trúc tâm lý mới.
- Sự phát triển tâm lý người có mối quan hệ tác động qua lại
chặt chẽ với sự tăng trưởng thể chất và sự chín muồi các
chức năng sinh học của cơ thể.
- Sự phát triển TL người là quá trình lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội loài người, biến chúng thành những
kinh nghiệm riêng thông qua hoạt động tích cực của cá nhân
trong môi trường văn hóa xã hội.
- Sự phát triển tâm lý cá nhân là quá trình
chủ thể hoạt động tích cực tạo ra nhân
cách độc đáo của chính mình.
1.2. QUY 
LUẬT PHÁT 
TRIỂN TÂM 
LÝ
Tính không đồng đều
Tính tích cực
Tính mềm dẻo và khả
năng bù trừ
QUY LUẬT VỀ TÍNH KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
Trong những điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay trong những
điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu
hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau cũng
không thể phát triển ở mức độ như nhau trong cùng 1cá nhân
hay giữa cá nhân này với cá nhân khác. Có những thời kỳ tối
ưu đối với sự phát triển một hình thức hoạt động tâm lý nhất
định
QUY LUẬT VỀ TÍNH TÍCH CỰC
Tâm lí cá nhân là kết quả của quá trình hoạt động tích
cực của mỗi người, là sản phẩm của chính mình trong
quá trình tương tác với người khác, với cộng đồng và xã
hội.
QUY LUẬT VỀ TÍNH MỀM DẺO 
VÀ KHẢ NĂNG BÙ TRỪ
Tâm lý người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên luôn có
khả năng thay đổi và bù trừ cho nhau.
THẢO LUẬN
1. Hãy minh họa cho những quy luật trên bằng những biểu
hiện cụ thể của SV.
2. Anh/chị sẽ vận dụng những quy luật trên như thế nào vào
công tác giảng dạy của bản thân.
1.1.3. CƠ CHẾ 
PHÁT TRIỂN TL 
NGƯỜI
TẬP NHIỄM
BẮT CHƯỚCHỌC TẬP
2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI SINH VIÊN 
TỰ Ý THỨC
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
KẾ HOẠCH ĐƯỜNG ĐỜI
2.1. ĐẶC
ĐIỂM 
ĐẶC 
TRƯNG
2.1.1. Đặc điểm về tự ý thức của sinh viên
- Được hình thành trong quá trình xã hội hóa.
- Liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức, kế hoạch
tương lai
- Tự đánh giá bản thân theo chuẩn giá trị riêng.
- Lòng tự trọng, tự tin được hình thành
TRAO ĐỔI
1. Theo anh/chị, hiện nay, SV đang theo đuổi những gía trị nào? 
2. Điều gì tạo nên thực trạng đó?
2.1.2. Định hướng giá trị của sinh viên
- Những giá trị chung: Học vấn, niềm tin, nghề nghiệp, sống
có mục đích, tự trọng.
- Giá trị nhân cách: 
+ Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả
+ Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh
+ Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài
+ Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm
+ Biết xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận
+ Nghề có thu nhập cao
+ Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ
+ Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích
+ Có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình
+ Có điều kiện phát triển năng lực
+ Được xã hội tôn trọng
+ Nghề bảo đảm yên tâm suốt đời
+ Nghề có thể giúp ích cho nhiều người
+ Có điều kiện tiếp tục học lên
Giá trị nghề nghiệp
2.1.3. Kế hoạch đường đời
của sinh viên
- Tính lãng mạn cao hơn
thực tiễn
- Chưa cụ thể, rõ ràng
- Dễ thay đổi
2.2. Nhân cách của sinh viên
2.2.1. Đặc điểm
- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết
được củng cố và phát triển mạnh
- Có sự trưởng thành về mặt xã hội
- Đời sống tình cảm trở nên sâu sắc, bền vững
- Hình thành được khả năng tự giáo dục
2.2.2. Các kiểu nhân cách sinh viên
Căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, có nhiều loại nhân
cách khác nhau. 
Căn cứ vào thái độ tham gia hoạt động học tập và hoạt
động chính trị - xã hội, sinh hoạt tập thể, có thể có các loại
sau:
- SV tích cực toàn diện
- SV trung bình toàn diện
- SV tích cực ở 1 lĩnh vực
3. CƠ SỞ TLH CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
3.1. Bản chất của hoạt động dạy học ở Đại học
3.1.1. Bản chất của hoạt động dạy
Hoạt động dạy học là hoạt động tổ chức để SV khám phá
tri thức, nghiên cứu khoa học và hình thành kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng cũng như dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện nhân
cách nhằm chuẩn bị nghề nghiệp ở tương lai.
- GV là chủ thể của hoạt động dạy, SV là chủ thể của HĐH 
- GV là người thiết kế, bày trí, không phải là người thực hiện
- GV là người cố vấn, khơi gợi ý tưởng
- GV là người giúp đỡ, hỗ trợ, động viên, khuyến khích SV 
tích cực học tập
- GV là trọng tài, giám sát 
=> GV có vai trò tổ chức và định hướng cho HĐ học tập và
NCKH ở SV
3.1.2. Bản chất của hoạt động học
- HĐH là quá trình tương tác giữa cá thể với đối tượng, kết
quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ
hay hành vi của cá thể đó.
- HĐH của SV có thêm đặc điểm:
+ Là HĐ nhận thức mang tính chất nghiên cứu
+ Học nghề
3.2. Cơ sở tâm lý của việc tổ chức hoạt động học của SV và
hoạt động dạy của GV
- Các đặc điểm tâm lí và hoạt động chủ đạo của SV
- Các quy luật của hoạt động nhận thức
- Các quy luật của giao tiếp
- Các lý thuyết động cơ
3.3. Một số nguyên tắc định hướng dạy học hiệu quả ở ĐH
- Kiến thức và kỹ năng của GV cần phải được bổ túc thường
xuyên
- Tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học
- Khuyến khích các hđ hợp tác giữa người học – người học
- Khuyến khích sv học tập chủ động và NCKH
- GV cung cấp thông tin phản hồi kịp thời
- GV đặt niềm tin và kỳ vọng nhiều ở SV
- Tôn trọng sự khác biệt giữa các SV
4. NHÂN CÁCH NGƯỜI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
4.1. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người GV
- Đối tượng hoạt động của giảng viên là người trưởng thành
- Nhiệm vụ trọng tâm của GV là giảng dạy, NCKH và phục
vụ XH.
- Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của GV
- Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo
và tính nghệ thuật cao
- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
4.2. Cấu trúc nhân cách của GV 
4.2.1. Những phẩm chất cần thiết của GV
- Phẩm chất đạo đức xã hội – chính trị: TGQ khoa học, lý
tưởng nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, yêu nghề.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, cung cách ứng xử: Nhiệt tâm, 
chu đáo, vị tha, tôn trọng, thấu hiểu, đồng cảm.
- Phẩm chất ý chí: Tính mục đích, tính độc lập, tính quyết
đoán, sự kiên trì, 
4.2.2. Những năng lực cần thiết của GV
- Năng lực dạy học: Hiểu SV, giàu trí tuệ, thiết kế bài giảng,
tổ chức và điều kiển HĐH của SV, ngôn ngữ, giao tiếp SP
- Năng lực giáo dục: Hiểu SV, cảm hóa SV, định hướng giá
trị, nghề nghiệp cho SV
- Năng lực NCKH: Tham gia NCKH và hướng dẫn SV
nghiên cứu KH.
- Năng lực hoạt động xã hội: Tham gia công tác truyền thông
5. GIAO TIẾP SƯ PHẠM ĐẠI HỌC 
5.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc trao đổi giữa giảng viên và
sinh viên, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ, nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy có hiệu quả.
- Nguyễn Văn Lê-
5.2. 
Nguyên
tắc GTSP
Mô phạm
Tôn trọng
Thiện chí
Đồng cảm
5.2.1. Tính mô phạm trong giao tiếp
• Trang phục,
• Hành vi, cử chỉ, lời nói
• Giờ giấc, cách trình bày
HÌNH 
THỨC
• Phẩm chất
• Năng lực
• Ý chí, tình cảm
NỘI 
DUNG
5.2.2. Tôn trọng nhân cách sinh viên
• Chấp nhận sự khác biệt
• Không áp đặt, không xúc phạm
• Biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ
• Luôn làm chủ được hành vi, cảm xúc bản thân
• Biết yêu cầu sv tôn trọng mình
5.2.3. Thiện chí trong giao tiếp
• Luôn nhìn thấy những điểm tích cực
• Đánh giá theo hướng động viên, khích lệ, có định hướng 
• Cư xử bình đẳng, không thiên vị, không thành kiến, trù 
dập
5.2.4. Đồng cảm
• Đặt mình vào vị trí của sv để thấu hiểu, cảm thông, 
chia sẻ
• Tinh tế, nhạy cảm với những thay đổi của SV
• Làm điểm tựa tin cậy cho SV
• Đọc và hiểu dấu hiệu bên ngoài
• Phác thảo chân dung tâm lý
• Đưa ra phương án giao tiếp phù hợp
ĐỊNH 
HƯỚNG
• Xác định vị trí GV trong lòng SV
• Đặt mình vào vị trí sv để thấu hiểu, 
chia sẻ
ĐỊNH VỊ
• Điều khiển đối tượng GT
• Điều khiển bản thân
• Sử dụng phương tiện GT
ĐIỀU 
KHIỂN
5.3. Kỹ năng giao tiếp sư phạm
CẢM ƠN 
ĐÃ LẮNG NGHE 
& HỢP TÁC
GV: Nguyễn Thị Ngọc – TS Tâm lý học
ĐT, Zalo, Viber: 090 249 4329 

File đính kèm:

  • pdftam_ly_hoc_day_hoc_dai_hoc.pdf