Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi

I. LỜI MỞ ĐẦU

Quảng Ngãi là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Cùng với

sự hình thành vùng đất, kể từ khi người Việt đến định cư, cách đây 500 - 600 năm, tư liệu

Hán Nôm với các hình thức tồn tại của chúng, đã đồng hành cùng người Việt đến khai cơ,

lập nghiệp.

Việc sưu tầm, dịch thuật, phân loại, đánh giá di sản Hán Nôm ở Quảng Ngãi không chỉ

là để gìn giữ, lưu trữ, mà còn để hiểu biết về lịch sử dựng nước, giữ nước, để bảo tồn các

giá trị, để thừa hưởng tri thức của các bậc tiền nhân, nhằm vận dụng trong công cuộc xây

dựng quê hương, đất nước hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa con

người Quảng Ngãi trong quá trình hội nhập.

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý

Sơn - Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu, việc sưu tầm, nghiên cứu, sẽ góp phần quan

trọng trong việc bổ sung tư liệu trong hồ sơ, để chứng minh với Hội đồng Mạng lưới Công

viên đia chất toàn cầu về chiều sâu lịch sử của vùng đất Quảng Ngãi, về một di sản văn hóa

lớn lao còn ẩn tàng trong công viên Lý Sơn - Sa Huỳnh cần được bảo tồn, phát huy giá trị,

phục vụ phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6760
Bạn đang xem tài liệu "Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN306
SƯU TẦM, DỊCH THUẬT, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TƯ 
LIỆU HÁN NÔM Ở QUẢNG NGÃI.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đăng Vũ
Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi
Năm nghiệm thu: 2019
I. LỜI MỞ ĐẦU
Quảng Ngãi là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Cùng với 
sự hình thành vùng đất, kể từ khi người Việt đến định cư, cách đây 500 - 600 năm, tư liệu 
Hán Nôm với các hình thức tồn tại của chúng, đã đồng hành cùng người Việt đến khai cơ, 
lập nghiệp. 
Việc sưu tầm, dịch thuật, phân loại, đánh giá di sản Hán Nôm ở Quảng Ngãi không chỉ 
là để gìn giữ, lưu trữ, mà còn để hiểu biết về lịch sử dựng nước, giữ nước, để bảo tồn các 
giá trị, để thừa hưởng tri thức của các bậc tiền nhân, nhằm vận dụng trong công cuộc xây 
dựng quê hương, đất nước hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa con 
người Quảng Ngãi trong quá trình hội nhập. 
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý 
Sơn - Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu, việc sưu tầm, nghiên cứu, sẽ góp phần quan 
trọng trong việc bổ sung tư liệu trong hồ sơ, để chứng minh với Hội đồng Mạng lưới Công 
viên đia chất toàn cầu về chiều sâu lịch sử của vùng đất Quảng Ngãi, về một di sản văn hóa 
lớn lao còn ẩn tàng trong công viên Lý Sơn - Sa Huỳnh cần được bảo tồn, phát huy giá trị, 
phục vụ phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói chung. 
II. MỤC TIÊU
 Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá các tư liệu Hán Nôm còn tản mác ở các địa 
phương trong tỉnh, trên cơ sở đó đề ra giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị tư liệu 
Hán Nôm tại Quảng Ngãi.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tổng quan về các loại hình di sản hán nôm tìm thấy ở Quảng Ngãi 
Đề tài đã tiến hành điền dã để sưu tầm, thu thập tài liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh, với 
phương pháp chính là ghi chép, chụp ảnh, quay phim, photocopy. Sau khi thu thập được tư 
liệu, đã tiến hành lựa chọn tài liệu có giá trị để dịch thuật. Số lượng tài liệu sưu tầm ước tính 
khoảng 20.000 trang. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt như: thời gian, kinh phí, đội ngũ, 
khả năng dịch thuật, nên đề tài mới chỉ tuyển chọn hơn 1.000 trang tư liệu Hán Nôm để dịch, 
bao gồm các loại hình: hoành phi, câu đối, sắc phong, chế phong, cáo thị, bằng cấp, đơn từ, 
văn bia, hương ước, khế ước, v.v... trên các chất liệu giấy, gỗ, đá và kim loại, mà chủ yếu là 
trên chất liệu giấy dó. Về hoành phi, liễn đối, hiện nay hầu hết các đền, đình, miếu, chùa, nhà 
thờ các tộc họ đều có hoành phi, liễn đối, biển ngạch. Địa phương có số lượng hoành phi liễn 
đối nhiều nhất là huyện Lý Sơn. Mặc dầu diện tích chỉ hơn 10km2, nhưng Lý Sơn còn đến 
hàng trăm di tích cổ xưa, bao gồm các nhà thờ tộc họ. Trong đó Âm Linh tự là di tích còn 
nhiều hoành phi, liễn đối nhất so với các di tích khác ở Lý Sơn cũng như ở tỉnh Quảng Ngãi.
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 307
2. Các loại hình di sản hán nôm ở Quảng Ngãi
Về loại hình, di sản Hán Nôm tìm thấy trong địa bàn tỉnh bao gồm các loại hình: Sắc 
phong, chế phong, chiếu, chỉ, dụ, bằng cấp, đơn từ, khế ước, địa bạ, điền bạ, sổ đinh, hương 
ước, văn bia, gia phả, hoành phi, câu đối, mộc bản... (chưa kể sách thuốc, thơ văn, sách 
cúng...). Đề tài chỉ tập trung giới thiệu một số loại hình tiêu biểu:
Về sắc phong, có nhiều loại sắc phong ban cho các quan chức trấn nhậm ở địa phương, 
cho hằng trăm làng xã thờ phụng các thiên thần, nhiên thần, thủy thần, nhưng nhiều nhất là 
các nhân thần - là những người có công lớn trung buổi đầu khai phá đất đai, mở rộng cương 
vực lãnh thổ, như Bùi Tá Hán, Mai Đình Dõng, Lương Văn Chánh..., hoặc những người có 
công trong việc tổ chức dân binh khai phá tại các làng xã. Đây là điểm khác biệt sắc phong 
ở Quảng Ngãi so với sắc phong các địa phương khác trong cả nước. Qua việc chú trọng ban 
sắc phong chó các công thần, chứng tỏ các triều đại chú trọng vinh danh các bậc tiền nhân, 
thể hiện đạo lý uống nước nhờ nguồn, tạo ra sự kết kết cộng đồng, mặt khác, còn xác lập 
quyền lực của nhà nước phong kiến Việt Nam ở mảnh đất phía Nam, và nhờ đó, góp phần 
quan trọng trong việc mở rộng cương vực lãnh thổ. Hay có thể nói sâu xa hơn: Thần Việt ở 
đâu thì đất Việt ở đó. 
Về chế phong, chỉ, dụ, các loại bằng cấp còn lại trong tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu có niên 
đại thời Nguyễn, nằm rải rác các nơi, liên quan đến các danh thần là người Quảng Ngãi, như 
Trần Công Hiến, Trương Đăng Quế, Nguyễn Bá Nghi, Đỗ Đăng Đệ..., trong đó có một số 
liên quan đến các cai đội, chánh thủy quân đội trưởng đi Hoàng Sa hoặc tuần phòng canh 
giữ vùng biển đảo. Trong thể loại này, các có những bản Thị tỷ được ban rất sớm, ngay từ 
thời Quang Hưng (cuối thế kỷ thứ 16), như Thị tỷ ban cho Trần Cẩm, mà sau khi so sánh 
với các địa phương khác, như ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định..., thì các Thị tỷ 
này có niên đại sớm nhất, và cũng là văn bản cổ nhất được tìm thấy ở vùng đất dọc dải miền 
Trung này. 
Về hoành phi, câu đối, chủ yếu còn lại tại các cơ sở thờ thờ tự, như đình, chùa, đền, 
miếu, nghĩa từ, nhà thờ họ. Hoành phi, câu đối không chỉ là vật trang trí mà còn chứa đựng 
những ước vọng của tiền nhân hoặc ca ngợi cảnh đẹp quê hương, xứ sở, phát huy truyền 
thống, đề cao đạo đức, khuyên dạy con cháu... 
Về gia phả, nhiều bộ gia phả tìm thấy còn khá nguyên vẹn, dày đến vài trăm trang, như 
Trương tộc thế phả ở làng Mỹ Khê, ghi chép khá chi tiết từng tiểu sử các danh thần, như 
Trương Đăng Quế, Trương Quang Đản, Trương Văn Để... Mặc dầu, gia phả chỉ lưu truyền 
trong dòng họ, nhưng có thể giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử hình hành cư dân và các làng 
xã qua các t ... 
hội hình thành các tài năng. Gia phả Hán Nôm trên địa bàn tỉnh, chủ yếu được biên soạn 
dưới thời Bảo Đại. 
Về văn bia, văn bia Hán Nôm còn lại trong tỉnh Quảng Ngãi có niên đại từ thế kỷ 18 
đến thế kỷ thứ 20, bao gồm các loại văn bia tại các mộ chí, từ đường, chùa, đền, miếu, đình, 
hội quán, đập thủy lợi, văn từ, chủ yếu bằng chất liệu đá. Tiêu biểu nhất là các văn bia tại 
mộ và nhà thờ họ Trương làng Mỹ Khê. Văn bia Hán Nôm trong tỉnh Quảng Ngãi phản ánh 
nhiều vấn đề của xã hội đương thời, như phát triển kinh tế, giao thương; ghi tiểu sử, hành 
trạng, công đức của các bậc tiền nhân; việc đóng góp xây dựng chùa, đình, đền, miếu; truyền 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN308
thống hiếu học, khoa cử... 
Về các văn bản đất đai, có các loại: địa bạ, điền bạ, khế ước, đơn từ... Trong số gần 500 
văn bản đất đai bằng chữ Hán mà chúng tôi đã tìm thấy, có những văn bản đất đai được lập 
từ thời Hoằng Định, Vĩnh Hựu và muộn nhất là những năm 70 của thế kỷ thứ 20. Riêng về 
địa bạ, có địa bạ làng Chánh Lộ là địa bạ còn lại đặc biệt quý hiếm, dày đến đến hàng nghìn 
trang, ghi chép kỹ lưỡng từng thửa đất của từng ấp, từng dòng họ sinh sống tại đây từ trước 
cho đến năm 1932 và địa bạ Cù Lao Ré lập năm Giáp Dần (1734) - là địa bạ cổ nhất mà 
chúng tôi tìm thấy được. Ngoài ra, còn có văn bản bán đứt 3 thửa đất ở Lý Sơn để lấy tiền 
cho binh phu Lý Sơn, phối hợp cùng thủy quân đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa thời Gia Long. 
Địa bạ, điền bạ, các văn bản đất đai khác là loại tài liệu đặc biệt quý giá, giúp cho chúng ta 
nhận diện lịch sử khai phá đất đai, việc quản lý đất đai cũng như tài nguyên đất nước trong 
suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ; hiểu biết thêm về lịch sử hình thành làng xã, về các địa 
danh và sự thay đổi các địa danh ở các địa phương; về sự tồn vong và không ngừng phát triển 
của quốc gia, dân tộc; về công lao to lớn của nhiều thế hệ. 
Về văn tế, văn tế Hán Nôm còn lại trên địa bàn tỉnh còn lại tương đối phong phú, phản 
ánh chân thực đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ở các làng xã. Nhiều bài 
văn tế không chỉ riêng về thiên thần, nhiên thần, mà còn có cả các nhân thần trong cùng bài 
văn tế, thể hiện sự tri ân, tôn vinh những người có công lao với quê hương, đất nước, với 
vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
3. Nhận diện một số giá trị cơ bản
Di sản Hán Nôm còn lưu giữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chứa đựng nhiều hệ giá trị. 
Về lịch sử, những tư liệu Hán Nôm tìm thấy được trong những năm qua góp phần quan 
trọng trong việc bổ sung vào chính sử, trong đó nổi bật là phản ánh khá trung thực những 
con người một thời đi dựng nước, giữ nước, trong buổi đầu khai phá đầy khó khăn, gian khổ, 
mà tên tuổi, sự nghiệp, công lao của nhiều người chưa được sử sách đề cập đầy đủ, hoặc 
chưa từng được đề cập, chưa từng được vinh danh. Tư liệu Hán Nôm tìm thấy còn góp phần 
làm sáng rõ thêm hành trạng, sự nghiệp, nhân cách của những danh thần triều Nguyễn, mà 
trong các bộ chính sử đã từng ghi chép, nhưng chưa đầy đủ. 
Trong hàng nghìn trang tư liệu tìm thấy cũng phản ánh trung thực những chặng đường 
phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm quá trình khai hoang, vỡ hóa, việc ổn định đời sống nhân 
dân trong nhiều thời kỳ lịch sử, chính sách ruộng đất công, ruộng đất tư; thuế khóa, như thuế 
đinh, thuế điền, thuế biệt nạp, thuế dung; việc giao thương trên biển vốn từng thịnh hành, 
sầm uất ở vùng ven biển Quảng Ngãi, đặc biệt là tại cửa biển Sa Kỳ, Cổ Lũy... 
Cùng với lịch sử hình thành vùng đất, tư liệu Hán Nôm còn phản ảnh chiều sâu cội 
nguồn văn hóa dân tộc, về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", 
nhất là qua hương ước của các làng xã; phản ánh những thay đổi về hành chính và việc quản 
lý hành chính tại địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử; góp phần nhận diện chính sách vỗ 
yên dân chúng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của các triều đại, bao gồm chính sách đối với dân 
tộc thiểu số, chính sách đối với biên cương, sự quản lý người Hoa, việc khẳng định và bảo 
vệ chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển đảo...
4. Thực trạng và giải pháp bảo tồn
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 309
 4.1. Thực trạng
Ở Quảng Ngãi, nguồn tư liệu Hán Nôm còn lại khá nhiều, phong phú và đa dạng từ 
hình thức thể hiện đến nội dung, bao gồm sắc phong thần cho các đình làng, thiên thần, nhân 
thần, điền bạ, địa bạ, gia phả, văn tế, văn cúng, di chúc, thơ văn, văn bia, mộc bản, hoành 
phi liễn đối thể hiện trên các chất liệu khác nhau như đá, đồng, vải, gỗ, giấy đã phản 
ánh rõ nét tư duy khoa học, văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã cũng như sinh hoạt xã hội, 
văn hóa, tín ngưỡng của các bậc tiền nhân.
Là di sản văn hóa cổ xưa, một số tư liệu Hán Nôm rất có giá trị, tuy nhiên công tác lưu 
trữ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài những tư liệu Hán Nôm được khắc trên các chất liệu cứng 
thì những tư liệu còn lại đa số được viết trên giấy, vải, được xếp cẩn thận vào tráp rồi khóa 
lại, để trên bàn thờ, đến ngày kỵ mới được mở ra Do đó, nếu không có biện pháp tiếp cận, 
bảo tồn thì nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị ở Quảng Ngãi có nguy cơ biến mất.
Cùng với việc nguy cơ biến mất vì thời gian và sự hờ hững của con người, thì mặt khác, 
do chủ quan, hoặc thiếu hiểu biết, hoặc cố tình gán ghép tư liệu của dòng họ này sang dòng 
họ khác để làm nâng cao vị thế của dòng họ, hay để được các cấp chính quyền xếp hạng di 
tích. Trường hợp này, tuy không phổ biến, nhưng không phải là không có. 
4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi
Để bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Hán Nôm tại Quảng Ngãi đạt hiệu quả, cũng như 
khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu này, 
đề tài đề xuất một số giải pháp sau:
4.2.1. Sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên diện rộng
Trước tiên cần tiến hành công tác sưu tầm ngắn và dài hạn các tư liệu Hán Nôm lưu giữ 
tại các làng xã. Vận động, thuyết phục nhân dân chuyển giao những tư liệu Hán Nôm về lưu 
giữ tại bảo tàng để tránh tình trạng hư hỏng, mất mát. Xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu, 
hiện vật, tranh thủ các nguồn kinh phí để bảo quản lưu giữ lâu dài. Trước đây, việc sưu tầm 
chủ yếu do thôi thúc của một nhu cầu nào đó, của một cá nhân nào đó, nay việc sưu tầm tư 
liệu Hán Nôm phải được tiến hành trên một diện rộng để những văn bản có giá trị không bị 
bỏ sót. 
Đi đôi với việc sưu tầm tư liệu Hán Nôm trong dân gian, các cơ quan có chức năng bảo 
tồn cần có nguồn tài chính nhất định để mua các văn bản gốc hoặc nhân bản, sao chép lại 
để bảo quản lâu dài. Cần biên dịch toàn bộ tư liệu Hán Nôm đã sưu tầm ra chữ Quốc ngữ để 
phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ.
4.2.2. Dịch thuật và chú giải tư liệu Hán Nôm
Các nhà nghiên cứu cần có kế hoạch lựa chọn dịch các tài liệu Hán Nôm sang tiếng 
Việt và xuất bản công bố đến người đọc. Đây là một giải pháp thiết thực nhằm phá vỡ rào 
cản về mặt ngôn ngữ - một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và sử 
dụng tư liệu Hán Nôm của người đọc, giúp cho họ có thể dễ dàng tiếp cận được nội dung 
bên trong của tài liệu. Mặc dù, đây là một giải pháp tốn kém kinh phí cho việc cộng tác với 
các chuyên gia về Hán Nôm trong việc dịch thuật, chỉnh lý nhưng hiệu quả của nó mang 
lại thì rất cao và mang tính chất lâu dài.
4.2.3. Thống kê, phân loại các di sản Hán Nôm
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN310
Việc thống kê tư liệu Hán Nôm nhằm mục đích cung cấp bức tranh chung đối với tư 
liệu Hán Nôm. 
Phân loại cũng là một yêu cầu trong việc khai thác, phát huy nguồn tư liệu Hán Nôm. 
Tùy theo mục đích, người ta có thể lựa chọn một hay nhiều cách phân loại khác nhau, vấn 
đề quan trọng nhất của phân loại chính là giúp cho người đọc tiếp cận một cách dễ dàng và 
giúp các nhà nghiên cứu đánh giá chính xác giá trị của chúng.
4.2.4. Đánh giá tư liệu Hán Nôm
Sau khi phân loại, công việc cuối cùng là đánh giá giá trị tư liệu Hán Nôm. Nội dung 
đánh giá tư liệu Hán Nôm gồm đánh giá tổng thể và đánh giá với từng bộ phận, trong đó có 
các đầu tư liệu Hán Nôm.
Tất cả những công việc như trên tùy thuộc vào nhau và chất lượng của khâu trước sẽ là 
tiền đề của khâu sau. Do vậy trong các công việc hay các khâu như trên, không thể coi nhẹ 
công việc nào, khâu nào.
4.2.5. Một số phương pháp bảo quản tư liệu Hán Nôm
a, Bảo quản bằng phương pháp truyền thống
Bản dập bia và bản đồ, do phong phú về kích cỡ nên phương thức bảo quản cũng đa 
dạng hơn. Loại có kích cỡ vừa phải, có thể bảo quản bằng bìa free-acid để trong tủ (thép 
không rỉ) có nhiều ngăn, giữ cho bìa và bản đồ vừa phẳng vừa dễ sử dụng. Văn bia ngoại cỡ 
phải để trong các bao chứa lớn, đặt trên mặt bàn phẳng hoặc cuộn lại để trong các ống nhựa 
tròn có đường kính lớn.
Đối với các nguồn tư liệu Hán Nôm không phải chất liệu giấy, ví dụ như ván gỗ, phải 
được xếp trên giá và bảo quản trong một môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vệ sinh 
kho thường xuyên, giúp hạn chế việc tấn công của côn trùng đối với hiện vật.
b, Bảo quản bằng phương pháp hiện đại
- Bảo quản bằng phương pháp số hóa
- Bảo quản bằng hệ thống điều hoà trung tâm
- Bảo quản bằng Microfilm
Ngoài ra, tư liệu Hán Nôm sau khi được số hóa cần được lưu trữ trên nhiều phương 
tiện và để ở nhiều vị trí khác nhau, như lưu trên các đĩa CD-ROM, ổ cứng riêng biệt có dung 
lượng lớn, ổ cứng của máy chủ
4.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị nguồn tư liệu 
Hán Nôm
Đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá 
trị tư liệu Hán Nôm. Vì vậy, cần chủ động và đa dạng hóa các hình thức, phương thức tuyên 
truyền, giới thiệu thành phần, nội dung, giá trị nguồn tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi thông 
qua các hình thức như: Triển lãm, trưng bày tài liệu; Công bố, giới thiệu tài liệu trên các 
phương tiện thông tin đại; Các bài viết công bố, giới thiệu sách Hán Nôm có thể dưới dạng 
giới thiệu một nhóm tài liệu về một chủ đề, sự kiện, hoặc một nhân vật Ngoài ra, các thư 
viện, bảo tàng cũng có thể phối hợp với các cơ quan báo đài xây dựng các phóng sự, phim 
tài liệu giới thiệu tư liệu Hán Nôm để đông đảo công chúng biết đến một cách rộng rãi.
4.2.7. Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức khai thác, sử dụng tư liệu Hán Nôm tại 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 311
các thư viện
Các thư viện ở địa phương sau khi tiếp nhận nguồn tư liệu Hán Nôm đã được số hóa 
cần nghiên cứu và áp dụng nhiều hình thức khai thác, sử dụng khác nhau để giúp người đọc 
có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiếp cận, khai thác tư liệu. 
4.2.8. Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của tài liệu Hán Nôm
Cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến công tác lưu trữ, bảo tồn, 
khai thác, phát huy giá trị tài liệu Hán Nôm, cũng như vai trò, ý nghĩa, các giá trị về mặt lịch 
sử, văn hoá, xã hội của tư liệu Hán Nôm trong các lĩnh vực đời sống xã hội cho nhân dân.
Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời 
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến di 
sản Hán Nôm, đặc biệt đối với các đề tài có tính chất chuyên sâu về các nhân vật nổi tiếng, 
có công trạng với quốc gia – dân tộc, về lịch sử - văn hóa, an ninh – quốc phòng gắn liền với 
di sản văn hóa Hán Nôm ở Quảng Ngãi.
4.2.9. Có chính sách đào tạo, khuyến khích đội ngũ làm công tác quản lý, nghiên cứu, 
sưu tầm tư liệu Hán Nôm
Để bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu Hán Nôm, tỉnh Quảng Ngãi cần có chính sách đào 
tạo, khuyến khích đội ngũ làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu Hán Nôm. Đặc 
biệt, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn – bảo tàng phải được đào tạo, trang bị kiến thức 
Hán Nôm ở một trình độ nhất định, để khi tiếp cận loại hình di sản này ít nhất phải đọc được 
những nội dung cơ bản, biết được giá trị của nguồn tư liệu. 
4.2.10. Tìm hiểu, nghiên cứu cách thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của một số nước 
trên thế giới để áp dụng vào công tác phát huy giá trị tư liệu Hán Nôm
Việc tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, hình thức phát huy giá trị tư liệu 
lưu trữ ở các nước phát triển giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và rút ra được những kinh 
nghiệm trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch tổ chức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói 
chung, và tài liệu Hán Nôm nói riêng.
4.2.11. Hợp tác, chia sẻ nguồn tư liệu Hán Nôm
Việc hợp tác chia sẻ giữa các địa phương, bảo tàng, thư viện vừa giúp tiết kiệm chi phí, 
vừa đa dạng hình thức khai thác nguồn tư liệu Hán Nôm và hơn hết là có thể phổ biến rộng 
rãi, đầy đủ giá trị, thành phần, nội dung tư liệu Hán Nôm đến với người đọc, giúp người đọc 
có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thoả mãn tối 
đa nhu cầu thông tin của họ. 
IV. KẾT LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu cũng đã thấy phần nào di sản Hán Nôm còn tản mác trong 
tỉnh Quảng Ngãi khá lớn, hầu như đầy đủ các loại hình, chứa đựng nhiều giá trị, góp phần 
rất quan trọng trong việc tìm hiểu đất nước, con người Quảng Ngãi nói riêng, vùng đất phía 
Nam nói chung trong diễn trình lịch sử dân tộc; bổ sung cho chính sử, cho những công trình 
nghiên cứu của những người đi trước. Trong quá trình sưu tầm tài liệu, đề tài cũng tìm thấy 
một số tài liệu có niên đại rất sớm, mà trong số đó, có những tài liệu có thể có niên đại sớm 
nhất so với các tỉnh ở phía Nam 

File đính kèm:

  • pdfsuu_tam_dich_thuat_phan_loai_va_danh_gia_tu_lieu_han_nom_o_q.pdf