Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển xã hội có một quy luật, phát triển diễn ra không đồng đều giữa

các quốc gia, trong một quốc gia cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền (nơi phát triển nhanh,

nơi phát triển trung bình và nơi chậm phát triển). Thực tiễn trong quá trình hơn 30 năm Việt Nam

thực hiện chính sách đổi mới đất nước đã chứng minh quy luật phát triển này. Nhiều địa phương

phát triển rất nhanh, trong khi một số địa phương khác lại chậm phát triển. Ngay trong từng vùng,

các chỉ số phát triển con người (HDI) cũng không đồng đều (như vùng đồng bằng sông Hồng đứng

thứ 2 về HDI, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ 3, vùng Tây Nguyên có

chỉ số HDI thấp nhất).

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 10280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam
 19 
Sự phát triển không đồng đều 
giữa các vùng miền ở Việt Nam 
Hoàng Bá Thịnh1, Đoàn Thị Thanh Huyền2 
1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Email: thinhhoangba@yahoo.co.uk 
2 Học viện Phụ nữ Việt Nam. 
Nhận ngày 2 tháng 10 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 10 năm 2017. 
Tóm tắt: Trong quá trình phát triển xã hội có một quy luật, phát triển diễn ra không đồng đều giữa 
các quốc gia, trong một quốc gia cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền (nơi phát triển nhanh, 
nơi phát triển trung bình và nơi chậm phát triển). Thực tiễn trong quá trình hơn 30 năm Việt Nam 
thực hiện chính sách đổi mới đất nước đã chứng minh quy luật phát triển này. Nhiều địa phương 
phát triển rất nhanh, trong khi một số địa phương khác lại chậm phát triển. Ngay trong từng vùng, 
các chỉ số phát triển con người (HDI) cũng không đồng đều (như vùng đồng bằng sông Hồng đứng 
thứ 2 về HDI, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ 3, vùng Tây Nguyên có 
chỉ số HDI thấp nhất). 
Từ khóa: Phát triển không đồng đều, bất bình đẳng, thể chế, quản lý xã hội. 
Phân loại ngành: Xã hội học 
Abstract: There exists a rule in the social development process that development occurs unevenly 
both among countries, and among regions in a country: some grow fast, some develop in a medium 
manner, and some are underdeveloped. The reality over the past more than 30 years of Vietnam’s 
đổi mới, or renovation, process has proven that law of development. Many localities have 
developed very rapidly, while the development of some other ones has been slow. Among regions, 
the scores of the human development index (HDI) are also uneven, e.g. the Red River Delta ranked 
second in terms of the HDI, the North Central Coast and the South Central Coast ranked third, and 
the Central Highlands had the lowest HDI score. 
Keywords: Uneven development, inequality, institutional, social management. 
Subject classification: Sociology 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
20 
1. Mở đầu 
Trong mỗi quốc gia thường có sự phát triển 
không đồng đều giữa các vùng, miền. Ngay 
trong mỗi vùng, có tỉnh phát triển nhanh, có 
tỉnh phát triển trung bình hoặc chậm phát 
triển. Một số nguyên nhân dẫn đến sự khác 
biệt về mức độ phát triển giữa các vùng, 
miền là: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, tài 
nguyên thiên nhiên, khí hậu), chất lượng 
nguồn nhân lực, thay đổi cơ cấu kinh tế, 
công nghiệp hóa và đô thị hóa, chính sách 
và định hướng phát triển của các địa 
phương, văn hóa, phong tục, tập quán của 
địa phương, vùng, miền. Chính sự phát 
triển không đồng đều sẽ tạo nên bất bình 
đẳng xã hội. 
Một trong những báo cáo thường niên 
hàng năm rất quan trọng của Chương trình 
Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) là Báo 
cáo phát triển con người, với báo cáo đầu 
tiên được thực hiện từ năm 1990. Trong 
Báo cáo phát triển con người, tiêu chí đo 
lường về thu nhập (thu nhập bình quân đầu 
người), chia các quốc gia theo các nhóm: 
thu nhập cao, thu nhập trung bình (trong 
mỗi nhóm này lại chia là hai mức) và thu 
nhập thấp. Nhìn chung, các nước đang phát 
triển đều nằm ở nhóm thu nhập thấp hoặc 
thu nhập trung bình. Bên cạnh tiêu chí thu 
nhập bình quân, còn có các tiêu chí đo về 
chỉ số phát triển con người (HDI), về chỉ số 
bình đẳng giới (GDI). Dựa trên thành tựu 
về chỉ số phát triển con người, báo cáo này 
chia các quốc gia làm bốn nhóm: HDI rất 
cao, HDI cao, HDI trung bình và HDI thấp. 
Theo Báo cáo phát triển con người năm 
2015, có 49 nước thuộc nhóm HDI rất cao, 
56 nước HDI cao, 38 nước HDI trung bình 
và 44 nước HDI thấp [1]. 
Các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia 
Đông Nam Á (ASEAN) cũng có sự phát 
triển không đồng đều, với 2 nhóm phát 
triển: nhóm ASEAN-6 phát triển hơn (bao 
gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapor, 
Philippin và Thái Lan); và nhóm ASEAN-4 
(còn gọi là CLMV, với 4 quốc gia 
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). 
Mặc dù ASEAN đã thiết lập Cộng đồng 
Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, hướng 
tới một khu vực năng động bậc nhất trên thế 
giới, nhưng khu vực này vẫn chứa đựng 
những bất ổn, mà một trong số đó là thực 
trạng về khoảng cách phát triển giữa các 
vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát 
triển hơn (gồm Brunei, Indonesia, 
Malaysia, Singapor, Philippin và Thái Lan) 
và nhóm các nước gia nhập sau của 
ASEAN (gồm Campuchia, Lào, Myanmar 
và Việt Nam). Chênh lệch khoảng cách 
giữa các nước ASEAN thể hiện trên nhiều 
phương diện. Về thu nhập, thu nhập đầu 
người của các nước ASEAN có sự tương 
phản rất sâu sắc. Mức thu nhập bình quân 
đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 
của Brunei, Singapor đạt xấp xỉ 50.000 
USD. Đây là nhóm các nước có mức thu 
nhập bình quân đầu người không chỉ cao 
nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh 
với một số quốc gia phát triển hàng đầu trên 
thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần 
so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp 50 
lần so với Myanmar là nước nghèo nhất khu 
vực (1.100 USD). Malaysia, Thái Lan có 
mức thu nhập cao hơn nhiều so với CLMV 
nhưng cũng chỉ bằng một phần ba của 
Singapore hay Brunei. Quy mô thị trường 
và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các 
nước ASEAN cũng có sự khác biệt và 
chênh lệch rất lớn. Trong khi tổng sản 
phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia đạt 
Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền 
21 
546 tỷ USD, của Thái Lan, Malaysia, 
Singapor cũng đạt trên dưới 200 tỷ USD 
thì những nền kinh tế như Lào, Myanmar, 
Campuchia chỉ đạt từ 5 đến 18 tỷ USD, 
thấp hơn 80-90 lần so với các thành viên 
khác. Về thương mại, Singapor là nước có 
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất 
trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị 
giá 516 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng trị giá 
xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN. Tiếp 
đến là Thái Lan chiếm 18,6%, Malaysia 
chiếm 18,3%. Trong khi đó, tổng kim 
ngạch xuất nhập khẩu của ba nước Lào, 
Myanmar, Campuchia chỉ đạt 2,2%. Bên 
cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải 
và năng lượng cũng th ... g Bộ và duyên hải miền Trung, vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý, 
một vài tỉnh/thành phố có tỷ lệ hộ nghèo 
cực thấp (0,1% ở Tp. Hồ Chí Minh, 0,2% ở 
Bình Dương) (Bảng 3). 
Bảng 3: Các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (%) 
Tỉnh 2006 2008 2010 2011 Vùng 
Tp. Hồ Chí Minh 0,5 0,3 0,3 0,1 
Bình Dương 0,5 0,4 0,5 0,2 
Đồng Nai 5,0 4,3 3,7 3,0 
Đông Nam Bộ 
Đà Nẵng 4,0 3,5 5,1 3,7 
Bắc Trung Bộ và duyên 
hải miền Trung 
Hà Nội - 6,6 5,3 4,3 Đồng bằng sông Hồng 
Bà Rịa - Vũng Tàu 7,0 6,3 6,8 4,8 
Tây Ninh 7,0 6,0 6,0 5,5 
Đông Nam Bộ 
Hải Phòng 7,8 6,3 6,5 5,8 
Quảng Ninh 7,9 6,4 8,0 5,9 Đồng bằng sông Hồng 
Cần Thơ 7,5 7,0 7,2 6,6 Đồng bằng sông Cửu Long 
So sánh tỷ lệ hộ nghèo ở bảng 2 và bảng 
3 cho thấy, mức chênh giữa tỉnh có tỷ lệ hộ 
nghèo cao nhất (tỉnh Lai Châu: 46,8%) và 
tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (Tp. Hồ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
24 
Chí Minh 0,1%) là 468 lần. Và mức độ 
chênh lệch giữa tỉnh đứng thứ 10 trong 
nhóm địa phương chậm phát triển (Đắk 
Nông: 26,5%) với tỉnh thứ 10 trong nhóm 
các tỉnh phát triển (Cần Thơ: 6,6%) là 4 lần. 
3. Phát triển không đồng đều về chất 
lượng nguồn nhân lực 
Có sự khác biệt rất rõ về chất lượng nguồn 
nhân lực giữa các nhóm thu nhập với nhau, 
giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, 
miền trên phạm vi cả nước. Điều này thể 
hiện trước hết ở trình độ học vấn, chuyên 
môn kỹ thuật. Tỷ lệ không có bằng cấp và 
chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 
tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 
38,1%, cao hơn 4,6 lần so với nhóm hộ giàu 
nhất. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi có bằng cao 
đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất gấp 169 
lần nhóm hộ nghèo nhất, trong khi tỷ lệ 
chưa bao giờ đến trường của nhóm nghèo 
nhất nhiều gấp 11 lần nhóm giàu nhất 
(Bảng 4). 
Bảng 4: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất và chia theo 5 nhóm thu nhập, 
nhóm 1: nghèo nhất; nhóm 5: giàu nhất năm 2010 ( đơn vị%) [6] 
Nhóm 
thu 
nhập 
Chưa 
bao 
giờ 
đến 
trường 
Không 
có 
bằng 
cấp 
Tốt 
nghiệp 
tiểu 
học 
Tốt 
nghiệp 
THCS 
Tốt 
nghiệp 
THPT 
Sơ cấp 
nghề 
Trung 
cấp 
nghề 
Cao 
đẳng 
nghề 
Công 
nhân 
kỹ 
thuật 
Trung 
học 
chuyên 
nghiệp 
Cao 
đẳng 
đại 
học 
Trên 
đại 
học 
1 15,5 22,6 26,8 25,0 8,1 0,8 0,4 0,1 0,5 0,2 0,1 - 
2 7,5 18,1 27,0 30,0 12,2 1,9 1,1 0,1 1,5 0,4 0,4 - 
3 4,7 14,9 24,7 30,8 14,4 3,3 1,8 0,3 2,8 1,0 1,3 0,0 
4 2,5 10,6 20,8 28,2 16,4 5,1 3,2 0,5 5,2 2,4 4,9 0,1 
5 1,4 6,8 15,3 21,6 18,0 5,6 3,6 0,6 6,8 3,4 15,9 1,0 
Xét theo vùng miền, vùng đồng bằng 
sông Hồng có chất lượng nguồn nhân lực 
cao nhất, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ. 
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 
chất lượng nhân lực thấp nhất; ở đó tỷ lệ người 
chưa bao giờ đến trường là 11,7%, nhiều gấp 4 
lần so với vùng đồng bằng sông Hồng và 3 lần 
so với vùng Đông Nam Bộ (Bảng 5). 
Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền 
25 
Bảng 5: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất và chia theo vùng năm 2010 
(1: Đồng bằng sông Hồng; 2: Trung du và miền núi phía Bắc; 3: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 
Trung; 4: Tây Nguyên; 5: Đông Nam Bộ; 6: Đồng bằng sông Cửu Long) (đơn vị%) [6] 
Vùng 
Chưa 
bao 
giờ 
đến 
trường 
Không 
có 
bằng 
cấp 
Tốt 
nghiệp 
tiểu 
học 
Tốt 
nghiệp 
THCS 
Tốt 
nghiệp 
THPT 
Sơ 
cấp 
nghề 
Trung 
cấp 
nghề 
Cao 
đẳng 
nghề 
Công 
nhân 
kỹ 
thuật 
Trung 
học 
chuyên 
nghiệp 
Cao 
đẳng 
đại 
học 
Trên 
đại 
học 
1 2,7 6,4 13,0 35,9 18,2 4,8 3,7 0,6 4,4 2,2 7,5 0,6 
2 11,7 12,8 21,1 29,0 11,6 3,1 2,4 0,3 4,1 1,3 2,6 0,0 
3 5,4 13,0 22,6 29,3 15,3 3,0 1,9 0,3 3,7 1,6 3,8 0,1 
4 9,0 13,7 26,1 26,3 13,4 3,0 1,1 0,2 3,1 1,1 3,0 0,0 
5 4,0 14,4 26,0 21,7 15,4 4,2 1,6 0,3 3,0 1,6 7,6 0,3 
6 7,8 26,6 32,1 17,0 7,9 2,1 0,7 0,1 2,3 0,9 2,5 0,1 
Phân tích số liệu từ các khảo sát của 
Tổng cục thống kê (TCTK) cho thấy, càng 
ở cấp học cao thì học sinh nhóm hộ nghèo 
nhất càng ít được đến trường. Nếu không 
xét độ tuổi quy định thì trong 100 em ở 
nhóm hộ nghèo nhất có 53 em được đi học 
cấp Trung học phổ thông (THPT), trong khi 
con số này ở nhóm hộ giàu nhất là 90 em. 
Nếu xét theo độ tuổi quy định thì trong 100 
em ở nhóm hộ nghèo nhất trong độ tuổi quy 
định của cấp THPT có 42 em được đi học 
cấp THPT, trong khi con số này ở nhóm hộ 
giàu nhất là 75 em. Chi tiêu cho giáo dục 
đào tạo bình quân 1 người/tháng đạt khoảng 
68 ngàn đồng, chiếm 6% trong chi tiêu cho 
đời sống. Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình 
quân 1 người/tháng của nhóm hộ giàu nhất 
cao gấp hơn 5,6 lần so với nhóm hộ nghèo 
nhất, của hộ thành thị cao hơn 2,6 lần so 
với hộ nông thôn. 
 Theo kết quả Tổng điều tra dân số và 
nhà ở Việt Nam năm 2009: tính chung toàn 
quốc, có đến 86,7% dân số từ 15 tuổi trở 
lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. 
Tỷ lệ được đào tạo với các trình độ khác 
nhau rất thấp, 2,6% có trình độ sơ cấp, 
4,7% có trình độ trung cấp, 1,6% có trình 
độ cao đẳng và 4,4% có trình độ đại học trở 
lên. Điều này cho thấy, có sự mất cân đối 
nhất định trong công tác đào tạo chuyên 
môn kỹ thuật hiện nay vì trình độ sơ, trung 
cấp chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bậc 
đào tạo của dân số từ 15 tuổi trở lên. Trình 
độ chuyên môn kỹ thuật của dân số có sự 
khác biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn. 
Chỉ có khoảng 8% dân số nông thôn tuổi 15 
trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 
sơ cấp trở lên, và tỷ lệ có trình độ cao đẳng 
và đại học trở lên chỉ chiếm 3%. Trong khi 
đó, tỷ lệ người có trình độ chuyên môn kỹ 
thuật ở khu vực đô thị là 30% và tỷ lệ có 
trình độ cao đẳng trở lên là 18,3%. Thực 
trạng này cho thấy một sự mất cân đối 
nghiêm trọng trong phân bố lực lượng 
chuyên môn, kỹ thuật giữa khu vực đô thị 
và nông thôn. Kết quả điều tra lao động 
việc làm năm 2010 cho thấy, 91,4% lao 
động ở nông thôn không có chuyên môn kỹ 
thuật, chỉ có 8,6% lao động có chuyên môn 
kỹ thuật (trong đó 3% qua dạy nghề, 2% đại 
học trở lên, 1% cao đẳng và 2,6% trung 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
26 
cấp). Nói cách khác, cứ 100 lao động nông 
thôn mới có gần 9 người có chuyên môn kỹ 
thuật ở các mức độ khác nhau. Những số 
liệu này cho thấy, việc đào tạo và nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực cả nước nói 
chung và đào tạo cho lao động nông thôn 
nói riêng còn quá nhiều việc cần phải làm. 
Với Việt Nam, việc đa số lao động không 
có chuyên môn kỹ thuật là rào cản đất nước 
trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 
và hội nhập quốc tế (Bảng 6). 
Bảng 6: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đô thị và nông thôn, năm 
2010 (đơn vị %) [6] 
 Tổng số 
Không có 
chuyên môn 
kỹ thuật 
Dạy 
nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên 
Toàn quốc 100.0 85,3 3,8 3,5 1,7 5,7 
Đô thị 100.0 69,6 6,4 5,7 2,9 15,4 
Nông thôn 100.0 91,4 2,9 2,6 1,2 1,9 
Sự khác biệt về trình độ chuyên môn kỹ 
thuật theo mức độ đô thị hóa thể hiện rõ nhất 
ở bậc chuyên môn kỹ thuật cao. Tỷ lệ dân số 
có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là có trình 
độ đại học trở lên) cao nhất tại các đô thị loại 
đặc biệt như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các 
đô thị loại I. Chẳng hạn, tỷ lệ dân số 15 tuổi 
trở lên có trình độ đại học hay cao hơn ở Hà 
Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 16%; ở các các đô 
thị loại I, II, III lần lượt là 11%, 10%, 9%; ở 
các đô thị loại IV và V là gần 6%. 
 Sự khác biệt về chất lượng nguồn nhân 
lực giữa các vùng miền, giữa nông thôn và 
đô thị cho thấy, lực lượng lao động không 
được đào tạo hoặc đào tạo trình độ thấp 
chẳng những không đáp ứng được yêu cầu 
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa, mà còn là rào cản đối với sự phát triển 
của các địa phương, vùng, miền. 
4. Phát triển không đồng đều về con người 
Một trong những chỉ báo về sự phát triển 
không đồng đều giữa các vùng được thể 
hiện ở chỉ số HDI. Số liệu theo vùng thể 
hiện sự khác biệt đáng kể về thành tích ở 
các vùng của Việt Nam. Trên bình diện cả 
nước, giá trị HDI tăng từ 0,650 lên 0,752 từ 
năm 1999 đến năm 2012, tương đương với 
tốc độ tăng HDI hàng năm là 1,13%. Tốc 
độ tăng trưởng này có thể phân ra làm hai 
giai đoạn khác nhau - trước và sau cuộc 
khủng hoàng tài chính toàn cầu. Từ năm 
1999 đến 2008, tốc độ tăng bình quân hàng 
năm là 1,23%, giảm xuống còn 0,90% sau 
năm 2008. Mặc dù tất cả các vùng đều có 
tiến bộ và đạt được một mức độ đồng quy 
nhất định, nhưng vẫn tồn tại khác biệt đáng 
kể về kết quả và mức độ thay đổi (Bảng 7). 
Trong 6 vùng, vùng Trung du và miền núi 
phía Bắc có giá trị HDI thấp nhất với 0,679, 
sau đó là Tây Nguyên với 0,704. Miền 
Đông Nam Bộ có giá trị HDI cao nhất với 
0,811 (Tỷ lệ nhập học chung là % học sinh 
ở tất cả các cấp học, từ tiểu học đến đại học 
(trừ các lớp học thoát nạn mù chữ, các lớp 
bổ túc và các khóa học nghề ngắn hạn) 
trong nhóm dân cư từ 6 đến 24 tuổi).
Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền 
27 
Bảng 7: Sự khác biệt trong thành tựu phát triển con người theo vùng năm 2012 [4] 
Giá trị 
HDI 
Tuổi thọ 
kỳ vọng 
(năm) 
Tỷ lệ người 
lớn biết chữ 
(% số người 
15 tuổi trở lên) 
Tỷ lệ nhập 
học chung 
(%) 
GDP bình 
quân đầu 
người (đơn vị 
USD) tính 
theo sức mua 
tương đương 
(PPP) 
Cả nước 0,752 73,05 94,50 63,43 3.979.3 
Trung du và miền núi 
phía Bắc 
0,679 70,29 88,80 58,27 1.939,7 
Đồng bằng sông Hồng 0,770 74,27 97,50 72,50 3.593,5 
Bắc Trung Bộ và duyên 
hải Nam Trung Bộ 
0,730 72,41 94,30 62,79 2.890,7 
Tây Nguyên 0,704 69,40 92,10 59,80 2.853,8 
Đông Nam Bộ 0,811 75,69 96,90 63,55 8.020,5 
Đồng bằng sông Cửu Long 0,746 74,39 93,10 59,29 3.572,9 
5. Kết luận 
Sự phát triển không đồng đều ở Việt Nam 
đã dẫn đến bất bình đẳng xã hội ở một số 
lĩnh vực với mức độ khác nhau, điều này lại 
tạo nên những bất ổn xã hội (mâu thuẫn, 
xung đột, phân hóa giàu nghèo, tham 
nhũng, mất an ninh, trật tự xã hội). Bất 
bình đẳng xã hội không chỉ là trở ngại đối 
với phát triển mà còn tạo nên những khó 
khăn về quản lý xã hội. Để thu hẹp khoảng 
cách bất bình đẳng giữa các vùng miền, cần 
quan tâm giải quyết tốt trên mấy phương 
diện sau: xây dựng và hoàn thiện thể chế 
chính thức (luật pháp, chính sách) và thể 
chế không chính thức (niềm tin, phong tục, 
tập quán); cần có những chính sách, giải 
pháp để từng bước xóa bỏ những tập quán 
bảo thủ, lạc hậu, lối nghĩ, cách làm có xu 
hướng kìm hãm tiến bộ xã hội, để đưa văn 
hóa quốc gia lên một tầm cao mới; cần quan 
tâm đến việc làm và thu nhập ổn định cho 
người dân, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng 
cho các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt với 
những nhóm yếu thế, những người sống ở 
khu vực miền núi, vùng cao; nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực, phát triển con người 
(cần nhận thức rõ giáo dục và y tế là các 
thành tố cơ bản của phát triển con người, là 
trung tâm để thúc đẩy các năng lực của con 
người cũng như cho phép con người nắm bắt 
các cơ hội tăng năng suất lao động; phát triển 
hệ thống an sinh xã hội làm cho an sinh xã 
hội đóng vai trò then chốt trong việc phân 
phối lại của cải cho các thành viên dễ bị tổn 
thương nhất của xã hội, hỗ trợ tăng trưởng 
kinh tế, tạo ra sức tiêu thụ lớn hơn trong ngắn 
hạn cũng như giảm nhẹ rủi ro và tăng năng 
suất lao động trong dài hạn). 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
28 
Chú thích 
3 Bài viết là kết quả đề tài KX04.15/16-20 
“Quản lý phát triển xã hội ở nước ta: Thực 
trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách”. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc 
(2015), Báo cáo phát triển con người năm 
2015: Việc làm vì phát triển con người, 
Communications Development Incorporated, 
Washington DC, USA. 
[2] Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (2002, 
2004, 2006, 2008, 2010, 2012), Nxb Thống kê, 
Hà Nội. 
[3] Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 
2014, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2015. 
[4] Ngân hàng Thế giới (2012), Khởi đầu tốt, 
nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn 
tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và 
những thách thức mới, Hà Nội. 
[5] Tổng cục Thống kê (2015), Số liệu thống kê về 
các chỉ số HDI,GDI, MPI cho báo cáo quốc 
gia về phát triển con người năm 2015, Nxb 
Thống kê, Hà Nội. 
[6] Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả khảo sát 
mức sống dân cư năm 2010, Nxb Thống kê, 
Hà Nội. 
[7] Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân 
số và nhà ở Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 
2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 
[8] Alesina A., Rodrik D. (1994), “Distributive 
Politics and Economic Growth”, Journal of 
Economics. 
[9] Berg, A. G. and Ostry J. D. (2013), “Inequality 
and Unsustainable Growth: Two Sides of the 
Same Coin?”, International Organisations 
Research Journal, 8 (4.77-99). 
[10] Chiu, W. H & Madden, P (1998), “Burglary 
and income inequality”, Journal of Public 
Economics, 69 (1). 123-141. 
[11] Dutta, I. Madden, P. & Mishra, A (2014), 
Group Inequality and Conflict, The 
Manchester School, 82(3). 257-283. 
[12] OECD (2014), Changing the Conversation on 
Growth: Going Inclusive, Ford Foundation, 
New York City. 
[13] Hoang Ba Thinh (2017), “Migration and 
Education in Vietnam: Opportunities and 
Challenges”, Advanced Science Letters, Vo. 
23, No. 3, pp. 2166-2168. 
[14] UNDP (2014a), Human Development Report 
“Sustaining Human Progress: Reducing 
Vulnerabilities and Building Resilience”, 
Communications Development Incorporated, 
Washington DC, USA. 
[15] UNICEF/UN Women (2013), Addressing 
Inequalities: Synthesis Report of Global 
Public Consultation. Global Thematic 
Consultation on the Post-2015 Development 
Agenda, UNICEF. 
[16] Whyte, M (2010), Myth of the Social Volcano: 
Perceptions of Inequality and Distributive 
Injustice in Contemporary China, Stanford 
University Press, USA. 
[17] World Bank (2014a), Taking Stock: An Update 
on Vietnam’s Recent Economic Developments, 
Hanoi. 
[18] World Bank (2012b), World Development 
Report 2012: Gender Equality and 
Development, Washington, DC. 
Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền 
29 

File đính kèm:

  • pdfsu_phat_trien_khong_dong_deu_giua_cac_vung_mien_o_viet_nam.pdf