Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người

Các khái niệm trong tư duy con người là kết quả của bước nhảy về chất từ nhận thức cảm tính lên nhận

thức lý tính trên cơ sở hoạt động thực tiễn với sự tham gia của ngôn ngữ, sự thực hiện các thao tác trí óc

và thông qua khâu trung gian kết nối là các ý niệm. Với tư cách đơn vị tồn tại và hoạt động của tư duy

con người, khái niệm vừa là hình thức của những tri thức về tính quy luật và bản chất của đối tượng đã

kết thành hệ thống vừa là hình thức của những ý nghĩ đã định hình bao hàm các thao tác trí óc được

nhóm hợp lại. Các khái niệm với tư cách đó có khả năng thâm nhập, chỉ đạo và đưa thực tiễn của con

người trở thành hoạt động tự giác

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 1

Trang 1

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 2

Trang 2

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 3

Trang 3

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 4

Trang 4

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 5

Trang 5

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 6

Trang 6

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8660
Bạn đang xem tài liệu "Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người

Sự hình thành và bản chất của khái niệm trong tư duy con người
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:  
25 
SỰ HÌNH THÀNH VÀ BẢN CHẤT CỦA KHÁI NIỆM 
TRONG TƯ DUY CON NGƯỜI 
The formation and nature of concepts in human thinking 
TS. Nguyễn Thanh Tân 
Trường Đại học Sài Gòn 
TÓM TẮT 
Các khái niệm trong tư duy con người là kết quả của bước nhảy về chất từ nhận thức cảm tính lên nhận 
thức lý tính trên cơ sở hoạt động thực tiễn với sự tham gia của ngôn ngữ, sự thực hiện các thao tác trí óc 
và thông qua khâu trung gian kết nối là các ý niệm. Với tư cách đơn vị tồn tại và hoạt động của tư duy 
con người, khái niệm vừa là hình thức của những tri thức về tính quy luật và bản chất của đối tượng đã 
kết thành hệ thống vừa là hình thức của những ý nghĩ đã định hình bao hàm các thao tác trí óc được 
nhóm hợp lại. Các khái niệm với tư cách đó có khả năng thâm nhập, chỉ đạo và đưa thực tiễn của con 
người trở thành hoạt động tự giác. 
Từ khóa: cấu trúc hoạt động, hành động trí óc, khái niệm, thao tác trí óc, ý niệm 
ABSTRACT 
Concepts in human thinking are the result of a magnificent transition from emotional awareness to 
rational cognition based on practical activities with the participation of language, the implementation of 
mental manipulations and through intermediate connections of ideas. As the unit of existence and the 
activity of human thinking, concept is both a form of knowledge on the regularity and the nature of the 
objects creating the system and a form of thoughts that involves the grouping of mental operations. 
Concepts as such are able to penetrate, direct and translate human reality into self-discipline. 
Keywords: operational structure, intellectual action, concept, mind manipulation, mind 
1. Đặt vấn đề 
Nhận thức của con người khi phản ánh 
được lao động vào trong ý thức thì trở 
thành tư duy với tư cách là hệ tri thức hoạt 
động sản sinh ra tri thức. Là hoạt động của 
các hệ tri thức, tư duy có cấu trúc gồm 
những hành động và thao tác trí óc hướng 
đến các đối tượng nhất định. Mỗi hành 
động trí óc là một ý nghĩ (ý nghĩ còn có tư 
cách là tri thức hoạt động) được thực hiện 
thông qua các thao tác trí óc. Tư duy theo 
nghĩa đó, đòi hỏi những thao tác trí óc 
nhóm hợp lại để thực hiện và định hình các 
ý nghĩ (xem Vũ Văn Viên, 2000), đến lượt 
các ý nghĩ liên kết với nhau tạo thành từng 
hệ thống. Trong tư duy, hình thức định 
hình và kết thành hệ thống cô đọng của 
những ý nghĩ là khái niệm. 
Vậy, có thể hiểu sơ bộ, khái niệm là 
hình thức của tư duy, trong đó phản ánh 
những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, 
phổ biến của sự vật riêng rẽ hay lớp sự vật, 
hiện tượng nhất định, bằng các dấu hiệu cơ 
bản khác biệt. Và sau đây, bài viết đi sâu 
Email: nguyenthanhtan@sgu.edu.vn 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 
26 
phân tích nhằm làm rõ sự hình thành, 
những đặc trưng thể hiện bản chất và vai 
trò của các khái niệm trong tư duy con 
người đối với thực tiễn của họ bằng việc 
khu biệt đối tượng và nội dung nghiên cứu 
theo hai quan điểm: 
Thứ nhất, tư duy là cấp độ cao của 
nhận thức, xuất hiện khi lao động với cấu 
trúc gồm những hành động và thao tác thực 
tiễn được phản ánh, cải biến đi thành 
những hành động và thao tác trí óc trong 
sinh hoạt tinh thần của con người; 
Thứ hai, các khái niệm xuất hiện trong 
tư duy con người thông qua bước nhảy về 
chất từ nhận thức cảm tính (hay trực quan 
sinh động) đến nhận thức lý tính (hay tư 
duy trừu tượng), trong đó giữa các cảm 
nhận giác quan thuộc nhận thức cảm tính 
và các khái niệm thuộc nhận thức lý tính 
nhất thiết có một hình thức kết nối trung 
gian là ý niệm (xem Bùi Thanh Quất và 
Nguyễn Ngọc Hà, 1997) hay tiền - khái 
niệm (xem J. Piaget, 1998). 
2. Sự hình thành của khái niệm 
trong tư duy con người 
Sự xuất hiện các khái niệm trong tư 
duy con người gắn với quá trình phát triển 
của nhận thức từ cảm tính lên lý tính, và 
cũng chỉ ở cấp độ nhận thức lý tính mới có 
sự hình thành, tồn tại và phát triển của các 
khái niệm. Có thể coi các khái niệm là kết 
quả của bước nhảy về chất từ nhận thức 
cảm tính lên nhận thức lý tính; trong đó sự 
thâm nhập của ngôn ngữ, sự thực hiện các 
thao tác trí óc và hoạt động thực tiễn của 
con người là những tác nhân quyết định. 
Nhận thức cảm tính được thực hiện 
trong hoạt động giác quan của con người 
với các hình thức chủ yếu như cảm giác, tri 
giác và biểu tượng. 
Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá 
trình nhận thức, phản ánh một cách trực 
tiếp từng thuộc tính riêng lẻ của khách thể, 
xuất hiện do tác động trực tiếp của khách 
thể lên giác quan của con người. Theo quan 
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, 
cảm giác là nguồn gốc của mọi hiểu biết và 
là kết quả chuyển hóa những năng lượng 
kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý 
thức. Quá trình cảm giác ở con người 
thường diễn ra trong hoạt động thực tiễn 
nên đã có tính chủ động và tính tích cực 
nhất định. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở cảm 
giác thì con người mới chỉ có sự nhận thức 
về từng thuộc tính, từng mặt riêng lẻ thuộc 
vẻ bề ngoài của khách thể mà chưa thể nắm 
bắt được những gì thuộc bản chất. 
Tri giác cũng là sự nhận thức trực tiếp 
về khách thể được thực hiện trong hoạt 
động của các giác quan. Đó là hình ảnh 
tương đối toàn vẹn về khách thể, nảy sinh 
trên cơ sở các cảm giác và thường có tính 
cách là kết quả phối hợp hoạt động của 
nhiều giác quan. So với cảm giác, tri giác 
là hình thức cao hơn của nhận thức cảm 
tính, phản ánh khách thể đầy đủ và phong 
phú hơn. Tương tự với cảm giác, quá trình 
tri giác ở con người cũng thường diễn ra 
trong hoạt động thực tiễn nên đã có tính 
chủ động và tính tích cực nhất định. Tuy 
nhiên, khách thể được phản ánh trong tri 
giác bao giờ cũng có tư cách là những sự 
vật, hiện tượng đơn nhất, cá thể. Cho nên, 
tri giác vẫn chủ yếu là sự nh ... ếp và phân loại 
ấy, chủ thể tư duy xác định nhóm, lớp sự 
vật cần nhận thức và phân biệt chúng với 
nhóm, lớp sự vật khác. 
Sử dụng thao tác phân tích, chủ thể 
phân chia khách thể nhận thức trong ý nghĩ 
thành những nhân tố, những thành phần 
nhằm mục đích tìm ra cơ cấu và các liên hệ 
bên trong của nó. Với trừu tượng hóa, chủ 
thể gạt bỏ trong ý nghĩ những thuộc tính và 
quan hệ không cơ bản, tách ra và giữ lấy 
những thuộc tính, quan hệ cơ bản để nắm 
bắt khách thể. Sử dụng tổng hợp, chủ thể 
hợp nhất hay liên kết trong ý nghĩ những 
nhân tố, những quan hệ cơ bản thành hệ 
thống để nắm bắt khách thể trong tính 
thống nhất. 
Những tri thức lĩnh hội được từ so 
sánh, phân tích, trừu tượng hóa và tổng hợp 
được đưa vào xem xét các sự vật thuộc 
khách thể nhận thức, qua đó chủ thể vượt 
qua những chi tiết cá biệt, phát hiện những 
dấu hiệu bản chất và đưa chúng vào trong 
hình thức cái phổ biến để diễn tả đối tượng. 
Thao tác được sử dụng ở trường hợp này là 
khái quát hóa, nó thực chất là sự xem xét 
khách thể như một thể thống nhất nội tại. 
Sử dụng các thao tác trên đây, chủ thể 
xây dựng được trong tư duy những hệ 
thống tri thức, mà trước hết là các khái 
niệm. Những thao tác đó ở con người được 
được nhóm hợp và thực hiện trong các ý 
nghĩ, cho nên chúng nhất thiết đòi hỏi sự 
tham gia của ngôn ngữ. 
Cùng ngôn ngữ và các thao tác trí óc, 
hoạt động thực tiễn của con người tham gia 
vào sự hình thành khái niệm với tư cách 
nhân tố quan trọng nhất. Ngay cả sự hình 
thành và thâm nhập của ngôn ngữ vào nhận 
thức, sự xuất hiện và thực hiện các thao tác 
trí óc trong quá trình tư duy cũng diễn ra 
trên cơ sở hoạt động thực tiễn mang tính xã 
hội - lịch sử của con người. Hoạt động thực 
tiễn của con người luôn phát triển vừa mở 
rộng vừa đi sâu vào việc cải biến khách 
thể, ngày càng làm bộc lộ nhiều thuộc tính 
và quan hệ bản chất của nó, tức là những 
thuộc tính và quan hệ mà nếu chỉ dựa vào 
cảm giác, tri giác hay biểu tượng thì chủ 
thể khó nắm bắt được. Những thuộc tính và 
quan hệ ấy chỉ được diễn tả trong các ý 
nghĩ với việc sử dụng ngôn ngữ cùng sự 
thực hiện các thao tác trí óc. Chính thực 
tiễn, xét đến cùng là nguồn gốc của những 
ý nghĩ với tính cách hình thức tinh thần 
diễn tả quy luật và các mối quan hệ bản 
chất của khách thể. 
Với sự thâm nhập và tham gia của 
ngôn ngữ, các thao tác trí óc và hoạt động 
thực tiễn, nhận thức có sự phát triển về 
chất từ các cảm nhận giác quan (cảm giác, 
tri giác và các biểu tượng ban đầu) lên tư 
duy trừu tượng (nhận thức lý tính). Tác 
động của những nhân tố này thực sự có 
tính quyết định, song vẫn chưa đủ cho sự 
hình thành các khái niệm. Các khái niệm 
trong tư duy con người còn là sản phẩm 
hoạt động tư duy tích cực của họ. 
Ở các bước ban đầu của quá trình thâm 
nhập và sự tham gia của ngôn ngữ, của 
việc thực hiện các thao tác trí óc, nhận thức 
của con người đã vượt qua các cảm nhận 
giác quan và tiến lên tư duy trừu tượng, 
song ngay tại đó tư duy của họ cũng chưa 
thể có và sử dụng các khái niệm. Để xây 
dựng và sử dụng được các khái niệm, nhận 
thức của con người còn phải trải qua cả 
NGUYỄN THANH TÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
29 
một sự quá độ với khâu trung gian kết nối 
là những “ý niệm” (Bùi Thanh Quất và 
Nguyễn Ngọc Hà, 1997, tr. 44). 
Ý niệm (không theo cách hiểu của 
Ph.G.V. Hêgen?) là một cấu trúc hoạt động 
có tính biểu tượng (hình ảnh biểu tượng có 
nội dung phản ánh mặt hoạt động của lao 
động) nhưng được gắn vào những tín hiệu/ 
ký hiệu ngôn ngữ khi con người lần đầu 
lĩnh hội việc sử dụng chúng (ngôn ngữ). 
Những ý niệm, do đó dường như ở “lưng 
chừng” giữa tính trừu tượng khái quát của 
khái niệm và tính cụ thể cảm tính của biểu 
tượng, mà không thuộc về cái này hay cái 
kia (khái niệm hay biểu tượng). Ý niệm 
giống với khái niệm về hình thức biểu đạt 
(ngôn ngữ), nhưng chưa đạt tới mức trừu 
tượng và khái quát của khái niệm; nó cũng 
gần giống với các biểu tượng chung về 
mức khái quát nhưng cao hơn về hình thức 
biểu đạt, về độ rõ nét và sự ổn định của nội 
dung nhờ diễn tả được các thuộc tính, quan 
hệ bản chất của đối tượng. Sự kiện đứa trẻ 
lên ba có thể gọi đúng tên một sự vật thì 
trên căn bản nó đã có ý niệm, nhưng điều 
đó chưa chứng tỏ rằng nó đã có khái niệm. 
Ở trường hợp này, do đứa trẻ chưa có sự 
hiểu biết tương đối đầy đủ, có hệ thống về 
bản chất và quy luật của sự vật, cho nên nó 
chưa thể đạt tới khái niệm về sự vật đó. 
Ý niệm là sự hiểu biết ít nhiều có tính 
khái quát về bản chất của đối tượng, nên nó 
có thể hướng dẫn các hành động thực tiễn 
của con người phù hợp ở mức độ nhất định 
với đối tượng (thường là những hành động 
thực tiễn trong không gian, thời gian gần). 
Ý niệm thấp hơn khái niệm vì chưa có sự 
phân biệt giữa “một số” với “tất cả” hiện 
tượng của một nhóm hay lớp đối tượng, 
nhưng nó gợi được một số lớn hiện tượng 
có cùng thuộc tính và quan hệ bản chất 
nhất định. Cho nên, ý niệm thực sự là một 
tiền đề và là bước quá độ đến khái niệm 
của nhận thức lý tính. Một mặt là bước quá 
độ tiến đến khái niệm của nhận thức lý tính 
và mặt khác là cấu trúc hoạt động có tính 
biểu tượng đã được gắn vào những tín 
hiệu/ký hiệu ngôn ngữ, các ý niệm trong tư 
duy con người thực sự là khâu trung gian 
kết nối giữa cảm nhận giác quan và khái 
niệm. 
Xây dựng khái niệm từ ý niệm là công 
việc của tư duy con người. Hoạt động tích 
cực của tư duy ngày càng đi sâu vào bản 
chất của thế giới đối tượng, làm cho sự 
hiểu biết ở ý niệm từ chỗ hãy còn phiến 
diện, chưa chắc chắn trở thành sự hiểu biết 
trong khái niệm toàn diện, chắc chắn và 
đầy đủ hơn. Cũng trong quá trình này, tư 
duy phát triển từ trình độ thấp lên trình độ 
cao, từ chưa đầy đủ trở thành đầy đủ hơn 
(có cả sự phát triển từ kinh nghiệm lên lý 
luận). Xét theo quan điểm đó, tư duy với 
các ý niệm là chưa phát triển đầy đủ, mới 
chỉ gần như một cơ chế bắt chước mà chưa 
phải là một hoạt động tương đối độc lập 
với thực tiễn của con người. 
3. Bản chất của khái niệm trong tư 
duy con người 
Tư duy con người với các khái niệm 
cũng là hoạt động của chúng. Ở đây, khái 
niệm vừa là sản phẩm của hoạt động tư 
duy, vừa là bản thân hoạt động tư duy. Với 
tính cách sản phẩm của hoạt động tư duy, 
khái niệm là hệ thống tri thức tương đối 
đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về đối tượng. 
Với tính cách hoạt động tư duy, khái niệm 
là một cơ cấu trong đó các ý nghĩ (hay 
hành động trí óc) đã định hình và các thao 
tác tư duy được nhóm hợp lại, cho nên khi 
nó được triển khai (hoạt động) thì lại sản 
sinh ra (và tái sản sinh ở trình độ cao hơn) 
chính các ý nghĩ và thao tác ấy. 
Tư duy con người phát triển tương đối 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 
30 
đầy đủ khi có các khái niệm. Vậy có thể 
nói, khái niệm là đơn vị tồn tại và hoạt 
động của tư duy con người ở trình độ đã 
phát triển đầy đủ. Là đơn vị tồn tại và hoạt 
động của tư duy, khái niệm có những đặc 
trưng cơ bản sau đây. 
Khái niệm là hiểu biết “tương đối toàn 
diện và có hệ thống” (Bùi Thanh Quất và 
Nguyễn Ngọc Hà, 1997, tr. 43) về bản chất 
và quy luật của khách thể nhận thức. Một 
sự hiểu biết không có tính toàn diện và 
không hệ thống thì chưa phải là khái niệm. 
Theo nghĩa đó, khái niệm là sản phẩm cao 
nhất của nhận thức. Dĩ nhiên, chúng ta 
chẳng bao giờ đạt được trong khái niệm 
một sự hiểu biết nào tuyệt đối đầy đủ, toàn 
diện và hệ thống. Điều đó chỉ giả thiết 
được khi tính đến khả năng vô hạn về nhận 
thức của loài người. Ở đây tính đầy đủ, 
toàn diện và hệ thống của sự hiểu biết 
trong khái niệm chỉ có tính tương đối và 
theo nghĩa, là một sự hiểu biết đủ để về cơ 
bản con người nắm bắt được khách thể, sử 
dụng được nó một cách có hiệu quả trong 
hoạt động thực tiễn. 
Như vậy, khái niệm là hình thức của 
những tri thức kết thành hệ thống. Từng tri 
thức riêng lẻ hay tập hợp rời rạc của những 
tri thức đều không phải là khái niệm. 
Những tri thức khái niệm được rút ra bằng 
con đường trừu tượng hóa và khái quát 
hóa, phản ánh được ở mức độ nhất định các 
liên hệ nội tại của khách thể, do đó chúng 
luôn ở trong mối liên hệ hữu cơ với nhau 
mà kết thành hệ thống. Tính hệ thống của 
tri thức khái niệm suy cho cùng có nguồn 
gốc từ tính thống nhất nội tại của khách 
thể. Nhưng từ tính thống nhất nội tại của 
khách thể đến những tri thức kết thành hệ 
thống trong các khái niệm đòi hỏi phải trải 
qua con đường biện chứng phức tạp của 
nhận thức. Ở đây, phải có sự thâm nhập 
của ngôn ngữ và sự thực hiện nhóm hợp 
các thao tác trí óc; trong đó tổng hợp và 
khái quát hóa có vai trò tạo dựng, duy trì 
tính hệ thống của tri thức khái niệm. Là hệ 
thống tri thức, khái niệm phản ánh một 
cách khái quát, cô đọng những thuộc tính 
và quan hệ bản chất của khách thể, tổng kết 
những kinh nghiệm thực tiễn và lịch sử 
nhận thức của nhân loại. 
Khái niệm có bản tính hoạt động (cũng 
là vận động), hay nói cách khác tồn tại của 
khái niệm cũng là hoạt động của nó. Với 
bất kỳ khái niệm nào, nó tồn tại vì nó hoạt 
động và ngược lại. Mỗi khái niệm, thực sự 
là một hệ thống các ý nghĩ đã được định 
hình. Mỗi ý nghĩ, xét về nguồn gốc (trực 
tiếp hay gián tiếp) chính là một hành động 
thực tiễn của con người phù hợp với khách 
thể đã được tinh thần hóa. Khi con người 
có khái niệm thì điều đó hàm nghĩa rằng, 
họ biết hành động thực tiễn với khách thể 
mà khái niệm phản ánh và chính hành động 
ấy được diễn tả bằng ý nghĩ trong khái 
niệm. Các ý nghĩ được thực hiện bởi những 
thao tác trí óc, mà mỗi thao tác trí óc nếu 
xét về nguồn gốc (gián tiếp hoặc trực tiếp) 
cũng là hình thức tinh thần hóa của những 
thao tác thực tiễn của con người với khách 
thể. Vậy, với tính cách hệ thống đã định 
hình của các ý nghĩ, mỗi khái niệm cũng là 
một nhóm hợp các thao tác trí óc. Hoạt 
động của khái niệm trong tư duy con 
người, do đó vừa thực hiện vừa sản sinh 
(và tái sản sinh) ra những thao tác ấy. 
Các đặc trưng trên đây thể hiện tính 
hai mặt “động” - “tĩnh” của các khái niệm 
trong tư duy con người. Mặt tĩnh, nói lên 
khái niệm là hệ thống tri thức phản ánh 
một cách tương đối đầy đủ bản chất của 
khách thể. Mặt động, nói lên khái niệm là 
hệ thống ý nghĩ trong đó các thao tác trí óc 
được nhóm hợp lại và nhờ đó có thể diễn tả 
NGUYỄN THANH TÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
31 
được một cách tương đối đầy đủ quy luật 
và tính quy luật của khách thể. Tư duy con 
người với tính cách là hoạt động của các 
khái niệm, vừa sản sinh ra tri thức vừa sản 
sinh ra các ý nghĩ và thao tác trí óc. 
Hình thức biểu đạt của khái niệm là 
thuật ngữ (một từ hay một nhóm từ). Thuật 
ngữ do con người sáng tạo ra và dùng để 
chỉ khái niệm (và chỉ cả ý niệm), còn khái 
niệm là sự phản ánh bản chất và quy luật 
của đối tượng. Thuật ngữ thuộc về vật chất, 
còn khái niệm thuộc về tinh thần. Có thể 
vắn tắt thuật ngữ là cái “vỏ vật chất” (Bùi 
Thanh Quất và Nguyễn Ngọc Hà, 1997, tr. 
45) của khái niệm. Thuật ngữ không phải 
là khái niệm, vì nghĩa thuật ngữ khác với 
nghĩa khái niệm. Nghĩa khái niệm thể hiện 
ở nội hàm bao gồm những dấu hiệu cơ bản 
khác biệt nói lên những thuộc tính và quan 
hệ bản chất, có tính quy luật của đối tượng; 
còn nghĩa thuật ngữ được thể hiện ở những 
thuật ngữ khác dùng để giải thích nó, tức là 
được giải thích bằng những từ đồng nghĩa 
(xem Bùi Thanh Quất và Nguyễn Ngọc Hà, 
1997, tr. 45). 
Do có sự khác nhau giữa nghĩa thuật 
ngữ và nghĩa khái niệm, cho nên tương 
quan thuật ngữ và khái niệm thường là đa 
trị. Một thuật ngữ có thể được dùng để chỉ 
nhiều khái niệm khác nhau về nội hàm gọi 
là từ đồng âm khác nghĩa, và một khái 
niệm có thể được biểu đạt bằng nhiều thuật 
ngữ khác nhau gọi là từ đồng nghĩa khác 
âm (xem Bùi Thanh Quất và Nguyễn Ngọc 
Hà, 1997, tr. 45). Điều đó giải thích những 
sai lệch có thể xảy ra về nghĩa thuật ngữ và 
về nghĩa khái niệm trong quá trình trao đổi, 
truyền bá khái niệm từ người này sang 
người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Tuy nhiên, giữa thuật ngữ và khái 
niệm xét về nghĩa cũng có quan hệ nhiều 
lúc khá gắn bó với nhau. Những thuật ngữ 
chỉ khái niệm bao hàm các nghĩa mà đằng 
sau chúng là hoạt động thực tiễn mang tính 
xã hội - lịch sử cùng nhận thức của con 
người đã được cải tạo và kết tinh lại. Các 
thuật ngữ cũng là phương tiện để tư duy 
vạch ra cái chung phản ánh khái quát sự 
vật, là phương tiện để tư duy thực hiện các 
thao tác trí óc, là công cụ vật chất để con 
người định hình, ghi giữ, truyền tải những 
tri thức và ý nghĩ. Các thuật ngữ, do đó 
được con người sử dụng để biểu đạt khái 
niệm và xác định đối tượng được phản ánh 
trong khái niệm và vì thế, nghĩa của một 
khái niệm tức nội hàm bao giờ cũng có sự 
góp phần ít nhiều nghĩa thuật ngữ của nó 
mà điều này đặc biệt rõ với các thuật ngữ 
khoa học. Theo V.I. Lênin, lịch sử ngôn 
ngữ là một bộ phận của lịch sử nhận thức 
nói chung (xem V.I. Lênin, 1981, tập 29, 
tr. 374-375), vậy ở đây, chúng ta có thể coi 
lịch sử các thuật ngữ cũng là một bộ phận 
của lịch sử các khái niệm trong tư duy con 
người. 
Với tư cách là hình thức khái quát, kết 
tinh cô đọng của những tri thức và ý nghĩ 
về bản chất, quy luật của khách thể, khái 
niệm có vai trò to lớn đối với hoạt động 
thực tiễn của con người. Những công cụ và 
sản phẩm, những hành động và thao tác 
thực tiễn của con người, ở chừng mực nhất 
định, chính là kết quả của quá trình đối 
tượng hóa và hiện thực hóa các khái niệm 
đang hoạt động trong tư duy của họ. 
Những khái niệm trong tư duy con người 
phản ánh được bản chất và quy luật của 
khách thể, do đó có thể chỉ đạo một cách 
đúng đắn và hiệu quả hoạt động thực tiễn 
của con người với khách thể. Đó chính là 
sự thâm nhập của khái niệm vào thực tiễn 
của con người và tại đây sức mạnh của nó 
sẽ được phát huy làm cho thực tiễn của họ 
ngày càng trở thành hoạt động tự giác. 

File đính kèm:

  • pdfsu_hinh_thanh_va_ban_chat_cua_khai_niem_trong_tu_duy_con_ngu.pdf