So sánh SARS và Covid-19
Đầu năm 2003 Việt Nam và thế giới phải chiến đấu với căn bệnh mang tên SARS-CoV. Đến cuối
năm 2019, một đại dịch mới mang tên Covid-19 do virus corona 2 (tên này được chọn bởi đặc tính
gen của virus này liên quan đến loại virus corona gây dịch bệnh SARS) gây ra. Bài viết này tập trung
phân tích sự giống và khác nhau giữa SARS-CoV và Covid-19, qua đó rút ra bài học hữu ích trong
công tác phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "So sánh SARS và Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh SARS và Covid-19
2215 SO SÁNH SARS VÀ COVID-19 Hồ Lê Trâm Anh, Lê Văn Trung Kiên, Trần Văn Nguyên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Trung Kiên TÓM TẮT Đầu năm 2003 Việt Nam và thế giới phải chiến đấu với căn bệnh mang tên SARS-CoV. Đến cuối năm 2019, một đại dịch mới mang tên Covid-19 do virus corona 2 (tên này được chọn bởi đặc tính gen của virus này liên quan đến loại virus corona gây dịch bệnh SARS) gây ra. Bài viết này tập trung phân tích sự giống và khác nhau giữa SARS-CoV và Covid-19, qua đó rút ra bài học hữu ích trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Từ khóa: Covid-19, SARS-CoV, virus corona, dịch bệnh, sốt, ho, khó thở. 1 THÔNG TIN CHUNG 1.1 Thực trạng Giữa tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu, với 8422 trường hợp và 774 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, SAR-CoV-2 trong đợt bùng phát dịch virus corona 2 ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó, trở thành một đại dịch toàn cầu. Tính tới ngày 06/07/2020 thế giới có 11.555.414 trường hợp với 536.720 trường hợp tử vong. [1] 1.2 Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh SARS là virus corona. Theo một số nhà khoa học, virus gây bệnh SARS bắt nguồn từ loài cầy hương bán ở các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc. Đây là loại virus có đường kính từ 60 ” 130 nm, bề mặt của virus có các gai glycoprotein giống hình vương miện. Virus corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 - 2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần. Đặc tính này khiến virus corona có khả năng lây lan mạnh từ người này sang người khác. [2] Khác với virus corona, trình tự gen của chủng virus SARS-CoV-2 bao gồm một chuỗi RNA đơn gồm 29,903 nucleotide. Tương đồng 79,5% mã gen so với chủng virus SARS-CoV. Virus SARS-CoV- 2 được cho là có nguồn gốc từ động vật nhưng phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. [3] 2216 1.3 Dấu hiệu và triệu chứng Đối với SARS Thời kỳ ủ bệnh thông thường từ 4-5 ngày, trung bình 4-6 ngày, tuy nhiên có thể kéo dài tới 14 ngày (đã có những báo cáo giai đoạn ủ bệnh tối thiểu đã gặp là 1 ngày ở Singapore (3 ca), và tối đa là 14 ngày đã được Trung quốc (4 ca) báo cáo). Thời kỳ khởi phát: Thường khởi đầu bằng triệu chứng sốt cao, có lúc có cơn rét run. Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Sau 1-2 ngày xuất hiện ho khan, khó thở. Một số bệnh nhân có đi phân lỏng. Thời kỳ toàn phát: + Lâm sàng – Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: Tiếp tục sốt cao sau khi khởi phát. Sốt liên tục, thường xuyên trên nhiệt độ lên 39 oC. Ở thể điển hình sốt thường diễn biến trong 7-10 ngày. Nếu nặng và có biến chứng thường kéo dài tới 2 tuần hoặc hơn. Kèm theo là những cơn rét nhưng không rõ chu kỳ. Mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp toàn thân. – Hội chứng hô hấp gồm ho: Lúc đầu thường là ho khan, sau có thể có đờm trắng, đôi khi có máu, thở nông và nhanh, sau đó có biểu hiện khó thở tăng dần, đau họng, đau tức ngực cả 2 bên, nghe phổi: có thể có ran phế quản cả 2 bên. – Một số triệu chứng khác: Phân lỏng, nôn và buồn nôn có thể xuất hiện trong những ngày đầu của thời kỳ toàn phát. + Xét nghiệm – Công thức máu: Số lượng hồng cầu bình thường hoặc tăng nhẹ. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường hoặc có thể giảm. Khi có bội nhiễm vi khuẩn số lượng bạch cầu tăng lên, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, công thức bạch cầu chuyển trái. – X-quang phổi: Tổn thương chủ yếu hay gặp viêm phổi kẽ, lúc đầu có thể khu trú, sau lan toả. Tổn thương tiến triển nhanh từng ngày, trường hợp nặng có thể mờ toàn bộ hai bên phổi. – Khí máu: Có thể giảm ôxy máu nặng. – Thử nghiệm ELISA giúp phát hiện các kháng thể trong máu người bệnh có độ tin cậy cao nhưng chỉ có hiệu quả 20 ngày sau khi có biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Phương pháp này không thể giúp phát hiện sớm bệnh nhân trước khi họ có thể làm lây SARS cho người khác. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: Một số trường hợp diễn biến nặng và rất nặng, nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Còn lại, những bệnh nhân SARS điển hình được phát hiện, cách ly và điều trị sau 2-4 tuần bệnh sẽ giảm dần: hết sốt, đỡ mệt, đỡ đau ngực, giảm và hết ho còn kéo dài trong 2-3 tuần mới ngừng hẳn. [4] 2217 Đối với Covid-19 Những người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng cơ năng từ nhẹ đến nặng, như sốt, ho và khó thở. Tiêu chảy hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp trên (ví dụ như hắt hơi, sổ mũi, đau họng) ít gặp hơn. Các trường hợp có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, suy rối loạn đa tạng và tử vong. Thời gian ủ bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính từ 2 đến 10 ngày, và 2 đến 14 ngày bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 bởi một số nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, bao gồm cả bác sĩ khám phá ra SARS, đã tìm thấy bằng chứng về thời gian ủ bệnh kéo dài đến 24 ngày. Biến chứng Một số báo cáo kết quả từ Trung Quốc trên một số bệnh nhân SARS phục hồi cho thấy thời gian nặng nề và di chứng lâu có tồn tại. Các bệnh tiêu biểu nhất bao gồm chứng xơ hoá phổi, loãng xương, và xương đ i hoại tử, mà đã dẫn đến mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc ngay cả khả năng tự chăm sóc các trường hợp này. Đối với COVID-19 kiểm tra mô bệnh học của các mẫu phổi sau khi chết cho thấy tổn thương phế nang lan tỏa với xuất tiết fibromyxoid trong cả hai phổi. Những thay đổi tế bào học của virus đã được quan sát thấy trong các tế bào phổi. 2 HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH SARS VÀ COVID-19 2.1 Tác động của dịch bệnh SARS Dịch SARS gây tâm lý hoang mang, lo lắng tại mọi thành phố lớn của châu Á, từ Singapore tới Bắc Kinh. Nhiều trường học và các trụ sở công phải đóng cửa phòng dịch, người dân tránh xa những nơi có thể phát tán bệnh. Vào thời điểm đó, giới chức y tế toàn thế giới đồng loạt triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ, trong đó có lệnh cấm đi/đến các nước có dịch và cách ly các bệnh viện, địa điểm đã có người nhiễm bệnh. Chỉ mãi tới tháng 6-2003, khi dịch bệnh được kiểm soát ở mức an toàn, lệnh hạn chế này mới được gỡ bỏ. Dù vậy, hậu quả về kinh tế hết sức nặng nề. Theo ước tính của WHO, dịch SARS gây thiệt hại khoảng 54 tỉ USD bao gồm doanh thu giảm trong ngành du lịch (giảm 80% ở Trung Quốc) cũng như các hãng hàng không, nhà hàng, công ty du lịch, giới tài xế tắc xi (giảm 50%). Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố dịch SARS đã gây thiệt hại 18 tỉ USD cho châu Á. 2.2 Tác động của dịch bệnh Covid-19 2.2.1 Tác động đến kinh tế Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng suy thoái do tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh, bất chấp những biện pháp kích cầu khẩn cấp quy mô lớn của các ngân hàng châu Âu, châu Mỹ, châu Á và Australia; triển vọng tăng trưởng kinh tế thê giới liên tục được điều chỉnh giảm trong 2 tháng qua, từ 3,1% xuống 1,6%; hầu hết các nền kinh tế lớn bước vào giai đoạn suy thoái. 2218 2.2.2 Tác động đến xã hội Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản ở mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu; kéo theo đó là việc giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, gấy áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã tung ra các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD để giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước mắt 2.2.3 Tác động đến du lịch Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ‚ngành công nghiệp không khói‛ ước tính tổn thất 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020. Cuối tháng 3/2020, Tổ chức Du lịch Thế giới trực thuộc Liên hợp quốc cho biết, việc bùng phát đại dịch Covid-19 sẽ khiến ngành du lịch toàn cầu bị thiệt hại nặng nề do chính phủ các nước phải áp dụng các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động vận tải đường không quốc tế và nội địa. Lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 20-30%. Điều này dẫn đến tổn thất ước tính 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà ngành này thu được vào năm 2019. 2.2.4 Tác động đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước và đối tác trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Việc phân biệt đối xử với những người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có tác động xấu đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước. Những diễn biến liên quan đến dịch bệnh có thể làm cho "chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn" giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các khu vực và châu lục với nhau. Đây là vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều do liên quan đến sự khác biệt về chính sách, chủ trương, biện pháp xử lý khủng hoảng và chống dịch bệnh của từng nước. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng, giải quyết vấn đề này còn khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn cả việc xử lý vấn đề kinh tế do tác động của dịch bệnh. 2.2.5 Tác động đến tình hình tư tưởng Khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính khiến cả cộng đồng lo lắng, bất an. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua hoạt động tuyên truyền, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngày càng được nâng lên, mỗi người dân đều nêu cao ý thức tự phòng, chống dịch bệnh cho bản thân, gia đ nh và cộng đồng và cơ bản thực hiện khai báo y tế đầy đủ, trung thực. Bên cạnh sự căng thẳng, lo âu của toàn xã hội trước mối nguy hại, thì trong ‚tâm bão‛ của dịch bệnh, đã có rất nhiều các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân đã có nhiều hành động đẹp và quyên góp ủng hộ đất nước trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt phải kể 2219 đến hình ảnh những người dân bình dị sẵn sàng bỏ tiền của, công sức để sản xuất, chế tạo và phát miễn phí khẩu trang, nước khử trùng cho người dân. Những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, đầy ắp nghĩa tình của không ít người, từ em nhỏ đến người nổi tiếng đã không chỉ đóng góp một phần công sức bé nhỏ, chia sẻ cùng đồng bào, đồng loại, mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực - nhen lên ngọn lửa yêu thương trong cộng đồng, vì mục đích: cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi hình ảnh, hành động đẹp được nhân lên từng ngày, được truyền tải qua các phương tiện truyền thông, gửi đi những thông điệp nhân văn, nghĩa tình. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đẹp trên thì lợi dụng việc người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, khử trùng, một số cá nhân, tổ chức đã găm hàng, tăng giá, thậm chí sản xuất khẩu trang giả, kém chất lượng để bán cho người dân với giá cao. Lợi dụng sự lan tỏa thông tin một cách nhanh chóng trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều tài khoản đã đăng tải những hoàn cảnh đáng thương rồi kêu gọi ủng hộ, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để trục lợi Kinh doanh, trục lợi trên nỗi đau, khó khăn của xã hội, trước sinh mạng của người khác là hành vi thiếu đạo đức và cần được lên án, xử lý nghiêm để răn đe và ngăn chặn kịp thời. 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG SARS VÀ COVID-19 3.1 Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS Nguyên tắc – Sàng lọc và phát hiện sớm người bệnh nghi ngờ hoặc mắc bệnh SARS – Bệnh nhân SARS cần được cách ly kịp thời tại khu bệnh và buồng bệnh theo chế độ đặc biệt. Tổ chức khu vực cách ly: có 3 khu vực cách ly tại bệnh viện có điều trị người bệnh SARS. + Khu vực nguy cơ cao: Khu vực này phải có bảng màu đỏ ghi "Khu vực cách ly đặc biệt" và hướng dẫn chi tiết treo tại lối vào, có người trực gác. + Khu vực có nguy cơ: Nơi có nhiều khả năng có người bệnh SARS đến khám và điều trị ban đầu. Khu vực này phải có bảng hướng dẫn chi tiết treo ở lối ra vào và có ký hiệu màu vàng. + Khu vực khả năng có nguy cơ: bao gồm những nơi có người bệnh khác. Khu vực này có bảng màu xanh. – Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền. Đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp 1. Phát hiện sớm, cách ly kịp thời các người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS. 2. Mang khẩu trang cho người bệnh và cho mình khi thăm khám người bệnh ở khoảng cách gần dưới 1 m Huấn luyện kỹ thuật che miệng đúng khi ho và hắt hơi, tránh phát tán mầm bệnh. 3. Quản lý tốt chất thải, đồ vải của người bệnh lây nhiễm và vận chuyển, giặt an toàn. Không dùng chung bát, đĩa, chén, cốc, khăn lau và đồ trải giường với những người bệnh khác. 2220 4. Đảm bảo thông khí thoáng đãng, nếu nguy cơ lây qua đường không khí nên đặt trong phòng riêng có thông khí ít nhất 12 luồng không khí đổi mới mỗi giờ. Và cách ly theo nhóm hoặc riêng lẻ tất cả những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS tại bệnh viện cho tới 10 ngày sau khi hết bệnh, đồng thời những người tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm SARS cũng bị giám sát để đảm bảo là họ không có các triệu chứng của bệnh SARS. 5. Báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi có ca bệnh hoặc nghi ngờ bệnh SARS [4]. 3.2 Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 cho tới thời điểm hiện tại Chủ động, quyết liệt ngăn chặn, phát hiện nhanh, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, tổ chức cách ly hoặc giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, rà soát người nhập cảnh trong 14 ngày qua nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, phát hiện kịp thời nguồn lây bệnh. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không, trên bộ, hàng hải. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam theo, quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, phát hiện sớm để thực hiện cách ly đối với những trường hợp đến từ hoặc đi qua vùng dịch, hạn chế tối đa các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại. Quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn; phối hợp với các bộ liên quan kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước ngoài qua đường du lịch; tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; khuyến cáo người dân không ra nước ngoài, nhất là đến các vùng có dịch. Sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng. Phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.v Một vài biện pháp khắc phục đối với loại dịch bệnh này: Đối với với người dân bình thường – Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. – Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. – Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. – Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2221 – Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. – Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng – Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. – Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. – Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. [5] 3.3 Đánh giá ưu, nhược điểm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam Ưu điểm: Đại diện WHO và CDC tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với quyết tâm cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp hiệu quả, công khai, minh bạch. Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm "4 tại chỗ" (điều trị tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, cách ly tại chỗ và vật tư tại chỗ). Bên cạnh đó, phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Tại thời điểm Giai đoạn đầu của dịch Việt Nam đã điều trị thành công 201/268 ca bệnh và chưa có trường hợp nào tử vong. Nhược điểm: Tất cả các kênh truyền thông như truyền hình, báo điện tử đều tuyên truyền về cách phòng tránh dịch nhưng vẫn có một số người dù biết rõ nhưng vẫn cố tình không đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, hay tụ tập ăn nhậu. 3.4 Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả phòng chống Covid-19 tại Việt Nam Với người dân: Cập nhật tin tức về dịch bệnh hàng ngày thông qua các trang báo uy tín hoặc nghe tin trên truyền hình để có được thông tin chính xác. Không xem, bình luận, chia sẻ những tin nhảm nhí về dịch bệnh nhằm gây hoang mang dư luận được đăng tải trên facebook. Với trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Không cho sinh viên đến trường cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. Thay vào đó có thể cho sinh viên học online, hoặc tự học tại nhà thông qua giáo trình thầy cô chia sẻ. Với chính phủ: Công khai, minh bạch về số người nhiễm bệnh, số người hết bệnh để dư luận an tâm. Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, chính phủ vẫn nên đóng cửa tạm dừng giao thương với các nước còn dịch bệnh, tránh tình trạng tái dịch. 2222 4 KẾT LUẬN Mọi người đều ý thức thì chẳng những bảo vệ được sức khỏe cho chính mình mà còn bảo vệ cho người thân của chúng ta. Dịch bệnh có thể rất nguy hiểm nhưng chỉ cần chúng ta chống dịch như chống giặc, tuân thủ các quy tắc do bộ y tế đưa ra thì Việt Nam sẽ nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, cuộc sống sẽ nhanh chóng trở lại quỹ đạo cũ, kinh tế sẽ hội phục và sau dịch bệnh này người dân Việt Nam lại càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau nhiều hơn. TÀI LIỆU KHAM THẢO [1] Hải Yến ‚Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Nhiều nước tăng kỉ luật số ca mắc COVID-19, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh‛ ”ncov.moh.gov.vn (tải lúc 13h ngày 08/07/2020) [2] Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ”vi.wikipedia.org (tải lúc 13h50 ngày 08/07/2020) [3] Bộ gen ‚Sars-CoV-2‛ ”vi.wikipedia.org (tải lúc 14h30 ngày 08/07/2020) [4] TS.BS Nguyễn Thị Thu Thảo ”TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà, ‚Bệnh SARS và những điều cần biết‛ mục 4: Lâm sàng, mục 5.2: Xét nghiệm ”hics.org.vn (tải lúc 15h50 ngày 08/07/2020) [5] TS.BS Nguyễn Thị Thu Thảo ”TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà, ‚Bệnh SARS và những điều cần biết‛ mục 8: Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS ”hics.org.vn (tải lúc 15h50 ngày 08/07/2020)
File đính kèm:
- so_sanh_sars_va_covid_19.pdf