So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng

Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê liên tục cơ vuông

thắt lưng so với gây tê ngoài màng cứng ở BN phẫu thuật thay khớp háng. 60 BN phẫu thuật thay khớp

háng theo chương trình được chia làm 2 nhóm: 30 BN được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê

cơ vuông thắt lưng liên tục và 30 BN với gây tê ngoài màng cứng tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại

khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019. Điểm VAS khi nghỉ của nhóm gây tê liên

tục cơ vuông thắt lưng là tương đương với điểm VAS của gây tê ngoài màng cứng tại hầu hết thời điểm

nghiên cứu nhưng cao hơn có ý nghĩa thống kê khi BN vận động. Tỉ lệ nôn & buồn nôn (3,3% vs 13,3%),

bí tiểu (13,3% vs 27,3%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với phương pháp gây tê ngoài màng cứng.

Nghiên cứu cho thấy gây tê cơ vuông thắt liên tục có hiệu quả giảm đau sau mổ khi nghỉ là tương đương

và ít tác dụng không mong muốn hơn so với gây tê ngoài màng cứng cho các phẫu thuật thay khớp háng.

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 1

Trang 1

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 2

Trang 2

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 3

Trang 3

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 4

Trang 4

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 5

Trang 5

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 6

Trang 6

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 7

Trang 7

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9480
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
45TCNCYH 142 (6) - 2021
SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHƯƠNG PHÁP 
GÂY TÊ CƠ VUÔNG THẮT LƯNG LIÊN TỤC SO VỚI 
GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG Ở BỆNH NHÂN 
PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Vũ Hoàng Phương1, , Hoàng Văn Tuấn2
1Trường Đại học Y Hà Nội
2Bệnh viện Bạch Mai
Từ khóa: gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục, thay khớp háng, gây tê ngoài màng cứng.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê liên tục cơ vuông 
thắt lưng so với gây tê ngoài màng cứng ở BN phẫu thuật thay khớp háng. 60 BN phẫu thuật thay khớp 
háng theo chương trình được chia làm 2 nhóm: 30 BN được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê 
cơ vuông thắt lưng liên tục và 30 BN với gây tê ngoài màng cứng tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại 
khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019. Điểm VAS khi nghỉ của nhóm gây tê liên 
tục cơ vuông thắt lưng là tương đương với điểm VAS của gây tê ngoài màng cứng tại hầu hết thời điểm 
nghiên cứu nhưng cao hơn có ý nghĩa thống kê khi BN vận động. Tỉ lệ nôn & buồn nôn (3,3% vs 13,3%), 
bí tiểu (13,3% vs 27,3%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với phương pháp gây tê ngoài màng cứng. 
Nghiên cứu cho thấy gây tê cơ vuông thắt liên tục có hiệu quả giảm đau sau mổ khi nghỉ là tương đương 
và ít tác dụng không mong muốn hơn so với gây tê ngoài màng cứng cho các phẫu thuật thay khớp háng.
Tác giả liên hệ: Vũ Hoàng Phương
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: vuhoangphuong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 29/03/2021
Ngày được chấp nhận: 24/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người bệnh sau phẫu thuật thay khớp 
háng cần giảm đau một cách hiệu quả nhằm 
đảm bảo việc vận động sớm, tạo ra sự thoải 
mái và hài lòng cho người bệnh giúp tăng tốc 
độ hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm 
các biến chứng phẫu thuật và giảm thiểu tỷ lệ 
tử vong sau phẫu thuật.1,2 Phương pháp gây tê 
ngoài màng cứng (GTNMC) trước đây được coi 
một lựa chọn ưu tiên trong giảm đau cho các 
phẫu thuật ở khớp háng. Tuy nhiên, phương 
pháp này vẫn có những tác dụng không mong 
muốn như là bí tiểu, nôn và buồn nôn, ức chế 
hô hấp.3 Các tác giả gần đây đã báo cáo việc sử 
dụng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng 
(Quaratus lumborum – QL) như là một lựa chọn 
thay thế để giảm đau hậu phẫu sau phẫu thuật 
thay khớp háng mà lại cho phép hạn chế được 
các tác dụng không mông muốn của phương 
pháp gây tê ngoài màng cứng.4,5,6 Ở Việt Nam, 
phương pháp gây tê QL đã bắt đầu có những 
nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm đau sau mổ 
khớp háng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu 
so sánh hiệu quả của phương pháp này so với 
phương pháp giảm đau kinh điển như GTNMC. 
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề 
tài này với mục tiêu: “So sánh hiệu quả giảm 
đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ vuông 
thắt lưng liên tục so với gây tê ngoài màng cứng 
ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi 18 - 80, 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
46 TCNCYH 142 (6) - 2021
không có chống chỉ định gây tê vùng và có chỉ 
định phẫu thuật thay khớp háng theo chương 
trình tại Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa 
- Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 - 8 năm 2019. 
Bệnh nhân bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu bao 
gồm: nhiễm trùng tại vùng chọc kim, dị ứng thuốc 
tê, rối loạn đông máu, người bệnh rối loạn tâm 
thần khó khăn giao tiếp, bệnh nhân hoặc người 
giám hộ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
* Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng 
ngẫu nhiên, có đối chứng.
* Cỡ mẫu: Tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu 
chuẩn lựa chọn được thu thập trong khoảng 
thời gian nghiên cứu. Có 60 bệnh nhân được 
bốc thăm ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: 30 bệnh 
nhân thực hiện với phương pháp gây tê cơ 
vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn của 
siêu âm (nhóm QL) và 30 bệnh nhân được gây 
tê ngoài màng cứng (nhóm NMC) . 
* Các bước tiến hành nghiên cứu: 
- Chuẩn bị BN và phương tiện gây tê: BN 
được thăm khám trước mổ, giải thích về kỹ 
thuật gây tê, các biến chứng có thể xảy ra và ký 
giấy đồng ý tham gia nghiên cứu; được hướng 
dẫn cách đánh giá mức độ đau theo thang điểm 
VAS; máy siêu âm với đầu dò phẳng có tần 
5 - 12 MHz của hãng GE Healthcare, kim gây 
tê thần kinh có luồn catheter, bộ gây tê NMC, 
thuốc tê Ropivacain 0,1% (Astra Zeneca) và 
các thuốc cấp cứu. 
- Kĩ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới 
hướng dẫn của siêu âm ở nhóm QL:
+ Dùng đầu dò siêu âm thẳng đặt ở vùng 
thắt lưng ngang rốn, tìm hình ảnh toàn bộ cơ 
vuông thắt lưng. 
+ Hút và bơm 10 ml dung dịch natriclorid 9‰ 
để tách các lớp mạc, xác định độ sâu của kim 
tê và luồn catheter vào khoang hướng về vị trí 
QL1, sâu khoảng 2-3cm. Bơm 10 ml Lidocain 
1% qua catheter vào khoang cơ vuông thắt 
lưng, kiểm tra sự lan toả thuốc tê dưới siêu âm.
* Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng. 
* Cỡ mẫu: Tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn được thu thập trong khoảng thời gian nghiên 
cứu. Có 60 bệnh nhân được bốc thăm ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: 30 bệnh nhân thực hiện với phương 
pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn của siêu âm (nhóm QL) và 30 bệnh nhân được 
gây tê ngoài màng cứng (nhóm NMC) . 
* Các bước tiến hành nghiên cứu: 
- Chuẩn bị BN và phương tiện gây tê: BN được thăm khám trước mổ, giải thích về kỹ thuật gây tê, các biến 
chứng có thể xảy ra và ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu; được hướng dẫn cách đánh giá mức độ đau 
theo thang điểm VAS; máy siêu âm với đầu dò phẳng có tần 5 - 12 MHz của hãng GE Healthcare, kim gây 
tê thần kinh có luồn catheter, bộ gây tê NMC, thuốc tê Ropivacain 0,1% (Astra Zeneca) và các thuốc cấp 
cứu. 
- Kĩ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm ở nhóm QL: 
 + Dù g đầu ò siêu âm thẳng đặt ở vùng thắt lưng ngang rốn, tìm ình ảnh toàn bộ cơ vuông thắt 
lưng. 
+ Hút và bơm 10 ml dung dịch natriclorid 9‰ để tách các lớp mạc, xác định độ sâu của kim tê và 
luồn catheter vào khoang hướng ...  siêu âm7
Hướng kim
3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Với 
các biến định lượng dùng thuật toán t - student. 
Với các biến định tính: χ2 hoặc Fisher (nếu > 
10% số ô bảng 2 x 2 có tần suất lý thuyết < 5). 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hội đồng 
nghiên cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi 
sức và hội đồng đánh giá đề cương nghiên 
cứu của trường Đại học Y Hà Nội, ban lãnh 
đạo Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa 
– Bệnh viện Việt Đức. Hồ sơ và các thông 
tin liên quan chỉ được sử dụng cho mục đích 
nghiên cứu, không tiết lộ cho bất kì đối tượng 
không liên quan nào khác. 
III. KẾT QUẢ
1. Một số đặc điểm chung
Bảng 1. Phân bố đặc điểm chung
 Nhóm
Phân bố
Nhóm QL
(n = 30)
Nhóm NMC
(n = 30)
p
Tuổi (năm)
 ± SD 50,8 ± 12,3 52,3 ± 12,4
> 0,05
Min - Max 21-74 20-71
Chiều cao (cm)
 ± SD 163,7 ± 5,6 163,6 ± 7,6
> 0,05
Min - Max 152-178 148-178
Cân nặng (kg)
 ± SD 58 ± 7,6 59.3 ± 7,1
> 0,05
Min - Max 43-72 49-76
BMI (kg/m2)
 ± SD 21,6 ± 2,1 22,1 ± 2
> 0,05
Min - Max 16,8-24,9 18,3-26,9
Thời gian PT (phút)
 ± SD 61,5 ± 4,4 59,5 ± 4.,4
> 0,05
Min - Max 55-70 45-65
Liều Bupivacain (mg) ± SD 6,6 ± 0,5 6,6 ± 0,6 > 0,05
Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể, thời gian phẫu thuật, liều Bupivacain 
giữa 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
48 TCNCYH 142 (6) - 2021
2. Hiệu quả giảm đau sau mổ
Biểu đồ 1. Phân bố điểm VAS tĩnh ở các thời điểm nghiên cứu
Biểu đồ 2. Phân bố điểm đau VAS động ở các thời điểm nghiên cứu 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm VAS trung bình khi nghỉ của cả 2 nhóm đều ở mức độ đau 
ít (VAS < 4) và tại hầu hết các thời điểm nghiên cứu đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p > 0,05. Từ thời điểm H18 trở đi cho thấy VAS khi vận động ở nhóm NMC thấp hơn so với nhóm 
QL có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3. Mức độ hài lòng
Biểu đồ 3. Mức độ hài lòng của BN
Min-Max 55-70 45-65 
Liều Bupivacain (mg) X ± SD 6,6 ± 0,5 6,6 ± 0,6 > 0,05 
Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể, thời gian phẫu thuật, liều Bupivacain giữa 2 
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). 
2. Hiệu quả giảm đau sau mổ 
Biểu đồ 1. Phân bố điểm VAS tĩnh ở các thời điểm nghiên cứu 
Biểu đồ 2. Phân bố điểm đau VAS động ở các thời điểm nghiên cứu 
4,87
2,7
2,1 2,43 2,3 2,07
1,93 1,67 1,73
1,2
4,97
2,33
2,1
1,9 1,93 1,9 1,5 1,4 1,17 0,7
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H0 H0.3 H3 H6 H12 H18 H24 H30 H36 H48
VA
S
Các thời điểm nghiên cứu
Nhóm QL Nhóm NMC
6,01
4,50 4,43 4,67 4,37
4,33 4,07 4,03 4,07
3,50
6,1
3,6 3,57 3,2 3,3 3,3 2,8 2,7 2,4 1,9
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H0 H0.3 H3 H6 H12 H18 H24 H30 H36 H48
VA
S
Các thời điểm nghiên cứu
Nhóm QL Nhóm NMC * p < 0,05
* * * *
*
Min-Max 55-70 45-65 
Liều Bupivacain (mg) X ± SD 6,6 ± 0,5 6,6 ± 0,6 > 0,05 
Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể, thời gian phẫu thuật, liều Bupivacain giữa 2 
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). 
2. Hiệu quả giảm đau sau mổ 
Biểu đồ 1. Phân bố điểm VAS tĩnh ở các thời điểm nghiên cứu 
Biểu đồ 2. Phân bố điểm đau VAS động ở các thời điểm nghiên cứu 
4,87
2,7
2,1 2,43 2,3 2,07
1,93 1,67 1,73
1,2
4,97
2,33
2,1
1,9 1,93 1,9 1,5 1,4 1,17 0,7
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H0 H0.3 H3 H6 H12 H18 H24 H30 H36 H48
VA
S
Các thời điểm nghiên cứu
Nhóm QL Nhóm NMC
6,01
4,50 4,43 4,67 4,37
4,33 4,07 4,03 4,07
3,50
6,1
3,6 3,57 3,2 3,3 3,3 2,8 2,7 2,4 1,9
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H0 H0.3 H3 H6 H12 H18 H24 H30 H36 H48
VA
S
Các thời điểm nghiên cứu
Nhóm QL Nhóm NMC * p < 0,05
* * * *
*
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm VAS trung bình khi nghỉ của cả 2 nhóm đều ở mức độ đau ít (VAS 
 0,05. 
Từ thời điểm H18 trở đi cho thấy VAS khi vận động ở nhóm NMC thấp hơn so với nhóm QL có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05. 
3. Mức độ hài lòng 
Biểu đồ 3. Mức độ hài lòng của BN 
Hầu hết số BN trong 2 nhóm nghiên cứu đều rất hài lòng hoặc hài lòng với phương pháp giảm và 
chỉ có 3,3 % (1 BN) ở nhóm QL không hài lòng tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 
0,05). 
4. Lượng morphin tiêu thụ sau mổ 48h 
Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ người bệnh sử dụng PCA morphin 
Lượng morphin tiêu thụ sau mổ 
48h 
Nhóm QL 
( n = 30) 
Nhóm NMC 
( n = 30) p 
Số lượng NB phải giải cứu bằng 
PCA morphin (n) (%) 
1 
3,3 % 
0 
0 
> 0,05 
Tổng lượng morphin (mg) 33 0 < 0,05* 
Nhóm QL có 1 BN phải dùng thêm PCA Morphin với tổng lượng 36mg. Trong khi, nhóm NMC 
không có người bệnh nào phải cần dùng morphin. 
5. Tác dụng không mong muốn và số lượng morphin tiêu thụ 
Bảng 3. Tác dụng không mong muốn 
Tác dụng không mong muốn Nhóm QL Nhóm NMC p 
16,7
30
80
70
3,3
0
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nhóm QL
Nhóm NMC Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
49TCNCYH 142 (6) - 2021
Hầu hết số BN trong 2 nhóm nghiên cứu đều rất hài lòng hoặc hài lòng với phương pháp giảm và 
chỉ có 3,3 % (1 BN) ở nhóm QL không hài lòng tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê (p > 0,05).
4. Lượng morphin tiêu thụ sau mổ 48h
Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ người bệnh sử dụng PCA morphin
Lượng morphin tiêu thụ sau mổ 48h
Nhóm QL
( n = 30)
Nhóm NMC
( n = 30)
p
Số lượng NB phải giải cứu bằng 
PCA morphin (n) (%)
1
3,3 %
0
0
> 0,05
Tổng lượng morphin (mg) 33 0 < 0,05*
Nhóm QL có 1 BN phải dùng thêm PCA Morphin với tổng lượng 36mg. Trong khi, nhóm NMC 
không có người bệnh nào phải cần dùng morphin.
5. Tác dụng không mong muốn và số lượng morphin tiêu thụ
Bảng 3. Tác dụng không mong muốn 
Tác dụng không mong muốn
Nhóm QL Nhóm NMC
pSố BN 
(n)
Tỷ lệ 
(%)
Số BN 
(n)
Tỷ lệ 
(%)
Tê lệch vị trí 0 0 6 20 < 0,05*
Buồn nôn/ Nôn 1 3,3 4 13,3 < 0,05*
Ngứa 0 0 1 3,3 > 0,05
Suy hô hấp 0 0 0 0 > 0,05
Tụt huyết áp 0 0 0 0 > 0,05
Run 0 0 0 0 > 0,05
Bí tiểu 4 13,3 7 23,3 < 0,05*
Chọc vào mạch máu 0 0 3 10 < 0,05*
Nhiễm trùng điểm chọc 0 0 0 0 > 0,05
Đau tại vị trí tê 0 0 0 0 > 0,05
Ngộ độc thuốc tê 0 0 0 0 > 0,05
Tụ máu vị trí gây tê 0 0 0 0 > 0,05
Tỷ lệ buồn nôn/nôn; bí tiểu của BN ở nhóm NMC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm QL 
(p < 0,05). Ở nhóm NMC, tỉ lệ BN phong bế bị lệch sang bên chân không mổ (20%) và chạm vào 
mạch máu (10%) là khá cao.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
50 TCNCYH 142 (6) - 2021
IV. BÀN LUẬN
* Hiệu quả giảm đau sau
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
phương pháp gây tê thần kinh ngoại vi liên tục 
như gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục cũng 
như gây tê NMC đã mang lại hiệu quả giảm đau 
tốt, làm giảm điểm đau VAS cho các BN sau 
phẫu thuật thay khớp háng với mức độ giảm 
đau tương đương nhau ở hầu hết thời điểm khi 
nghỉ. Ngay tại thời điểm 30 phút sau khi tiêm 
thuốc tê (H0.3), điểm VAS trung bình của cả 2 
nhóm khi nghỉ đều giảm xuống > 50% so với 
điểm VAS trước khi tiêm thuốc tê và sự khác 
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho 
thấy nhóm NMC có điểm đau VAS khi nghỉ là 
thấp hơn so với nhóm QL ở tất cả các thời điểm 
sau H0, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê với p>0,05. Tác giả Margaret 
Mhockett cũng cho thấy kết quả tương tự khi 
điểm đau VAS ở trạng thái nghỉ sau mổ thay 
khớp háng toàn bộ chỉ dao động từ 1 đến 3.8 
Đánh giá điểm đau khi vận động sau 30 phút 
tiêm thuốc tê, điểm VAS động ở nhóm NMC có 
thấp hơn so với nhóm QL nhưng không có sự 
khác biệt giữa 2 nhóm. Từ thời điểm H12 trở 
đi, điểm VAS động của nhóm NMC thấp hơn 
so với nhóm QL và sự khác biệt giữa 2 nhóm 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong nghiên 
cứu, ở nhóm QL có 1 bệnh nhân cần giải cứu 
bằng PCA morphin với lượng morphin tiêu thụ 
là 35mg trong 48h sau mổ trong khi ở nhóm 
NMC là không có bệnh nhân nào. Lý giải về 
sự chênh lệch này chúng tôi cho rằng: thứ 
nhất, nhóm QL có thể phong bế không hoàn 
toàn hết các dây thần kinh và sự lan truyền của 
thuốc trong các bao cân khi truyền liên tục qua 
catheter QL cũng có thể không đảm bảo đưa 
được thuốc tê đến các rễ thần kinh thắt lưng 
như catheter NMC; thứ hai có thể do nồng độ 
thuốc ropivacain 0,1% sử dụng trong nghiên 
cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên 
cứu nước ngoài (dùng ropivacain 0,2%).9 
* Các tác dụng không mong muốn:
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tác 
dụng không mong muốn như bí tiểu và buồn 
nôn hoặc nôn ở nhóm gây tê NMC có tỉ lệ cao 
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm gây tê QL 
(p < 0,05). Với người bệnh gây tê ngoài màng 
cứng, khi thuốc được đưa vào khoang ngoài 
màng cứng, thuốc họ morphin hấp thu vào máu 
qua hệ thống tĩnh mạch ngoài màng cứng, một 
phần thuốc khuếch tán vào dịch não tuỷ. Người 
bệnh buồn nôn có thể gặp từ 22 - 30% do tác 
dụng không mong muốn của thuốc họ morphin 
gây kích thích vào thụ thể ở trung tâm nôn thuộc 
sàn não. Tỷ lệ người bệnh bí tiểu có thể gặp 
từ 15-35% do thuốc họ morphin làm giảm co 
bóp cơ thành bàng quang và tăng thể tích bàng 
quang hoặc do thuốc tê tác dụng lên trương lực 
cơ vòng bàng quang.10
Hầu hết người bệnh bị buồn nôn, ngứa ở 
mức độ nhẹ không cần can thiệp. Nhóm gây tê 
ngoài màng cứng, có một tỉ lệ không nhỏ gặp 
phải tác dụng không mong muốn bị tê lệch vị 
trí cần phong bế (tê lệch chân) chiếm tỉ lệ 20%. 
Việc tê lệch chân không phẫu thuật dẫn đến kết 
quả là hiệu quả giảm đau không đầy đủ, đòi 
hỏi phải tăng lượng thuốc tê sử dụng và gây ra 
cảm giác khó chịu cho người bệnh. Kết quả này 
tương tự nghiên cứu của tác giả Shafiq và cộng 
sự nghiên cứu trên 1706 ca gây tê ngoài màng 
cứng cho thấy có 10,07% người bệnh bị tê lệch 
một bên chân. Đây cũng là nhược điểm lớn của 
phương pháp gây tê ngoài màng cứng so với 
phương pháp gây tê thần kinh khi lựa chọn để 
giảm đau sau mổ khớp háng, bởi phương pháp 
gây tê thần kinh chọn lọc cho phép phong bế 
đúng vị trí chân phẫu thuật, làm giảm được tác 
dụng không mong muốn này.11
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
51TCNCYH 142 (6) - 2021
V. KẾT LUẬN
Phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng 
liên tục dưới hướng dẫn siêu âm có thể là một 
phương pháp giảm đau sau mổ có hiệu quả 
giảm đau tương đương khi nghỉ nhưng kém 
hiệu quả hơn khi người bệnh vận động và ít tác 
dụng không mong muốn so với gây tê NMC sau 
phẫu thuật thay khớp háng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duarte LT BP SR. Effects of epidural 
analgesia and continuous lumbar plexus 
block on functional rehabilitation after total 
hip arthroplasty. Rev Bras Anestesiol. 
2009;59:531 - 534.
2. FJ Singelyn TF MM, D Joris. Effects 
of intravenous patient-controlled analgesia 
with morphine, continuous epidulal analgesia 
and continuous femoral nerve sheath 
block on rehabilitation after unilatelal total-
hip arthroplasty. Reg Anesth Pain Med. 
2005;30:452-457.
3. Choi P BM, Scott J, Douketis JD. 
2003, Issue 3. . Epidural analgesia for pain 
relief following hip or knee replacement. 
Cochrane Database of Systematic 
Reviews 2003(3):Art. No.: CD003071. DOI: 
003010.001002/14651858.CD14003071].
4. MJ BR. Optimal point of injection: the 
quadratus lumborum type I and II blocks. 
Anaesthesia. 2014;30:1550.
5. Borglum J MB JK, Lonnqvist PA, 
Christensen AF, et al. Ultrasound-guided 
Transmuscular Quadratus Lumborum 
Blockade. Br J Anaesth. 2013;22.
6. BR. PT. Randomised trial comparing the 
transversus abdominis plane block posterior 
approach or quadratus lumborum block type I 
with femoral block for postoperative analgesia 
in femoral neck fracture, both ultrasound-
guided. Rev Esp Anestesiol Reanim. 
2016;63:141 - 148.
7. McCrum CL B-DB, Shin JJ, Wright VJ. 
Quadratus lumborum block provides improved 
immediate postoperative analgesia and 
decreased opioid use compared with a multimodal 
pain regimen following hip arthroscopy. Hip 
Preserv Surg 2018;5(3):233 - 239.
8. Margaret M.Hockett SHaAL. Continous 
Quadratus Lumborum Block for Postoperative 
Pain in Total Hip Arthroplasty: A Case Report. 
A&A Case Report. 2017;8:4-6.
9. Blanco R AT, Girgis E. Quadratus 
lumborum block for postoperative pain after 
caesarean section: A randomised controlled 
trial. Eur Journal of Anaesthesiology. 
2015;32:812–818.
10. Nguyễn Hữu Tú CQT. Gây tê ngoài 
màng cứng. Bài giảng gây mê hồi sức. 
2014:277 - 290.
11. F. Shafiq MHaKS. Complications and 
interventions associated with epidural analgesia 
for postoperative pain relief in a tertiary 
care hospital. Middle East J Anaesthesiol. 
2010;20(6):827 - 832.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
52 TCNCYH 142 (6) - 2021
Summary
POSTOPERATIVE ANALGESIC EFFICACY OF CONTINOUS 
QUADRATUS LUMBORUM BLOCK VERSUS CONTINOUS 
EPIDURAL IN HIP REPLACEMENT SURGERY
The purpose of the study is to compare the analgesic efficacy and the side effects of continuous 
quadratus lumborum block versus continous epidural for hip replacement surgery. 60 patients with 
hip replacement surgery were relieved of postoperative pain by continuous quadratus lumborum 
(QL) block and continuous epidural blockv from April 2019 to August 2019 at Center of Anesthesia 
& Surgical Intensive Care, Viet Duc Hospital. Mean VAS score at rest of the continuous quadratus 
lumborum block group after bolus was equal to the mean VAS score of continuous epidural group 
allmost of the time of the study. The rates of nausea, urinary retention, and unilateral blockade 
were statistically significantly lower with continuous quadratus lumborum block compared with 
continuous epidural anesthesia. Our study is showed that continuous quadratus lumborum block 
has comparable postoperative pain relief and less adverse effects than epidural anesthesia for hip 
replacement surgery.
Keywords: continuous lumborum quadratus block, epidural, hip replacement surgery.

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_giam_dau_sau_mo_cua_phuong_phap_gay_te_co_v.pdf