So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế việc nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) giữa mô

hình tôm – lúa (T – L) và chuyên tôm (CT), và góp phần phục vụ kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản

của tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 64 hộ canh

tác theo T – L và 62 hộ canh tác theo CT từ tháng 12/2014 đến tháng 01/2015 tại huyện Mỹ Xuyên,

tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy diện tích trang trại không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai mô

hình, với diện tích là 1,5 ha/hộ. Mật độ thả nuôi của CT cao hơn T – L lần lượt là 43 PL/m2 và 21

PL/m2 (p<0,05). Năng suất của CT là 3,13 tấn/ha/vụ và T – L là 1,32 tấn/ha/vụ. Chi phí đầu tư CT

cao hơn 2,28 lần so với T – L nên CT sẽ chịu nhiều rủi ro hơn khi rảy ra sự cố trong vụ nuôi so với

T – L. Đối với mô hình T – L lợi nhuận từ trồng lúa chiếm 10% tổng thu và có vai trò quan trọng

trong việc đóng góp thu nhập và lương thực cho nông hộ. Để phát triển bền vững mô hình T – L,

chính quyền địa phương nên đầu tư cải tiến mô hình này, đầu tư nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa

và cải thiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất.

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 1

Trang 1

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 2

Trang 2

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 3

Trang 3

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 4

Trang 4

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 5

Trang 5

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 6

Trang 6

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 7

Trang 7

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 8

Trang 8

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 9

Trang 9

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 5600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng
76 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG
Đoàn Văn Bảy1*, Phan Thanh Lâm1, Trần Văn Nhường2, Trịnh Quang Tú3
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế việc nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) giữa mô 
hình tôm – lúa (T – L) và chuyên tôm (CT), và góp phần phục vụ kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản 
của tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 64 hộ canh 
tác theo T – L và 62 hộ canh tác theo CT từ tháng 12/2014 đến tháng 01/2015 tại huyện Mỹ Xuyên, 
tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy diện tích trang trại không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai mô 
hình, với diện tích là 1,5 ha/hộ. Mật độ thả nuôi của CT cao hơn T – L lần lượt là 43 PL/m2 và 21 
PL/m2 (p<0,05). Năng suất của CT là 3,13 tấn/ha/vụ và T – L là 1,32 tấn/ha/vụ. Chi phí đầu tư CT 
cao hơn 2,28 lần so với T – L nên CT sẽ chịu nhiều rủi ro hơn khi rảy ra sự cố trong vụ nuôi so với 
T – L. Đối với mô hình T – L lợi nhuận từ trồng lúa chiếm 10% tổng thu và có vai trò quan trọng 
trong việc đóng góp thu nhập và lương thực cho nông hộ. Để phát triển bền vững mô hình T – L, 
chính quyền địa phương nên đầu tư cải tiến mô hình này, đầu tư nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa 
và cải thiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất.
Từ khóa: mô hình tôm-lúa, chuyên tôm, hiệu quả canh tác.
1. Phòng Sinh thái Nghề cá và Tài nguyên Thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 
* Email: baydv.ria2@mard.gov.vn 
2. Trung tâm nghề cá thế giới 
3. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
I. MỞ ĐẦU
Sau nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 
15/6/2000 của Chính phủ, việc chuyển dịch cơ 
cấu sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy 
sản diễn ra mạnh mẽ ở Đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL). Đến năm 2014 diện tích nuôi 
tôm nước lợ toàn vùng là 604.954 ha, trong đó 
nuôi tôm sú 544.710 ha chiếm trên 90%, nuôi 
tôm thẻ chân trắng (TCT) 60.244 ha chiếm gần 
10% tổng diện tích nuôi tôm nước mặn lợ, tập 
trung tại 8 tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền 
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, 
Kiên Giang và Cà Mau. Diện tích này tăng gấp 
1,13 lần so với năm 2010, bình quân tăng 3,12% 
năm (Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 
2015). Bên cạnh các mô hình nuôi tôm phổ biến 
như nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng 
canh cải tiến, mô hình nuôi tôm – lúa (T – L) 
được nông dân vùng ven biển của ĐBSCL áp 
dụng với diện tích đến nay đạt khoảng 160.000 
ha, năng suất bình quân đạt từ 320 đến 500 kg/
ha/vụ, phần lớn tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, 
Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến 
Tre (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015). 
Mô hình canh tác T – L tổng hợp được xem là 
giảm thiểu các rủi ro thiệt hại và thường gắn liền 
với hệ thống nuôi tôm đơn canh, luân canh với 
sản xuất lúa, đây là một trong những mô hình 
nuôi tôm bền vững với môi trường vùng nuôi 
tôm nước lợ (N. Preston và H. Clayton, 2003).
Vùng T – L tại Mỹ Xuyên được biết đến 
là vùng T – L tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng với 
diện tích khoảng 10.000 ha trên diện tích 17.700 
ha nuôi tôm nước lợ. Nuôi tôm nước lợ ở Mỹ 
Xuyên hiện nay chủ yếu dưới hai hình thức là 
quảng canh cải tiến (QCCT) hay còn gọi là mô 
hình T – L và bán thâm canh (BTC) hay chuyên 
tôm (CT). Việc sản xuất theo mô hình T – L, dựa 
trên sự xâm nhập mặn vào mùa khô (nuôi tôm từ 
tháng 2 đến tháng 8) và trồng lúa vào mùa mưa, 
77TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
khi có đủ lượng nước ngọt để rửa mặn (từ tháng 
9 đến tháng 1 năm sau).
Mô hình T – L được xem là mô hình phổ 
biến đang được đa số người dân áp dụng nuôi 
ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả 
sử dụng đất cao và phù hợp với khả năng đầu 
tư của người dân. Hình thức canh tác này được 
đánh giá là có hiệu quả cả về kinh tế và môi 
trường. Diện tích canh tác mô hình này thường 
có mương bao quanh thửa ruộng (chiếm 25 - 
30% diện tích). Thả giống nhân tạo với mật độ 
từ 4 - 9 Post larvae (PL) tôm sú/m2, năng suất 
thu hoạch tôm sú 1ha ruộng lúa 0,20 - 0,76 tấn/
ha/vụ (Phan Thanh Lâm và Vũ Vi An, 2008).
Mô hình CT là hình thức nuôi tôm BTC dựa 
chủ yếu vào nguồn thức ăn công nghiệp dạng 
viên. Mật độ thả giống tôm sú dao động từ 10 
- 25 PL/m2. Diện tích ao nuôi gần tương đương 
với nuôi thâm canh, sử dụng hệ thống máy bơm 
để chủ động cấp thoát nước, và hệ thống quạt 
nước để đảm bảo cung cấp oxy cho tôm nuôi 
và năng suất tôm dao động từ 1 - 3 tấn/ha (Phan 
Thanh Lâm và Vũ Vi An 2008). Ở Mỹ Xuyên, 
mô hình này được áp dụng do ao nuôi sâu, hầu 
hết chỉ sử dụng để nuôi tôm trong năm và không 
tiến hành trồng lúa sau vụ tôm (Phòng NN và 
PTNT huyện Mỹ Xuyên 2014).
Năm 2010, diện tích trồng lúa trên nền đất 
nuôi tôm là 7.929 ha; năm 2011, tăng lên 10.276 
ha, trong hai năm 2012 và 2013 do hiệu quả của 
việc nuôi tôm quá cao nên tình hình sản xuất 
lúa trên nền tôm rất thấp chỉ đạt 9.000 ha, năm 
2014 diện tích này đạt 9.914 ha, năm 2015 diện 
tích gieo trồng lúa trên nền tôm là 10.271 ha 
(Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng 
2015). Trong năm 2013, với hiệu quả kinh tế 
cao và thời gian nuôi ngắn nên việc chuyển đổi 
đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm TCT diễn ra 
mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, diện tích tăng lên 
đến 15.686 ha, sản lượng đạt 35.000 tấn, tăng 
107,2% về diện tích, tăng 3 lần về sản lượng 
so với cùng kỳ năm 2012 (Sở Nông nghiệp 
và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2013). Do hình thức 
nuôi chuyên tôm với đối tượng tôm TCT cho 
lợi nhuận cao hơn T – L, nên người dân đang 
có xu hướng chuyển sang hình thức nuôi CT. 
CT tuy có lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so 
với cây lúa, nhưng chi phí đầu tư và mức độ rủi 
ro lớn nên khó có khả năng phục hồi sản xuất 
nếu thua lỗ lớn. Mô hình T – L tuy có lợi nhuận 
thấp hơn, nhưng T – L có chi phí đầu tư và mức 
độ rủi ro thấp. Điều quan trọng là T – L có kh ... u đồng/ha). Chi phí đầu tư 
cho T – L thấp, giúp cho việc tái đầu tư sản xuất 
cho vụ sau cũng dễ dàng hơn CT. 
Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí cải tạo ao, 
chi phí vôi, chi phí thuốc, chi phí thức ăn, con 
giống, khấu hao tài sản cố định. Trong đó chi 
phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm khoảng 
50% tổng chi phí sản xuất của hộ (Hình 3). 
Ngoài ra, chi phí con giống và chi phí thuốc, 
hóa chất cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ lần lượt 
là 18% và 13%. Các chi phí còn lại chiếm tỷ lệ 
không đáng kể trong tổng chí phí sản xuất của 
nông hộ.
81TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 3. Phân bố cơ cấu chi phí đầu tư cho 1ha nuôi tôm trong năm 2014
Doanh thu và lợi nhuận
Mô hình CT có lợi nhuận trung bình 97 triệu 
đồng/ha/vụ cao hơn 77 triệu đồng/ha/vụ so với 
mô hình T – L (20 triệu đồng/ha/vụ). Tuy nhiên, 
theo Bảng 4 thì mô hình CT có mức chi phí đầu 
tư cao hơn 2,28 lần và số tiền lỗ cũng nhiều hơn 
mô hình T – L. Điều này có nghĩa rằng mô hình 
CT sẽ chịu nhiều rủi ro hơn so với T – L. 
Bảng 4. Hiệu quả nuôi tôm tính cho 1ha mặt nước trong năm 2014
Chỉ tiêu Chuyên tôm (n=62)
Tôm - lúa 
(n=64)
Tổng thể 
(n=126)
I. Nhóm nuôi tôm bị lỗ
21 26 47
Số hộ liên quan (hộ)
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) 141,17±131,15a 64,57±81,09b 98,79±115,51
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) 225,99±140,31a 92,14±90,75b 151,94±132,51
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) -84,82±69,42a -27,57±32,29b -53,15±59,07
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) -0,49±0,35a -0,30±0,35a -0,36±0,35
II. Nhóm nuôi tôm có lời
41 29 70
Số hộ liên quan (hộ)
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) 453,19±372,09a 188,73±137,78b 343,63±324,31
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) 246,51±168,64a 125,80±72,32b 196,50±148,98
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 206,68±226,62a 62,93±80,10b 147,13±193,55
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) 0,83±0,49a 0,50±0,37b 0,75±0,48
III. Tính chung cho nhóm
I, II 62 55 117
Số hộ liên quan (hộ)
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) 347,50±344,05a 130,03±128,95b 245,28±288,87
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) 249,72±158,75a 109,89±82,54b 178,60±143,69
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 97,78±233,66a 20,14±76,74b 66,68±182,73
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) 0,39±0,76a 0,18±0,56b 0,37±0,69
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn tại huyện Mỹ Xuyên, 2014; Các chỉ số so sánh nếu cùng 
chữ cái trong cùng một dòng thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05); các chỉ 
số so sánh nếu khác chữ cái thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05).
82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Trong nhóm hộ canh tác có lãi, cho thấy 
các hộ dân đó có chi phí đầu tư cao hơn nhóm 
hộ bị lỗ. Trong Bảng 4, không có trình bày 
nhóm hộ hòa vốn vì người nuôi có lời ít (dưới 
10 triệu đồng) thì thường họ xem là hòa vốn. 
Trong tổng số mẫu T – L được phỏng vấn, thì 
chỉ có 55 hộ có thông tin đầy đủ về doanh thu 
và chi phí.
T – L có mức độ thâm canh thấp hơn và 
nguồn thu nhập đa dạng hơn, nên T – L có thể 
vượt qua rủi ro do dịch bệnh tôm so với CT. 
Việc có thêm thu nhập từ các nguồn thu khác, 
khi vụ tôm thất bại sẽ cho phép người dân mô 
hình T – L quay lại nuôi tôm ở vụ kế tiếp, trong 
khi những hộ CT khi gặp rủi ro về dịch bệnh 
tôm thì sẽ rất khó để tái đầu tư sản xuất.
3.5. Thông tin về trồng lúa của nông hộ
Lượng giống lúa
Lượng giống trung bình của các hộ dân 
canh tác, theo mô hình tôm lúa là 120 kg/ha/
vụ. Số lượng này phù hợp với tiêu chuẩn kỹ 
thuật của trồng lúa, không có sự khác biệt so 
với những vùng sản xuất lúa chuyên canh. 
Các giống lúa thường được nông dân sử 
dụng thường có tính chịu mặn và có năng suất 
khá cao như: ST5, OM6976, Một bụi đỏ,
Lượng phân bón
Lượng phân bón trung bình ở mức 301 kg/
ha, thấp hơn 33% so với lượng phân bón vùng 
chuyên lúa. Như vậy, từ việc tái sử dụng bùn 
đáy vụ nuôi tôm, đã góp phần giảm chí phí phân 
bón cho sản xuất và giảm thiểu nguồn gây ô 
nhiễm môi trường (RIA2, 2009). 
Việc sử dụng ít nguyên vật liệu cho sản xuất 
(vụ tôm, vụ lúa) đã tác động đến quá trình phát 
thải khí nhà kính của mô hình T – L, cũng được 
đánh giá là ít hơn so với CT (Anh et al., 2010; 
Phan et al., 2013). Luân canh trồng lúa sau vụ 
tôm, còn giúp tăng hiệu quả cho việc cải tạo đất 
và cắt nguồn dịch bệnh trên tôm cho vụ nuôi kế 
tiếp và vì vậy T – L được nhận định là mô hình 
có tính bền vững cao (FAO, 2013).
Năng suất
Năng suất thu hoạch đạt khá cao khoảng 
5,50 tấn/ha/vụ, năng suất phụ thuộc nhiều vào 
giống lúa và chất lượng nguồn nước mà các 
nông hộ đang sử dụng phục vụ cho canh tác. 
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, tìm ra 
các giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và năng 
suất cao.
Bảng 5. Các thông số kỹ thuật trồng lúa trong mô hình T – L năm 2014
Chỉ tiêu Giá trị
Lượng lúa giống (kg/ha/vụ) 120,07±101,47
Chi phí thuốc (triệu đồng/ha/vụ) 15,23±2,15
Lượng phân bón (kg/ha/vụ) 301,41±111,13
Năng suất lúa (kg/ha/vụ) 5545,75±2077,96
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn tại huyện Mỹ Xuyên 2014)
83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.6. Hạch toán kinh tế năm sản xuất lúa
Phân tích hiệu quả sản xuất lúa
Lợi nhuận từ trồng lúa (chiếm 10% trong 
tổng thu nhập) thấp hơn nhiều so với lợi nhuận 
từ con tôm, vì con tôm đóng vai trò chủ đạo 
trong cơ cấu thu nhập của nông hộ. Lợi nhuận từ 
lúa chỉ góp phần nhỏ trong thu nhập, nhưng nó 
có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lương 
thực cho nông hộ (Hình 2). Góp phần tạo thêm 
sự đa dạng cho thu nhập và nguồn lương thực 
của nông hộ.
Tỉ suất lợi nhuận là 1,16 điều này có nghĩa 
là chi phí đầu tư là 1 thì lợi nhuận thu vào là 
1,16 (đã trừ chi phí). Điều này cho thấy hiệu quả 
sản xuất của cây lúa khá cao, do giảm được chi 
phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Bảng 6. Hiệu quả trồng lúa trong mô hình T – L tính cho 1ha năm 2014
Chỉ tiêu Giá trị
Năng suất trung bình (kg/ha/vụ) 5.545
Giá bán trung bình (đồng) 4.334
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) 24,04±11,40
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) 11,60±4,57
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 12,43±9,49
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) 1,16±0,81
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn tại huyện Mỹ Xuyên 2014)
Phân tích cơ cấu chi phí đầu tư của lúa
Trong các chi phí sản xuất lúa, thì chi phí thu hoạch chiếm tỉ lệ cao nhất, nguyên nhân do nền 
ruộng thấp so với bờ ruộng và nền đất có kết cấu không chặt khó áp dụng máy móc cho thu hoạch.
Hình 4. Cơ cấu chi phí đầu tư cho 1 ha trồng lúa trong năm 2014
84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Việc thu hoạch lúa chỉ có thể áp dụng bằng 
phương pháp thủ công, nên ảnh hưởng đến chi 
phí và lợi nhuận của nông dân.
Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu giảm đáng 
kể so với mô hình chuyên lúa, điều đó giúp hạt 
gạo có chất lượng cao và an toàn, do ít sử dụng 
thuốc hóa học.
Trong các chi phí sản xuất, thì chi phí giống 
khá cao do nông dân phải sử dụng những giống 
lúa chịu mặn, giá lúa giống còn cao so với vùng 
chuyên lúa. Vì vậy, cần có chính sách phù giúp 
người dân hạ giá thành sản phẩm tăng thu nhập 
(Hình 4).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Diện tích canh tác trung bình của các hộ 
dân ở hai mô hình T – L và CT thuộc huyện Mỹ 
Xuyên là 1,50 ha/hộ. Mật độ thả nuôi của tôm 
TCT 43 PL/m2 cao hơn so với T – L 21 PL/m2. 
Hệ số FCR của CT và T – L gần như tương đồng 
với nhau là 1,22. Năng suất của CT 3,13 tấn/ha/
vụ cao hơn rất nhiều so với T – L 1,32 tấn/ha/vụ.
Chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, tỷ 
suất lợi nhuận và chi phí của CT cao hơn T – L. 
Mô hình CT có lợi nhuận trung bình 97 triệu 
đồng/ha/vụ cao hơn 77 triệu đồng/ha/vụ so với 
mô hình T – L. CT có mức chi phí đầu tư cao 
hơn 2,28 lần và số tiền lỗ khi gặp rủi ro cũng 
nhiều hơn mô hình T – L, CT sẽ lỗ khoảng 85 
triệu đồng/ha/vụ so với 27,5 triệu đồng/ha/vụ so 
với T – L.
Nguồn thu nhập chính từ hai mô hình trên 
đều là tôm, nhưng đối với T – L hiệu quả sản 
xuất của cây lúa khá cao với tỉ suất lợi nhuận 
là 1,16 do giảm được chi phí phân bón và thuốc 
bảo vệ thực vật. Trong các chi phí sản xuất, thì 
chi phí giống lúa chiếm 10% là khá cao do nông 
dân phải sử dụng những giống lúa chịu mặn, giá 
giống còn cao so với vùng sản xuất chuyên lúa.
Lợi nhuận từ trồng lúa chiếm 10% trong 
tổng thu, tuy lợi nhuận này thấp nhưng lúa có 
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lương 
thực cho nông hộ và tạo ra sự đa dạng cho thu 
nhập và nguồn lương thực của nông hộ.
4.2. Đề xuất
Để mô hình T – L tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh 
Sóc Trăng được duy trì và phát triển bền vững, 
chính quyền địa phương (CQĐP) cần thực hiện 
một số giải pháp sau:
Với năng suất và lợi nhuận cao của CT, xu 
hướng phát triển mô hình này ngày càng mạnh 
kèm theo những rủi ro càng lớn. CQĐP phải đẩy 
mạnh thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu 
quả của hình thức nuôi tôm lúa nhằm duy trì mô 
hình này.
Do T – L có tính bền vững cao nên CQĐP 
cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu tổ chức 
thực hiện các mô hình trình diễn kết hợp xây 
dựng Quy trình kỹ thuật nuôi bền vững T – L 
cho nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm, 
nhằm tăng hiệu quả sản xuất của mô hình này.
Chi phí lúa trong T – L hiện nay là khá cao 
nên cần đầu tư hợp tác nghiên cứu lai tạo ra các 
giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, 
kháng bệnh, năng suất cao phục vụ mô hình này.
Việc rủi ro trong sản xuất tôm nuôi là 
thường xuyên ở cả 2 mô hình nên cần có chính 
sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất. 
85TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2015. 
Thực trạng phát triển mô hình Tôm – Lúa và giải 
pháp phát triển mô hình Tôm – Lúa tại tỉnh Sóc 
Trăng năm 2015.
Nguyễn Văn Hảo và Phan Thanh Lâm, 2009. Phát triển 
hệ thống canh tác tôm - lúa ở ĐBSCL thông qua 
xây dựng mô hình đồng quản lý. Bài học kinh 
nghiệm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Báo 
cáo tham luận tại Hội nghị: Phát triển hệ thống 
sản xuất lúa tôm biển bền vững vùng ven biển ở 
ĐBSCL. Trang 74 – 85.
Phan Thanh Lâm và Vũ Vi An, 2008. Nuôi trồng và 
Khai thác thủy sản ở ĐBSCL. Hiện trạng và 
xu thế phát triển. Viện Nghiên cứu và NTTS 2. 
Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 200.
Phòng NNvàPTNT huyện Mỹ Xuyên 2012 – 2014. 
Báo cáo tổng kết nông nghiệp - thủy sản năm 2012 
– 2014.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2013. Báo 
cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2013 nhiệm vụ 
năm 2014. Trang 1.
Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2015. Hội nghị “Bàn 
giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất 
tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” tại Kiên 
Giang ngày 23/9/2015.
Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thái Bình, Trần Trọng 
Tân, 2011. Thực trạng kỹ thuật, hiệu quả tài chính 
và tác động của chính sách đến mô hình tôm sú - 
lúa luân canh ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học. Đại 
học Cần Thơ. Cần Thơ. (Trang 1 - 8)
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2015. Xây dựng 
quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến 
năm 2020, tầm nhìn 2030. 135 trang.
Tài liệu tiếng Anh
Anh, T.P. et al., 2010. Water pollution by intensive 
brackish shrimp farming in south-east Vietnam: 
Causes and options for control. Agricultural Water 
Management, 97(6), pp.872 - 882. Availableat: 
 2010. 01.18
FAO, 2013. FAO/MARD Technical Workshop on 
Early Mortality Syndrome (EMS) or Acute 
Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS) 
of Cultured Shrimp (under TCP/VIE/3304), Ha 
Noi.
Preston, N., and Clayton , H., 2003. Rice–shrimp 
farming in the Mekong Delta: biophysical and 
socioeconomic issues. ACIAR Technical Reports 
No. 52e, 170 p.
Phan, T.L. et al., 2013. Nutrient characteristics and 
utilization of striped catfish pond sediment 
(Pangasiandon hypophthalus) in the Mekong 
Delta, Viet Nam. In International Fisheries 
Symposium 2013. Pattaya
RIA2, 2009. Fisheries comanagement: A case study 
in rice-shrimp rotation in Soc Trang province, 
Research Institute for Aquaculture No.2, Ho Chi 
Minh.
86 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
COMPARISON OF EFFICIENCIES AMONG WHITE LEG SHRIMP FARMING 
PRACTICES IN MY XUYEN DISTRICT, SOC TRANG PROVINCE
Doan Van Bay1*, Phan Thanh Lam1, Tran Van Nhuong2, Trinh Quang Tu3
ABSTRACT
The study attempts to compare efficiencies between white leg shrimp (L. vannamei) farming 
practices of semi – intensive (SI) and integrated rice – shrimp systems (RS), and it contributes to the 
development plan of re-structured fisheries sector in Soc Trang province. This study was carried out 
by face to face interview on 64 RS and 62 SI farmers during December 2014 and January 2015 in 
My Xuyen district, Soc Trang province. The results showed that there was not significant difference 
about farm area between RS and SI, with an average farm size of 1.5 ha. Stocking density in SI was 
higher than that of RS, with 43 PL/m2 and 21 PL/m2, respectively (p<0.05). Shrimp yield of SI and 
RS was 3.13 tons/ha/crop and 1.32 tons/ha/crop, respectively. Total cost in SI was 2.28 times higher 
than that of RS, and hence SI has been riskier than RS in term of the shrimp production. Profit from 
rice cultivation of RS accounted for 10% of total income and it contributed an important role in 
both income and food supply for local RS households. For sustainable development of RS, local 
authorities should give more intervention to this farming system, studies on rice varieties selection 
and improvement credit of policies.
Keywords: integrated rice – shrimp model, semi-intensive shrimp culture, farming efficiency.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015
1. Department of Fisheries ecology and Aquatic resources, Research Institute for Aquaculture No.2 
* Email: baydv.ria2@mard.gov.vn 
2. Worldfish Center 
3. Vietnam Intitute of Fisheries Economics and Planning

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_cac_mo_hinh_nuoi_tom_the_chan_trang_tai_huy.pdf