SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9

Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng

đầu của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phải

luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thể

của đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổ

thông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phương

pháp dạy học thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG).

KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từ

học sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sự

chỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốn

kiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấn

đấu vươn lên trong học tập

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 1

Trang 1

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 2

Trang 2

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 3

Trang 3

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 4

Trang 4

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 5

Trang 5

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 6

Trang 6

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 7

Trang 7

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 8

Trang 8

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 9

Trang 9

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang minhkhanh 03/01/2022 6080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức “con người, dân số và môi trường” Sinh học 9
 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC TẢO 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 
PHẦN KIẾN THỨC “CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG” 
SINH HỌC 9 
TRẦN THỊ NHÀN 
Hà Nội, Tháng 3/ 2020 
 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc 
---------------o0o------------ 
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
A. SƠ YẾU LÝ LỊCH 
 Họ và tên: Trần Thị Nhàn 
 Sinh ngày: 09/08/1993 
 Năm vào ngành: 2015 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Tảo 
 Hệ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm Hà Nội 
 Bộ môn giảng dạy: Sinh học 
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
BẢNG CHỈ DẪN SỬ DỤNG KHI VIẾT TẮT 
1. TNKQ: Trắc nghiệm khách quan 
2. KTĐG: Kiểm tra đánh giá 
3. THCS: Trung học cơ sở 
4. CHTNKQ: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
5. GV: Giáo viên 
6. HS: Học sinh 
 3
PHẦN A: MỞ ĐẦU 
I. Đặt vấn đề 
1. Lý do chọn đề tài 
Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây 
dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại 
hóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, 
bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng 
đầu của Đảng và Nhà nước. 
Tuy nhiên, để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phải 
luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thể 
của đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổ 
thông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phương 
pháp dạy học thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG). 
KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từ 
học sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sự 
chỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốn 
kiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấn 
đấu vươn lên trong học tập. 
Hiện nay, KTĐG đã có sự đổi mới về mặt phương pháp, để khắc phục được 
những hạn chế của phương pháp tự luận, phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan đã được áp dụng vào công tác KTĐG và ngày càng được 
phát triển. Với phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khắc phục được hết 
những hạn chế của phương pháp tự luận: Đảm bảo được tính khách quan của kết 
quả đánh giá và kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng...Tuy nhiên, phương pháp 
này cũng mắc phải những hạn chế: Không phát huy được tính chủ động sáng tạo 
và hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh. 
 Đi từ thực tiễn nêu ở trên, để tăng hiệu quả KTĐG nói chung và KTĐG môn 
Sinh học nói riêng, tôi đã đi đến lựa chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi 
trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần 
nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9” 
 4
2. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu về tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh theo hướng 
phát huy tính tự lực của học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách 
quan phần con người, dân số và môi trường trong Sinh học 9. Trong mỗi bài, 
các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá ở ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, 
thông hiểu và vận dụng 
II. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu nội dung kiến thức, mục tiêu cụ thể của từng phần kiến thức và 
phân phối chương trình giảng dạy bộ môn Sinh học 9 – THCS, làm cơ sở để đưa 
ra bảng trọng số chi tiết cho phần kiến thức Con người, dân số và môi trường và 
chuẩn bị cho việc thực nghiệm Sư phạm sau này. 
- Tiến hành sưu tầm tài tiệu và nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan, từ đó có 
kiến thức tổng quan cũng như cụ thể về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách 
quan và cơ sở lý luận cho đề tài. 
- Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên bảng trọng số đã lập ra, sau đó tổng 
hợp lại thành hệ thống câu hỏi cho phần nội dung kiến thức Con người, dân số 
và môi trường. Tiến hành thực nghiệm Sư phạm để xác định chất lượng và khả 
năng ứng dụng của câu hỏi, từ đó có những chỉnh lý cho phù hợp. 
III. Phương pháp nghiên cứu 
1. Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết 
- Kết hợp sưu tầm tài liệu với xử lý ( phân tích, phân loại, tổng kết...) tài liệu 
liên quan đến KTĐG, các nhóm phương pháp KTĐG nói chung và phương pháp 
trắc nghiệm nói riêng. 
- Nghiên cứu và ghi nhớ các bước xây dựng một câu hỏi và một hệ thống các 
câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 dạng. 
2. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm 
- Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc 
xây dựng và sử dụng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực của học sinh. 
- Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi áp dụng bộ câu hỏi 
TNKQ để củng cố bài. 
 5
IV. Tổ chức nghiên cứu 
1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 
* Đối tượng: 
- Hệ thống câu hỏi phần: Con người, dân số và môi trường - SH 9 - THCS. 
* Phạm vi : 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế SH 9 - THCS. 
- Các tài liệu về lí luận dạy học. 
- Các văn kiện của Đảng về giáo dục. 
2. Địa điểm 
Tại trường THCS Ngọc Tảo 
3. Phương tiện nghiên cứu 
- Đề tài cung cấp một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phần nội 
dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, góp phần hoàn thiện thêm 
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho bộ môn Sinh học 9– THCS. 
- Dựa vào hệ thống câu hỏi, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân, 
nâng cao chất lượng tự học. 
PHẦN B: NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
I. Vai trò của KTĐG trong dạy học 
- Đối với học sinh: KTĐG giúp học sinh xác định được trình độ của bản thân từ 
đó có thái độ và động lực điều chỉnh hoạt động học. Đồng thời qua KTĐG, học 
sinh được tái hiện lại và khắc sâu kiến thức. 
- Đối với giáo viên: KTĐG giúp giáo viên nhận được thông tin liên hệ ngược từ 
học sinh. Giáo viên sẽ nắm được trình độ nhận thức chung của cả lớp và của 
từng học sinh, làm cơ sở để giáo viên có những biện pháp  ... Bệnh ung thư . 
C. Bệnh di truyền và bệnh ung thư. D. Bệnh lao. 
Câu 28: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của: 
A. Công trường khai thác chất phóng xạ . 
B . Nhà máy điện nguyên tử . 
C. Thử vũ khí hạt nhân . 
D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ 
khí hạt nhân . 
Câu 29 : Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như : 
A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt. 
B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện. 
C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện. 
D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh 
viện. 
Câu 30: Hậu quả của ô nhiễm do các chất phóng xạ gây ra? 
 22
A. Gây đột biến ở người và sinh vật. B.Gây một số bệnh di truyền và ung thư. 
C.Gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt. 
D. Đáp án A và B. 
 Dạng câu hỏi điền thêm (câu 31- câu 35) 
Điền những từ thích hợp vào chỗ trống 
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy 
Câu 31: Giao thông vận tải 
- Ô tô 
- .. 
 Đáp án: Xe máy, tàu lửa 
- Xăng, dầu 
- Than, đá 
Câu 32: Sản xuất công nghiệp 
- 
- 
 Đáp án: máy cày, máy bừa, máy 
gặt, máy kéo... 
- Than đá 
- Xăng, dầu 
Câu 33: Sinh hoạt: 
 -. 
Đáp án:đun nấu, chế biến thực 
phẩm. 
- Khí đốt, than. 
- Củi, rác thải, rơm rạ 
Câu 34: Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại(1) gây bệnh cho 
người và động vật phát triển. Mỗi người cần phải(2)chống ô nhiễm môi 
trường để(3) Đáp án: (1) sinh vật; (2) tích cực; (3)phòng bệnh. 
Câu 35: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ (1) của công trường khai 
thác(2), các nhà máy điện nguyên tử,và qua những vụ thử vũ khí hạt 
nhân. Đáp án: (1)chất thải; (2) chất phóng xạ. 
 Dạng câu hỏi đúng-sai (câu 36-câu 40) 
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. 
 23
Câu 36: Cách phòng tránh bệnh sốt rét :Diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng 
sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ phải mắc màn. 
Trả lời:.. Đáp án: Đúng. 
Câu 37: Người ăn gỏi cá ( thịt cá sống ) sẽ bị nhiễm bệnh : Bệnh tả , lị . 
Trả lời:.. Đáp án: Sai (người ăn gỏi cá bị nhiễm bệnh sán lá gan). 
Câu 38: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại :Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây 
hại. 
Trả lời:.. Đáp án: Sai ( thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ 
sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh). 
Câu 39: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị do thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi 
khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh . 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
Câu 40: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do hoạt động công nghiệp, giao 
thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt. 
Trả lời: Đáp án: Đúng. 
 Dạng câu hỏi ghép nối(câu 41-câu 46) 
Nối nội dung ở cột (A) phù hợp với nội dung ở cột (B) 
Nội dung 
(A) 
Lựa chọn 
(B) 
Câu 41: : Các chất phóng xạ, 
phóng xạ vào cơ thể người và 
động vật thông qua. 
a.Từ các chất thải như phân, rác, nước 
sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và 
rác thải từ các bệnh viện. 
 24
Đáp án: b. 
Câu 42: Sinh vật gây bệnh có 
nguồn gốc từ đâu? 
Đáp án: a. 
b.Chuỗi và lưới thức ăn 
Câu 43: Hậu quả của ô nhiễm do 
các chất phóng xạ gây ra? 
Đáp án: d. 
c. Các bệnh đường tiêu hóa do ăn uống 
mất vệ sinh 
Câu 44:Các chất rắn gây ô nhiễm 
gồm: 
Đáp án: e. 
d.Gây đột biến ở người và sinh vật, gây 
một số bệnh di truyền và ung thư. 
Câu 45: Nguyên nhân của bệnh 
giun sán. 
Đáp án: c. 
e. Gồm các vật liệu được thải ra quá 
trình sản xuất và sinh hoạt: đồ nhựa, 
giấy vụn, mảnh cao su, bông kim tiêm y 
tế, vôi, gạch vụn 
Câu 46: Những hoạt động nào 
của con người gây ô nhiễm môi 
trường? 
Đáp án: f. 
f. Giao thông vận tải, sản xuất công 
nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng 
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, hậu 
quả chiến tranh. 
Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) 
 Dạng câu hỏi MCQ( Câu 47- Câu 52) 
Câu 47: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật? 
A. Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lí. 
B. Chất thải từ các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. 
C. Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên 
các ao hồ, kênh rạch 
D. Do các chất khí thải từ các hoạt động của con người. 
Câu 48: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: 
A. Trồng rau sạch. D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật 
 25
B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. C. Bón phân cho thực vật 
Câu 49: Các năng lượng không sinh ra khí thải là: 
A. Năng lượng mặt trời. B. Khí đốt thiên nhiên. 
C. Năng lượng gió. D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió. 
Câu 50: Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để làm gì? 
A. Hạn chế bụi. B. Điều hoà khí hậu. 
C. Hạn chế bụi, điều hoà khí hậu. D. Xử lí chất thải nông nghiệp. 
Câu 51: Biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn? 
A. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. 
B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. 
C. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông, xây dựng công viên cây 
xanh, trồng cây. 
D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. 
Câu 52: Biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn? 
A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng; phân loại 
rác; đốt hoặc chôn lấp rác thải một cách khoa học ... 
B. Tạo bể lắng và lọc nước thải. 
C. Trồng nhiều cây xanh. 
D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. 
 Dạng câu hỏi điền thêm: 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:(Câu 53- câu 56) 
Câu 53: Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới (1) và gây 
ra (2) cho con người và sinh vật. Con người hoàn toàn có khả năng 
(3)ô nhiễm. 
Đáp án: (1) sức khỏe; (2) nhiều bệnh; (3) ô nhiễm. 
Câu 54: Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường như(1) và 
(2), cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều 
loại(3) không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt 
trời 
 26
Đáp án: (1) xử lí chất thải công nghiệp; (2) chất thải sinh hoạt; (3) năng 
lượng. 
Câu 55: Cần tăng cường công tác(1) và (2) để nâng cao hiểu biết và 
(3) của mọi người về phòng chống ô nhiễm. 
Đáp án: (1)tuyên truyền; (2) giáo dục; (3) ý thức. 
Câu 56: Nguyên nhân làm ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Do sử dụng 
(1) không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên(2)Biện pháp hạn chế là sử 
dụng (3) hạn chế, đúng liều lượng, sản xuất lương thực thực phẩm an toàn , 
sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng. 
Đáp án: (1) thuốc bảo vệ thực vật; (2) các ao hồ, kênh rạch; (3) thuốc bảo 
vệ thực vật. 
 Dạng câu hỏi đúng –sai (câu 57- câu 59) 
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. 
Câu 57: Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn để hạn chế ô nhiễm do thuốc 
bảo vệ thực vật, hoá chất . 
Trả lời: Đáp án: Đúng. 
Câu 58: Những hoạt động không gây ô nhiễm môi trường phun thuốc trừ sâu, 
trồng cây gây rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường , thải nước sinh hoạt. 
Trả lời: Đáp án: Sai ( hoạt động không gây ô nhiễm môi trường là 
trồng cây gây rừng). 
Câu 59: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí do các chất khí thải ra từ các hoạt 
động như: Giao thông vận tải; sản xuất công nghiệp; cháy rừng; đun nấu trong 
gia đình. 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
 Dạng câu hỏi ghép nối (Câu 60-Câu 65) 
Nối nội dung cột (A) phù hợp với nội dung cột (B). 
Tác dụng hạn chế 
(A) 
Ghi kết 
quả 
Biện pháp hạn chế 
(B) 
60.Ô nhiễm không a.Lắp đặt các thiết bọi lọc khí cho các nhà 
 27
khí. 
Đáp án: 
a,b,d,e,g,i,k,l,m,o 
61.Ô nhiễm nguồn 
nước. 
Đáp án: 
c,d,e,g,i,k,l,m,o. 
62.Ô nhiễm do chất 
phóng xạ. 
Đáp án: g,k,l. 
63.Ô nhiễm do các 
tác nhân sinh học. 
Đáp án: 
c,d,e,g,k,l,m,n. 
64.Ô nhiễm do hoạt 
động của tự nhiên 
thiên tai. 
Đáp án: g,k. 
65.Ô nhiễm tiếng 
ồn. 
Đáp án: g,i,k,o,p. 
máy. 
 b.Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh 
ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời). 
 c.Tạo bể lắng và lọc nước thải. 
 d.Xây dựng nhà máy xử lí rác thải. 
 e.Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa 
học. 
 g.Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo 
và tìm biện pháp phòng tránh. 
 h.Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải 
thành các nguyên liệu, đồ dùng 
 i.Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây 
xanh. 
 k.Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người 
về ô nhiễm và cách phòng chống. 
 l.Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất 
gây nguy hiểm cao. 
 m.Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng 
để sản xuất khí sinh học. 
 n.Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. 
 o.Xây dựng các nhà máy xí nghiệp ở xa 
khu dân cư. 
 p.Hạn chế gây tiếng ồn của cá phương tiện 
giao thông. 
Bài 56,57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương 
 Dạng câu hỏi MCQ (câu 66- câu 70) 
Câu 66: Môi trường có các chức năng cơ bản nào? 
A. Là không gian sống của con người và sinh vật. 
 28
B. Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con 
người. 
C. Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. 
D. Là không gian sống của con người và sinh vật, cung cấp tài nguyên cần 
thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; nơi chức đựng các 
chất phế thải do con người tạo ra, nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con 
người. 
Câu 67: Mục đích của việc điểu tra tình hình ô nhiễm môi trường? 
A. Tìm ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
B. Tìm ra các biện pháp để chống ô nhiễm môi trường. 
C. Đề xuất luật bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 
D. Tìm nguyên nhân, tìm biện pháp, có đề xuất để bảo vệ môi trường. 
Câu 68 :Các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có: 
A. Nhân tố tự nhiên và nhân tố không tự nhiên. 
B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố không tự nhiên. 
C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. 
D. Nhân tố hữu sinh, nhân tố con người và nhân tố không tự nhiên. 
Câu 69: Để tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương cần chuẩn bị? 
A. Chọn môi trường mà con người đã tác đến hệ sinh thái. 
B. Giấy, bút. 
C. Kẻ sẵn các bảng biểu mẫu trong bài vào khổ giấy A4 để tiện ghi chép kết quả 
điều tra. 
D. Chọn môi trường, giấy, bút,.. 
Câu 70: Điều tra tình hình ô nhiễm ở địa phương có các mức độ ô nhiễm? 
A. Ít/ nhiều. 
B. Ít/ rất ô nhiễm. 
C. Nhiều/rất ô nhiễm. 
D. Ít/ nhiều / rất ô nhiễm. 
 Dạng câu hỏi điền thêm (câu 71- câu 73) 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
 29
Câu 71: Tên các hoạt động thải ra chất thải rắn qua quá trình sản xuất và 
sinh hoạt 
Tên chất thải Hoạt động thải ra chất thải 
- Giấy vụn - Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp 
-...(1). -....(3).. 
-..(2) (4) 
Đáp án: (1) túi nilon, hồ, vữa xây nhà; (2) bông băng ytế, rác thải; (3) Sinh 
hoạt xây nhà, công sở; (4) chất thải bệnh viên, sinh hoạt. 
Câu 72: Các nhân tố sinh thái trong môi trường bị ô nhiễm 
Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động của con 
người trong môi 
trường 
-(1)..... 
- 
(2). 
-. 
-. 
-(3) 
-.. 
-.. 
Đáp án: (1) nước,nhiệt độ, ánh sang, độ ẩm, rác, xác chết động vật; (2) Cá, 
bèo, vi sinh vật, rác thải, rơm rạ; (3) thải nước thải sinh hoạt, đánh bắt cá, 
vứt rác bừa bãi, chặt cây. 
Câu 73: Tác nhân gây ô nhiễm như chất thải công nghiệp, gia súc, gia cầm 
do.(1). chất thải như.(2).gây ra ô nhiễm môi trường nước. Biện pháp 
khắc phục: Ủ.(3). ruộng, hạn chế thải phân ra môi trường tránh ô nhiễm 
môi trường. 
Đáp án: (1) rác thải; (2) phân; (3) phân bón. 
 Dạng câu hỏi đúng –sai: ( câu 75- câu 79) 
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. 
 30
Câu 74: Không khí trong thành phố và nông thôn khác nhau ở chỗ không khí 
thành phố nhiều vi khuẩn, vi trùng hơn ở nông thôn do mật độ dân số cao, sản 
xuất và xây dựng phát triển=> ô nhiễm hơn ở nông thôn. 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
Câu 75: Hiện nay, ở cả thành thị và nông thôn ô nhiễm do khói và khí thải gây 
ra ở mức độ: ít và vừa phải. 
Trả lời:. Đáp án: Sai (Hiện nay, ở cả thành thị và nông thôn ô nhiễm 
do khói và khí thải gây ra ở mức độ nhiều). 
Câu 76: Tác nhân gây ô nhiễm do phân bón, hóa chất ở nông thôn ở mức độ 
nhiều nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý; làm mất cân bằng sinh học, ảnh 
hưởng tới các nhân tố vô sinh và hữu sinh khác cả con người. 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
Câu 77: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các chất phóng xạ do công 
nghệ cũ, bảo vệ chưa tốt, dễ dẫn đến các sự cố rò rỉ phóng xạ hạt nhân; nguồn 
năng lượng quá nguy hiểm, chất thải hạt nhân rất nguy hiểm. 
Trả lời:.. Đáp án: Đúng. 
Câu 78: Để thực hiện điều tra tác động của con người tới môi trường cần thực 
hiện gồm 3 bước. 
Trả lời:.. Đáp án: Sai (Để thực hiện điều tra tác động của con người 
tới môi trường cần thực hiện gồm 4 bước theo hướng dẫn trong SGK sh9). 
Câu 79: Nghèo đói và môi trường có mối quan hệ với nhau : nghèo đói góp 
phần bùng nổ dân số; nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo 
hướng quá mức hay hủy diệt.; nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, 
cơ sở hạ tầng và văn hóa giáo dục cho các dự án cải tọa môi trường. 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
 Dạng câu hỏi ghép nối: (câu 80) 
Nối các nội dung phù hợp với nhau. 
Câu 80: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm. 
 31
Các tác nhân 
gây ô nhiễm 
Mức độ ô 
nhiễm(ít/nhiều/rất 
ô nhiễm) 
Nguyên nhân 
gây ô nhiễm 
Đề xuất biện 
pháp khắc phục 
Bụi, khí 
cacbinic, khí lưu 
huỳnh ddiooxxit, 
khí cacbon ôxit 
từ quá trình đốt 
cháy các nhiên 
liệu 
1. Nhiều a.Khí thải của các 
phương tiện giao 
thông 
d. Xây dựng hệ 
thống xử lý nước 
thải 
2. Ít b.Khí thải từ các 
hoạt động sinh 
hoạt của con 
người 
e. Nâng cao ý 
thức của người 
dân. 
Sử dụng nguồn 
năng lượng không 
sinh ra khí thải 
3. Rất ô nhiễm c. Khí thải từ các 
hoạt động sản 
xuất công nghiệp 
f. Trồng cây xanh 
.Sử dụng nguồn 
năng lượng xanh 
Đáp án: 1-a-f; 2-b-e; 3-c-a. 
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 
1. Đánh giá của hội đồng nhà trường 
 Hội đồng khoa học trường THCS Ngọc Tảo thống nhất xếp loại. 
 Chủ tịch HĐKH 
 Hiệu trưởng 
2. Đánh giá của hội đồng khoa học ngành 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_de_t.pdf