SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều hội thảo, chuyên

đề về “ Phương pháp dạy học tích cực”. Trong đó dạy học tích cực là học sinh

tích cực hóa trong các hoạt động học tập của mình thông qua sự tổ chức, điều

khiển, hướng dẫn của giáo viên: Học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện, giải

quyết nhiệm vụ nhận thức có ý thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến

thức, kỹ năng đã thu nhận được.

Khác với các bộ môn khoa học khác. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là học

sinh phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau, với những nhân vật, địa

danh lịch sử,. không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.

Hơn thế, khối lượng kiến thức của bộ môn Lịch sử ngày càng nhiều thêm.

Nếu như học sinh trước đây, chỉ phải tiếp cận đến phần Lịch sử Thế giới và

Lịch sử Việt Nam đến những năm 90 của thế kỷ XX. Thì học sinh đang học ở

thời điểm này phải tiếp nhận thêm: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam (từ

năm 1991 đến nay). Trong lúc, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã diễn ra

biết bao nhiêu là sự kiện. Trong khi yêu cầu đối với người học cần phải nhớ

các sự kiên, nhân vật lịch sử, phải hiểu nội dung một cách chính xác, đầy đủ.

Vì vậy buộc các em cùng một lúc phải ghi nhớ nhiều kiến thức Lịch sử thì mới

đạt được kết quả cao trong quá trình học tập của mình. Vì thế bộ môn Lịch sử

rất khó gây hứng thú học cho các em dẫn đến chất lượng môn Lịch sử có chiều

hướng đi xuống.

Muốn giải quyết được vấn đề đó, đòi hỏi giáo viên phải gây được hứng

thú học cho các em, phải tìm ra được phương pháp dạy phù hợp để các em dễ

tiếp thu kiến thức mà không bị gò é

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 1

Trang 1

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 2

Trang 2

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 3

Trang 3

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 4

Trang 4

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 5

Trang 5

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 6

Trang 6

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 7

Trang 7

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 8

Trang 8

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 9

Trang 9

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang minhkhanh 03/01/2022 6140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

SKKN Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở
 1 
ĐỀ TÀI 
“ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU 
HỎI ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA 
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ” 
 2 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
1 Sơ yếu lí lịch 01 
2 Mục lục 02 
3 A. Phần mở đầu 03 
 I . Đặt vấn đề 03 
 II. Nhiệm vụ nghiên cứu 05 
 III. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 05 
4 B. Giải quyết vấn đề 06 
 I. Thực trạng dạy và học lịch sử. 06 
 II. Một số giải pháp thực tế 10 
 III. Kết quả thực hiện 20 
 IV. Bài học kinh nghiệm 22 
5 C. Phần kết luận 24 
 I. Những điều rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm 24 
 II. Một số kiến nghị 24 
7 Tài liệu tham khảo 26 
8 Đánh giá của hội đồng khoa học 27 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 3 
 1. Cơ sở lí luận: 
 Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều hội thảo, chuyên 
đề về “ Phương pháp dạy học tích cực”. Trong đó dạy học tích cực là học sinh 
tích cực hóa trong các hoạt động học tập của mình thông qua sự tổ chức, điều 
khiển, hướng dẫn của giáo viên: Học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện, giải 
quyết nhiệm vụ nhận thức có ý thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến 
thức, kỹ năng đã thu nhận được. 
 Khác với các bộ môn khoa học khác. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là học 
sinh phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau, với những nhân vật, địa 
danh lịch sử,.. không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. 
 Hơn thế, khối lượng kiến thức của bộ môn Lịch sử ngày càng nhiều thêm. 
Nếu như học sinh trước đây, chỉ phải tiếp cận đến phần Lịch sử Thế giới và 
Lịch sử Việt Nam đến những năm 90 của thế kỷ XX. Thì học sinh đang học ở 
thời điểm này phải tiếp nhận thêm: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam (từ 
năm 1991 đến nay). Trong lúc, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã diễn ra 
biết bao nhiêu là sự kiện. Trong khi yêu cầu đối với người học cần phải nhớ 
các sự kiên, nhân vật lịch sử, phải hiểu nội dung một cách chính xác, đầy đủ. 
Vì vậy buộc các em cùng một lúc phải ghi nhớ nhiều kiến thức Lịch sử thì mới 
đạt được kết quả cao trong quá trình học tập của mình. Vì thế bộ môn Lịch sử 
rất khó gây hứng thú học cho các em dẫn đến chất lượng môn Lịch sử có chiều 
hướng đi xuống. 
 Muốn giải quyết được vấn đề đó, đòi hỏi giáo viên phải gây được hứng 
thú học cho các em, phải tìm ra được phương pháp dạy phù hợp để các em dễ 
tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép. 
 2. Cơ sở thực tiễn 
 4 
 Hiện nay, mặc dù đã được Nhà nước và các địa phương quan tâm đầu tư 
xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phương tiện dạy học được mua sắm đầy 
đủ hơn, tuy nhiên chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng còn thấp. 
 Trong thực tế hiện nay, hầu hết học sinh chưa thực sự ham học, chưa thực 
sự yêu thích bộ môn Lịch sử, hầu hết chỉ đối phó tức thời. Hơn nữa một bộ 
phận giáo viên còn phải dạy trái môn, chưa thực sự đầu tư và tâm huyết; thậm 
chí một số giáo viên còn có phần hạn chế, chưa xác định được kiến thức cơ 
bản, trọng tâm của từng tiểu mục, từng bài học cụ thể, một số giáo viên chưa 
coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, khi giảng dạy còn nặng về truyền 
thụ kiến thức một chiều, thậm chí còn áp đặt người học. Do vậy đã tạo ra sự gò 
bó, dễ gây sự nhàm chán cho người học. 
 Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ 
môn Lịch sử? Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phải làm như 
thế nào? Phải làm gì để học sinh không nhàm chán và có hứng thú học môn 
Lịch sử? Phải tìm phương pháp nào để có hiệu quả cho các giờ học Lịch sử? 
Đây không đơn thuần chỉ là những câu hỏi mà đó là cả một vấn đề giáo viên 
cần phải giải quyết. 
 Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy Lịch sử lại trực tiếp 
giảng dạy môn Lịch sử lớp 8,9. Đây là đối tượng học sinh có nhiều diễn biến 
phức tạp trong tâm sinh lí. Chính vì thế, tôi rất băn khoăn và có nhiều suy nghĩ 
về vấn đề học tập của các em. Tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản 
thân trong việc: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học 
sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS . 
 Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo 
viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động 
trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Nhằm nâng cao nhận thức 
Lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức 
 5 
để bước vào cấp học Trung học phổ thông. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài 
này. 
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
 Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ: 
 - Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Lịch sử” 
 - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết 
dạy. 
 - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử 
 - Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học 
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 9. 
 - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều 
chỉnh và bổ sung hợp lí. 
III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 
 Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: “Sử 
dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học 
Lịch sử bậc trung học cơ sở.” Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài 
này là học sinh khối 9 của Trường THCS Chu Minh. Thời gian thực hiện: 
Năm học 2018 – 2019. 
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 
I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG 
HỌC CƠ SỞ (THCS) 
1. Ưu điểm : 
 * Về phía giáo viên : 
 - Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình 
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp 
dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương 
 6 
pháp trường hợp (phương pháp tình huống ), phương pháp vấn đáp thông qua 
sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, 
kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... 
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến 
thức cho nhau và thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt 
động một cách tích ... ng khó khăn 
không thể một 
lúc đánh nhau với 
nhiều kẻ thù , 
hơn nữa lúc này 
Pháp đưa quân ra 
miền Bắc với 
danh nghĩa chính 
thống. 
 19 
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 
(SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM) 
 Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm 
này vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Trước hết bản thân đã 
nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách 
giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng 
thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng 
thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và 
phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu 
thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ 
đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn 
học này hơn. 
 * Kết quả học tập của học sinh cuối năm học 2018- 2019 như sau: ( 
Kết quả sau khi áp dụng đề tài) 
 + Kết quả bài kiểm tra học kỳ II 
Lớp 
SLHS 
Giỏi Khá Tb Yếu-Kém 
SL % SL % SL % SL % 
9A 37 15 40,5 17 46,0 5 13,5 0 
9B 38 12 31,6 16 42,1 10 26,3 0 
 20 
 + Kết quả điểm trung bình môn học 
Lớp 
SLHS 
Giỏi Khá Tb Yếu-Kém 
SL % SL % SL % SL % 
9A 37 14 37,8 17 45,9 6 16,3 0 
9B 38 9 23,7 15 39,5 14 36,8 0 
 So sánh kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài này 
hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào bảng kết quả khi áp dụng đề tài, ta thấy tỉ lệ 
khá giỏi tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu- kém giảm rõ rệt 
 Với mong muốn sáng tạo ra phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú cho 
các em trong quá trình học, đồng thời qua đó sẽ giúp học sinh nhớ và hiểu 
được các đơn vị kiến thức lịch sử. Từ mong muốn đó, tôi thường xuyên áp 
dụng việc sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh 
trong giờ học Lịch sử. Phương pháp này đã góp phần tạo được sự thoải mái, 
không gò ép...Vì vậy đã gây được hứng thú học tập cho các em; giờ học trở 
nên sôi nổi hơn, các đối tượng học sinh khác nhau cũng chủ động và hăng 
say học, tìm hiểu kiến thức lịch sử hơn. Vì thế, chất lượng học của các em thể 
hiện qua các bài kiểm tra và đặc biệt qua xếp loại từng học kì mức độ đi lên 
của từng học sinh có một bước tiến rõ rệt. Qua quá trình thực hiện, kết quả 
đáng mừng là số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng học 
tập bộ môn tăng. 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
 21 
 Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số 
kinh nghiệm sau: 
 Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài 
học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh 
tiếp nhận thông tin. 
 Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài 
dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng. 
 Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, 
đơn giản, dễ hiểu ,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử 
dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng 
câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em ( tránh tình trạng học sinh 
trả lời một cách công thức hoặc chung chung ) 
 Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi 
gợi mở ( chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ 
 Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu 
thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và 
vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học. 
 Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực 
quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư 
phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học 
sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy 
 Trong quá trình giảng dạy , ngôn ngữ phải truyền cảm , không quá 
nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn , hấp dẫn , trình bày phải có điểm 
nhấn, tránh đều đều . 
 Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả 
mãn, đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em 
hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song 
 22 
vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh 
hơn. 
 Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không 
làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải 
mái , nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa. 
 Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới 
trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và 
thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài 
dạy. 
 Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược 
đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học 
tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Nên có những buổi học 
ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử. 
C. PHẦN KẾT LUẬN. 
I. NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 Tóm lại “Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực 
của học sinh trong dạy học lịch sử ” được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt 
 23 
được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng , 
giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp 
cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một 
cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống ) . Điều này quan trọng và 
đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao 
của mỗi một giáo viên. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành 
động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý 
luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên. 
 Nhưng vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều 
nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong việc sử dụng câu 
hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử 9 góp phần 
vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với sáng kiến kinh nghiệm 
này , tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh 
trường THCS Chu Minh nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường 
bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng những câu hỏi để phát huy 
tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa 
sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh 
nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để 
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
 - Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị 
dạy học.Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì 
vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu 
cầu sau: 
 Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích 
lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có 
 24 
công với cách mạng .Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có 
liên quan đến lịch sử và phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử. 
 Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các 
môn trong đó có bộ môn Lịch sử. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi trong quá trình 
giảng dạy môn Lịch sử . Bản sáng kiến này do tôi tự làm, có gì sai tôi xin chịu 
trách nhiệm. Tuy nhiên, do bản thân kinh nghiệm chưa nhiều nên có thể còn 
có những điểm chưa sâu, chưa toàn diện và chắc chắn sẽ không tránh khỏi 
những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý xây dựng của ban 
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để những kinh 
nghiệm này ngày càng thêm đầy đủ và hoàn thiện hơn! 
 Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường 
THCS Chu Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn 
quý thầy cô cùng bạn đọc đã bớt chút thời gian quý báu để đến với đề tài và 
xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Chu Minh, ngày 18 tháng 5 năm 
2019 
 Tác giả 
 Chu Thị Minh Tuệ 
 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phương pháp dạy học Lịch sử 
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị ( chủ biên) 
 Nhà xuất bản Giáo dục,năm 2004. 
2.Tài liệu Lí luận về “Phương pháp dạy học tích cực” 
 Tác giả: Dự án VVOB của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 
3.Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử (Bậc 
THCS) 
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên) 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009. 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG. 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
 26 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................ .................................................................................................. 
 .........ngày.........tháng........năm 2019 
 Chủ tịch hội đồng 
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NGÀNH GD&ĐT BA VÌ. 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
 .........ngày.........tháng........năm 2019 
 Chủ tịch hội đồng 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
 27 
............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
 28 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_su_dung_he_thong_cau_hoi_de_phat_huy_tinh_t.pdf