SKKN Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và
Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ
văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ
sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì
nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những
hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức.
Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý
nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh
cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt
khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn
học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ
môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách
giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn
kĩ năng làm văn cho học sinh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. I. Lí do chọn đề tài : Đã từ lâu, tôi rất quan tâm đến kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ văn. Đây là một kiểu bài khó trong chương trình Tập làm Văn của cấp Trung học cơ sở. Tôi đã để tâm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm rèn cho học sinh một số kĩ năng để các em làm tốt hơn một bài văn nghị luận. Đặc biệt, trong năm học này, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, năm học đầu tiên học sinh được làm quen với kiểu bài nghị luận. Với học sinh lớp 7, tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng của các em còn non nớt, không muốn nói là còn hạn chế thì việc học và làm văn nghị luận đối với các em là một việc vô cùng khó khăn. Với các em, tôi đã rất băn khoăn trăn trở để tìm ra những cách khác nhau, trong đầu tôi luôn đặt câu hỏi cho mình : Phải làm thế nào để giúp các em nắm được và thực hành tốt được những kĩ năng của kiểu bài nghị luận, để các em có thể viết được những bài văn nghị luận đạt yêu cầu ? 1.Cơ sở lí luận: Con người muốn tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng có yêu cầu và cũng cần nhận thức về thế giới. Để nhận thức thế giới, con người không chỉ dựa vào những hiểu biết do giác quan mang lại. Là động vật có tư duy, con người còn biết các tri thức do giác quan mang lại mà phán đoán và suy luận để nhận thức sâu hơn về thế giới. Dựa trên những phán đoán và suy luận chính xác, con người đã phát hiện ra rất nhiều quy luật của tự nhiên và xã hội. Càng ngày Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 2 con người càng nắm chắc quy luật đó để làm chủ thế giới và cải tạo thế giới. Phán đoán, suy luận – thao tác của tư duy nhận thức con người – là yêu cầu thường xuyên và liên tục của tư duy nhận thức con người. Nhưng tư duy con người bao giờ cũng gắn chặt với ngôn ngữ và tiến hành trên cơ sở ngôn ngữ. Do đó, văn nghị luận cũng ra đời và phát triển theo yêu cầu nhận thức của con người. Văn nghị luận có thể được xem là phương tiện giúp con người nhận thức thế giới, nhận thức bằng tư duy lí tính, bằng trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhận thức con người ngày càng phát triển phong phú thì văn nghị luận cũng phát triển phong phú và đa dạng. Chúng ta thấy văn nghị luận trong những văn bản triết học xa xưa như “Luận ngữ, Mạnh Tử” (Trung Quốc), trong những luận văn triết học của Hê-ra- clit, A-ri-xtôt (Hi Lạp), chúng ta còn thấy văn nghị luận dưới dạng những tác phẩm văn học như “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi) Và chúng ta còn thấy văn nghị luận trong xã luận, bình luận trên báo chí, trong các công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Như vậy, văn nghị luận đã hình thành cách chúng ta một khoảng thời gian khá xa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng văn hóa nhân loại. Đến ngày nay, văn nghị luận càng phát triển đến một tầm cao mới. Nó chính là một thứ vũ khí khoa học, vũ khí tư tưởng vô cùng sắc bén có thể giúp con người nhận thức đúng đắn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng giúp một phần không nhỏ thúc đẩy mọi hoạt động thực tiễn của con người. Chính vì vậy, văn nghị luận là một loại văn đã được đưa vào giảng dạy và cũng trở thành một nội dung quan trọng trong việc dạy – học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng, quan điểm về học thuật đòi hỏi người học sinh phải tìm ra những hướng giải quyết và từ đó giúp cho các em vận dụng tổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn các kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy lô-gic khoa học, nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, các em được phát triển tư duy và hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện. Vì vậy, văn nghị luận ngày càng quan trọng và chiếm một vai trò không nhỏ trong cuộc sống của con người. Vậy nên hiểu về văn nghị luận như thế nào? Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội con người. Vì nó giúp cho con người rèn luyện năng lực tư duy biểu đạt những quan điểm. những tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Văn nghị luận thực chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ, nhằm phát biểu những nhận định, tư Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 3 tưởng, suy nghĩ, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận phải có một khái niệm về một vấn đề, có quan điểm, chủ kiến, biết vận dụng khái niệm, đồng thời biết tư duy lô-gic, biết vận dụng những thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tư duy trừu tượng, có năng lực nghị luận là một điều kiện để con người có thể thành công trong nhiều lĩnh vực của ... ục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” được nhân dân đúc kết là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa, ông cha ta khát khao được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi không gian chật chội của lũy tre làng. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với xu hướng mở cửa và hội nhập, lớp con cháu chúng ta càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu, đi nhiều “ngày đàng” để học thêm những “sàng khôn”. Mỗi chúng ta hãy góp một phần mình vào sự phát triển phồn vinh của xã hội. (Bài làm của em Đào Ngọc Huyền – Lớp 7B) Bài tập 3: Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau và rút ra kết luận về cách giải thích một câu tục ngữ. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 26 Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với mỗi chúng ta. Nghĩa đen của câu là : khi ăn những trái quả thơm ngọt thì chúng ta phải nhớ tới những người đã trồng cây đó, đã không tiếc công sức, trải bao nắng mưa vất vả để chăm bón cây cho đến ngày cây đơm hoa kết trái. Nhưng cũng có thể hiểu: “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả. Người làm ra thành quả đó trước hết là cha mẹ ta, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người; là thầy cô, giáo ngày đêm tận tụy dạy cho ta kiến thức; là các bác nông dân một nắng hai sương “đổ mồ hôi sôi nước mắt” trên những cánh đồng để làm ra hạt thóc nuôi sống con người; là những anh bộ đội đã hi sinh cả tính mạng của mình để gìn giữ non sông đất nước, cho ta có cuộc sống hòa bình hôm nay. Đó là lí do vì sao “ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”. Như vậy, ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ khuyên con người khi thụ hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã góp phần tạo nên thành quả đó. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Ở đoạn văn trên, người viết đã đi giải thích nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ của câu tục ngữ bằng cách phân tích các hình ảnh “ăn quả”, “trồng cây”, phân tích mối quan hệ giữa người “ăn quả” với “kẻ trồng cây” để làm rõ bài học đạo đức được rút ra từ câu tục ngữ. Từ đó, ta thấy: khi giải thích một câu tục ngữ, cần tiến hành giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng để từ đó suy ra bài học đạo lí mà cha ông ta muốn gửi gắm cho con cháu. Bài tập 4: Trong khi chép lại đoạn văn thứ hai của văn bản dưới đây, bạn học sinh đã quên hai từ (được đánh dấu x). Em hãy chọn từ cho đúng để điền vào chỗ trống đó nhằm tạo ra được mối liên kết câu và đoạn trong văn bản. Nói rõ mối quan hệ giữa hai đoạn trong văn bản đó là gì? Muốn tả một cái gì hùng vĩ, ta phải cảm xúc mạnh, rồi diễn hết cảm xúc của ta, không được thừa cũng không được thiếu; vì nếu thừa thì văn sẽ rườm rà, ý sẽ loãng, mà thiếu thì lời không kịp ý, văn sẽ vụng. (x), muốn diễn tả một tình cảm hoặc một tư tưởng tế nhị, ta không cần mà có khi không nên phô bày hết ý nghĩ, chỉ nói một phần thôi, hoặc nói phơn phớt, kín đáo để độc giả suy nghĩ thêm, tưởng tượng thêm. (x)cảm xúc của độc giả sẽ không mạnh bằng đọc một đoạn văn hùng tráng, song sẽ thấm thía hơn, lâu bền hơn. Một cảnh mờ mờ dưới ánh trăng, một mĩ nhân lấp ló sau cành lá vẫn làm cho ta ưa nhìn hơn một cảnh rực rỡ dưới mặt trời, một vẻ đẹp lồ lộ dưới đèn điện. Mục đích của nghệ thuật là để gợi; mà tả tỉ mỉ cho hết thì óc tưởng tượng Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 27 của ta còn dùng vào chỗ nào được nữa, sức khêu gợi của văn như vậy tất phải kém. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Ở vị trí đầu đoạn văn có thể dùng từ “trái lại” để liên kết đoạn 2 với đoạn 1. (Trái lại, muốn diễn tả một tình cảm hoặc một tư tưởng tế nhị, ta không cần mà có khi không nên phô bày hết ý nghĩ, chỉ nói một phần thôi, hoặc nói phơn phớt, kín đáo để độc giả suy nghĩ thêm, tưởng tượng thêm.) - Còn ở chỗ trống thứ 2: có thể dùng từ “như vậy” để liên kết 2 câu. (Như vậy cảm xúc của độc giả sẽ không mạnh bằng đọc một đoạn văn hùng tráng, song sẽ thấm thía hơn, lâu bền hơn.). - Đoạn thứ nhất nói về hàm súc trong văn chương. Còn đoạn hai nói về sự tế nhị trong văn chương. Hai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa: qua hai đoạn, người viết đã giảng giải về cách miêu tả trong viết văn sao cho tế nhị và hàm súc, khi nào thì cần “diễn hết cảm xúc” của mình, khi nào thì “không nên phô bày hết ý nghĩ” mà “chỉ nói một phần thôi”. Người viết cũng giảng giải cho ta hiểu mục đích của nghệ thuật là gì để ta có thể miêu tả sao cho tế nhị và hàm súc khi viết văn. V. Kết quả áp dụng sáng kiến Quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của tôi qua bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 7 trong năm học 2014 – 2015 vừa qua hoàn toàn được áp dụng những kĩ năng cơ bản như nêu ở trên. Qua đó tôi nhận thấy đề tài đã mang lại hiệu quả đáng kể, chí ít là đã phá bỏ được mặc cảm của học sinh với môn Văn trừu tượng - môn ngại viết, ngại nghĩ. Đã có một số em sáng tạo được những “tác phẩm” nhỏ nhưng rất có giá trị và đáng trân trọng của mình. Sau đây tôi xin đưa ra một vài con số thực tế và kết quả cụ thể của học sinh giỏi Văn lớp 7. Sau khi được cung cấp các kĩ năng cơ bản về phương pháp làm bài văn nghị luận, tôi cho các em thực hành bằng một số bài viết hoàn chỉnh và đã chấm một cách khách quan : Đề bài: Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Đề 2: Viết bài văn giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 28 Tiêu chí đánh giá Lớp 7B (36 em) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Đề số 1 (Bài văn lập luận chứng minh) 19 em 52,77 14 38,88 3 em 8,33 0 0 0 0 Đề số 2 (Bài văn lập luận giải thích) 20 em 55,55 15 em 41,66 1 em 2,17 0 0 0 0 Trên đây đều là những đề bài đã được sử dụng trong thực tế Viết bài Tập làm văn trên lớp trong các tiết kiểm tra định kì: - Đề số 1: Cho đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? - Đề số 2: Là đề bài do Phòng Giáo dục và đạo tạo ra khi kiểm tra khảo sát chất lượng học kì II môn Ngữ văn 7 So sánh với kết quả trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thu được những kết quả khá khả quan: - Tỉ lệ bài khá, giỏi đã tăng lên rõ rệt. Số bài trung bình đã giảm đi nhiều. - Bài viết của các em tự nhiên hơn rất nhiều, lời văn chân thật, uyển chuyển, diễn đạt trôi chảy, rất ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu và dựng đoạn. - Các em đã biết phân đoạn trong phần thân bài, biết liên kết về nội dung và hình thức giữa các đoạn. - Nhiều bài của các em viết có cảm xúc gây xúc động được tình cảm của người đọc. Nhiều bài lấy được những dẫn chứng hay, toàn diện, sát hợp với yêu cầu của đề bài; sắp xếp hệ thống dẫn chứng theo một trình tự khá hợp lí. - Một số bài viết khá thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ sắc sảo, có lí có tình. - Đặc biệt không còn bài văn làm sai yêu cầu của đề, không biết sử dụng dấu câu, diễn đạt vụng về hay dùng từ mà không hiểu nghĩa. Sau đây tôi xin nêu một vài ví dụ: *Một số bài làm của HS lớp 7B: Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 29 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 30 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 31 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 32 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 33 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 34 Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 35 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh, những nụ cười thật thoải mái vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những tình yêu, sự thiện cảm với môn Văn từ phía học sinh. Để đạt được những điều vô cùng quí giá đó, mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất. - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã góp một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích môn Văn nói chung và văn nghị luận nói riêng. Qua sáng kiến này, tôi đã trang bị cho học sing những kiến thức và một số kĩ năng cơ bản của bài văn nghị luận. Qua đó, học sinh có thể tạo lập một văn bản nghị luận một cách dễ dàng hơn. 1. Khuyến nghị: Từ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi rút ra một số những khuyến nghị sau đây: Trong quá trình dạy học giáo viên cần: + Phải triệt để hơn nữa về việc đổi mới phương pháp giảng dạy; Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. + Nắm chắc từng đối tượng học sinh để có phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh hiệu quả, đặc biệt là khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. + Giao bài tập về nhà, phải có sự động viên, đôn đốc, kiểm tra sát sao; phải dành thời gian để chấm, chữa những bài làm của học sinh; khen chê kịp thời. + Chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế bài dạy cũng như chuẩn bị và tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy để giờ học đạt hiệu quả hơn. + Tích cực tự học tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài dạy, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tích cực dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp để có phương pháp và kĩ năng trong giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình; Tránh cách dạy rập khuôn máy móc dẫn đến việc học sinh khó tiếp nhận kiến thức; Quan tâm đến việc rèn kĩ năng đặt câu, dùng từ của học sinh. + Chú ý sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt cho học sinh bất cứ khi nào để rèn cho các em ý thức sử dụng từ ngữ đúng chính tả và dùng những câu văn hay, câu văn đủ thành phần; Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp. + Động viên các em tích cực trong hoạt động học; tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò để tạo được mối liên hệ gần gũi trong quá trình giảng dạy. Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này về phía giáo viên phải thực sự kiên trì, mẫu mực trong cách dùng từ, kiên trì trong việc kiểm tra, đánh giá, sửa chỉnh các phần viết luyện kĩ năng của các em. Mặt khác giáo viên cũng phải kiên trì sưu tầm, chọn lọc tư liệu giá trị để cung cấp cho các em, đồng thời tìm cách Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 36 hướng các em cách vận dụng sáng tạo những tư liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh. - Về phía học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ thuật bằng cả trái tim. Phải rèn luyện tư duy lô-gic và tư duy trừu tượng thì mới làm được một bài văn nghị luận hay, giàu sức thuyết phục. Để bồi dưỡng tình yêu văn cho học sinh nói chung, làm giàu vốn ngôn ngữ làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7 nói riêng, chúng tôi còn có những mong muốn : - Trước hết giáo viên Ngữ văn trong cùng khối phải sưu tầm tư liệu là các đề văn nghị luận thành những cuốn tư liệu quý để lưu giữ trong tủ sách nhà trường. Nhà trường cũng cung cấp thêm những tài liệu về văn nghị luận cho học sinh THCS để làm giàu cho tủ sách. Học sinh cũng tự giác sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận có giá trị, phô tô 2 bản, giữ 1 bản để học, 1 bản nộp tủ sách nhà trường. - Sau đó nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào: “Thi đua đọc tư liệu từ tủ sách nhà trường”. Hoạt động này sẽ cho điểm xếp loại cho cá nhân và lớp. 2. Đề xuất: Để công tác giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn, tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp như việc tăng cường các đồ dùng dạy học có liên quan, khuyến khích và tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về chuyên môn để giáo viên có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác đề nghị Phòng giáo dục tổ chức việc bồi dưỡng giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, tổ chức hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng kĩ năng cho giáo viên về phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Với thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều, vì vậy bài viết của tôi chắc chắn sẽ còn có nhiều hạn chế. Cho nên bản thân tôi rất mong được sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp để việc áp dụng vấn đề vào giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Sài Sơn, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Người viết: Lê Thị Việt Hà Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 37 MỤC LỤC Phần A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Thời gian và đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm. III. Nhiệm vụ của sáng kiến. IV. Phương pháp nghiên cứu. Phần B - NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần I. Thực trạng vấn đề qua khảo sát thực tế. Phần II. Những nội dung lí luận và giải pháp thực hiện. I. Khái quát chung về văn nghị luận. III. Quy trình làm một bài văn nghị luận. IV. Cách làm một bài văn nghị luận cụ thể. V. Hướng dẫn cách viết các phần: Mở bài, thân bài, kết bài. VI. Kết quả áp dụng sáng kiến. Phần C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_phuong_phap_ren_ki_nang_lam_bai_van_nghi_luan_c.pdf