Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm

Thực hiện theo Đề án Ngoại Ngữ Quốc Gia từ năm học 2013-2014 của Bộ

GDĐT, chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 6 đã được triển khai dạy thí điểm ở

một số trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu từ năm học 2013-2014. Việc

áp dụng dạy thí điểm Tiếng Anh 6 THCS với tâm điểm là đáp ứng yêu cầu xây

dựng, định hướng học tập cũng như góp phần vào mục tiêu “dạy chữ, dạy người,

dạy nghề” cho học sinh (HS) trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.

Thêm vào đó, trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cũng

không gì khác là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học

dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dưới sự tổ chức và

hướng dẫn thực hiện thích hợp của giáo viên (GV), nhằm phát triển tư duy độc

lập, sáng tạo, góp phần hình thành nên nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng

hứng thú học tập, tạo niềm vui thích trong học tập và thực hành cho HS.

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang minhkhanh 03/01/2022 3540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sđtd để giúp học sinh lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo chương trình tiếng anh thí điểm
1 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 ------------------------------ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
VẬN DỤNG SĐTD ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 6 
HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 
VỀ TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP VÀ NGỮ ÂM 
THEO CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM 
Lĩnh vực/Môn: Tiếng Anh 
Cấp học: THCS 
Năm học : 2019 - 2020 
Mã SKKN: 
2 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
STT Chữ viết tắt Diễn giải Ghi chú 
1 
SĐTD 
Sơ đồ tư duy 
2 GV Giáo viên 
3 HS Học sinh 
4 TA 6 TĐ Môn tiếng Anh 6 thí điểm 
5 
SGK 
Sách giáo khoa 
3 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1. Tổng quan vấn đề: 
Thực hiện theo Đề án Ngoại Ngữ Quốc Gia từ năm học 2013-2014 của Bộ 
GDĐT, chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 6 đã được triển khai dạy thí điểm ở 
một số trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu từ năm học 2013-2014. Việc 
áp dụng dạy thí điểm Tiếng Anh 6 THCS với tâm điểm là đáp ứng yêu cầu xây 
dựng, định hướng học tập cũng như góp phần vào mục tiêu “dạy chữ, dạy người, 
dạy nghề” cho học sinh (HS) trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại. 
Thêm vào đó, trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cũng 
không gì khác là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học 
dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dưới sự tổ chức và 
hướng dẫn thực hiện thích hợp của giáo viên (GV), nhằm phát triển tư duy độc 
lập, sáng tạo, góp phần hình thành nên nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng 
hứng thú học tập, tạo niềm vui thích trong học tập và thực hành cho HS. 
1.2. Lí do chọn đề tài: 
Tiếng Anh có tầm quan trọng lớn trong đời sống kinh tế và văn hóa của 
người Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Do vậy chương trình tiếng Anh 
đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông nhiều năm nay, nhưng dường như 
cho đến bây giờ nó vẫn còn là môn học mới và khá khó đối với không ít HS, và 
thật sự khó hơn khi chương TA TĐ lớp 6 đã được đưa vào giảng dạy tại một số 
trường THCS trong thành phố Hà Nội như đã nói ở trên. Thực tiễn cũng cho thấy 
hiện nay vẫn còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là tiếp thu 
và nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy; học 
bài nào biết bài nấy mà chưa phát triển được tư duy hệ thống, tư duy học tập logic 
để liên kết các kiến thức lại với nhau, kiến thức rời rạc khiến các em dễ rơi vào 
tình trạng mất căn bản kiến thức cũng như chán nản do không rèn luyện thường 
xuyên trong khi tính chất của bộ môn tiếng Anh là một chuỗi những hệ thống ngữ 
pháp, ngữ âm, và từ vựng có các mối liên kết với nhau. 
Hiện nay phương pháp dạy học được đổi mới và tập trung nâng cao hơn 
nữa theo triết lý lấy người học làm trung tâm, nhằm phát huy cao độ tính tự giác, 
tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn 
4 
đề tiên quyết ở người GV là cần nhận thức rõ quy luật nhận thức của học sinh, 
trong đó học sinh là chủ thể hoạt động, chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng. 
Làm thế nào để GV không những giúp đưa đến những kiến thức mới cho HS mà 
còn hướng dẫn xây dựng, hệ thống hóa, tổng hợp 
liên kết nhằm tạo điều kiện để HS nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và nhẹ 
nhàng nhất. 
Hơn nữa, để thực hiện được mục tiêu và phương châm kiên quyết đảm bảo 
chất lượng đầu ra của quá trình dạy học theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong 
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” phê duyệt tại QĐ số 1400/QĐ-
TTG của Thủ tướng chính phủ, đòi hỏi những thầy cô giáo dạy Tiếng Anh như 
chúng tôi phải suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh đạt được mục tiêu và 
phương châm trên. Để phát triển tốt 2 kĩ năng nghe, nói đòi hỏi GV phải trang bị 
đủ cả bốn kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết cho HS. Thế nhưng trong chương 
trình SGK tiếng Anh 6 thí điểm hiện nay tương đối nhiều và khó. Vậy làm thế nào 
giúp học sinh tiếp cận được chương trình học đồng thời phát triển được 4 kĩ năng 
trên, trong đó đặc biệt chú ý 2 kĩ năng nghe, nói. 
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc sử dụng Sơ Đồ Tư Duy 
(SĐTD) như một công cụ hữu ích giúp tạo nên một bức tranh tổng quát, hệ thống 
hóa các kiến thức và mối liên quan trong bài học cho HS không những mang đến 
cho các em phương pháp học tập đúng đắn như một công cụ hỗ trợ việc học tập 
trở nên dễ hiểu dễ nhớ hơn mà còn giúp các em có được thói quen tự kích thích tư 
duy, suy luận logic, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo,... Trong quá trình giảng 
dạy tôi cũng đã kết hợp những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình dạy học 
cùng với việc áp dụng phương pháp học tập sử dụng SĐTD cho HS rất thành 
công. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Vận dụng Sơ Đồ Tư Duy để giúp học sinh
5 
lớp 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm theo 
chương trình Tiếng Anh thí điểm”. Trong lĩnh vực và phạm vi đề tài lần này 
nhằm mang đến cách tiếp cận và sử dụng SĐTD hiệu quả nhất. Với mục đích 
nâng cao chất lượng dạy và học trong tiết học hiện nay cũng như nâng cao dần 
chất lượng đại trà cho học sinh, do vậy tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình 
đã thực hiện để quí đồng nghiệp tham khảo. 
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Quá trình dạy học bao gồm hai mặt có liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy 
của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lí luận 
dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động của trò trên cơ sở có sự định hướng 
của thầy rồi dựa trên thiết kế hoạt động của trò mà thiết kế hoạt động của thầy. 
Điều này khác với các phương pháp dạy truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu 
kĩ nội dung bài dạy để thiết kế cách truyền đạt của thầy. 
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết 
kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh tri thức 
mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là 
người học cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có 
phương pháp học tốt, thì mọi nỗ lực của thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. 
Với yêu cầu mới của phương pháp dạy và học hiện nay và ... g một SĐTD đơn giản lên bảng: 
11 
Mục đích của việc làm này là để tất cả các HS khác của lớp bắt chước làm 
theo ở lớp hoặc ở nhà. Tôi cũng nhấn mạnh với các em rằng trong quá trình 
dạy học tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho các em luyện nói, và 
muốn làm quen với việc luyện nói được dễ dàng chỉ có cách tốt nhất là nhìn 
vào SĐTD để nói. Tôi cũng yêu cầu mỗi nhóm về nhà vẽ 1 SĐTD để ghi ra 
những mơ ước về ngôi trường mơ ước của mình. 
12 
Hoạt động 2: Như đã hứa ở trên, mỗi tiết dạy tôi dành từ 5 – 10 phút đầu 
giờ (Điểm KT miệng tôi ghi cho HS bất cứ hoạt động nào trong quá trình học ở 
lớp hoặc việc dặn dò về nhà nếu các em thực hiện tốt, cho nên phần lớn thời gian 
đầu tiết học tôi dành cho việc luyện nói) tôi gọi 1 đại diện của một nhóm HS lên 
trước lớp, nhìn vào SĐTD của nhóm mình đã thiết lập để thuyết trình. Sau đó tôi 
nhận xét và có thể ghi điểm miệng cho cá nhân em HS này. 
Việc cô giáo phân công làm việc theo nhóm để có ý tưởng hay phong phú 
hơn, nhưng khi lên bảng thuyết trình cô giáo lại cho điểm cá nhân nhằm mục 
đích giúp các em có động lực và không đùn đẩy cho nhau khi được mời lên bảng. 
Hoạt động 3: Sau khi có được sự góp ý của cô giáo trên lớp để SĐ của các 
em được hoàn thiện hơn (hoặc thảo luận của nhóm nếu thời gian cho phép), tôi 
yêu cầu các em mỗi cá nhân về nhà tự vẽ lại 1 SĐTD riêng cho mình và cô sẽ gọi 
lên thuyết trình bất cứ lúc nào có thể. 
Hoạt động 4: Lần này các em khiến tôi rất vui vì mỗi em đều có trong tay 1 
SĐTD của mình kể cả những em yếu kém và tất nhiên vẫn có nhiều SĐ chưa đạt 
yêu cầu nhưng như thế cũng đã tốt rồi. 
Để động viên và tạo sự hứng thú hơn cho những hoạt động tiếp theo, tôi 
gọi 1 HS tương đối yếu lên bảng và dìu em tập nói cho dù được vài câu đơn giản 
cũng tốt. Tôi nhận xét, cho điểm và tuyên dương em
13 
Qua các hoạt động trên, tôi rất vui rằng bước đầu tôi đã thành công trong 
việc dẫn dắt các em sử dụng SĐTD để học TA. Tuy nhiên hiệu quả trong 
tương lai như thế nào phần lớn còn phụ thuộc vào sự luyện tập và nỗ lực của 
các em nữa. 
3. Sử dụng SĐTD để dạy và ôn tập từ vựng: 
 Từ vựng là một trong những loại ngữ liệu rất cần thiết để xây dựng thành ý, 
thành câu, thành bài văn hoàn chỉnh và như tôi đã nói ở các phần trên, trong 
chương trình SGK môn TA 6 TĐ có rất nhiều từ vựng. Vậy làm sao để giúp 
HS lớp 6 tiếp thu và nhớ được khối lượng lớn từ vựng trong quá trình học mà 
không gây nhàm chán. 
Ví dụ 1: UNIT 2: MY HOME, ở phần CLOSER LOOK 1. 
Qua SĐTD này HS dễ dàng nhớ được các phòng trong một ngôi nhà và các 
thiết bị trong từng phòng. 
14 
Ví dụ 2: UNIT 3: MY FRIENDS. Giúp HS học và nhớ tính từ chỉ tính cách 
(ADJECTIVES FOR PERSONALITY) để miêu tả người thân, bạn bè tôi hướng 
đẫn các em vẽ 2 SĐ sau để chỉ trạng thái vui và buồn, miêu tả trạng thái vui, tôi 
hướng dẫn HS vẽ mặt cười: 
15 
Miêu tả trạng thái buồn, tôi hướng dẫn HS vẽ mặt buồn: 
Cứ như thế chúng ta chịu khó hướng dẫn và bày vẽ thường xuyên để HS có 
thói quen học và ôn tập từ vựng bằng SĐTD. Tôi hy vọng thói quen này sẽ giải 
đáp được điều phân vân trên. 
4. Sử dụng SĐTD để dạy và ôn tập ngữ pháp, ngữ âm: 
 Khi HS đã có thói quen học và nhớ từ vựng được nhiều, thêm vào đó nếu các 
em nắm vững và vận dụng tốt các điểm ngữ pháp, thì việc học TA của các em sẽ 
thuận lợi và hiệu quả hơn nhiều. Tôi tiến hành hướng dẫn HS lần lượt ôn tập bằng 
SĐTD như sau: 
 Ví dụ: + Để chuẩn bị cho bài KT số 1, ngoài những kiến thức các em đã được 
luyện và ôn, tôi hướng đẫn các em vẽ 2 SĐTD: VERB + NOUN và TENSES 
(Simple present, present continuous) ở tiết ôn tập: 
16 
+ Cũng như trên, bổ sung kiến thức chuẩn bị cho bài KT 1 tiết số 2, tôi 
hướng đẫn HS vẽ 2 SĐ: COMPARATIVE ADJECTIVES và 
SUPERLATIVE OF SHORT ADJECTIVES.
17 
+ Phát âm chuẩn cũng là một trong những tiêu chí để học tốt môn TA và 
giúp HS trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp, nên tôi hướng dẫn HS vẽ SĐ: 
PRONUNCIATION, tổng hợp các âm HS đã gặp trước khi các em thi HK. 
+ Để chuẩn bị cho bài KT số 3, tôi giúp HS vẽ sơ đồ TENSES (Simple 
present, present continuous, simple past, present perfect). Vì thời gian trên 
lớp không nhiều nên tôi hướng dẫn các em chuẩn bị sẵn một SĐTD về bốn 
thì trên ở nhà. Đến giờ ôn tập tôi cho các em hoạt động theo nhóm, các em 
khá / giỏi diễn giải cho các bạn trong nhóm hiểu. Sau đó tôi mời 1 HS giỏi 
nhất lớp lên bảng nhìn sơ đồ giải thích lại một lần nữa trước khi các em vận 
dụng vào bài tập trong SGK. 
18 
19 
20 
+ Hai sơ đồ THREE Rs và CONDITIONAL SENTENCES (Type 1) được 
hướng dẫn vẽ để các em ôn tập chuẩn bị cho bài KT số 4: 
21 
5. HIỆU QUẢ CỦA SKKN: 
- Sử dụng SĐTD trong việc đổi mới phương pháp dạy học đã dược tập huấn, triển 
khai từ năm học 2011-2012. Những năm học trước tôi đã thực hiện ở các khối 7, 
và 8. Bắt đầu từ năm học 2013-2014 PGD Quận Hà Đông triển khai dạy chương 
trình TA TĐ cho khối lớp 6 và trong năm học này 2019-2020 tôi được lãnh đạo 
nhà trường phân công trực tiếp dạy 2 lớp 6A3 và 6A7. Do chương trình SGK TA 6 
TĐ nhiều và khó, nên tôi đã thực sự bắt tay vào việc vận dụng SĐTD để giúp HS 
lớp 6 học TA có hiệu quả. 
 - Từ khi vận dụng SĐTD vào dạy và học đã tạo sự tích cực cho học sinh; giáo viên 
và học sinh làm việc nhiều hơn nhưng thấy thoải mái và hứng thú hơn. Kinh 
nghiệm cho thấy, để đưa SÐTD ứng dụng vào quá trình dạy và học, HS có thể vẽ 
trên giấy, bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì mầu, phấn, tẩy,... hoặc cũng có thể thiết kế 
trên powerpoint hay các phần mềm bản đồ tư duy. Với các trường có điều kiện cơ 
sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm cho cán bộ, 
giáo viên, học sinh sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì, bút mầu, tẩy,... để 
vẽ SÐTD có ưu điểm là giúp người lập SÐTD dễ dàng phát triển ý tưởng và bổ 
sung ý tưởng qua đó phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi người, phát triển năng 
khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn mầu sắc (xanh, đỏ, vàng, 
tím,...), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong...), tự sáng tác nên mỗi SÐTD thể hiện 
rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và cũng do mỗi người tự 
làm nên càng yêu quý, trân trọng tác phẩm của mình. Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh 
tế, cách làm đơn giản, SÐTD có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện nào của các 
nhà trường hoặc cá nhân HS hiện nay. 
Qua một thời gian áp dụng đề tài SKKN vào dạy môn TA 6 TĐ, cụ thể là từ 
bài KT 45 phút số 1 (HKI) và kiểm nghiệm tính ứng dụng của nó qua bài KT 45 
phút số 3 (HKII), tôi có được kết quả như sau: 
Bài KT 45 phút số 1 (HKI) 
22 
LỚP 
 SỐ 
GIỎI 
KHÁ 
TB 
YẾU 
KÉM 
 HS 
6A3 46 5(10.9%) 12(26.1%) 20(43.4%) 5(10.9%) 
 4(8.7%) 
6A7 54 8(14.8%) 13(24.1%) 22(40.7%) 7(13%) 
 4(7.4%) 
Bài KT 45 phút số 3 (HKII) 
LỚP 
 SỐ 
GIỎI 
KHÁ TB 
YẾU KÉM 
 HS 
6A3 46 8(17.4%) 15(32.6%) 18(39.1%) 3(6.5%) 
2(4.4%) 
6A7 54 10(18.5%) 20(37%) 17(31.5%) 4(7.4%) 
3(5.6%) 
So sánh, đối chiếu kết quả giữa 2 bài kiểm tra chỉ qua một thời gian ngắn, nhìn chung 
tôi thấy HS có sự tiến bộ rõ rệt, kết quả làm bài của các em có sự thay đổi tuy ít nhưng 
rất đáng mừng rằng kết đạt loại TB, K, G tăng lên, ngược lại số YẾU, KÉM giảm 
xuống. Đáng mừng hơn ở chỗ HS yếu, kém cũng đã biết học theo SĐTD từ đó các em 
vận vào bài làm. Đó chính là kết quả thiết thực nhất thể hiện sự thay đổi lối tư duy của 
các em. 
6. KẾT LUẬN: 
 7.1. Ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn TA TĐ: 
- Sử dụng SĐTD giúp HS dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một cum 
bài hay toàn bộ chương trình học. 
- Khi vẽ SĐTD HS phải sử dụng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải để suy 
nghĩ vì vậy các em sẽ phát huy được tối đa khả năng tư duy của bản thân và luôn hứng 
thú trong học tập. 
- Sử dụng SĐTD để tổng kết nội dung đã học, HS có thể vẽ thêm các nhánh mới 
(phát triển ý tưởng mới) theo cách hiểu của mình một cách chi tiết, đầy đủ. 
23 
Như vậy, vẽ SĐTD để tổng kết bài học giúp các em bước đầu tập nghiên cứu 
khoa học. 
 7.2. Những nhận định chung về đề tài, việc áp dụng và khả năng phát triển của đề 
tài. 
- SĐTD giúp GV và HS dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết 
kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp HS nắm bắt được 
kiến thức qua một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. 
- Ở cùng một nội dung kiến thức khi vẽ SĐTD mỗi HS sẽ dùng màu sắc, hình 
ảnh, các cụm từ diễn đạt theo cách riêng của mình vì vậy vẽ SĐTD phát huy được tối 
đa khả năng sáng tạo của HS, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho HS. 
- SÐTD – Mind map do Tony Buzan sáng lập là một kiệt tác, có lẽ không bao 
giờ lỗi thời cả. Lần đầu cầm bộ sách TA 6 TĐ tôi thật sự lo lắng liệu với khả năng HS 
lớp 6 có học tốt được không, và mình phải dạy thế nào đây, nhưng khi vận dụng SĐTD 
để dạy tôi càng thấy thích thú. SĐTD không chỉ có hiệu quả trong việc dạy môn TA 
mà còn ở tất cả các môn học khác cũng như mọi lĩnh vực khác. 
Như vậy, bản đồ tư duy có vai trò rất quan trọng trong dạy học và đặc biệt đổi 
mới cách tổ chức dạy học của giáo viên đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học 
cho học sinh THCS phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học 
theo hướng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
 7.3. Bài học kinh nghiệm: 
Trong khi lập một SĐTD thì người thầy cần phải đặt mình vào vị trí người học, 
nhưng người học đấy có một cái nhìn tổng quát hơn, sâu rộng hơn và chặt chẽ hơn. 
SĐTD được lập ra không quá rườm rà nhưng cũng không thể quá đơn giản, nó phải có 
nội dung bao trùm, có khả năng liên kết nhiều mạch kiến thức, nhiều nội dung. 
Sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả 
tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy 
của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo 
và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài 
giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một bản đồ 
thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
24 
Việc sử dụng các phần mềm mind map sẽ làm cho công việc lập SĐTD dễ 
dàng và linh hoạt hơn, đồng thời đây cũng là một bước tiến trong việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác 
dạy học. 
7. ĐỀ NGHỊ: 
- Nhà trường và Phòng GD&ĐT nên có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ 
giáo viên tự học tập, sử dụng SĐTD vào dạy học. 
- Phòng GD&ĐT nên tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về đổi mới phương 
pháp dạy học để GV có thể học hỏi được những phương pháp dạy học hay hơn, 
hiệu quả hơn. 
- Hằng năm nhà trường và phòng GD&ĐT nên chọn những SKKN hay, đề tài 
khoa học có chất lượng để triển khai cụ thể, vừa đem lại giá trị hữu dụng vừa phát 
huy những kinh nghiệm mà bản thân giáo viên là tác giả miệt mài có được. 
 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà Đông, ngày 8 tháng 11 năm 2019 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
 mình viết, không sao chép nội dung 
 của người khác.
25 
8. PHỤ LỤC: 
1.Sơ đồ tóm tắt SKKN. 
2. Sơ đồ tổng hợp các điểm ngữ pháp ở HKI. 
26 
 3. Sơ đồ tổng hợp các điểm ngữ pháp ở HKII
27 
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK môn TA 6 TĐ 
2.SGV môn TA 6 TĐ 
3.Tony Buzan “Bản đồ Tư duy trong công việc” NXB Lao động – Xã hội. 
4. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần 
TCH HĐ học tập của HS”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH 
năm 2009. 
5.Phần mềm Bản đồ tư duy Emindmaps 6. 
6.Tài liệu tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục đào tạo tổ chức năm 2011. 
7.Www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan). 
28 
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
 ................................................................................................... 
29 
10. MỤC LỤC 
STT 
TIÊU ĐỀ 
TRANG 
1 Danh mục chữ viết tắt 2 
2 1. Tên đề tài 3 
3 1. Đặt vấn đề 3 
4 2. Cơ sở lý luận 5 
5 3. Cơ sở thực tiễn 6 
6 4. Nội dung nghiên cứu 7 
7 4.1 Thực trạng của vấn đề 7 
8 4.2 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 8 
9 4.2.1. Phương pháp xây dựng SĐTD 9 
10 4.2.2.Các hoạt động dạy học trên lớp với SĐTD 9 
11 4.2.3. Sử dụng SĐTD để dạy và ôn tập từ vựng 13 
12 4.2.4. Sử dụng SĐTD để dạy và ôn tập ngữ pháp, ngữ âm 15 
13 5. Hiệu quả của SKKN 21 
14 6. Kết luận 22 
15 7. Đề nghị 24 
16 8. Phụ lục 25 
17 9. Tài liệu tham khảo 27 
18 10. Mục lục 29 
30 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_sdtd_de_giup_hoc_sinh_lop_6_h.pdf