Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu

cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự

nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội

ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị

trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính

tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết

các vấn đề phức hợp.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng

của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học cơ sở. Mục

tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy

học và sử dụng những phương pháp dạy học mới. Trong những năm gần đây,

các trường THCS đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học

và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy

tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều

hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại

niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh

hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương

pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có một

phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang minhkhanh 03/01/2022 6060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY 
 MÔN SINH HỌC 
 Lĩnh vực/Môn : Sinh học 
 Cấp học : THCS 
 Tài liệu kèm theo : Đĩa CD 
NĂM HỌC: 2016 - 2017 
MÃ SKKN 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 1/23
MỤC LỤC 
Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1 
I. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................ 1 
1.Cơ sở lí luận: ................................................................................................... 1 
2.Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................... 2 
II. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................... 3 
III. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 3 
IV. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 3 
Phần thứ 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................. 4 
I. Những nội dung lí luận liên quan đến vấn đề tổng kết kinh nghiệm ............... 4 
II.Thực trạng vấn đề ........................................................................................... 4 
III.Các biện pháp đã tiến hành ............................................................................ 6 
IV.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm ................................................................. 16 
Tiến hành dạy học thực nghiệm theo đề tài tại trường THCS Phan Đình Giót đối 
với các lớp học sinh khối 6 tôi thu được kết quả sau: ....................................... 17 
Phần thứ 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ............................................................. 19 
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy .................. 19 
II. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN ...... 19 
III. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN ......... 19 
IV. Các ý kiến đề xuất ...................................................................................... 20 
Phần thứ 4: PHỤ LỤC...................................................................................... 22 
Phần thứ 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 23 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 1/23
Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài: 
1. Cơ sở lí luận: 
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu 
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự 
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội 
ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị 
trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính 
tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết 
các vấn đề phức hợp. 
 Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng 
của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học cơ sở. Mục 
tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy 
học và sử dụng những phương pháp dạy học mới. Trong những năm gần đây, 
các trường THCS đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học 
và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy 
tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều 
hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại 
niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh 
hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương 
pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có một 
phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. 
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển 
từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo 
dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng 
tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học 
là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng 
lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong 
cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 2/23
2. Cơ sở thực tiễn: 
Qua nhiều năm thực hiện triển khai đại trà chương trình thay sách giáo 
khoa mới cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp dạy 
học đặc trưng của môn Sinh học đã thực sự ổn định và đi vào chiều sâu. Song 
hầu hết các giáo viên đều mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp 
dạy học mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, do vậy 
học sinh cảm thấy tiết học nặng nề, chất lượng tiết dạy còn bị hạn chế. 
Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông, môn Sinh học là 
bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đi từ trực 
quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy trong giờ dạy sinh học nếu người 
thầy không tìm cách tổ chức một giờ dạy học sao cho hợp lý sinh động hấp dẫn, 
thì rất khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức 
khô khan. 
Để giờ dạy Sinh học đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và 
phát huy được tính tích cực của học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới 
phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong 
những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi 
trong giờ dạy Sinh học. Hiện nay theo tôi được biết, việc tổ chức trong giờ học 
Sinh học ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan ... nhóm lên làm, sau đó về chỗ giao phấn cho bạn thứ hai lên 
làm tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. 
+ Cá nhân hoặc nhóm nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong 
khoảng thời gian đã cho, và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng và được thưởng 
(bằng điểm hoặc bằng tràng pháo tay). 
+ Giáo viên nhận xét, xác định đội thắng, đội thua để cho điểm hoặc 
thưởng bằng các hình thức khác. 
+ Với các bài về cấu tạo của các cơ quan. Giáo viên hoàn toàn có thể áp 
dụng trò chơi này. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 14/23
Ví dụ - Bài 13: “Cấu tạo ngoài của thân” 
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 5 dãy bàn, dãy bàn bên 
trái là nhóm 1, dãy bàn bên phải là nhóm 2 và chia bảng thành 2 phần. 
- Vận dụng trò chơi vào việc xác định các bộ phận của thân (SGK Trang 
43). GV yêu cầu học sinh cả lớp tự quan sát và tìm hiểu thông tin H13- 1 và 
H13- 2 (trang 43) 
- Giáo viên gọi đại diện của 2 nhóm đứng lên phía trước lớp. Khi giáo viên 
hô “ Bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi nhóm lên ghi tên một bộ phận trong cấu 
tạo ngoài của thân. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định (2 phút) 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét đánh giá xác định đội thắng cho điểm 
thưởng hoặc bằng tràng pháo tay... 
Chú ý: Với những bài tập trắc nghiệm điền khuyết. Sau khi thảo luận 
nhóm giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm báo cáo bằng cách cho học sinh 
chơi trò chơi tiếp sức, cũng đem lại hiệu quả cao. 
TRÒ CHƠI: HÁI HOA DÂN CHỦ 
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ôn tập hoặc tiết bài tập của sinh học. 
- Mục đích của trò chơi: 
+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến 
thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống. 
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn 
đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả. 
+ Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó 
cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề . 
- Chuẩn bị: 
+ GV cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên quan đến 
nội dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt hình bông 
hoa có kích thước như nhau và được gấp lại. 
+ Với tiết ôn tập giáo viên cho học sinh trước hệ thống câu hỏi để về nhà 
các em chuẩn bị. Còn với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu 
hỏi và bài tập trong SGK, sách bài tập đến hết phần nội dung đã học. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 15/23
+ 1 chậu cây cảnh nhỏ trên có cài các câu hỏi hoặc bài tập để trên bục giảng 
+ Kê riêng 2 bàn dành cho học sinh ngồi chuẩn bị câu trả lời sau khi đã 
bốc câu hỏi. 
- Tiến hành: 
+ Giaó viên phổ biến cách học thông qua trò chơi này: học sinh lựa chọn 
câu hỏi của mình đã được gài trên các cành cây, học sinh có thể trả lời ngay 
hoặc về chỗ chuẩn bị trong 2 phút (không được sử dụng tài liệu). Học sinh cũng 
có thể đổi câu hỏi nếu câu đó không trả lời được (chỉ 1 lần). Nhưng đổi câu hỏi 
phải bị trừ đi 1 điểm trong kết quả cuối cùng. 
+ Sau khi chọn song câu hỏi học sinh đọc to câu hỏi cho các bạn phía 
dưới lớp biết và có thời gian 2 phút để chuẩn bị (có thể trả lời ngay). 
+ Sau 2 phút giáo viên gọi học sinh đã bốc câu hỏi trả lời và cho 1 học 
sinh chuẩn bị bằng việc bốc một câu hỏi khác. 
+ Học sinh trả lời song giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận xét, giáo 
viên tổng hợp và cho điểm. 
+ Với học sinh trả lời tốt cho điểm tương ứng với mức độ đó đồng thời 
tán thưởng bằng một tràng pháo tay. Đối với các học sinh trả lời chưa tốt hoặc 
chưa trả lời được cần phê bình nhưng mang tính chất động viên để các em tiếp 
tục phấn đấu, không bị chán nản. 
- Vận dụng: có thể áp dụng trò chơi này vào các tiết bài tập hoặc phần 
cuối của tiết ôn tập học kì môn sinh học 6. 
Ví dụ: Tiết 29 - Bài tập 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại và ôn tập tất cả các câu hỏi, bài tập cuối 
bài trong sách giáo khoa và các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập Sinh học 6 từ 
bài mở đầu cho tới tiết 28. 
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi gồm: 
Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? 
Câu 2: Các đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? 
Câu 3: Nhiệm vụ của thực vật học là gì? 
Câu 4: Đặc điểm chung của thực vật là gì? 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 16/23
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và không có hoa? 
Câu 6: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? 
Câu 7: Quá trình phân chia của tế bào thực vật diễn ra như thế nào? 
Câu 8: Rễ gồm mấy miền, chức năng của mỗi miền? 
Câu 9: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? 
Câu 10: Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? 
Câu 11: Thân cây gồm những bộ phận nào? 
Câu 12: Thân cây dài ra và to ra do đâu? 
Câu 13: Mạch gỗ và mạch rây có chức năng gì? 
Câu 14: Thế nào là quang hợp? Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? 
Câu 15: Kể tên các loại lá biến dạng cùng chức năng của chúng? 
- Tiến hành: 
+ Giáo viên viết 15 câu hỏi trên vào 15 mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa 
và gấp lại gài lên các cành của cây cảnh được đặt trên bục giảng. 
+ Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kì học sinh 
nào (mỗi đợt gọi 2 học sinh, 1 học sinh trả lời và 1 học sinh chuẩn bị). 
+ Thưởng điểm với các học sinh trả lời tốt, phê bình các em làm chưa tốt. 
Lưu ý: Gv chú ý tạo cho lớp học không khí sôi nổi để học sinh tích cực 
tham gia, tránh tình trạng căng thẳng hoặc gây cho học sinh sự sợ sệt. 
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
* Sáng kiến được áp dụng từ nhiều năm học thể hiện được nhiều ưu điểm 
nổi bật của sáng kiến là: 
- Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập 
trong dạy học Sinh học để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy bộ môn. 
- Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát 
hoá kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh. 
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện 
nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của 
học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng 
tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng 
trong học tập Sinh học. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 17/23
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học. Thông qua các trò 
chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của Sinh học tiềm ẩn trong 
các tình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào 
thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. 
- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và 
khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. 
- Tạo điều kiện để cá thể hoá hoạt động dạy học. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật và 
tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. 
Tiến hành dạy học thực nghiệm theo đề tài tại trường THCS đối với các 
lớp học sinh khối 6 tôi thu được kết quả sau: 
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. 
- Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn. 
- Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích bộ 
môn hơn. 
- Tạo thái độ hợp tác trong nhóm, chuẩn bị cho sự phân công lao động 
hợp tác trong công việc trong tương lai. 
- Bồi dưỡng và giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh 
trong học tập và lao động. 
* Kết quả đạt được 
Lớp Sĩ số 
Giỏi Khá TB Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
7A6 44 20 45,6 12 27,2 12 27,2 0 0 0 0 
7A7 40 12 30 15 37,5 13 32,5 0 0 0 0 
7A8 42 18 42,9 10 23,8 14 33,3 0 0 0 0 
8A4 43 12 27,9 15 34,9 16 37,2 0 0 0 0 
9A1 47 20 42,6 19 40,4 8 17 0 0 0 0 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 18/23
Qua kết quả trên đã cho thấy rõ việc đưa các trò chơi vào dạy học đã có 
hiệu quả. Chất lượng điểm bài kiểm tra của học sinh đã có sự tiến bộ so với kết 
quả khảo sát đầu năm. Hơn thế, học sinh đã tự giác, tích cực, chủ động, bước 
đầu đã tự tìm tòi và phát hiện được kiến thức. Đồng thời học sinh đã có lòng yêu 
thích, hứng thú đối với môn sinh. Một số học sinh đã say mê với môn học, đầu 
tư nhiều thời gian và trí tuệ cho môn học hơn, điểm số cũng theo đó mà cao hơn. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 19/23
Phần thứ 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy 
Thông qua các trò chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của 
Sinh học tiềm ẩn trong các tình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng các 
kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. 
 Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và 
khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. 
Bản thân giáo viên cũng có ý thức trau dồi chuyên môn, đầu tư công sức 
và hứng thú với khả năng sáng tạo các trò chơi trong giờ dạy sinh học 
II. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN 
* Sáng kiến với các giải pháp được trình bày có nhiều điểm khác, mới so 
với các giải pháp cũ trước đây: 
- Lấy lý luận dạy học hiện đại làm cơ sở. 
- Dựa vào tâm lý học hiện đại. 
- Đáp ứng được mục tiêu dạy học. 
- Tổ chức vào thời điểm phù hợp nhất trong giờ học 
- Hướng tới mọi đối tượng học sinh. 
- Được chuẩn bị kỹ càng trước giờ học. 
- Tạo được hứng thú học tập cho học sinh. 
 * Khả năng áp dụng và phát triển của sáng kiến là có cơ sở để đáp ứng 
nhu cầu phát triển giáo dục và nâng cao đổi mới phương pháp dạy học 
III. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN 
Để có được kết quả dạy và học tốt nhất đòi hỏi người giáo viên phải có 
tâm huyết với nghề, bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của chuyên môn nhà trường, 
gia đình, các đoàn thể.,để giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về đức, trí, 
thể, mĩ  chuẩn bị hành trang vững chắc cho các em bước vào cuộc sống. 
Là một giáo viên tôi luôn mong ước mang đến cho học sinh những giờ 
học thật sự hấp dẫn, tạo mọi điều kiện cho các em tự khẳng định mình, lĩnh hội 
kiến thức, học tập tốt, nâng cao chất lượng học và hiệu quả của tiết học. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 20/23
Bằng những kinh nghiệm có được qua những giờ lên lớp, trao đổi với các 
bạn đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp, thao giảng liên trường hay hội thảo chuyên 
đề. Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy để dạy tốt, học 
tốt chương trình môn sinh học, giáo viên phải chịu khó tìm tòi nghiên cứu, thiết 
kế giáo án mà trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Tổ 
chức trò chơi trong giờ dạy sinh học cũng là một trong những cách thức để nâng 
cao hiệu quả dạy học. 
- Cần vận dụng các trò chơi một cách sáng tạo, hợp lý về nội dung và có 
tác dụng giáo dục học sinh. 
- Không nên quá lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi 
hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mỏi vì chơi 
nhiều. Cần phải tránh tổ chức trò chơi lặp lại trong cùng một tiết học vì sẽ làm 
giảm tính hấp dẫn của trò chơi, khó thu hút được sự chú ý của học sinh. 
- Kinh nghiệm của tôi là chỉ nên sử dụng trò chơi học tập vào dạy một 
phần nội dung trong bài hoặc sử dụng vào cuối tiết học thay cho việc củng cố 
kiến thức kỹ năng đã học. Trò chơi học tập tạo sự hưng phấn về môn học vừa để 
kết thúc tiết học vừa tạo sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học 
tiếp theo. 
- Khi tổ chức các trò chơi, thưởng phạt chỉ là hình thức khích lệ động viên 
học sinh, giáo viên không nên lấy điểm kém vì như vậy làm học sinh sợ điểm 
thấp mà rụt rè không dám tham gia. Sau tiết học, khi hướng dẫn về nhà giáo viên 
yêu cầu học sinh làm lại bài tập vào vở và thông báo chuẩn bị trò chơi ở tiết học 
sau ( nếu có). 
- Học sinh phải chuẩn bị bài học chu đáo. 
- Học sinh phải mạnh dạn nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập. 
- Học sinh phải có tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm chơi. 
IV. Các ý kiến đề xuất 
Theo tôi tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Sinh học đã đáp ứng được 
các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên thực sự là người 
hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 21/23
tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh họat sáng tạo. Đồng thời còn tạo ra 
không khí lớp học sôi nổi, phấn khởi. 
Kết quả thu được là rất khả quan: Từ chỗ học sinh ít hứng thú thậm chí 
còn ngại học môn Sinh học đến chỗ học sinh thích học giờ học Sinh học, chất 
lượng, hiệu quả giờ dạy- học được nâng cao rõ rệt. 
 Qua đây tôi xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên tiếp tục tổ chức 
những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực của học sinh để các giáo viên dạy học Sinh học như chúng tôi có dịp 
trao đổi và học tập. 
Với phạm vi nghiên cứu tại trường dù đã rất cố gắng song không thể tránh 
khỏi những thiếu sót. Tôi xin trình bày kinh nghiệm trên với mong muốn là nhận 
được nhiều ý kiến trao đổi, chỉ bảo chân thành của các bạn đồng nghiệp và những 
người làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lí để kinh nghiệm của tôi đưa ra 
được hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành công tác chuyên môn tốt hơn nữa. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 22/23
 PHỤ LỤC 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 23/23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa sinh học 6, 7, 8, 9 - nhà xuất bản giáo dục 
2. Sách giáo viên sinh học 6, 7, 8, 9 - nhà xuất bản giáo dục 
3. Phân loại và phương pháp làm bài sinh học- nhà xuất bản Đà Nẵng 
4. Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học – Lê Thị Kim Dung – 
Nguyễn Thị Phương Thảo – NXB Đại học QGHN – 2008 
5. Một số sách báo và tài liệu khác có liên quan 
6. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận sinh học 
Lê Quang Nghị - NXB Đại học sư phạm – 2010. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_tro_choi_trong_giang_day_m.pdf