Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học môn Ngữ Văn
Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa,
phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng
phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây
không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn
thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được
một văn bản tự sự . Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười.
Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn
học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng
túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ
hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận,
không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn học thời bấy giờ: Văn dĩ tải
đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩn bao giờ
cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập
quán, địa lý, lịch sử . Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung
đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn
luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để
giải quyết tốt một vấn đề.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học môn Ngữ Văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY - HỌC MÔN NGỮ VĂN Lĩnh vực : Ngữ văn Cấp học : Trung học cơ sở NĂM HỌC 2016 - 2017 MÃ SKKN Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 1/16 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2 1. Thực trạng:.................................................................................................. 2 2. Ý nghĩa của giải pháp mới: ......................................................................... 2 3. Mục tiêu của sáng kiến: ............................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................... 5 1. Cơ sở lý luận: .............................................................................................. 5 2. Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................... 5 3. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: ........................................... 6 3.1. Biện pháp tiến hành: ............................................................................. 6 3.2.Thời gian tạo ra giải pháp: ..................................................................... 6 3.3. Mô tả giải pháp: .................................................................................... 6 3.4. Khả năng ứng dụng: ............................................................................ 11 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ........................................................ 11 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 14 1. Kết luận: ................................................................................................... 14 2. Kiến nghị: ................................................................................................. 15 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 16 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 2/16 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng: Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được một văn bản tự sự. Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn học thời bấy giờ: Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩn bao giờ cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử. Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề. 2. Ý nghĩa của giải pháp mới: - Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đăc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. - Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn nói chung, phần văn học Trung đại nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đất.và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc.. - Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 3/16 hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. 3. Mục tiêu của sáng kiến: - Với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn: +Tích hợp giáo dục liên môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn bản một cách khô khăn, khiên cưỡng. Thậm chí suy diễn khi dạy các văn bản văn học trung đại. + Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội chi thức. +Tích hợp kiến thức liên ... 7/16 * Mô tả qua cấu trúc một bài học: I. Mục tiêu bài học: 1. Phần kiến thức: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. + Phần mới: Học sinh biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề. 2. Phần kĩ năng: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng. + Theo yêu cầu cụ thể của đặc trưng thể loại. + Phần mới: Kĩ năng tổng hợp, liên hệ, vận dụng. 3. Phần thái độ: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng. + Phần mới: Kĩ năng tự nghiên cứu, tổng hợp. 4.Định hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng cho học sinh Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. II. Chuẩn bị phương tiện: - Giáo viên: + Theo yêu cầu của bài học: Tài liệu, sách các loại, phương tiện dạy học. + Phần mới: lựa chọn, xây dựng, lộ kiến thức tích hợp. - Học sinh: Ngoài đồ dùng, thiết bị, cần đầu tư tìm hiểu kiến thức lịch sử, đị lí, văn hóa, tư tưởng liên quan. III. Hoạt động dạy học: - Bước 1: + Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình. + Giao nhiệm vụ cho học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên môn cần có trong bài học. - Bước 2: Triển khai thành các hoạt động dạy – học trên lớp. + Theo tiến trình, cấu trúc bài học, đặc trưng bộ môn. + Khéo léo lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 8/16 + Khuyến khích học sinh tìm tòi, chủ động sáng tạo. + Bước 3: Tổng kết – Rút kinh nghiêm: Củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng. + Bước 4: Giao nhiệm vụ cho những bài học tiếp theo. * Chứng minh qua các ví dụ: I. Mục tiêu bài học: (Ví dụ: Tiết 90 – Chiếu dời đô) - Kiến thức: + Qua bài học hiểu được Chiếu – thơ văn nghị luận được vua –chúa sử dụng nhằm ban mệnh lệnh với ngôn ngữ chặt chẽ, biểu cảm, văn biền ngẫu. + Hiểu được sự sáng suốt, ý chí, tinh thần dân tộc, tự chủ cao ở vua Lí Công Uẩn trong việc dời đô. + Hiểu được tư tưởng: Thiên mệnh, phong thủy, tự hào về lịch sử dân tộc, cách lí giải địa thế, văn hóa của Đại La – Thăng Long – Hà Nội. - Kĩ năng: + Đọc diễn cảm, nắm được hệ thống luận đề, luận điểm, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, biểu cảm của văn bản. + Có kĩ năng sưu tầm tài liệu: Kiến thức lịch sử thời Lí, địa thế Đại La, tư tưởng của các triều đại phong kiến: Đế đô – Định đô,. - Thái độ: + Tự hào về mảnh đất Thăng Long – Hà Nội. + Tự hào, kính trọng tài năng, tâm thế của vị vua sáng đầu triều Lí. + Ham học, biết vận dụng kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa vào giải quyết một vấn đề: Tại sao dời đô đến Đại La – Thăng Long. II. Chuẩn bị phương tiện: - Với 5 tiết học 4 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (Bình ngô đại cáo), Bàn luận về phép học, yêu cầu chuẩn bị như sau: + Văn bản: 4 văn bản trên, tư liệu lịch sử thời Lí, Trần, Lê, Tây Sơn; tư liệu về Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp. Tư tưởng: Đế đô, Thiên mệnh, Trung quân, ái quốc, nhân nghĩa, dân vi bản, di công vi thực.Tài liệu địa thế Thăng Long, thế trận nhà Trần 3 lần chống Nguyên Mông Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 9/16 + Giáo viên với từng bài học cụ thể: Yêu cầu học sinh đọc, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức liên quan, cách lí giải biện chứng vấn đề. Xây dựng giáo án theo các hoạt động dạy học. + Học sinh: Ngoài soạn, chuẩn bị bài chú ý: sưu tầm, liên hệ kiến thức địa lí lãnh thổ, giai đoan lịch sử, các triều đại phong kiến qua từng giai đoạn, tư tưởng giá trị đạo đức trong xã hội phong kiến. III. Hoạt động dạy học: Ví dụ qua Tiết 90 – Chiếu dời đô: Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ: - Học sinh soạn bài theo mẫu: + Luận đề: Phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. + Luận điểm: (1) phải dời đô khỏi Hoa Lư. (2) Đại La phải là kinh đô mới. + Lập luận: -> Lí lẽ: Tại sao phải dời Hoa Lư? Dời đô có thuận lợi hay không? Tại sao Đại La có thể là kinh đô mới? -> Dẫn chứng: Lịch sử đã có nhiều triều đại dời đô nên vận nước lâu bền. Hai nhà Đinh Lê không chịu thay đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than cơ cực. Còn Đại La là trung tâm trời đất, vạn vật tốt tươi, - Kiến thức liên môn cần có: + Địa lí: Vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoa Lư, của Đại La. + Lịch Sử: Sơ lược các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lí, vua Lí Công Uẩn, lịch sử Đại La, lịch sử nhà Thương, nhà Chu. + Tư tưởng: Thiên mệnh: Vua là thiên tử (con trời) Hoạt động 2: Các hoạt động trên lớp: - Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị. - Bước 2: bài học: Giới thiệu bài: Chiếu dời đô là văn bản chính luận bất hủ thể hiện tâm thế, tài năng, tầm nhìn xa trông rộng, đầy chất biểu cảm của vua Lí Công Uẩn. - Bước 3: Đọc – Chú thích: Đọc dõng dạc, biểu cảm – cùng học sinh hiểu nghĩa các từ khó. - Bước 4: Hướng dẫn xác định luận đề - nội dung chính của văn bản và hệ thống luận điểm. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 10/16 + Luận đề: Muốn quốc gia cường thịnh, vững bền, nhân dân ấm no thì phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. + Luận điểm: (1) Phải dời đô khỏi Hoa Lư. (2) Định đô mới ở Đại La. - Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung – nghệ thuật qua thảo luận. (2 nhóm – 2 nhóm câu hỏi) + Nhóm 1: (1) Lí do Lí Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư? (2) Cách lấp luận có đặc điểm gì? + Nhóm 2: (1) Tại sao Lí Công Uẩn chọn Đại La là kinh đô mới? (2) Nhận xét cách lập luận? (Học sinh đọc SGK, vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, tư tưởng để giải quyết nhiệm vụ) - Dời đô khỏi Hoa Lư: + Lí lẽ 1: Lịch sử đã có nhiều triều đại dời đô, đất nước cường thịnh (kiến thức lịch sử, tư tưởng thiện mệnh, đế đô) + Lí lẽ 2: Hoa Lư chỉ hợp khi phòng thủ, không thể phát triển lâu dài. (Kiến thức lịch sử, địa lí vùng Hoa Lư) Dẫn chứng về kiến thức lịch sử: Nhà Thương – Nhà Chu (Trung Quốc), Triều Đinh – Tiền Lê (Việt Nam). - Đại La – Kinh đô mới: + Lí lẽ 1: Đã là kinh đô trong lịch sử (Kiến thức lịch sử) + Lí lẽ 2: Đại La: Đất trắng địa (Kiến thức địa lí, thuật phong thủy) + Dẫn chứng: Đa dạng, đầy đủ - Cách lập luận: Biết dẫn lịch sử, địa lí thuyết phục, lí lẽ dẫn chứng chặt chẽ không thể bác bỏ; lời văn vần – nhịp theo xúc cảm xúc giàu sức biểu cảm, sức nặng, - Bước 6: Hướng dẫn học sinh tổng kết – Luyện tập: + Dùng đặc trưng bộ môn nhận định cấu trúc, tính thuyết phục của văn bản. + Dùng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa để thấy sức nặng tính biểu cảm của văn bản. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 11/16 3.4, Khả năng ứng dụng: Sáng kiến kinh nghiệm dựa trên yêu cầu tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nên hoàn toàn có thể áp dụng một cách thuận lợi dễ dàng với môn Ngữ văn nói chung, phần Văn học trung đại nói riêng. Các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí luôn xuất hiện đan xen trong từng khía cạnh, từng phần của mỗi văn bản. Do đó, dạy học văn luôn phải có hiểu biết về tư tưởng, thẩm mĩ của một thời đại. Dạy học văn cũng đồng thời phải am hiểu về lịch sử, địa lí, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán, ý thức hệ xã hội. Bởi vậy, biết chọn nội dung tích hợp phù hợp trong dạy một văn bản trung đại là yêu cầu mới giáo viên phải có. Không nắm được những tri thức này thì không thể dạy thành công một văn bản, càng không thể khơi gợi được sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh. Cách chuẩn bị, thiết kế bài giảng cũng tương đối khoa học, đơn giản theo hướng hiệu quả nên bất kỳ giáo viên nào cũng có thể áp dụng được. Vì thế, tôi tin rằng đây sẽ là một cách tiếp cận đúng cho việc giảng dạy phần văn bản Văn học trung đại lớp 8 của mỗi giáo viên dạy Ngữ văn. 4, Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trước tiên tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ động của học sinh trong việc học các tác phẩm trung đại vốn khô khan, khó hiểu. Khi các em có kiến thức về hệ tư tưởng phong kiến, xác định đúng giai đoạn lịch sử, chắc kiến thức địa lí, văn hóa các em tiếp cận văn bản dễ dàng hơn và hiểu tác phẩm sâu sắc hơn rất nhiều. Ngoài ra còn tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Hơn nữa dạy tích hợp trong phần văn bản trung đại cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình, tự trau dồi kiến thức các môn học có liên quan như lịch sử, địa lí, văn hóa để phục vụ cho việc giảng dạy có hiệu quả . Và việc thiết kế bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được thiết kế theo xu hướng mở nên rất dễ dàng lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học, * Kết quả thực hiện: Năm học 2016 – 2017 tôi dạy 2 lớp: 8A3 và 8A4. Ở lớp 8A3, tôi thử nghiệm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp liên môn” và đã thu được những kết quả nhất định. - Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu. - Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức liên môn Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 12/16 - Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được nâng lên. - Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm vững kiến thức. + Đánh giá theo xếp loại: Lớp Xếp loại Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 8A3(42) 13 20 9 0 8A4(36) 03 11 18 04 - Đánh giá theo tiêu trí hứng thú tích cực: Lớp Đánh giá Hứng thú Có hứng thú Chưa hứng thú 8A3(42) 18 23 1 8A4(36) 6 20 10 - Đánh giá theo sự hiểu biết – Lí giải: Lớp Đánh giá Lí giải tốt vấn đề Lí giải được vấn đề Còn khúc mắc 8A3(42) 12 27 3 8A4(36) 6 20 10 Mẫu đánh giá kết quả học tập của học sinh: 1. Mẫu 1: Kết quả nhận thức: - Lí do Lí Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư là gì? - Vì sao ông lại lấy dẫn chứng hai triều Thương, Chu? - Tại sao ông lại phê phán hai nhà Đinh – Lê, phê phán để làm gì? - Lí do Lí Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô mới? - Vì sao ông lại nhấn mạnh yếu tố lịch sử, địa lí, văn hóa, địa thế của Đại La? 2. Mẫu 2: Đánh giá việc vận dụng kiến thức: - Nhận xét của em về các triều đại nhà Thương, nhà Chu, Đinh, Lê? - Hiểu biết về lịch sử các triều đại: Đinh, Lê, Lí? Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 13/16 - Phân tích địa thế Hoa Lư (Ninh Bình), Đại La (Hà Nội) về mặt phát triển kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giao thương. - Em hiểu “thiên mệnh”, “thiên tử” mang tư tưởng gì? 3. Mẫu 3: Đánh giá sự hứng thú: - Em có muốn đến tham quan Hoa Lư không? Em có muốn tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long không? - Em có muốn hiểu biết, lí giải được các giá trị lịch sử văn hóa? - Học văn bản Chiếu Dời Đô em có cảm thấy xa lạ không? - Được vận dụng kiến thức, hiểu biết có sẵn để giải quyết vấn đề mới em có thấy tự tin khi tìm hiểu về các tác phẩm văn học trung đại không? Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 14/16 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: a. Nhận định chung: Nhìn chung sáng kiến kinh nghiệm đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu có những thành công : - Một là tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức. - Hai là tạo ra không khí sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mối giáo viên bộ môn. - Ba là học sinh tích cực, chủ động bước đầu sáng tạo và có thói quen học tập chủ động. - Bốn là sáng kiến kinh nghiệm này tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng. Đơn giản hóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm Văn học trung đại vốn triết lí, khó hiểu trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học. b. Điều kiện áp dụng: - SKKN áp dụng tốt cho các văn bản văn học trung đại. Với các tác phẩm văn học khác cần bổ sung tri thức theo tiến trình lịch sử, sự thay đổi hệ tư tưởng, thẩm mĩ của xã hội. - SKKN không áp dụng cho phần Tiếng Việt, phần Tập Văn và các môn học khác. - Dễ dàng áp dụng bởi không đòi hỏi cao cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại. - Khó khăn: Giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu tương đối sâu phần ý thức hệ, hệ tư tưởng trong xã hội phong kiến. c. Triển vọng: - Có thể áp dụng đại trà trong mọi giáo viên dạy văn, mọi nhà trường. - Nếu được đầu tư tiếp sẽ có thể áp dụng cho các tác phẩm văn học còn lại trong chương trình. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 15/16 2. Kiến nghị: - Với phòng giáo dục: Tham mưu, cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam. - Với các nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh. Tôi xin cam đoan SKKN tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn (phần văn bản Trung đại lớp 8) là do tự tìm tòi, cố gắng, học hỏi của bản thân, không sao chép của người khác. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn 8 16/16 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Địa lí: Vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoa Lư, của Đại La. - Lịch Sử: Sơ lược các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lí, vua Lí Công Uẩn, lịch sử Đại La, lịch sử nhà Thương, nhà Chu. - Tư liệu lịch sử thời Lí, Trần, Lê, Tây Sơn; tư liệu về Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp. Tư tưởng: Đế đô, Thiên mệnh, Trung quân, ái quốc, nhân nghĩa, dân vi bản, di công vi thực.Tài liệu địa thế Thăng Long, thế trận nhà Trần 3 lần chống Nguyên Mông
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.pdf