Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening
Trong tiến trình lịch sử dạy học, cách truyền đạt kiến thức đầu tiên và sơ
khai nhất là phương pháp truyền khẩu: thầy nói, trò nghe và làm theo. Phương
tiện dạy học chính lúc bấy giờ chỉ là lời nói. Theo thời gian, các đồ dùng hỗ trợ
dạy học ra đời tiếp theo là: sách, vở, phấn viết và bảng. Các đồ dùng dạy học
này được sử dụng trong một thời gian khá dài qua nhiều thế kỷ. Rồi đến sự ra
đời của những đồ dung dạy học khác như cassette và máy đèn chiếu trong thế
kỷ trước.
Sự bùng nổ của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự xuất hiện một phương pháp dạy học hoàn
toàn mới, đó là dạy học bằng máy tính (giáo án điện tử GAĐT). Theo một
nghĩa tương đối: dạy học bằng máy tính là một hình thức dạy học tiên tiến và do
khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy
mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của
dạy và học.
Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo
đã yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các
cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn
học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CTBGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng
Bộ GDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục).
Trong “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015– 2016”, Bộ GD &
ĐT Bộ GDĐT xác định 2015 2016 là "năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT)", một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm
học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống
các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống E-Learning, qui
trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo;
. tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ
chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh
nghiệm"
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening
Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 1 Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình lịch sử dạy học, cách truyền đạt kiến thức đầu tiên và sơ khai nhất là phương pháp truyền khẩu: thầy nói, trò nghe và làm theo. Phương tiện dạy học chính lúc bấy giờ chỉ là lời nói. Theo thời gian, các đồ dùng hỗ trợ dạy học ra đời tiếp theo là: sách, vở, phấn viết và bảng. Các đồ dùng dạy học này được sử dụng trong một thời gian khá dài qua nhiều thế kỷ. Rồi đến sự ra đời của những đồ dung dạy học khác như cassette và máy đèn chiếu trong thế kỷ trước. Sự bùng nổ của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự xuất hiện một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, đó là dạy học bằng máy tính (giáo án điện tử GAĐT). Theo một nghĩa tương đối: dạy học bằng máy tính là một hình thức dạy học tiên tiến và do khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của dạy và học. Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo đã yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CTBGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục). Trong “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015– 2016”, Bộ GD & ĐT Bộ GDĐT xác định 2015 2016 là "năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)", một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống E-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; ... tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm". Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 2 Bộ GDĐT đã đạt mục tiêu đến tháng 122008 kết nối mạng Internet và triển khai mạng giáo dục (www.edu.net.vn) đến tất cả các sở GDĐT và cơ bản phủ Internet đến các trường học cả nước. Đây chính là cho ngành giáo dục (GD) triển khai mạnh hơn những tiện ích của CNTT trong những năm kế tiếp. Ngành GD & ĐT Hà Nội đã đi trước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh việc dạy và học bằng bài giảng điện tử ở tất cả các bộ môn trong các cấp học từ mầm non tới đại học. Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 3 Phần thứ hai GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận : Luật giáo dục 2015 ( điều 5) quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định của số 16/2006/ QĐ BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tực cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh ”. Trong Chỉ thị số 29/ 2001/ CT BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 20012005, Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học ”. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 về CNTT, Bộ GD & ĐT phát động lấy năm học 20152016 sẽ là năm học "Công nghệ thông tin" và xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống E-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; ...tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm". II. Cơ sở thực tế : Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 4 Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động" (từ ngày 59/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã dưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Như vậy, Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tin chủ yếu là máy tính cá nhân kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET. Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of Educationnal Innovation for Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị cho giai đoạn 2002 – 2007 nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT (Information and Communication Technologies for Educational Innovations) để đối mới giáo dục. Như vậy việc sử dụng ICT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông Việt ... trong giờ dạy Listening 29 3.3. English 8 -Unit 10 -Listen Bài Listen được cắt nhỏ thành 4 đoạn để học sinh nghe từng đoạn nhỏ nhằm kiểm tra lại phần các phần đã làm 3.4.English 8- Unit 4- Read Bài Read được chia nhỏ thành đoạn để học sinh nghe từng đoạn truyện: nghe cả bài listen & check Qu1 listen & check Qu2 listen & check Qu3 listen & check Qu4 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 30 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 31 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 32 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 33 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 34 3.5. English 8 - Unit 4 -Lissten Bài Listen được chia nhỏ thành đoạn để học sinh nghe từng đoạn truyện Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 35 Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 36 4. Kết quả năm học 2014-2015 : Dạy học dùng công nghệ tin học giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng dễ dàng * Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác đặc biệt là giờ nghe. Từ việc tìm tư liệu, hình ảnh hay hình thành một số kiến thức về kỹ năng công nghệ thông qua việc chỉnh sửa, làm mới âm thanh, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. Với màu sắc và thiết kế cập nhật của các phần mềm hiện đại, học sinh được quan sát trực tiếp những hình ảnh động và tiếp thu bài một cách dễ dàng. Công nghệ tin học giúp học sinh hiểu sâu và thực hành tự nhiên kỹ năng ngôn ngữ. Đối với học sinh THCS, kiến thức tự nhiên xã hội chưa nhiều, việc học ngoại ngữ không dễ dàng. Trí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể. Mà học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp cần sự vận dụng tổng hợp tri thức, kỹ năng ngôn ngữ. Học trực tiếp kết hợp âm thanh và hình ảnh sẽ góp kiến thức của các em phong phú hơn. Từ việc thực hiện các bài tập hay các trò chơi đơn giản cho đến các bài tập phức tạp là dịp củng cố những kiến thức mà các em đã học. Chính vì vậy, học sinh rất khó tư duy khi giáo viên dạy chay với vài hình ảnh quen thuộc trong sách giáo khoa và khi học sinh được quan sát trên màn hình các em sẽ bị lôi cuốn vào tình huống và có hứng thú luyện tập. Công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh quan sát tốt hơn, phát huy óc quan sát - tư duy của học sinh: Dạng bài tập đơn giản với những bức trnh đẹp nhiều màu sẽ kích thích các em quan sát. Hình ảnh động tạo cho các em động cơ hình thành hứng thú trong giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ. Các em sẽ nhớ lâu kiến thức từ việc thực hành kết hợp các kỹ năng: quan sát, nghe nói, đọc viết. Nhờ khả năng trình bày các trực quan một cách sinh động, dễ hiểu qua những ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp học sinh (kể cả học sinh yếu kém) nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo. Điều tra thực tế: Qua một năm thử nghiệm giảng dạy với CNTT tại một số giờ Tiếng Anh trong nhà trường (mỗi lớp học qua Prọector 3 tiết/tuần) tôi đã thu được kết quả như sau: Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 37 Mức độ Số học sinh Tỉ lệ Thích học giờ Listening Luyện tập trong giờ Học tiến bộ kỹ năng nghe Điểm cao bài nghe Thường xuyên làm bài tập 504/504 504/504 363/504 378/504 500/504 100% 100% 72% 75% 99% Tôi nhận thấy các biện pháp áp dụng CNTT vào dạy học tiếng Anh đã trình bày ở trên khiến các em không những nắm chắc kiến thức mà tôi thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 38 Phần thứ ba KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận : 1. Kết quả thực tế. Đối với giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy, phương thức học đề phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hoá quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin ở bộ môn tiếng Anh, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng ngôn ngữ và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói dạy học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Qua việc dạy và học tiếng Anh, học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống. 1.1.Tác dụng của việc đưa CNTT vào dạy học: CNTT không những chỉ có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của trường học mà còn hỗ trợ giáo viên thực hiện việc thiết kế bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở tất cả các môn học Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ của năm học là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy các môn học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận thức rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục .. Cùng với phong trào thực hiện đổi mới ở các khối lớp, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề " Khai thác sử dụng các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening” ở trường THCS Phú Đô. 1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện: Thuận lợi: Nhà trường: Tất cả các lớp học được lắp đặt máy tính, máy projector, máy chiếu vật thể, loa . Giáo viên: Được tạo điều kiện tham gia lớp tin học văn phòng, (đã cấp chứng chỉ) và khuyến khích sử dụng các phần mềm tin học. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, chuẩn hoá, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT. Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 39 Được ủng hộ của các cấp uỷ UBND HĐND các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường, đặc biệt quan tâm trang bị các thiết bị hiện đại. Khó khăn: * Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên có ít thời gian tiếp cận được những thông tin về tin học do hiện nay trường học thực hiện mô hình lớp học 2 buổi/ ngày. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, cho rằng CNTT chỉ cần thiết khi có dù giờ hoặc chuyên đề, điều này dẫn đến ý thức tự học còn hạn chế. Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên còn hạn chế: Từ chç lựa chọn các hình ảnh, xử lý hình ảnh đến việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào, dạy như thế nào, không phải là giáo viên nào cũng làm được. * Về học sinh: Các em míi được làm quen với công nghệ thông tin nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, chỉ quan sát đến cái mà các em thích, chưa phân biệt được trọng tâm yêu cầu của cô đưa ra ... * Về phụ huynh. Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là một biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Song một số phụ huynh cho rằng học sinh chưa nên tiếp cận sớm với mánh tính và lo sợ những trờ chơi sẽ làm hỏng con em. Do đó mà thiếu sự động viên và khích lệ kịp thời để các em phấn đấu học tốt hơn. 2. Một số biện pháp để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả: 2.1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy phù hợp: Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy, giáo viên cần tính đến khả năng của học sinh, kiến thức trọng tâm để sử dụng phù hợp các thiết bị hỗ trợ cũng như các nội dung ứng dụng công nghệ, Giáo viên tránh hết sức lạm dụng công nghệ vào tiết dạy ngôn ngữ là để học sinh có cơ hội giao tiếp, không phải là tiết thể hiện trình chiếu các tư liệu hay trưng bày máy móc. 2.2. Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy. Trong quá trình xây dựng bài dạy tôi kết hợp nhiều phần mềm khác nhau để bài dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày. Vì vậy, tôi luôn phải kết hợp với các đồng nghiệp bộ môn Tin học để xây dựng bài dạy sao cho học sinh để tiếp thu nhất và có hứng thú nhất. Vì vậy, trong quá trình thiết kế bài dạy, dù chủ là một tiết chúng tôi cũng phải cùng nhau bàn bạc Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 40 để đưa ra những hình ảnh và âm thanh cùng các cách thể hiện phù hợp với nội dung kiến thức của bài. 2.3. Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục được những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức được việc tự bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi thao khảo các tài liệu có liên quan và trao đổi trực tiếp với các đồng nghiệp có kinh nghiệm để được giúp đỡ. Ví dụ: Khi chẳng may bấm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào. Hay khi file âm thanh đã hoàn thiện trong slide nhưng trình chiều không chạy thì xử lý như thế nào... Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 41 3. Bài học kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo là một yêu cầu cấp thiết của chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta. Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên: Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn kiểm tra nhiều hơn. Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính. Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên phải có đầu tư nhiều về thời gian, về suy nghĩ, về kiến thức, về việc lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy. Kĩ thuật thao tác của người thầy phải thay đổi, phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ máy tính chứ không thể tuỳ tiện. Người giáo viên phải biết sử dụng máy tính cũng như sử dụng máy chiếu với các thao tác thành thạo khi sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy. Phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên dạy Tin häc để xây dựng ý tưởng của bài dạy thành công. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ thông tin và tin học vào dạy Tiếng Anh. Tuy nhiên thành công của tiết dạy còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đây là những năm đầu tôi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy khi trình độ tin học còn có hạn nên đề tài của tôi còn có mặt còn hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài của tôi đạt hiệu quả hơn. II. Kiến nghị Xuất phát từ cơ sở lí luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, việc dạy nghe nói riêng đạt chất lượng ngày càng cải thiện, bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau: Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 42 1. Về phía cơ sở: Thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe rất quan trọng, phòng chức năng của bộ môn cần liên tục được sửa chữa và nâng cấp liên tục. Hệ thống điện phải được lắp đặt đồng bộ để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng. Cần cung cấp thêm băng, đĩa có chất lượng âm thanh đảm bảo cho tổ. Tổ chức các lớp nâng cao trình độ vi tính cho giáo viên thường xuyên để cập nhật công nghệ thông tin. 2. Về phía lãnh đạo cấp trên: Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề thường xuyên hơn nữa. Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh tạo môi trường tiếng cho giáo viên trong toàn quận cùng tham gia tạo môi trường tiếng và chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy. Tổ chức các lớp nâng cao trình độ giao tiếp cho giáo viên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Có những dự án hỗ trợ giáo dục tạo cơ hội cho cả giáo viên và học sinh được tiếp xúc với những giáo viên bản ngữ. Trên đây là một số thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening để tiến hành rèn kỹ năng nghe cho học sinh. Phương pháp thì có nhiều song việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với từng bài giảng đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu và cân nhắc trước khi bắt đầu mỗi bài giảng của mình. Qua đề tài này tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm để có những phương pháp dạy học tốt hơn, có chất lượng cao hơn. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các đồng nghiệp, đặc biệt là các cán bộ giáo dục cấp trên. Xin chân thành cảm ơn! Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Teach English Arian Doff. 2. Tài liệu bồi dưỡng phươngpháp dạy tiếng Anh trường THCS – NXB Giáo dục 3. Hướng dẫn sử dụng Powerpoint – NXB Thống kê. 4. Tạo chí giáo dục và thời đại 5. Tạo chí Tin học phổ thông. 6. Báo giáo dục và thời đại. 7. Các trang Web trên Mạng Internet. 8. Trang Thư viện trực tuyến Violet
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thu_thuat_khai_thac_cac_phan_mem_xu_li.pdf