Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kết hợp phần mềm powerpoint và phần mềm violet trong dạy học tích cực
Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển, ngành giáo
dục đang có những bước chuyển mình đáng kể để bắt kịp với thời đại, và dần hòa
nhập vào nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Chính vì thế, trong lần cải cách này,
cùng với mục tiêu là chống dạy chay, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh, ngành giáo dục đã mạnh dạn đề ra chủ trương đưa công nghệ thông tin vào
các trường phổ thông. Chỉ thị 29/2001/CT – BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nêu rõ: “Đổi mới giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng
mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT
là phương tiện để tiến tới một “Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo
đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT.”
Trong nhà trường phổ thông, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có nhiều ưu
thế nổi bật như đưa được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh minh hoạ làm sinh động
giờ học; phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh trong quá
trình dạy học. Trong tất cả các môn học, CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của
giáo viên và học sinh bằng việc cung cấp cho giáo viên và học sinh các phương
tiện làm việc và học tập hiện đại như mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các
sách điện tử, thư viện điện tử. Trong điều kiện SGK số trang còn hạn hẹp CNTT
sẽ giúp GV và HS tham khảo mở rộng rất nhiều các tư liệu, các phần mềm được
học trong chương trình. Điều đáng nói là các tri thức đó luôn được cập nhật
phong phú và mới mẻ. Hơn nữa, trên thực tế đã xuất hiện nhiều phần mềm dạy
học hiện đại có khả năng ứng dụng hết sức linh hoạt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kết hợp phần mềm powerpoint và phần mềm violet trong dạy học tích cực
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG KẾT HỢP PHẦN MỀM POWERPOINT VÀ PHẦN MỀM VIOLET TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC” Môn: Tin học Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Đào Thị Hiên Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Phương Đình Phương Đình - Đan Phượng NĂM HỌC: 2020 – 2021 1/10 A. PHẦN MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình đáng kể để bắt kịp với thời đại, và dần hòa nhập vào nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Chính vì thế, trong lần cải cách này, cùng với mục tiêu là chống dạy chay, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, ngành giáo dục đã mạnh dạn đề ra chủ trương đưa công nghệ thông tin vào các trường phổ thông. Chỉ thị 29/2001/CT – BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đổi mới giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT.” Trong nhà trường phổ thông, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có nhiều ưu thế nổi bật như đưa được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh minh hoạ làm sinh động giờ học; phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh trong quá trình dạy học... Trong tất cả các môn học, CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của giáo viên và học sinh bằng việc cung cấp cho giáo viên và học sinh các phương tiện làm việc và học tập hiện đại như mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các sách điện tử, thư viện điện tử. Trong điều kiện SGK số trang còn hạn hẹp CNTT sẽ giúp GV và HS tham khảo mở rộng rất nhiều các tư liệu, các phần mềm được học trong chương trình. Điều đáng nói là các tri thức đó luôn được cập nhật phong phú và mới mẻ. Hơn nữa, trên thực tế đã xuất hiện nhiều phần mềm dạy học hiện đại có khả năng ứng dụng hết sức linh hoạt. Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. 2/10 II. MỤC ĐÍCH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, ViOlet, Paintbrush, VCD Cutter, Proshow Gold,... Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT - nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử - vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì một số khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm trình chiếu PowerPoint và ViOlet cùng một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế một giáo án với các hiệu ứng chuyển động ... Nhờ vậy thông qua phần mềm này giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các giáo án theo yêu cầu của mình. Ngoài ra để có một bài giảng điện tử hoàn thiện thì ta cần phải có thêm một số phần mềm hỗ trợ khác như Violet, SketchPad, Math Type, - Với đề tài này tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh kĩ năng sử dụng, vận dụng công nghệ thông tin đặc biệt là phần mềm Violet trong dạy học tích cực tại trường THCS. * Những nội dung cơ bản của đề tài: - Cơ sở lí luận của vấn đề. - Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. - Một số giải pháp để ứng dụng CNTT vào dạy học: + Ví dụ minh họa; + Kết quả của công việc . Kết luận và khuyến nghị 3/10 III. PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : Ở đề tài này tôi chỉ đề cập đến phần mềm Violet. Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ Tiểu học đến THPT. Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép với nhau, sắp x ... của UBND Huyện, Phòng GD & ĐT Đan Phượng nhà trường đã được trang bị một số thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. 5/10 + Từ năm 2010 có sử dụng Internet, mạng lan nội bộ để phục vụ cho giáo viên trong việc khai thác thông tin trên mạng và phục vụ cho việc học tập của học sinh tại phòng vi tính, thư viện. + Hiện tại nhà trường đã có 100% các phòng học và phòng bộ môn có máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng internet để phục vụ cho việc dạy và học. *Về trình độ vi tính: + Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên trong trường có thể tự tạo ra được những bài giảng, giáo án điện tử đơn giản. + Về phía học sinh: Học sinh rất hứng thú đối với những giờ dạy có sử dụng CNTT. 2. Những khó khăn : Qua khảo sát thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng và hiệu quả các giờ dạy có ứng dụng CNTT chưa đồng đều. Bên cạnh những đồng nghiệp có kỹ năng công nghệ thông tin một cách thành thạo, thực sự có hiệu quả thì còn một số đồng chí còn lúng túng chưa biết cách sử dụng và khai thác CNTT. + Còn có một số giáo viên ngại sử dụng GAĐT vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn hình máy tính là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn. + Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được GAĐT, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, biết sử dụng máy tính, máy chiếu, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu, Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng GAĐT. + Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng GAĐT nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất. Rõ ràng không thể phủ nhận thành công của các phương pháp dạy học truyền thống song kết quả khảo sát như trên là chưa thực sự đồng đều. Thực tế trong quá trình soạn giảng để có thể rút ngắn thời gian soạn bài thì việc kết hợp những phần mềm tiện ích rất có lợi. đặc biệt là việc sử dụng những tính năng ưu việt của các phần mềm để kết hợp với nhau. Powerpoint cho phép thiết kế các dạng bài tập phong phú, còn Violet lại cho phép sử dụng nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập như: * Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu 6/10 hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,... * Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc. * Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/ hiện. Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học và rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Các giải pháp: + Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện GAĐT như máy tính, máy chiếu. + Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập trình chiếu trong PowerPoint, Violet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế GAĐT. + Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng GAĐT để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau. + Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em. + Tham gia các buổi tập huấn của phòng GD, sở GD về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có, lòng yêu nghề và ham học hỏi cộng thêm bồi dưỡng một ít về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Các bước tiến hành: Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Theo tôi chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Để có được những tư liệu trên và nhiều hơn nữa, giáo viên cần phải có sự sưu tầm và mạng Internet là nơi sưu tầm phong phú nhất. Các bạn có thể sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các địa chỉ như: www.tulieu.bachkim.vn; www.dayhoc.vn; www.dayhocintel.org; www.tailieu.vn; ; hoặc tìm kiếm trong www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợp. 7/10 Tải phần mềm Violet 1.8 bằng đường dẫn sau: Sau đó giải nén và bắt đầu cài đặt. Cài đặt phần mềm Violet 1.8 theo các bước sau: xem trong phần phụ lục * Để soạn một bài giảng bằng GAĐT với sự hỗ trợ của phần mềm trình chiếu PowerPoint và kết hợp Violet có thể thực hiện như sau: Bước 1: Tạo một thư mục chứa bài giảng cần soạn. Bước 2: Soạn thảo các câu hỏi bài tập(tùy từng bài giảng) trên phần mềm Violet. Với mỗi nội dung trên hãy lưu lại và đóng gói vào thư mục vừa tạo ở bước 1. Bước 3 : Soạn bài trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint bao gồm đề mục, nội dung cơ bản của bài học. Trong phần kiểm tra bài cũ, sau các mục cần cũng cố và trước khi kết thúc bài hãy để một trang trống để chuyển gói câu hỏi từ Violet đã thực hiện ở bước 2 vào các trang này. Bài soạn này cần phải được lưu vào thư mục đã tạo ở bước 1. Cụ thể: Để soạn phần kiểm tra bài cũ tôi thực hiện như sau : (Có hình ảnh trong phần phụ lục) Bước 1 : Tạo thư mục - Mở My Computer mở ổ đĩa D: Click phải vào chỗ trống Gõ tên cho thư mục. Bước 2 : Mở Violet và tạo câu hỏi, bài tập. - Click đúp chuột vào biểu tượng Violet v1.8 trên màn hình nền. - Click vào nút thêm đề mục hoặc nhấn F5 trên bàn phím. - Gõ các đề mục và click vào Tiếp tục. - Click vào Công cụ và chọn dạng câu hỏi bài tập tương ứng . - Chọn bài tập kéo thả chữ + Soạn câu hỏi, chọn kiểu câu hỏi, gõ nội dung câu hỏi kể cả đáp án, cụm từ nào cần khuyết đi thì bôi đen rồi click vào Chọn chữ. + Hoàn thành click Đồng ý 2 lần trên 2 hộp thoại ta thấy như sau: Để soạn câu hỏi tiếp theo thực hiện tương tự. Xong phần câu hỏi cho kiểm tra bài cũ. - Nhấn F8 trên bàn phím để chọn giao diện. - Chọn giao diện trắng và click vào Đồng ý. - Click vào để lưu 8/10 - Tìm đến thư mục vừa tạo ở bước 1 trong mục Save in - Gõ tên tập tin vào mục File name. Nhấn Enter hoặc Click vào Save. - Nhấn F4 trên bàn phím để đóng gói bài tập. - Bôi đen từ Package – ktbc và gõ lại là ktbc. (Làm đơn giản đường dẫn chuyển gói này vào trang trình chiếu trên PowerPoint). - Click chọn xuất ra dạng HTML (giao diện Web) và Click vào Đồng ý. Thực hiện tương tự cho những phần câu hỏi trong bài giảng. Bước 3 : Soạn giảng trên PowerPoint. - Mở PowerPoint - Soạn các Slide bao gồm đề mục và nội dung bài học. Riêng các slide sử dụng bài Violet thì phải để trang trắng. Mục đích là để kết hợp câu hỏi được tạo bởi ViOlet ở bước 2 * Lưu ý quan trọng : Khi chuyển bài giảng này sang bất kỳ một máy nào khác với máy đang thực hiện phải chuyển(copy) toàn bộ thư mục đã tạo ở bước 1. Sử dụng GAĐT không có nghĩa giáo án truyền thống bị lãng quên. Sở dĩ cần chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng đó người giảng chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài. IV. KẾT QUẢ. 1- Về phía bản thân: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi càng nhận thấy rõ hơn vị trí và vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Trình độ ứng dụng CNTT vào các tiết dạy của tôi đã được nâng lên một bước, những tiết học có ứng dụng CNTT phong phú đa dạng và sinh động đã phát huy rất hiệu quả việc 9/10 hướng dẫn học sinh nắm vững và ghi nhớ kiến thức. Đối với tôi khi ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy sẽ tạo tích cực và chủ động hơn rất nhiều cho cả cô và trò. 2. Về phía học sinh: Khi thực hiện đề tài này tôi thấy, trong những tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh rất hứng thú học tập, không khí học tập sôi nổi, học sinh tập trung chú ý hơn, và tôi cũng thấy rất hài lòng về giờ dạy. Để đánh giá kết quả chính xác các tiết dạy, giữa giờ học có sử dụng CNTT với giờ học không ứng dụng CNTT, sau mỗi tiết học tôi thường khảo sát chất lượng tất cả các khối lớp, kết quả chung như sau: Về thái độ - Hành vi – Nhận thức Kết quả Trước Sau Thái độ Sự tập trung chú ý vào bài học chưa cao. Sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao rõ rệt. Hành vi Một số học sinh yếu chưa chủ động tham gia xây dựng bài, chỉ dựa vào một số học sinh khá, giỏi. Đa số học sinh hăng hái nhiệt tình tham gia góp ý xây dựng bài. Học sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến của mình cùng các bạn. Nhận thức -Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt trên 30% -Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 40 % Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 50% – 75 % -Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 60% – 75% Về kết quả học tập Kiểu dạy học Kết quả học tập ( % ) Kết quả tâm lí ( % ) Thao tác tốt (Giỏi) Biết thao tác (Khá) Thao tác chậm (Tbình) Chưa biết thao tác(Yếu) Yêu thích Tin học Bình thường Chưa thích Tin học ỨD CNTT không có kết hợp Violet 17,5 29,5 33,6 19,4 62,5 28,4 9,1 ỨD CNTT có kết hợp Violet 40,5 35 24,5 0 95 5 0 10/10 * Như vậy, khi so sánh những tiết học giáo viên có ứng dụng CNTT trong năm học qua kết quả cao hơn hẳn so với những tiết dạy của năm học trước. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Ứng dụng CNTT vào dạy học và trong trường phổ thông là cần thiết bởi sẽ cải thiện được tình trạng thiếu trang thiết bị dạy học như hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh. Ứng dụng CNTT là một trong những cách tốt nhất để tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện tại và trong cả tương lai. - Ứng dụng CNTT góp phần hoàn thiện dần những phẩm chất cần có của người giáo viên trong thế kỉ XXI: Thời đại ngày nay và trong tương lai là “thời đại công nghệ thông tin”. CNTT sẽ được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi lĩnh vực. Vậy trước hết người giáo viên cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết của công nghệ thông tin, mới đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại. II. KHUYẾN NGHỊ Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy, để ứng dụng được công nghệ thông tin vào các môn học cần có một sự đầu tư rất lớn về cả thời gian (công việc chuẩn bị giáo án) và cả kinh phí (trang bị máy móc) nên tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: 1- Để soạn được một giáo án có ứng dụng CNTT cần rất nhiều tư liệu, hình ảnh của rất nhiều lĩnh vực, nên cần xây dựng kế hoạch liên trường, liên ngành, hoặc xây dựng một trang web phục vụ riêng cho vấn đề này thì mới có được những giáo án chất lượng cao. 2- Giảm yêu cầu bình quân số giờ dạy cho giáo viên (hiện nay là 19 tiết/tuần) để giáo viên có thêm thời gian đầu tư vào việc soạn bài. 3- Tiếp tục mở những lớp tập huấn tin học hiệu quả hơn cho giáo viên và tổ chức các cuộc thi có ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. 4- Cần có chế độ lương thưởng hợp lí để khích lệ giáo viên áp dụng phương pháp này vào dạy học. Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết đề tài của tôi, tuy nhiên còn chút thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện và thật sự có hiệu quả trong thực tiễn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC 1. Cài đặt phần mềm Violet Bước 1: Nhấn đúp chuột vào biểu tượng Bước 2: Nhấn tiếp tục Bước 3: Chọn Đồng ý/ Nhấn Tiếp tục Bước 4: Nhấn Tiếp tục Bước 5: Nhấn tiếp tục Bước 6: Nhấn cài đặt Chờ trong giây lát... Hoàn thành cài đặt. Nhấn Kết thúc 2. Tạo câu hỏi- bài tập a. Nhập tiêu đề bộ câu hỏi b. Chọn loại câu hỏi tương tác c. Dạng bài tập kéo thả chữ d. Kết quả e. Chọn tiếp giao diện cho câu hỏi f. Đóng gói sản phẩm - Chọn Slide 1 (KIỂM TRA BÀI CŨ) - Bắt đầu chuyển gói câu hỏi từ Violet vào PowerPoint. + Vào View Toolbars chọn Control Toolbox. Sẽ xuất hiện thanh công cụ này. + Click vào nút trên thanh công cụ. + Tìm đến và chọn mục Shockwave Flash Object. + Kéo rê chuột để vẽ một hình chữ nhật trên slide 1 này. + Click vào nút trên thanh công cụ + Hiện hộp Thuộc tính (Properties). Có rất nhiều thuộc tính trong danh sách này, giáo viên chỉ cần quan tâm hai mục sau các mục khác không thay đổi : - Base : gõ tên gói Câu hỏi thực hiện ở bước 2. - Movie : như mục Base và gõ thêm “\Player.swf”. + Đóng hộp thuộc tính lại.(click vào ) Như vậy ta đã chuyển được gói câu hỏi kiểm tra bài cũ được tạo từ ViOlet vào PowerPoint - Tương tự, ta lần lượt chuyển các gói còn lại vào các slide tương ứng. - Cuối cùng lưu lại bài trình chiếu này vào thư mục đã tạo ở bước 1. - Nhấn F5 trên bàn phím để xem kết quả thực hiện được. * Kết quả sẽ nhận được sẽ có giao diện như sau: Các dạng bài tập khác làm tương tự như trên Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động khác trong Tiết 17 – Bài 4 – Tin học 7 Slide 11 Slide 12 Slide 13 Slide 14 Kết quả bài giảng Tiết 17 – Bài 4 – Tin học 7 * Các hình ảnh tham khảo trong những tiết học khác: - Đóng cửa sổ PowerPoint (click vào )
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ket_hop_phan_mem_powerpoint_va.pdf