Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Qua thực tế trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn ở trường PT cơ sở, tôi thấy dạy

Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ Văn

đặc biệt là Ngữ Văn lớp 6.

Trong chương trình Ngữ Văn trung học sở, tích hợp tập làm văn đóng vai trò

quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về kiểu văn bản, hình thành các

kỹ năng nói (kể truyện, tóm tắt) hiểu khái niệm về văn bản và bố cục chung của nó.2

Bản thân hoạt động tập làm văn là một hành động tích hợp tri thức văn bản (đọc,

hiểu) và tiếng việt vào việc tạo lập ra các văn bản mới.

Chương trình tập làm văn ở lớp 6 là cái cầu nối rất quan trọng giữa tập làm

văn ở cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở có mục đích rõ rệt ý thức hoá kỹ năng

nghe, nói, viết của học sinh. Trong chương trình Tiểu học mới cũng có văn miêu tả

nhưng chủ yếu là miêu tả ở mức độ đơn giản. Đề tài là những gì gần gũi thân quen

với thế giới trẻ thơ mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Cụ thể: Vì quy mô

yêu cầu chủ yếu là viết một đoạn văn miêu tả, cao hơn là một bài văn miêu tả ngắn

(khoảng 200  250 chữ). Lên cấp Trung học cơ sở, các em lại được học văn miêu

tả, văn miêu tả được dạy lặp lại 2 vòng (vòng 1 lớp 6, vòng 2 lớp 8,9). Tất nhiên là

có kế thừa cao hơn giữa hai lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang minhkhanh 03/01/2022 9340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6
 1 
MỤC LỤC 
MỤC NỘI DUNG Trang 
A PHẦN MỞ ĐẦU 2 
I Lí do chọn đề tài 1 
II Mục đích nghiên cứu 3 
III Đối tượng nghiên cứu 3 
IV Nhiệm vụ nghiên cứu 4 
V Phương pháp nghiên cứu 4 
B PHẦN NỘI DUNG 5 
I Cơ sở lí luận 8 
II Thực trạng viết bài văn miêu tả của học sinh lớp 6 8 
III Những giải pháp giúp học sinh lớp 6 viết bài văn miêu tả 11 
IV Kết quả thực hiện 19 
V Bài học kinh nghiệm 20 
C PHẦN KẾT LUẬN 22 
 Tài liệu tham khảo 23 
A - PHẦN MỞ ĐÂU 
I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 Qua thực tế trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn ở trường PT cơ sở, tôi thấy dạy 
Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 
đặc biệt là Ngữ Văn lớp 6. 
 Trong chương trình Ngữ Văn trung học sở, tích hợp tập làm văn đóng vai trò 
quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về kiểu văn bản, hình thành các 
kỹ năng nói (kể truyện, tóm tắt) hiểu khái niệm về văn bản và bố cục chung của nó. 
 2 
Bản thân hoạt động tập làm văn là một hành động tích hợp tri thức văn bản (đọc, 
hiểu) và tiếng việt vào việc tạo lập ra các văn bản mới. 
 Chương trình tập làm văn ở lớp 6 là cái cầu nối rất quan trọng giữa tập làm 
văn ở cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở có mục đích rõ rệt ý thức hoá kỹ năng 
nghe, nói, viết của học sinh. Trong chương trình Tiểu học mới cũng có văn miêu tả 
nhưng chủ yếu là miêu tả ở mức độ đơn giản. Đề tài là những gì gần gũi thân quen 
với thế giới trẻ thơ mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Cụ thể: Vì quy mô 
yêu cầu chủ yếu là viết một đoạn văn miêu tả, cao hơn là một bài văn miêu tả ngắn 
(khoảng 200  250 chữ). Lên cấp Trung học cơ sở, các em lại được học văn miêu 
tả, văn miêu tả được dạy lặp lại 2 vòng (vòng 1 lớp 6, vòng 2 lớp 8,9). Tất nhiên là 
có kế thừa cao hơn giữa hai lớp. 
 Qua một số bài làm văn của học sinh lớp 6 tôi thấy dung lượng trong mỗi bài 
của các em trung bình chỉ khoảng 200 chữ. Một số các em học yếu chỉ viết được 
khoảng 100 chữ. Như vậy, với độ dài của các bài văn tả cảnh như thế thì khó có 
thể hoàn thành được nội dung yêu cầu của đề bài. 
 Qua quá trình dạy Ngữ Văn tôi thấy việc dạy cho các em làm văn và rèn luyện 
kỹ năng làm văn đặc biệt là văn miêu tả đối với lớp 6 là một việc làm rất cần thiết, 
cần phải được tiến hành thường xuyên. 
II / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 
 Chương trình phần môn Ngữ Văn lớp 6 gồm: 
 +Khái niệm văn bản nói và văn bản viết. 
 + Phân loại văn bản và đi sâu vào văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản 
điều hành (4 tiết). 
 Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến tính năng viết văn miêu tả cho các em học 
sinh lớp 6. Dừng lại ở giới hạn kỹ năng viết một bài văn miêu tả, mục đích của tôi 
là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về khái niệm miêu tả, các bước, 
các thao tác, các kỹ năng trong quá trình thực hiện một bài văn miêu tả mà đề bài 
yêu cầu (đối tượng tả, giới hạn tả). 
III / ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài rèn luyện kỹ năng viết một bài văn miêu 
tả là: Học sinh lớp 6. 
 3 
2.Phạm vi nghiên cứu: Qua các văn bản đã được học mang phương thức biểu 
đạt miêu tả như: “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi, “Vượt thác” của Võ 
Quảng, “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài , 
“Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, “Cô Tô” của Nguyễn Tuân và một 
số đoạn văn miêu tả hay của các nhà văn như Tô Hoài, Hồ Phươnghọc sinh nhận 
biết được văn bản miêu tả, từ đó giáo viên hướng dẫn các em nắm được đặc điểm, 
bản chất của văn miêu tả mà rèn luyện kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và 
nhận xét trong văn miêu tả. Học sinh nắm vững phương pháp viết một bài văn miêu 
tả, tiến tới tạo lập văn bản theo phương pháp biểu đạt miêu tả hay, sinh động. 
IV / NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 
1.Đề tài rèn luyện viết một bài văn miêu tả xuất phát từ yêu cầu đổi mới 
phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực của học sinh khi học phần môn Tập 
làm văn lớp 6 trong sách Ngữ Văn lớp 6 biên soạn theo hướng tích hợp. 
2.Đề tài dựa trên thực tế các bài văn tự sự, văn tả cảnh của học sinh lớp 6 đã 
làm ở nhà, ở lớp theo phân phối chương trình quy định và những đoạn văn, bài văn 
làm ở buổi thứ 2/ngày. 
3.Đề tài còn căn cứ vào việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học 
sinh theo hướng tích hợp, tích cực giữ 3 phần môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn. 
Học sinh chủ động sáng tạo, phát huy tính tích cực trong việc tạo lập một văn bản 
miêu tả mới. 
V / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 Để thực hiện được đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp chủ yếu là tìm 
hiểu, điều tra, phân loại và tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Ngữ 
Văn lớp 6. Đồng thời căn cứ vào kết quả các bài làm văn của học sinh sau khi giáo 
viên chấm, chữa trả bài cho học sinh lớp 6. 
B – NỘI DUNG 
 4 
I / CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 *Phần môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6. 
- Chương trình Ngữ Văn 6 Trung học cơ sở được xây dựng theo tinh thần tích 
hợp khá cao. Ba phần môn Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn gắn bó với nhau 
dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau. 
- Phần môn Tập làm văn theo hướng tích hợp còn chú trọng phần luyện nói. 
Đó là các hoạt động ngữ văn: Thi kể truyện, Thi làm thơ bốn chữ, Thi làm thơ năm 
chữ, nhằm tạo ra cho học sinh thói quen mạnh dạn phát biểu trước tập thể. 
- Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài văn qua 
thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. 
 Một số vấn đề cần lưu ý trong việc giảng dạy tập làm văn trong chương trình 
và sách ngữ văn lớp 6. 
 - Nội dung phong phú hơn trước. 
- Phân chia 6 loại văn bản giúp học sinh dễ tiếp cận ở lớp 6, 7 sang vòng 2 ở 
lớp 8, 9 các loại văn bản trên được học theo lối kết hợp: Tự sự gắn với miêu tả; 
miêu tả gắn với trữ tình. 
- Sách giáo khoa ngữ văn 6 cung cấp nhiều văn bản phụ chú ngắn, gần gũi với 
yêu cầu tập làm văn của các em. 
- Hệ thống câu hỏi gợi mở cho các học sinh tìm hiểu văn bản, tiến đến thực 
hành nói và viết. 
- Căn cứ vào lý thuyết và thực hành miêu tả, thời gian phân phối cho phần t ... ự hoạt động rực rỡ và nhiều màu. Các hàng quà bánh, các thức hàng 
rẻ tiền vụn vặt và ở thôn quê, những hoa quả chua chát hái xanh trong vườn nhà - 
và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào ngạt” 
 (Cô hàng xén) 
Từ các bài lý thuyết, học sinh hiểu được trong miêu tả: Tả cảnh, tả người, tả 
sáng tạo đề phải gồm các thao tác: Tìm hiều đề, quan sát ghi chép, tìm ý, lập dàn 
ý rồi mới viết thành bài hoàn chỉnh. 
+ Ví dụ tả cảnh: 
Học sinh cần nắm được khái niệm văn tả cảnh: 
 11 
Tả cảnh là dựng lại một bức tranh (cảnh thiên nhiên cảnh sinh hoạt) bằng lời 
(ngôn ngữ) với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh và hoạt động của con người, của 
vật trong một không gian, thời gian nhất định, làm người đọc thấy được bức tranh 
cụ thể rõ ràng, hấp dẫn và thái độ của người miêu tả trong bức tranh ấy. 
Ví dụ: Cảnh Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô của Nguyễn 
Tuân. 
c/ Các thao tác kỹ năng để viết bài miêu tả. 
c1> Tìm hiểu đề và tìm ý: 
- Yêu cầu luyện kỹ năng phát hiện các yêu cầu của đề, kỹ năng tự đặt câu 
hỏi để có hướng tìm ý. Đồng thời luyện tư duy nhạy bén chính xác. 
- Ở phần tìm hiều để tìm ý cần đưa ra hai loại: Bài tập so sánh với các đề 
cùng loại; Bài tập thực hành tìm hiểu đề và tìm ý cho một đề cụ thể với đề này, học 
sinh phải phát hiện ra những từ ngữ quan trọng trong đề để suy ra các yêu cầu cụ 
thể. Biết đặt câu hỏi để định hướng và chỉ cần trả lời gọn mang tính chất khái quát, 
chưa cần trả lời chi tiết. 
Từ đó, tìm hiểu đề và tìm ý để xác định đối tượng, nội dung cần tả, tránh lạc đề. 
c2> Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét: 
- Quan sát là điều kiện đầu tiên của mọi sự miêu tả. 
-Quan sát là nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, sờ bằng tay, bằng các 
giác quan: 
Ví dụ: +Vị trí quan sát của Đoàn Giỏi trong bài “Sông nước Cà Mau” là ngồi 
trên thuyền xuôi theo dòng sông để ra sông Nam Căn. Ở vị trí này tác giả bao quát 
được toàn cảnh sông nước vùng đất mũi Cà Mau. 
 - Ngoài thao tác nhìn nghe, người viết còn phải vận dụng trí tưởng tượng và 
các biện pháp so sánh, nhân hoá để tả. 
 VD: +Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
 (Cô Tô - Nguyễn Tuân) 
 12 
 + Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại 
chạy tới ăn tranh mảnh cỏ của mẹ. chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm 
một bụi khác. 
 ( Cỏ non – Hồ Phương) 
 c3> Lập dàn ý: 
-Học sinh biết hình thành đề cương chi tiết theo yêu cầu của đề bài. 
- Có thể chuyển văn bản mẫu thành một dàn ý 
- Có thể dựa vào một dàn ý để thực hành tạo văn bản 
 * Dàn ý bài văn miêu tả gồm: 
 + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả (thời gian, địa điểm, vì sao ta thích) 
 + Thân bài: (Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự) 
 ▪ Tả bao quát một vài nét khi nhìn thấy cảnh. Những nét chung về cảnh vật, 
bầu trời, cây cối, con người ... và âm thanh, không khí hoạt động của con người, 
vật. 
▪Tả chi tiết về cảnh theo thứ tự, thời gian, không gian, hành động. 
 ▪Thể hiện cảm xúc của người tả. 
 *Lưu ý: Nếu tả cảnh thiên nhiên thì tả cảnh vật là chính. Nếu tả cảnh sinh 
hoạt thì kết hợp tả hoạt động của người xen kẽ với tả cảnh. 
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đã tả, ấn tượng của mình và người khác về 
cảnh được tả. Cảnh gợi cho ta nghĩ đế điều gì?. 
d/ Yêu cầu chung của bài tả cảnh: Tả đúng, tả thực, tả sinh động và tả hay. 
- Tả đúng, thực: Chọn đúng điểm nhìn (theo yêu cầu đề ra) tả đúng trọng tâm 
của cảnh, nét nổi bật của cảnh (qua con mắt nhìn và trí tưởng tượng). 
- Tả sinh động hàm nghĩa giữ nguyên trạng thái sống động vốn ...có của nó 
với tất cả đường nét, màu sắc của nó với cả tình cảm của nó mà người tả cảm nhận 
được. 
 13 
- Tả hay có thể hiểu là người dụng cảnh biết cách dẫn dắt người đọc cùng 
mình làm sống lại bức tranh, cùng mình xúc động trước vẻ đẹp của bức tranh. 
 2.Học sinh được thực hành văn miêu tả. 
a/ Thực hành nói văn miêu tả. 
a1> Luyện nói về quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét trong miêu tả 
(bài 20). 
Bài thực hành này vừa đặt ra yêu cầu luyện nói (một kỹ năng chưa được chú 
ý trong chương trình chỉnh lý năm 1995) vừa qua luyện nói mà củng cố và luyện 
tập về các kỹ năng cơ bản trong phần lý thuyết đã nêu. 
- Trong tiết học này giáo viên tổ chức cho học sinh được nói, được trình bày 
miệng những ý kiến của mình. Muốn đạt được kết quả học sinh phải được chuẩn bị 
dàn ý trước ở nhà. 
- Giáo viên khuyến khích, yêu cầu các em nói ngắn gọn rõ ràng, mạch lạc 
các yêu cầu của 5 bài tập trong sách giáo khoa. Cách trình bày như là tranh luận 
phát biểu trước tập thể. 
- Học sinh được luyện nói trong 30 phút. Các em trong lớp nghe và nhận xét 
cho bạn. 
a2> Luyện nói về văn miêu tả (bài 23). 
- Trong giờ này học sinh lớp 6E đã thực hành khá tốt. Các em đã hoàn thành 
được 3 bài tập từ mức độ dễ đến khó. 
+ Bài tập 1: Tả lại cảnh lớp học qua đoạn văn trích từ văn bản “Buổi học 
cuối cùng” các em nhớ lại đoạn văn và trình bày lại. Cần đưa thêm câu chuyển ý từ 
đoạn trước đến nối tiếp vào đoạn trong bài tập. 
+ Bài tập 2: Yêu cầu cao hơn: 
 Tả người: Thầy giáo Ha -men cũng từ văn bản trên. 
Ở bài tập này học sinh phải chọn ra những chi tiết hình ảnh về thầy Ha-men 
về trang phục, thái độ cử chỉ, lời nói hành động để hàn chuỗi lại thành một bài văn. 
Có thể đưa ra các ý như sau: 
 14 
 Thầy đã già nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn. 
 Mái tóc thầy bạc trắng trên khuôn mặt đã lấm tấm đồi mồi, những nếp nhăn 
như những dẻ quạt chạy dài 
Trong buổi học cuối cùng, thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục có 
diềm lá sen gấp mịn, đội chiếc mũ lụa tròn bằng lụa thêu trông rất sang trọng. 
Thầy nói dịu dàng với học sinh, thầy ca ngợi tiếng Pháp là ngôn ngữ hay 
nhất thế giới. Thầy giảng bài như trút bầu tâm sự. 
Khi đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng trên bục, người tái nhợt, có cái gì đó 
nghẹn ngào, thầy không nói hết câu. Thầy cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố 
viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” 
+ Bài tập 3: Khó hơn nhiều. 
Miêu tả sáng tạo: Tưởng tượng người thầy giáo già gặp lại học sinh cũ sau 
nhiều năm xa cách. 
- Với bài tập này, học sinh tưởng tượng lại hoàn cảnh đến thăm thầy giáo cũ 
của mẹ. 
- Tưởng tượng lại hình dáng, tính tình của thầy giáo già. 
- Thái độ cử chỉ khi giặp lại học trò cũ sau nhiều năm xa cách. 
- Câu chuyện giữa thầy giáo già với học sinh cũ làm em cảm động. 
b/ Thực hành viết về văn miêu tả. 
- Từ các giờ lý thuyết và giờ thực hành nói, các em có 4 bài viết về văn 
miêu tả với các yêu cầu về nội dung: 
Bài 21: Viết về tả cảnh (làm ở nhà). 
Bài 25: Viết bài tả người (làm ở lớp). 
Bài 28: Viết bài miêu tả sáng tạo (làm ở lớp). 
Bài 34: Thi học kỳ II kiến thức tổng hợp cả miêu tả và tự sự. 
 15 
- Các bài viết của học sinh đều được giáo viên chấm chữa cụ thể để các em 
biết và sửa những lỗi sai sót trong bài viết của mình. 
c/ Thực hành giờ trả bài: 
- Thông qua nhận xét, đánh giá chữa lỗi sai cho bài viết của học sinh để củng 
cố nhận thức về văn miêu tả. Hình thành một số kỹ năng phát hiện và sửa lỗi chính 
tả dùng từ, đặt câu phát triển ý, liên kết câu, liên kết đoạn để rèn kỹ năng viết của 
học sinh ngày một tiến bộ. 
- Tiến trình cơ bản của giờ trả bài gồm các bước sau: 
* Phân tích lại đề bài, xác định rõ yêu cầu như những chuẩn đề, đối chiếu, 
đánh giá. 
 * Chữa lỗi sai tiêu biểu: 
+ Uốn nắn những sai sót về nội dung, giáo viên chỉ ra những chi tiết sai trong 
bài làm của học sinh để học sinh phát hiện chỗ sai và tìm cách sửa. 
 + Uốn nắn những sai sót về cách diễn đạt, cách miêu tả, cách dùng từ, đặt 
câu, lỗi chính tả. 
* Trả bài để học sinh tự chữa (có thể trả trước). 
* Công bố kết quả. 
* Đọc bình bài hay, đoạn hay. 
d/ Thực hành hoạt động ngữ văn: Thi là thơ bốn chữ, thơ năm chữ. 
- Thông qua hoạt động này, giáo viên giúp các em nhận diện được đặc điểm 
của thể thơ thông qua các bài giảng văn về thơ ấy. 
+ Thơ bốn chữ: “Lượm” của tác giả Tố Hữu 
+ Thơ năm chữ: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. 
- Đây là dịp để các em tự thể hiện đánh giá, điều chỉnh năng lực và hiểu biết 
của chính mình. Hình thức sinh hoạt ngữ văn này vừa thay đổi không khí học tập 
vui, bổ ích, vừa bổ sung những kiến thức ngữ văn cần thiết. 
 16 
- Để hoạt động này có tác dụng tốt, giáo viên cho các em chuẩn bị trước. Đến 
lớp các em trao đổi bài thơ trong nhóm để sửa cho nhau, sau đó các nhóm cử đại 
diện trình bày bài thơ nhóm mình trước lớp. Cùng với việc cho các em thực hành 
trên lớp tôi còn tổ chức cho các em chơi trò chơi đoán chữ để các có vốn từ ngữ 
phong phú hơn phục vụ cho việc học tập, tổ chức thi giữa các nhóm và động viên 
cho điểm. 
IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 
1- Qua các giờ học chính khoá và buổi thứ 2 trong ngày tôi thường xuyên 
luyện tập cách viết một đoạn văn miêu tả, một bài văn miêu tả, tập nói văn miêu tả 
và tập làm thơ, tôi thấy các em có tiến bộ nhiều về cả nội dung và phương pháp. 
2- Các dạng bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập đối với các em 
không còn là khó khăn lắm. 
3- Nội dung các bài văn miêu tả đã phong phú hơn. 
4- Về bố cục rõ ràng và biết phân đoạn theo từng ý, có sự chuyển ý, chuyển 
đoạn, dùng từ diễn đạt chính xác hơn. 
5- Các em biết viết một đoạn văn theo yêu cầu về từng nội dung. 
- Sau khi học văn bản “Sông nước Cà Mau”, “Vượt thác”, “Cô Tô” tôi cho các 
em viết một bài văn (đoạn văn) tả dòng sông quê em, tả cảnh mặt trời mọc các 
em đều biết áp dụng các thao tác quan sát, tả theo trình tự và biết chọn lọc từ ngữ, 
hình ảnh, phép so sánh để tả. 
VD: - Đứng từ trên sân thượng nhà em nhìn xuống, dòng sông Cà Lồ như một 
dải lụa mềm mại. (Tả con sông quê em). 
- Con sông ấy lưu giữ bao kí ức tuổi thơ của em. (Tả con sông quê em) 
- Không biết tự khi nào em và con đường đã trở thành đôi bạn thân. 
Hàng ngày bạn ấy đưa em đến trường rồi vê nhà. Trước đây đường chưa được dải 
nhựa, vẫn là con đường đất đỏ, khi nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội khiến em và 
các bạn chỉ sợ trượt chân. Nhưng bây giờ con đường đã được khoác lên mình tấm 
áo mới phẳng lì êm ái 
 ( Tả con đường từ nhà em đến trường - bài làm của học sinh) 
 Kết quả sau khi thực hiện cho thấy : 
 17 
 * Về số lượng: 
 - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài văn miêu tả đạt điểm giỏi: 15 % 
 - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài văn miêu tả đạt điểm khá: 35 % 
 - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài văn miêu tả đạt điểm trung bình: 40 % 
 - Tỉ lệ học sinh có kết quả bài văn miêu tả đạt điểm dưới 5: 10 % 
 * Về chất lượng: 
 - Học sinh có hứng thú hơn với việc học văn. 
 - Có thói quen quan sát các sự vật, hiện tượng trong đời sống, sinh hoạt, đã 
biết cách ghi chép những gì mình thấy trong cuộc sống để làm tư liệu phục vụ cho 
học tập. 
 - Trình bày trước lớp đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp hàng ngày. 
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
 Từ kết quả trên đây và kết quả của những giờ học trước, tôi rút ra được kinh 
nghiệm trong dạy văn miêu tả: 
 - Đối với giáo viên: 
+ Cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy, thường xuyên 
tìm tòi, trau dồi kiến thức để có vốn từ ngữ phong phú, tham quan, học tập để có 
thêm hiểu biết về cảnh vật, con người. 
+ Giáo viên phải chấm chữa bài của học sinh cụ thể với tinh thần trách nhiệm 
cao. Biết động viên khen thưởng kịp thời để các em có hứng thú học tập. 
+Việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên 
và kiên trì. 
 - Đối với học sinh: 
 + Giáo viên tạo cho học sinh thói quen quan sát, ghi chép những gì mình 
thấy, đọc được vào cuốn sổ tay để làm tài liệu phục vụ cho học tập. Chịu khó đọc 
 18 
những bài văn, đọan văn miêu tả mẫu để học tập vận dụng vào bài viết của mình. 
(Cấm sao chép bài mẫu). 
 + Khi làm bài phải xác định rõ thời điểm miêu tả, quan sát kĩ đối tượng sẽ tả 
để tìm ra nét chính của đối tượng. 
 + Lựa chọn từ ngữ thích hợp ( chú ý sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, 
các loại động từ, tính từ để dựng được một (bức chân dung) hay tranh sinh động 
bằng hình ảnh màu sắc và gợi ra những âm thanh về hoạt động của người và vật.) 
 + Tả theo một trình tự hợp lí về thời gian và không gian. 
 + Bộc lộ được tình cảm của mình với đối tượng được tả. 
 + Có thói quen xác định yêu cầu của đề bài, tìm ý, lập dàn ý rồi mới viết. Sau 
khi viết xong phải soát lại bài. 
 19 
C – KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Như vậy, để học tốt bất kỳ môn học nào cũng cần có phương pháp kế hoạch 
tiến hành và phải có kế hoạch, biện pháp thực hiện thường xuyên liên tục mới đạt 
kết quả cao. Việc rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 cũng 
không nằm ngoài yêu cầu đó. Thực tế các trường Trung học cơ sở hiện nay số 
đông học sinh không hứng thú học văn. Chất lượng môn văn ở các lớp còn thấp, 
ngoài việc các em lười học còn do các em chưa nắm được phương pháp các bước, 
các thao tác để viết được một bài văn đúng và hay. 
2. Khuyến nghị 
 - Các tổ nhóm chuyên môn nên xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng làm văn 
miêu tả cho học sinh từ lớp 6, chú ý đến từng đối tượng học sinh để các em có thể 
viết tốt bài văn miêu tả. Nhà trường đầu tư thêm tư liệu, sách tham khảo cho giáo 
viên và học sinh, tổ chức các buổi giao lưu, tham quan ngoại khóa để thầy và trò có 
cơ hội biết thêm về phong cảnh của đất nước, con người. 
- Phòng giáo dục nên tổ chức chuyên đề về dạy viết đoạn để giáo viên có cơ 
hội gặp gỡ, trao đổi rút ra kinh nghiệm chung . 
Trên đây là một vài biện pháp để rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả của tôi, đề 
tài của tôi chắc còn nhiều thiếu sót tôi rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng 
nghiệp đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm cho những lần sau. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Người viết 
 Lê Thị Thúy Hằng 
 20 
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 1, 2. 
2 . Sách giáo viên ngữ văn 6 tập 1, 2. 
3. Những bài văn hay lớp 6. 
4. Kiến thức- kĩ năng cơ bản Tập Làm Văn THCS (Nhà xuất bản Giáo dục) 
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (4004- 
2007) 
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 21 
. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_viet_mot_bai_van_mie.pdf