Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8

Tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Tập

làm văn có một vị trí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông

qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Trong

chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc được học các văn bản tự sự, miêu tả, biểu

cảm, nghị luận, thuyết minh,.học sinh còn được học đặc điểm chung và cách làm các kiểu

bài Tập làm văn như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,.

Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã có sự đổi mới so với chương

trình cũ. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn

bản nói và viết. Lớp 6 tổng số tiết Tập làm văn là.Chủ yếu tập trung vào 2 kiểu bài tự sự

và miêu tả. Lớp 7 tổng số tiết Tập làm văn là.với 2 kiểu bài chính biểu cảm và nghị luận.

Lớp 8 tổng số tiết Tập làm văn là.học sinh được học và rèn luyện về kiểu bài twk sự

(nâng cao hơn so với lớp 6) và 2 kiểu bài thuyết minh, nghị luận. Lớp 9 học sinh học

.tiết về Tập làm văn về tự sự, thuyết minh (nâng cao hơn) và nghị luận. Như vây, chúng

ta thấy phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn cấp THCS đã xây dựng nội dung

theo cấu trúc đồng tâm, có lặp lại, (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Ví dụ: Văn nghị luận học

ở cả ba lớp 7,8,9. Tuy nhiên sự lặp lại ở vòng 2 (lớp 8,9) là theo hướng kết hợp: Nghị luận

gắn với thuyết minh, biểu cảm.Đây chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh nâng cao khả

năng nhận thức và kĩ năng , kĩ xảo thực hành tạo lập các kiểu văn bản. Đặc biệt là văn nghị

luận giúp học sinh rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so

sánh, bác bỏ, bình luận qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (nghị luận

văn học và nghị luận xã hội) mà còn giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá

một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện kiểu bài

này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ . Bài nghị luận xã hội

rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn

đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này

không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi

vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi

người cũng có lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội.

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang minhkhanh 03/01/2022 9980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
CHO HỌC SINH LỚP 8 
 Môn: Ngữ văn 
NĂM HỌC 2015-2016 
 1 
MỤC LỤC 
 2 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận 
Tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Tập 
làm văn có một vị trí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông 
qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Trong 
chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc được học các văn bản tự sự, miêu tả, biểu 
cảm, nghị luận, thuyết minh,...học sinh còn được học đặc điểm chung và cách làm các kiểu 
bài Tập làm văn như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,.. 
Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã có sự đổi mới so với chương 
trình cũ. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn 
bản nói và viết. Lớp 6 tổng số tiết Tập làm văn là.....Chủ yếu tập trung vào 2 kiểu bài tự sự 
và miêu tả. Lớp 7 tổng số tiết Tập làm văn là.....với 2 kiểu bài chính biểu cảm và nghị luận. 
Lớp 8 tổng số tiết Tập làm văn là.....học sinh được học và rèn luyện về kiểu bài twk sự 
(nâng cao hơn so với lớp 6) và 2 kiểu bài thuyết minh, nghị luận. Lớp 9 học sinh học 
......tiết về Tập làm văn về tự sự, thuyết minh (nâng cao hơn) và nghị luận. Như vây, chúng 
ta thấy phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn cấp THCS đã xây dựng nội dung 
theo cấu trúc đồng tâm, có lặp lại, (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Ví dụ: Văn nghị luận học 
ở cả ba lớp 7,8,9. Tuy nhiên sự lặp lại ở vòng 2 (lớp 8,9) là theo hướng kết hợp: Nghị luận 
gắn với thuyết minh, biểu cảm....Đây chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh nâng cao khả 
năng nhận thức và kĩ năng , kĩ xảo thực hành tạo lập các kiểu văn bản. Đặc biệt là văn nghị 
luận giúp học sinh rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so 
sánh, bác bỏ, bình luận qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (nghị luận 
văn học và nghị luận xã hội) mà còn giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá 
một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện kiểu bài 
này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ . Bài nghị luận xã hội 
rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn 
đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này 
không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi 
vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi 
người cũng có lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, kiểu bài nghị luận xã hội đã được chú ý một 
cách toàn diện hơn, từ đọc hiểu – phân tích trong phần Văn học, đến luyện tập cách làm, 
cách viết trong phần Tập làm văn. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 9, số lượng các 
bài kiểm tra ra vào các dạng đề nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt, trong các đề thi 
học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp thành phố, số câu hỏi ra trong đề thi ở dạng này luôn chiếm 
số điểm khá cao (6/ 20 điểm toàn bài). Bên cạnh đó, những năm gần đây, ở các kì thi vào 
 3 
THPT, trong cấu trúc đề thi đã đưa 1 câu Tập làm văn theo dạng đề nghị luận xã hội. Điều 
này càng cho thấy nghị luận xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành kĩ 
năng Tập làm văn cho học sinh Phổ thông nói chung và học sinh lớp 8 THCS nói riêng. 
Dạy học làm văn nghị luận xã hội, bên cạnh những ưu điểm là học sinh dễ dàng có 
hứng thú với các dạng đề này. Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh được trình bày 
suy nghĩ riêng của bản thân. Bên cạnh đó, các em được biết thêm nhiều câu danh ngôn, câu 
thơ, câu văn hay, được hiểu biết thêm những vấn đề về cuộc sống muôn màu, được bồi 
dưỡng thêm về phẩm chất đạo đức, được rèn luyện thêm các kĩ năng làm văn Từ đó tạo 
thêm hứng thú cho các em trong quá trình làm văn nói riêng và học tập bộ môn Ngữ văn nói 
chung. 
Tuy nhiên, các dạng đề nghị luận xã hội cũng khiến nhiều học sinh gặp lúng túng và 
cảm thấy khó khăn khi làm bài. Nguyên nhân chủ yếu do các em chưa biết cách tìm hiểu đề, 
chưa nắm vững kĩ năng làm bài. Từ đó dẫn đến số lượng các bài kiểm tra đạt chất lượng còn 
thấp, làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập bộ môn Ngữ văn nói chung của các em 
nói riêng. 
Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đều đúc rút ra được những kinh nghiệm cho 
bản thân mình. Riêng với cá nhân tôi, vấn đề làm sao để học sinh có kĩ năng “ứng phó” với tất 
cả các dạng đề nghị luận xã hội trong một khoảng thời gian ngắn mà không phải học tủ, học vẹt 
là một băn khoăn, trăn trở rất lớn. Vì những lí do đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Rèn 
luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8” với mong muốn sẽ hình thành 
cho các em một số kĩ năng làm văn nghị luận một cách thuần thục và có hiệu quả nhất. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Trong khuôn khổ của đề tài, tôi muốn đề xuất một vài kinh nghiệm để rèn cho học 
sinh kĩ năng làm văn nghị luận xã hội thông qua nắm chắc được cấu trúc của một bài văn 
nghị luận, nắm được các bước làm một bài văn nghị luận cũng như để bài văn nghị luận của 
các em được hay, kiến thức được phong phú, xác thực. 
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 
 - Chương trình Ngữ văn lớp 8. 
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Nghiên cứu lí thuyết 
- Nghiên cứu thực tiễn 
- Thực nghiệm sư phạm 
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 
1. Phạm vi nghiên cứu: năm học 2015-2016 
2. Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ chương trình Ngữ văn 8 đầu học kì I 
đến kết thúc năm học. 
 4 
PHẦN THỨ HAI 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
1. Nghị luận xã hội là gì? 
Cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” của GS Hoàng Phê có định nghĩa về nghị luận 
xã hội như sau: 
- “Nghị ... Tình thương là hạnh phúc của con người, quà tặng lớn lao mà con 
người cần trao cho nhau, để cuộc sống có ý nghĩa. 
 11 
 Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động về tình thương 
KL: Khái quát lại vấn đề, mở rộng nâng cao. 
4. 2. Cấu trúc bài văn nghị luận về hiện tƣợng đời sống. 
Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. 
Thân bài: Gồm các luận điểm sau 
1. Giải thích về hiện tượng (nếu cần) 
2. Thực trạng, biểu hiện của hiện tượng 
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng 
4. Lợi ích/ Tác hại của hiện tượng 
5. Đề xuất các giải pháp 
=> Lấy dẫn chứng trong học tập và trong đời sống. 
Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân 
VD: Nói “không” với tệ nạn ma túy 
I.Mở bài: 
 - Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội 
công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó 
khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý. 
II.Thân bài 
1. Giải thích 
 - Thế nào là tệ nạn xã hội? Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với 
chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 
 - Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ 
thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến 
ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, 
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 
* Thực trạng, biểu hiện 
 - Tình hình 1 bộ phận giới trẻ sử dụng ma túy rất phổ biến 
* Hậu quả 
 - Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa 
học,chính trị, xã hội. Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê, tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh 
trở nên bệnh tật. 
 - Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh 
nặng cho gia đình, xã hội. 
 - Làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội. 
 - Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây 
lan như:HIV/AIDS,lao phổi... 
 Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh 
hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt: an ninh,quốc phòngKhi đã mắc vào 
tệ nạn này sẽ không thể rút ra được. 
* Nguyên nhân: 
 - Bạn bè rủ rê, đua đòi, không chịu khó học hành. 
 - Lười lao động 
* Giải pháp: 
 Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành 
mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ 
của xã hội. 
 - Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những 
hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý. 
 12 
 - Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn 
việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với 
cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ. 
 - Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội. 
KB: Rút ra bài học, liên hệ bản thân. 
4.3. Cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. 
Mở bài: Giới thiệu, dẫ dắt vấn đề cần phân tích. 
Thân bài: Gồm các luận điểm sau 
 1. Giới thiệu và phân tích 
 2. Nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm. 
Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân 
VD: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về 
mối quan hệ giữa “học” và “hành”. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85). 
MB: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận 
TB: Gồm các luận điểm sau 
1. La Sơn Phu Tử bàn về mục đích của việc học chân chính ; muốn học tốt cần có 
phương pháp học phù hợp. 
2. Bàn về mối quan hệ giữa « học » và « hành » 
- Học phải luôn đi đôi với hành 
- Học lí thuyết là cơ sở để thực hành tốt 
- Thực hành mà không có lí thuyết sẽ không có cơ sở nền tảng dẫn đến việc thực hành 
gặp khó khăn. 
-> mối quan hệ hai chiều gắn bó chặt chẽ với nhau. 
KB : Liên hệ, rút ra bài học bản thân. 
Nguồn dẫn chứng phong phú nhất cho bài văn nghị luận xã hội là Internet, với rất 
nhiều sự kiện, câu chuyện, danh ngôn, bài viết tham khảo, bài học giáo dục đạo đức, các 
slideshow có hình ảnh màu sắc đẹp mắt và nhiều câu danh ngôn thú vị 
Trong thực tế, nhiều học sinh chưa thể tiếp cận với nguồn dẫn chứng phong phú này 
vì nhiều lý do: Phụ huynh không cho vào mạng, vì sợ con em nghiện game online, gia đình 
các em chưa có điều kiện nối mạng, bản thân các em không có thời gian 
Vì vậy, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng. Có thể chia nhóm 
học sinh tìm tư liệu, cử nhóm trưởng là những em có điều kiện truy cập Internet. Có thể giáo 
viên lấy tư liệu từ mạng về trình chiếu cho học sinh 
Tư liệu dẫn chứng do giáo viên sưu tầm có thể cung cấp cho học sinh qua các tiết dạy 
Văn, hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm ( nếu giáo viên chủ nhiệm là giáo viên Văn của lớp), 
hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL). 
VD: Khi dạy về “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, giáo viên có thể cung cấp cho 
học sinh một số mẩu chuyện tư liệu nói về chiến công và đóng góp của hai nhân vật lịch sử 
này đối với vận mệnh đất nước, về tầm nhìn chiến lược những người lãnh đạo anh minh  
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc tiết HĐNGLL, giáo viên có thể trình chiếu một 
Slideshow về bài học đạo đức, cuộc sống 
 Cũng có thể photo cho học sinh một trang câu danh ngôn mang ý nghĩa giáo dục để 
thảo luận. Cách làm này rất có ích cho học sinh, đặc biệt là với những đối tượng học sinh 
không mấy hứng thú với việc học văn. 
6. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ sáu: Đƣa đề văn nghị luận xã hội vào Đề cƣơng ôn 
tập cuối học kì. 
 13 
Đây là điều cần thiết với học sinh khối 8, vì nó là nền tảng để các em có thể học tốt 
Ngữ văn 9 đồng thời giúp các em làm quen dần với cấu trúc đề thi kiểm tra, đề thi học kì do 
Phòng giáo dục ra đề. Đặc biệt, với một số em học tốt và đang ôn luyện đội tuyển HSG thì 
đây sẽ là những dạng đề giúp các em ôn tập và làm quen dần, không còn bỡ ngỡ khi bắt gặp 
những đề thi dạng nghị luận xã hội. 
VD: 1 đề cương ôn tập cuối học kì II năm học 2015 – 2016 có đưa các dạng đề nghị 
luận xã hội thành nội dung ôn tập chủ yếu của phần Tập làm văn. 
Đề cƣơng ôn tập Học kì II – Môn Ngữ văn 8 
Năm học 2015 – 2016 
A/ PHẦN VĂN BẢN: Hệ thống lại các kiến thức về các văn bản đã học. 
1/ Văn bản thơ: 
- Nhớ tên văn bản, tác giả, thể thơ, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuạt đặc sắc. 
- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật. 
2/ Văn bản nghị luận: 
- Nắm được đặc điểm của các thể loại Chiếu – Hịch – Cáo – Tấu. 
- Phân biệt các thể loại Chiếu – Hịch – Cáo – Tấu. 
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT 
- Ôn tập bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định 
- Hành động nói, hội thoại 
- Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại 
- Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. 
C/ PHẦN LÀM VĂN 
1. Luyện cảm thụ 
2. Đề tập làm văn 
Đề 1: Chứng minh Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy tinh thần dân tộc. 
Đề 2: . Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của 
em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với 
vận mệnh đất nước. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85) 
Đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về 
mối quan hệ giữa “học” và “hành”. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85). 
Đề 4: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức 
mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì? 
Đề 5: Văn học và tình thương. 
Đề 6: Hãy nói “không” với các tệ nạn. 
7. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ bảy: Gắn kết đề văn nghị luận xã hội với những 
vấn đề thực tế cuộc sống. 
 14 
Đề văn nghị luận xã hội thực sự tạo hứng thú cho học sinh khi đó là một vấn đề đang 
được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 
a/ Với những đề nghị luận tư tưởng đạo lý: có thể gắn kết với cuộc vận động “Học 
tập và làm theo gương Bác”. Học sinh bàn luận về những lời dạy của Người, trong tiết “Phát 
biểu tự do”, từ đó rút ra những bài học về đạo đức, nhân cách. 
Một vài đề học sinh dễ dàng thảo luận ở lớp: 
Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của em về những lời khuyên sau đây của Bác 
 Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới...Việc thiện thì dù nhỏ mấy 
cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. (Cần, kiệm, liêm, chính, tháng 6-1949) 
 Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa 
xuân của xã hội. (Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp 
đến,tháng 1-1946) 
 Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ 
dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương 
trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn một trăm chương trình to tát mà làm 
không được. (Thư gửi các bạn thanh niên,ngày 17-8-1947) 
 Nghe tiếng giã gạo 
Gạo đem vào giã bao đau đớn; 
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông; 
Sống ở trên đời người cũng vậy, 
Gian nan rèn luyện mới thành công. 
Nhật ký trong tù 
b/ Với những đề bàn về hiện tượng đời sống: cần có tính thời 
sự cao. Học sinh sẽ bàn luận, tranh luận sôi nổi, thảo luận nhóm để 
có những giải pháp phù hợp 
Một vài đề học sinh dễ thảo luận ở lớp: 
 Suy nghĩ của anh chị về tình trạng bạo hành trong học đường hiện nay 
 Làm thế nào để góp phần tiết kiệm điện? 
 Tuổi trẻ học đường làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? 
 Làm thế nào để những chuyến “Về nguồn” của tuổi trẻ học đường hấp dẫn và 
hữu ích? 
c/ Với những đề bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: có thể 
gắn với những vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra trong thời gian gần đây. Học 
sinh sẽ bàn luận, tranh luận sôi nổi, thảo luận nhóm để có những giải pháp phù hợp. 
Một vài đề học sinh thảo luận tại lớp: 
- Từ văn bản “Nước Đại Việt ta”, hay nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu 
nước của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 
 15 
- Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ 
của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần 
Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. 
- Đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy 
nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. 
IV/ KẾT QUẢ 
1/ Đối với học sinh: 
 Ưu điểm: 
 Học sinh hứng thú hơn khi làm văn nghị luận xã hội, nắm vững hơn các kĩ 
năng làm văn, được tiếp cận với nhiều dạng đề, từ đó rèn luyện nhiều thao tác 
nghị luận. 
 Nghị luận xã hội là dạng đề mở, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, có 
thêm sự hứng thú, các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc trình bày suy nghĩ 
riêng của mình. 
 Làm tốt được bài văn nghị luận xã hội, điểm bài văn của học sinh sẽ tăng lên, 
tạo sự phấn khởi cho các em. Kết quả thi đầu kì I đến giữa học kì II đã chứng 
minh đầy đủ cho sự hứng thú đó. 
Bản so sánh kết quả thi đầu HKI và kết quả thi giữa kì II 
Học kỳ I 
Lớp Sĩ số Kết quả Ghi chú 
Giỏi Khá TB Yếu Trên TB 
8A1 32 37,5% 46,9% 15,6% 0 100% 
8A2 28 28,6% 53,5% 17,9% 0 100% 
Học kỳ II 
Lớp Sĩ số Kết quả Ghi chú 
Giỏi Khá TB Yếu Trên TB 
8A1 32 46,9% 43,7% 9,4% 0 100% 
8A2 28 39,3% 53,5% 7,2% 0 100% 
 Nhược điểm: 
 Vẫn còn học sinh gặp khó khăn về diễn đạt các ý tưởng, tìm dẫn chứng, dựng 
đoạn, chuyển đoạn 
 Thời gian rèn luyện trên lớp không nhiều, giáo viên khó vận dụng nhiều 
“phương pháp để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh một 
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 
2/ Đối với giáo viên: 
 16 
 Thuận lợi 
 Đầu tư nghiêm túc cho việc dạy văn nghị luậ xã hội, giáo viên dễ nắm bắt được 
tâm tư, tình cảm, mơ ước, cá tính, óc phán đoáncủa học sinh hơn là ở bài nghị 
luận văn học. 
 Không lo học sinh học tủ, vì danh ngôn của nhân loại là cả một kho tàng bao 
la, những vấn đề cuộc sống thật phong phú. 
 Khó khăn: 
 Chính vì danh ngôn của nhân loại rất nhiều, hiện tượng cuộc sống lại đa dạng 
nên không thể dạy tủ cho học sinh như ở bài nghị luận văn học.mà giáo viên 
hướng dẫn học sinh làm bài theo các chủ đề: Học tập, Lý tưởng, Ước mơ, Tình 
thương 
 Phải thuyết phục học sinh nhiều hơn, vì câu nghj luận xã hội trong đề kiểm tra 
hoặc đề thi chỉ được 3 điểm, học sinh rất khó đạt điểm tuyệt đối, nên các em 
thích tập trung học văn học nước ngoài và văn học Việt Nam để dễ có điểm hơn 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 
Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã 
hội, đúc kết từ thực tế giảng dạy. Hi vọng rằng nghiên cứu khoa học này sẽ đem đến cho 
học sinh những bước làm văn nghị luận xã hội cơ bản tương ứng với các dạng đề thường 
gặp, từ đó học sinh có điểm số cao hơn, kết quả tốt hơn trong các kỳ thi. 
Nhiều phương tiện truyền thông đang báo động về tình trạng thí sinh dự thi tuyển vào 
10, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng các ngành khoa học xã hội bị giảm sút từng năm. Có 
nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân ấy có thể là do học sinh chán học Văn. 
 Người thầy cần có những biện pháp để giúp học sinh ý thức hơn về việc học môn 
Văn và thực hành làm Văn. Dù các em có lựa chọn tương lai với ngành nghề nào, các em 
cũng sẽ vận dụng tốt ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp trong xã hội. 
 17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Văn 7, 8, 10, Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006 
2. Sách Giáo viên Văn 7, 8, Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006 
3. Sách Bài tập Ngữ Văn 7, 8, Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006 
4. “Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 8”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục 2010 
5.Tài liệu Tập huấn giáo viên “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 
trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn, cấp THCS” (Hà Nội, tháng 7,2010) 
6. “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”, Hoàng Phê (chủ biên) – NXB Giáo dục 1998 
7. Một số tài liệu khác do cá nhân sưu tầm rải rác trên báo, tạp chí, Internet 
8. Ph-¬ng ph¸p d¹y häc ph¸t huy tÝnh tÝch cùc - mét ph-¬ng 
ph¸p v« cïng quý b¸u, Phạm Văn Đồng, T¹p chÝ THPT - VHXH, sè 
1/1995. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_van_nghi_luan_xa.pdf