Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy Sinh học 7
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền
vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo
vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN
Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo
dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân
Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý
thức bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của
chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích điều 107 luật bảo vệ
môi trường)
Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ
môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề
sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp
số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ
thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học
chính khóa đối với các cấp học phổ thông”
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy Sinh học 7
Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 1 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích điều 107 luật bảo vệ môi trường) Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học, xây dựng mô hình trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 2 1.2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi : Hầu hết tất cả các giáo viên đều được đào tạo chính quy trong các trường CĐSP, ĐHSP nên có được nền tảng kiến thức, phương pháp giảng dạy vững chắc. Được tham gia tập huấn chương trình thay sách với đặc thù bộ môn, tham gia lớp bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học do sở giáo dục tổ chức. Được dự các chuyên đề thường xuyên để nâng cao kinh nghiệm và kiến thức, trong đó có các tiết dạy tích hợp liên môn hoặc lồng ghép giáo dục môi trường. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu được các quốc gia rất quan tâm, theo dõi và có những biện pháp tích cực để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của nó. Nhà trường và các cấp chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường trong trường học, chương trình Xanh – Sạch – Đẹp, trồng cây trong các đợt đầu xuân năm mới, các phong trào ủng hộ trồng cây xanh, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực từng bước được thực hiện có hiệu quả trong nhà trường và địa phương. Ngoài môn Sinh học, các môn như: Địa lý, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Toán học.cũng có chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn về tổ chuyên môn của lãnh đạo nhà trường. Lực lượng tham gia là cả các thầy cô giáo, học sinh và cộng đồng xã hội. Đây là điều kiện giúp cho các bài học về lồng ghép giáo dục môi trường thành công. b. Khó khăn: Để tổ chức hoạt động giảng dạy môn Sinh học tích hợp giáo dục môi trường đòi hỏi người giáo viên ngoài kiến thức về chuyên môn cần có sự tìm hiểu học tập kiến thức của các bộ môn liên quan. Trong quá trình giảng dạy, tham gia các hoạt động giáo dục cùng học sinh cần phải khéo léo lồng ghép kiến thức bộ môn khác một cách nhuần nhuyễn, không khiên cưỡng, để học sinh nhận thức được vấn đề một cách tổng quát, đầy đủ, có tính thực tiễn cao. Ý thức về môi trường của người dân chưa cao. Khu vực dân cư chưa có bãi rác, khu xử lý rác thải nên ở các khu dân cư người dân vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi ra đường, chưa phân loại rác, khu vực trường học có nền thấp hơn so với mặt đường nên khi mưa lớn dễ gây ngập úng, ô nhiễm môi trường xảy ra ở khu vực dân cư ngay sát trường học cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 3 Trình độ học sinh chưa đồng đều, một số học sinh khá về môn tự nhiên nhưng về mảng xã hội còn kém và ngược lại nên cũng hạn chế trong tiếp thu và sử dụng các kiến thức liên quan để giải thích vấn đề trong quá trình học. Để học sinh có thể tiếp cận được các bài học về giáo dục môi trường trong bộ môn Sinh học, làm quen với dạy học tích hợp liên môn, tiến đến giáo dục học sinh một cách toàn diện, đồng đều, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7” Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 4 PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Ngày nay, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo ... uồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung từ đấy học Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 8 sinh sẽ nhận thức được cần phải nâng cao hơn nữa ý thức và các biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường nước, tránh để môi trường bị nhiễm bẩn, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Với các biện pháp nêu trên, tôi đã tiến hành áp dụng giảng dạy ở các lớp 7A2, 7A3 qua ví dụ cụ thể: Tiết 28 – Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung lớp sâu bọ. Qua áp dụng tích hợp giáo dục môi trường với giảng dạy Sinh học 7, tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan so với cách dạy truyền thống như sau: - Học sinh rất hào hứng tham gia các giờ học, đặc biệt là những giờ học có phần hoạt động nhóm tự tìm hiểu về nội dung có liên quan đến bài học. - Học sinh tích cực chủ động nắm bắt kiến thức trong các giờ hoạt động ngoại khóa tìm hiểu tham quan thiên nhiên, các em không chỉ được chơi mà còn được học trong tâm thế vui vẻ, thoải mái không khiên cưỡng, gò ép. - Học sinh được nâng cao kĩ năng diễn thuyết, trình bày một nội dung bài học trước lớp, giúp các em rèn luyện sự tự tin, linh hoạt trong ứng xử. - Một số nhóm khi trình bày bằng đồ dùng như máy tính, xử lý bài thuyết trình trên các phần mềm như power point, word, movie maker rất thành thạo và tự tin, giúp các em nâng cao hơn khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. - Trong khi học về Sinh học, các em có thể áp dụng những kiến thức của các bộ môn khác để giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức về bộ môn Sinh học, đồng thời ôn tập có hiệu quả những môn học khác. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 9 Tiết 28 – Bài 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: - Nêu một số đại diện khác của sâu bọ như: Bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm...Hiểu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. - Hiểu được các đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Phân biệt các đặc điểm của lớp sâu bọ với các lớp khác trong ngành chân khớp - Nêu được vai trò của sâu bọ đối với tự nhiên và đời sống con người. - Tích hợp với bộ môn công nghệ về các phương pháp phòng trừ sâu hại cây trồng nhằm bảo vệ môi trường. II. Kĩ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh . - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin theo yêu cầu bài học. III. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sâu bọ - Phát huy tác dụng có lợi của lớp sâu bọ và hạn chế tác hại của sâu bọ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. - Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên. IV. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực hợp tác. - Năng lực quan sát - Năng lực tự học. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 10 - Năng lực sưu tầm xử lý thông tin. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC * Giáo viên: - File phim: + Các đại diện khác trong lớp sâu bọ trong môi trường sống, lối sống và sự phát triển của chúng. - File ảnh : + Một số giác quan của sâu bọ + Châu chấu: Hình dạng, sự phát triển qua biến thái + Một số vai trò của sâu bọ: Nghề trồng dâu, nuôi tằm, một số sâu bọ có hại Máy projector, bút dạ, phiếu học tập. * Học sinh: - Chuẩn bị giấy Ao, tranh ảnh tư liệu về vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và đời sống con người. - File phim một số vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và đời sống con người C. TIẾN TRÌNH DAY – HỌC: I. Ổn định tổ chức (1’) II. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong quá trình dạy bài mới III. Dạy bài mới: Hoạt động 1 Tìm hiểu sự đa dạng về loài, môi trường sống, lối sống và tập tính của lớp sâu bọ (Thời gian: 21 phút) *Mục tiêu: - Nêu một số đại diện khác (Bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu...) để hiểu được về lối sống, sự Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 11 phát triển của đại diện này thích nghi với các điều kiện sống khác nhau - Hiểu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống, tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ. *Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Định hướng phát triển năng lực học sinh - GV chiếu nội dung PHT - GV phát PHT và phân nhóm HS để thảo luận (Thời gian: 3ph) - Yêu cầu HS chú ý quan sát, theo dõi thông tin để hoàn thành PHT - GV chiếu đoạn phim - GV chiếu bài làm của 1 hoặc 2 nhóm HS, yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. -HS đọc nội dung PHT -HS theo dõi hình ảnh trong đoạn phim, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập : Về môi trường sống, lối sống và tập tính của sâu bọ - Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nhận xét về sự đa dạng của sâu bọ I. Một số đại diện sâu bọ khác -Ví dụ: Bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu... - Năng lực quan sát - Năng lực hợp tác. - Năng lực trình bày. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 12 - GV chốt đáp án trong PHT và yêu cầu HS nhận xét: Về đặc điểm môi trường sống, lối sống, tập tính của các đại diện sâu bọ. - GV kết luận, ghi bảng - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ tỉ lệ số lượng các loài động vật trên trái đất, trả lời câu hỏi: Hãy so sánh tỉ lệ số loài của lớp sâu bọ so với các lớp, các ngành động vật khác? - GV nhận xét, cung cấp thông tin về số bộ trong lớp sâu bọ Khẳng định sự đa dạng về số loài trên màn hình. Nhận xét về hình thái cấu tạo và số lượng loài của lớp sâu bọ Ghi bảng - GV chuyển ý sang phần II. - HS nhận xét, HS khác bổ sung. - HS nhận xét, HS khác bổ sung. Đa dạng: + Môi trường sống. + Tập tính + Hình thái cấu tạo, số lượng loài Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ (thời gian: 20’) * Mục tiêu: - Hiểu được các đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Phân biệt các đặc điểm của lớp sâu bọ với các lớp khác trong ngành chân khớp - Nêu được vai trò của sâu bọ đối với tự nhiên và đời sống con người. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 13 - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sâu bọ - Phát huy tác dụng có lợi của lớp sâu bọ và hạn chế tác hại của sâu bọ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. - Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên. * Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Định hướng phát triển năng lực học sinh *GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của lớp sâu bọ GV chiếu hình ảnh châu chấu và nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và sự phát triển của châu chấu? - GV nhận xét, cho điểm. - GV giới thiệu hình ảnh một số giác quan của sâu bọ (râu, mắt), yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về các giác quan của sâu bọ. Đưa các đặc điểm dự kiến trong nội dung sách giáo khoa trang 91 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ trong thời gian 2 phút hoàn thành bài tập trong sgk trang 91 - GV yêu cầu HS báo cáo kết - HS quan sát, nhớ lại kiến thức đã học trình bày các đặc điểm của châu chấu. - HS khác bổ sung. -HS nhận xét - HS thảo luận và đánh dấu các đặc II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ: - Năng lực tự học, trình bày - Năng lực trình bày. - Năng lực hợp Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 14 quả thảo luận. - GV chiếu đáp án, so sánh kết quả của HS Sửa đáp án chưa hoàn chỉnh của HS - GV kết luận về đặc điểm chung của lớp sâu bọ, ghi bảng. - GV nêu câu hỏi: Trong các đặc điểm chung đó, đặc điểm nổi bật để phân biệt lớp sâu bọ với các lớp khác trong ngành chân khớp? -GV nhận xét , chốt trên màn hình đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ *GV hướng dẫn tìm hiểu vai trò của sâu bọ - GV yêu cầu các nhóm trình bày bài sưu tầm của nhóm mình đã chuẩn bị ở nhà. - GV nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm. - GV có thể bổ sung về một số nghề liên quan đến sâu bọ có ích. Sâu bọ có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người điểm chung của lớp sâu bọ trong sách giáo khoa. - Đại diện 1 nhóm trình bày. -HS đối chiếu đáp án, sửa lại nội dung chưa đầy đủ - HS suy nghĩ, phân tích, trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm lên trình bày 1. Đặc điểm chung SGK trang 91 tác. - Năng lực trình bày - Năng lực tự học, trình bày. - Năng lực sưu Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 15 - GV nhận xét, ghi lại 1 số vai trò của sâu bọ trên bảng - GV chiếu hình ảnh 1 số sâu bọ có hại trong nông nghiệp Nhận xét khi quan sát các hình ảnh trên? - GV nhận xét phần trả lời của học sinh, ghi bảng Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bọ có hại? Trong các biện pháp phòng trừ sâu bọ có hại theo em có những biện pháp nào an toàn với môi trường? - GV nhận xét. - Kết luận: Qua bài học nhận thấy sâu bọ có nhiều lợi ích và cũng có cả tác hại . Mặc dù có loài gây hại nhưng sự tồn tại của chúng trong tự nhiên lại góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - HS quan sát, nghe thông tin - HS trả lời. - HS suy nghĩ, phân tích, đánh giá và nêu các biện pháp phòng trừ an toàn với môi trường 2. Vai trò thực tiễn - Lợi ích: Làm thuốc, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây... - Tác hại: Hại hạt ngũ cốc, truyền bệnh... tầm, sử dụng CNTT - Năng lực trình bày. - Năng lực quan sát, xử lý thông tin - Năng lực trình bày. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 16 IV. Củng cố (2 phút) - Tổng kết bài học V.Hướng dẫn về nhà: (1 phút ) - Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, vè nói về sâu bọ để chuẩn bị cho bài sau. - Đọc phần “ Em có biết ” - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Tiếp tục sưu tầm về các tập tính của sâu bọ. Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 17 PHIẾU HỌC TẬP Theo dõi đoạn phim và thảo luận theo nhóm nhỏ (2 bàn/nhóm) hoàn thành bảng sau (thời gian 3 phút) Tên đại diện Môi trường sống Tập tính và sự phát triển Bọ ngựa .................................................................................... ................................................................................................................................... Chuồn chuồn .................................................................................... ................................................................................................................................... Ve sầu .................................................................................... ................................................................................................................................... Bướm .................................................................................... ................................................................................................................................... Ong .................................................................................... ................................................................................................................................... Mọt hại gỗ .................................................................................... ................................................................................................................................... Muỗi .................................................................................... ................................................................................................................................... Ruồi .................................................................................... ................................................................................................................................... Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7 18 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua một số năm học được nhà trường phân công công tác giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 7, trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng dạy phương pháp giáo dục Sinh học tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường như đã nêu trên và có được kết quả rất khả quan. Các em rất hứng thú với các tiết sinh học. Tôi thiết nghĩ, đó chính là vì các em từ chỗ thực sự hiểu bài, có hệ thống kiến thức vững vàng của các bộ môn. Qua từng bài, kiến thức về sinh học cũng như nhận thức về bảo vệ môi trường của các em ngày càng được củng cố ngày càng đầy đủ hơn. Từ nhận thức được các em đã tự hình thành cho mình những thói quen sống khoa học, lành mạnh, thân thiện với môi trường. Hơn nữa chính các em còn là những tuyên truyền viên tích cực trong vận động những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường. Đó chính là một nguồn động lực giúp các em trở nên yêu thích, ham học và học tốt bộ môn Sinh học - một môn học rất thú vị trong chương trình THCS. 2. Kiến nghị * Đối với giáo viên: - Tiếp tục tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn và những bộ môn khác để giải quyết được những phần kiến thức có liên quan trong quá trình giảng dạy,. - Tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực học của học sinh. * Đối với học sinh: - Duy trì những phương pháp học chủ động, tích cực tự tìm hiểu nắm bắt kiến thức. - Hăng hái tham gia các hoạt động học, các buổi tham qua dã ngoại tìm hiểu thiên nhiên do nhà trường tổ chức để hiểu rõ hơn tình hình môi trường của đất nước và địa phương. - Bằng hiểu biết của mình tuyên truyền tới gia đình, bạn bè, hàng xóm cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại khu vực mà mình sinh sống.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_hieu_qua_giao_duc_moi_truong.pdf