Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân

1. Cơ sở khách quan

Để duy trì và phát triển cuộc sống, con người phải phát triển kinh tế, sử dụng

tiến bộ khoa học, công nghệ để khai thác tài nguyên, nhưng cũng thải ra môi

trường mọi loại chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm. Và như thế con người

lại phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra.

1.1 Các loại ô nhiễm chính:

- Ô nhiễm không khí: việc xả khói bụi và chất hóa học vào không khí. Đó là khí

độc cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, cloroflorocacbon.

-Ô nhiễm nước: nước thải công nghiệp chưa xử lí; các loại phân bón hoá học và

thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước; nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.

-Ô nhiễm đất: do con người khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử

dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Con người sử dụng tài nguyên đất để sản xuất

nông nghiệp, đảm bảo lương thực, thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân

số, tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá thì diện tích đất canh tác ngày càng

bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang minhkhanh 03/01/2022 7480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân
 Trang 1 
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài: 
1. Cơ sở khách quan 
Để duy trì và phát triển cuộc sống, con người phải phát triển kinh tế, sử dụng 
tiến bộ khoa học, công nghệ để khai thác tài nguyên, nhưng cũng thải ra môi 
trường mọi loại chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm. Và như thế con người 
lại phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra. 
1.1 Các loại ô nhiễm chính: 
- Ô nhiễm không khí: việc xả khói bụi và chất hóa học vào không khí. Đó là khí 
độc cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, cloroflorocacbon... 
-Ô nhiễm nước: nước thải công nghiệp chưa xử lí; các loại phân bón hoá học và 
thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước; nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. 
-Ô nhiễm đất: do con người khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử 
dụng phân bón, thuốc trừ sâu... Con người sử dụng tài nguyên đất để sản xuất 
nông nghiệp, đảm bảo lương thực, thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân 
số, tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá thì diện tích đất canh tác ngày càng 
bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. 
-Ô nhiễm tiếng ồn: do xe cộ, máy bay, nhà máy, và nhạc ở các vũ trường. 
1.2 Ảnh hưởng sự ô nhiễm: 
- Đối với sức khỏe con người: Không khí ô nhiễm gây bệnh đường hô hấp, 
bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, khó thở. Ô nhiễm nước do ăn uống 
bằng nước chưa được xử lý dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Ô nhiễm 
tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, bệnh mất ngủ. 
- Đối với hệ sinh thái 
Đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi ảnh hưởng đến lương thực, thực phẩm . Khói 
sương che mặt trời làm thực vật giảm quá trình quang hợp, giảm đa dạng sinh 
học. 
2. Mục đích chọn đề tài: 
1.1 Trách nhiệm của giáo viên môn GDCD 
 Trang 2 
 Con người cần phải bảo vệ môi trường sống của mình, không chỉ cho hôm 
nay mà cho cả mai sau. Việc giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần 
thiết. Giáo dục môi trường sẽ mang lại cho các thế hệ, nhất là tuổi trẻ có ý thức 
trách nhiệm với môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến việc tích 
hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học trong đó có môn Giáo dục 
công dân. 
1.2 Thuận lợi: 
- Các sách hướng dẫn tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng cung cấp 
nhiều thông tin về môi trường. 
- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ và thường xuyên dự giờ thăm lớp 
để giáo viên rút kinh nghiệm trong các giờ dạy. 
- Học sinh ngoan ngoãn,lễ phép nên công tác giáo dục nhiều thuận lợi. 
1.3 Khó khăn: 
- Học sinh chưa quan tâm, chưa ý thức sự hữu ích của môi trường. 
- Một số em còn vứt rác chưa đúng nơi qui định. 
- Giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. 
1.4 Phạm vi đề tài: Qua một quá trình giảng dạy, bản thân xin trình bày một số 
bài thuộc môn Giáo dục công dân được lồng ghép để giáo dục môi trường cho 
học sinh THCS 
 Trang 3 
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 Việc lồng ghép giáo dục môi trường ở môn Giáo dục công dân. 
I. Cơ sở của việc lồng ghép: 
 Giáo dục môi trường trong trường phổ thông nhằm đạt mục đích là : mỗi 
học sinh được trang bị về ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của 
trái đất; Biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. khích lệ ca ngợi người biết bảo vệ 
môi trường. 
 Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hoà nhập với các môn học 
khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, 
hiểu biết các quyết định về môi trường của Nhà nước ta. Giáo dục môi trường 
tạo ra cơ hội sử dụng các kĩ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai 
của các em. Tất cả những điều này cho chúng ta hi vọng học sinh có nhiều ý 
kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. 
II. Phương pháp lồng ghép: kết hợp ba khía cạnh sau đây: 
2.1 Thứ nhất: 
 - Hình thành ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản đối với các vấn đề về 
môi trường 
- Chú trọng đến thông tin sự kiện, hoạt động thực tế nhằm rèn luyện kĩ năng . 
2.2 Thứ hai: 
- Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lí 
các giá trị môi trường hôm nay và mai sau. 
- Hình thành khả năng đánh giá có quyết định trước những vấn đề môi trường. 
2.3 Thứ ba: 
 - Đề cao cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm. 
- Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, củng cố, 
phát triển các tri thức kĩ năng, thay đổi hành vi, thái độ đánh giá. 
- Đối với việc học: Kích thích hứng thú, óc sáng tạo . 
- Đối với việc dạy: khai thác tư liệu về môi trường làm công cụ sư phạm. 
 Trang 4 
III. Các bài học được lồng ghép giáo dục môi trường. 
 Căn cứ vào nội dung từng bài dạy để lồng ghép. Giáo viên xây dựng các tình 
huống phù hợp với nội dung kiến thức của bài học, học sinh đánh giá, xử lí các 
tình huống, sau đó giáo viên đưa ra kết luận và giáo dục học sinh các chuẩn mực 
đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép giáo 
dục môi trường trong mỗi bài có thể tiến hành ở bất kì hoạt động nào của bài 
học, song phải đảm bảo tính hợp lí. Lưu ý: Đây chỉ là việc lồng ghép, do đó thời 
gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài. 
Lớp 6. Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
 (Lồng ghép vào phần cách chăm sóc, rèn luyện thân thể) 
Tình huống: Nghe lời mẹ dặn, ngày nào An cũng súc miệng nước muối để bảo 
vệ răng. Cứ mỗi lần súc miệng là An nhổ ra sân. 
 Nhận xét của em về hành vi của An? 
Trả lời: Súc miệng nước muối vào buổi sáng là việc làm thể hiện tự chăm sóc 
sức khoẻ. Nhưng nhổ nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hoá, làm ô 
nhiễm môi trường. 
Kết luận: Vâng lời là ngoan; tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân là việc làm cần 
thiết, nhưng bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi 
người cũng là việc làm quan trọng . 
Lớp 6. Bài 2: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ 
 (Lồng ghép vào phần liên hệ) 
Tình huống: Một vài gia đình thường đổ rác ra bãi đất trống ven đường cạnh nhà 
Thanh. Mặc dù Thanh nhiều lần lựa lời ngăn cản nhưng họ vẫn không nghe. Sau 
đó ngày nào Thanh cũng giành í ...  khí độc hại khác, giảm tiếng ồn. Vì 
vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn bảo vệ nó. 
Lớp 7. Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ 
 (Lồng ghép vào phần cách rèn luyện) 
Tình huống: Cô giáo hỏi Cư: Em có dự định gì để góp phần xây dựng gia đình 
văn hoá ? 
Cư trả lời : Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt, biết kính trọng 
và giúp đỡ ông ba, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không xả rác, đổ nước thải 
hoặc vứt xác động vật chết ra đường, luôn giữ gìn nhà cửa, đường phố sạch đẹp. 
 Trang 8 
 Em có nhận xét gì về dự định của Cư? 
 Trả lời: Những dự định của Cư đều góp phần xây dựng gia đình văn hoá, đồng 
thời cũng thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. 
Kết luận: Học sinh có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm 
ngoan học giỏi, biết kính trên nhường dưới, không làm điều gì tổn hại đến danh 
dự gia đình, phải có ý thức bảo vệ môi trường gia đình cũng như ở khu phố, lối 
xóm. 
Lớp 8. Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 
 (Lồng ghép vào phần liên hệ) 
Tình huống: Trên đường đi học về, Diệu thấy một bác nông dân đang định vứt 
mấy con gà chết xuống sông.Thấy vậy Diệu liền chạy đến can ngăn và giải thích 
cho bác hiểu tác hại của việc làm này, nhưng bác ấy không nghe vẫn cố tình vứt 
tất cả xác gà chết xuống sông. Em có nhận xét gì về hành vi trên đây của bác 
nông dân? 
 Trả lời: Hành vi của bác nông dân chứng tỏ rằng bác ấy không có ý thức bảo vệ 
môi trường và không tôn trọng lẽ phải. Xác chết động vật sẽ làm ô nhiễm môi 
trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người. 
Kết luận: Bảo vệ môi trường là trách nhiêm chung của tất cả mọi người chứ 
không phải riêng ai. Mọi lúc, mọi nơi, chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải, bảo 
vệ những điều đúng, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích 
cực. 
 Gv: Tổ chức cá nhân phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây 
xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, 
nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất- đọc điều 14 luật BVMT 
Lớp 8. Bài 2: LIÊM KHIẾT 
 (Lồng ghép vào phần cách rèn luyện) 
Ông Trí là giám đốc lâm trường, ông đã lợi dụng chức quyền của mình cấu kết 
với bọn lâm tặc để kiếm lợi (Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng lấy gỗ 
quý) Em có nhận xét gì về hành vi của ông Trí? 
 Trang 9 
Trả lời: Ông Trí đã cấu kết với bọn lâm tặc xâm hại nguồn tài nguyên thiên 
nhiên, gây hại đến môi trường: săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng làm cạn 
kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn, lũ lụt, làm mất cân bằng sinh thái. 
Hành vi của ông Trí là hành vi hám lợi, thể hiện lối sống không trong sạch. 
Hành vi này trái với đức tính gì mà chúng ta học? 
Kết luận: Cần phải rèn luyện lối sống liêm khiết để con người được thanh thản, 
nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong 
sạch tốt đẹp hơn. 
 Gv: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật 
hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh thái 
Điều 52: tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường , 
gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức cá nhân thì ngoài việc bị xử lí theo quy định 
tại điều 50 và 51 của luật này còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả 
theo quy định của pháp luật. 
Lớp 8. Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC 
 (Lồng ghép vào phần cách liên hệ) 
Tình huống: Trên xe buýt, một thanh niên thản nhiên hút thuốc lá. Hành khách 
trên xe ngột ngạt vì khói thuốc. 
 Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó? 
Trả lời: Anh thanh niên đó đã không có ý thức tôn trọng người khác và còn gây 
ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh. 
 Kết luận: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ của bản thân, vả lại hút thuốc lá 
nơi đông người còn gây hại đến người khác. Vì thế chúng ta không hút thuốc lá 
dù bất cứ ở nơi nào. Tôn trọng người khác và bảo vệ môi trường cũng chính là 
tôn trọng và bảo vệ chính mình. 
Lớp 8. Bài15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ, CHẤT ĐỘC 
HẠI 
 (Lồng ghép vào phần nội dung thứ nhất của bài học: Tác hại của tai nạn 
vũ khí, cháy nổ và các chât độc hại). 
 Trang 10 
 SGK chỉ nêu tác hại gây tổn thất lớn về người và tài sản. GV bổ sung thêm tác 
hại thứ hai: gây ô nhiễm môi trường. Đó là: 
- Đánh bắt cá bằng thuốc nổ -> Ô nhiễm môi trường nước. 
- Các tai nạn cháy nổ khác -> Ô nhiễm bầu không khí. 
- Các chất độc thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối không đúng cách sẽ làm ô 
nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí. (minh hoạ bằng tranh ảnh) 
Khi tìm hiểu mục 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc điều 23: Tổ chức cá nhân 
sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng cất giữ, hủy bỏ các chất độc hại, chất 
dễ cháy, nổ phải tuân theo quy định về an toàn cho người, sinh vật, không gây 
suy thoái môi trường, sự cố môi trường. 
VI. ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
Tiết 2 
Bài 2: LIÊM KHIẾT 
I. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức. 
- HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm 
khiết trong cuộc sống. 
- HS hiểu được vì sao cần phải sống liêm khiết? 
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì? 
2. Về kĩ năng 
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có 
lối sống liêm khiết. 
3. Về thái độ 
Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, 
đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. 
4. Phát triển năng lực 
- Năng lực liên hệ thực tế 
- Năng lực phân tích tổng hợp. 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
 Trang 11 
- Năng lực liên hệ thực tế 
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi 
III. Hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới: 
HĐ của GV HĐ của HS 
Hình 
thành và 
phát triển 
năng lực 
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội 
dung phần đặt vấn đề 
 Chia lớp thành 3 nhóm thảo 
luận 
Nhóm 1 (TH1): 
Hãy nêu và nhận xét về 
những việc làm của bà Ma-ri 
Quy-ri? 
*Đóng góp cho TG những 
sản phẩm có giá trị khoa học 
và KT; Không giữ bản quyền 
phát minh mà vui lòng sống 
túng thiếu, sẵn sàng gửi quy 
trình tách chiết ra- đi cho ai 
cần tới; Gửi biếu tài sản lớn 
1g Ra- đi cho viện nghiên 
cứu ứng dụng để chữa bệnh 
ung thư 
Nhóm 2 (TH2 ) 
Hãy nêu và nhận xét hành 
động của Dương Chấn? 
*Không nhận vàng của 
Vương Mật- người được ông 
tiến cử làm quan. Ông tiến cử 
người làm được việc chứ 
đọc 3 câu 
chuyện 
HS: Thảo luận 
- Năng lực 
giải quyết 
vấn đề 
- Năng lực 
hợp tác 
làm việc 
nhóm 
- Năng lực 
giao tiếp 
- Năng lực 
sáng tạo 
I. Đặt vấn đề. 
1. Nhận xét tình huống 
a)TH1: Bà là người không 
tham lam, vụ lợi, sống có 
trách nhiệm với gia đình 
và xã hội.Không đòi hỏi 
điều kiện vật chất nào. 
b) TH 2 
Đức tính thanh cao, vô tư, 
không hám lợi. 
c) TH 3 
Bác Hồ là người VN trong 
sạch, liêm khiết. 
2. Bài học 
+ Những cách xử sự đó 
đều biểu hiện lối sống 
thanh cao, không vụ lợi, 
 Trang 12 
không cần đến vàng của họ. 
Nhóm 3 (TH3) 
Nhà báo Mĩ đã nhận xét về 
Bác như thế nào? Em có 
đồng ý với nhận xét đó 
không? Vì sao? 
*Cụ Hồ sống như một người 
VN bình thườngCụ là 
người VN trong sạch, liêm 
khiết. 
Theo em, những cách xử sự 
đó có những điểm gì chung? 
Vì sao? 
GV: Trong điều kiện hiện 
nay lối sống thực dụng chạy 
theo đồng tiền có xu hướng 
ngày càng gia tăng, em hãy 
tìm một số biểu hiện không 
liêm khiết trong thực tế (gia 
đình, nhà trường hay ngoài xã 
hội) 
*Làm bất cứ việc gì để đạt 
được mục đích 
* Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà 
cáp biếu xén nhằm đạt được 
mục đích của mình. 
* Chỉ làm việc gì khi thấy có 
lợi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội 
dung bài học. 
 * Nói đến liêm khiết là nói 
đến sự trong sạch trong đạo 
đức cá nhân của từng người, 
dù là người dân bình thường 
rút ra bài học 
- Năng lực 
liên hệ 
thực tế 
- Năng lực 
phân tích, 
tổng hợp 
không hám danh, làm việc 
một cách vô tư có trách 
nhiệm mà không đòi hỏi 
một điều kiện vật chất 
nào. Đó đều là biểu hiện 
của sống liêm khiết. 
+Biểu hiện khôngliêm 
khiết: 
II. Nội dung bài học 
1. Khái niệm 
Liêm khiết là một phẩm 
chất đạo đức của con 
người thể hiện lối sống 
trong sạch, không hám 
danh, hám lợi, không nhỏ 
nhen ích kỉ. 
2. ý nghĩa 
- Sống liêm khiết sẽ làm 
cho con người thanh thản, 
được quí trọng, tin cậy 
- góp phần làm xã hội 
trong sạch và tốt đẹp hơn. 
 Trang 13 
hay những cán bộ có chức 
quyền. Từ xưa đến nay chúng 
ta rất tôn trọng những người 
có đức tính liêm khiết. 
1) Em hãy cho biết thế nào là 
liêm khiết? 
2) Tác dụng của đức tính liêm 
khiết với bản thân em và mọi 
người? 
Hoạt động 3: Luyện tập và 
củng cố. 
Ông Trí là giám đốc lâm 
trường, ông đã lợi dụng chức 
quyền của mình cấu kết với 
bọn lâm tặc để kiếm lợi (Săn 
bắt động vật hoang dã, chặt 
phá rừng lấy gỗ quý) Em có 
nhận xét gì về hành vi của 
ông Trí? 
Kết luận: Cần phải rèn luyện 
lối sống liêm khiết để con 
người được thanh thản, nhận 
được sự quý trọng, tin cậy 
của mọi người, góp phần làm 
cho xã hội trong sạch tốt đẹp 
hơn. 
 HS trả lời 
- Năng lực 
động não, 
suy nghĩ 
- Năng lực 
tự nhận 
thức và 
điều chỉnh 
hành vi 
III. Bài tập 
1- BT 1: 
- Hành vi liêm khiết: 1, 3, 
5 và 7 
- Hành vi không liêm 
khiết: 2, 4 và 6. 
2- BT 5: 
+ Cần kiệm liêm chính chí 
công vô tư. 
+ Cây thẳng bóng ngay, 
cây cong bóng vẹo. 
+ Ăn một miếng, tiếng để 
đời. 
+ Đói cho sạch, rách cho 
thơm. 
Trả lời: Ông Trí đã cấu 
kết với bọn lâm tặc xâm 
hại nguồn tài nguyên thiên 
nhiên, gây hại đến môi 
trường: săn bắt động vật 
hoang dã, chặt phá rừng 
làm cạn kiệt nguồn tài 
nguyên rừng, gây xói 
mòn, lũ lụt, làm mất cân 
bằng sinh thái. Hành vi 
của ông Trí là hành vi hám 
 Trang 14 
Gv: Tổ chức, cá nhân có trách 
nhiệm bảo vệ các giống, loài 
thực vật, động vật hoang dã, 
bảo vệ tính đa dạng sinh học, 
bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh 
thái Điều 52: tổ chức cá 
nhân có hành vi vi phạm pháp 
luật về bảo vệ môi trường , 
gây thiệt hại cho nhà nước, tổ 
chức cá nhân thì ngoài việc bị 
xử lí theo quy định tại điều 50 
và 51 của luật này còn phải 
bồi thường thiệt hại, khắc 
phục hậu quả theo quy định 
của pháp luật. 
BT 2: Không đồng ý tất cả 
các ý kiến. 
BT 4: Muốn trở thành người 
có tính liêm khiết cần rèn 
luyện trung thực, dũng cảm, 
trong sạch, không coi trọng 
của cải vật chất 
Hoạt động 4: Dặn dò 
- Học thuộc phần bài học. 
- Chuẩn bị bài “ Tôn trọng 
người khác” 
lợi, thể hiện lối sống 
không trong sạch. Hành vi 
này trái với đức tính gì mà 
chúng ta học? 
*Kết quả: 
 Trang 15 
 Lồng ghép giáo dục môi trường vào môn học giúp học sinh hiểu và nắm 
được nội dung của bài, đồng thời các em đã biết vận dụng thực tế cuộc sống. 
Thông qua tiết dạy như vậy nhiều em biết sử dụng công nghệ thông tin tốt, như 
em: 
Bùi Hà Linh Chi– học sinh lớp 9 A1 
Đỗ Thị Hải Yến - học sinh lớp 9 A1 
Nguyễn Khánh Huyền- học sinh lớp 9 A3 
Phạm Thanh Hiền - học sinh lớp 9 A3 
Đào Việt Dũng - học sinh lớp 8A1 
Dương Thu Giang - học sinh lớp 8A2 
Phạm Công Anh - học sinh lớp 8A5 
Kết quả bài kiểm tra học Kì I thể hiện rõ sự tiến bộ của các em.Tỉ lệ bài 
đạt khá, giỏi tăng: 
Năm 
học/Lớp 
8A1 
8A2 8A3 8A4 8A5 
Khá Giỏi Khá Giỏi Khá Giỏi Khá Giỏi Khá Giỏi 
2014-2015 10% 90% 5% 95% 10% 90% 10% 90% 
2015- 2016 4% 96% 3% 97% 5% 95% 3% 97% 2% 98% 
 Trang 16 
 PHẦN BA: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
I. Kết quả của việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường. 
 Qua việc lồng ghép giáo dục môi trường được trình bày ở trên, nhận thấy 
giờ học sinh động, hiệu quả. Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết đánh 
giá vẻ đẹp của thiên nhiên. Tuy nhiên, việc nhắc nhở nhau: không xả rác bừa 
bãi, chăm sóc cây xanh... còn những hạn chế. Do đó, giáo viên cần chú ý quan 
sát giúp đỡ các em tạo thói quen về vệ sinh bảo vệ môi trường. 
II. Ý nghĩa của việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường. 
 Việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài học GDCD là 
nhiệm vụ không chỉ một môn học. 
 Giáo dục môi trường là việc làm thường xuyên, liên tục và không thể 
thiếu ở mỗi trường học, mỗi cấp học. 
 Nếu việc giáo dục môi trường có hiệu quả thì tất yếu chúng ta sẽ có một 
môi trường trong sạch, lành mạnh. Ở đó, con người không chỉ sống khỏe, sống 
có ích mà còn có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho đất 
nước giàu mạnh. 
III. Đề xuất, kiến nghị: 
- Cần có chi đạo giáo dục môi trường ở các môn học khác như địa lý, sinh học 
- Thường xuyên lao động vệ sinh, dọn dẹp môi trường. 
- Rèn luyện học sinh bỏ thói quen xả rác bừa bãi. 
 Hy vọng, qua chuyên đề này được đồng nghiệp góp ý giúp đỡ, sẽ có 
hướng đi tốt trong lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học môn giáo dục 
công dân cấp THCS nhằm giúp các em có nhận thức sâu sắc về môi trường, có ý 
thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất. 
 Trang 17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD - THCS , nhà xuất bản 
giáo dục. 5/2008. 
2/ Chính sách và hành động giáo dục môi trường trong trường phổ thông 
giai đoạn 2001 - 2010. 
3/ Luật Bảo vệ môi trường. 
4/ Cuộc thi sáng tác với đề tài : Hãy chia sẻ cùng mọi người. Dự án 
VIE/98/018 bộ GD& ĐT. 
5/ Giáo dục môi trường số 15 tháng 9/2003 
6/ Giáo dục môi trường số 17 tháng 5/2004 
7/ Giáo dục môi trường số 18 tháng 5/2006 
8/ Chỉ đạo các cấp về giáo dục môi trường. 
 Trang 18 
Mục lục 
 Trang 
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
I. Lý do chọn đề tài 1 
 1. Cơ sở khách quan 1 
 2. Mục đích chọn đề tài 1 
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 
I. Cơ sở của việc lồng ghép 3 
II. Phương pháp lồng ghép 3 
III. Các bài học được lồng ghép giáo dục môi trường 4 
VI. Ứng dụng trong bài dạy cụ thể giáo dục công dân 8 10 
PHẦN BA: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16 
I. Kết quả của việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường 16 
II. Ý nghĩa của việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường 16 
III. Đề xuất kiến nghị 16 
Tài liệu tham khảo 17 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_viec_tich_hop_long_ghep_gia.pdf