Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS

Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người

làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà chính là qua môn

học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học

khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu

của bậc học.

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không

những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm

thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều

kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và

hài hòa về tính cách cho các em.

Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn

mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm

nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng

âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con

người tới Chân- Thiện -Mĩ

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang minhkhanh 03/01/2022 4941
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường THCS
1/21 
Phần 1: MỞ ĐẦU 
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người 
làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩmà chính là qua môn 
học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học 
khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu 
của bậc học. 
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không 
những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm 
thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều 
kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và 
hài hòa về tính cách cho các em. 
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn 
mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm 
nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng 
âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con 
người tới Chân- Thiện -Mĩ 
- Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng 
thú cao. 
- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích 
cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc 
phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới. 
- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động 
ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học 
sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. 
2/21 
- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm 
qua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học và đã làm mọi cố 
gắng để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết 
đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho 
học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao 
hơn. 
- Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học 
sinh trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu 
nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. 
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. 
- HS tiếp thu bài một cách chủ động trong mọi tình huống sư phạm. 
- HS thực hiện yêu cầu bài học sáng tạo, khoa học không bị gò bó nhồi nhét. 
- HS tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông phát huy các khả năng 
thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của GV. 
- HS thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với 
các môn khoa học khác. 
- HS thêm yêu thích môn học hơn, tích cực hoạt động trong các phong trào 
văn hóa văn nghệ của trường trong các đột hoạt động chào mừng các ngày lễ 
lớn trong năm. 
 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý dạy 
và học. 
 - Xuất phát từ mục đích của SKKN, những điểm mới và điểm khác của 
SKKN so với những giải pháp cũ trước đây, đề tài tôi lựa chọn với mong muốn 
đóng góp vào việc nâng cao phương pháp học tập môn Âm nhạc ở trường 
THCS sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục, nâng cao chất 
lượng học tập và HS thêm yêu thích môn Âm nhạc. 
3/21 
 Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy 
tính sáng tạo của HS. 
Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ 
sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau 
đây: 
- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc 
 Học hát; Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trong 
sách giáo khoa (SGK ). 
- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, 
đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong 
cuộc sống . 
- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát 
triển toàn diện cân bằng và hài hoà. 
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp 
các em phát triển năng khiếu của mình. 
- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số 
kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và 
một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm 
một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc. 
- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bản 
thân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động 
đến tư duy trừu tượng. Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương 
trình, sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc. Chương trình sách giáo khoa về cơ bản 
là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp. Nếu giáo viên là người hiểu 
rõ mục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và có phương pháp phù hợp với 
từng tiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn. Ngược lại, nếu 
giáo viên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàn toàn là môn năng 
khiếu thì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trong các trường năng 
khiếu (chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thực hành, biến nội dung 
các bài học trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đến quá tải. 
4/21 
 Để khắc phục tình trạng trên, khi thực hiện chương trình về bộ môn Âm 
nhạc, trước hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dục 
thẩm mĩ, để giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái 
đẹp nói chung, chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về 
âm nhạc. Điều mà giáo viên đặc biệt lưu tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục cho 
học sinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩ 
lành mạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể hiện tính thẩm mĩ trong 
cuộc sống thông qua việc học môn âm nhạc. Như Các-Mác đã nói : “Con người 
phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp. 
 Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu 
 ... ạy về trường độ của âm thanh, giáo viên cho học sinh nghe 
trích đoạn một bài hát quen thuộc và gõ phách để học sinh nhân ra trường độ của 
âm thanh có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó đưa ra khái niệm về trường độ của 
âm thanh. 
3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc (TĐN ): 
 Để học sinh Tập đọc một bài nhạc có hiệu quả. Trước hết giáo viên cần 
cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét 
cấu trúc của bài. 
 Ví dụ : 
 - Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ? 
 - Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ? 
 - Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ? 
 - Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)? 
 - Xác định bài TĐN viết ở thang 5 âm hay thang 7 âm, ở điệu thức trưởng 
hay điệu thức thứ. Từ đó, cho học sinh luyện đọc khởi động thang âm có sử 
dụng trong bài để tạo những âm tựa để học sinh dễ dàng khi đọc nhạc: 
 + Thang 5 âm Đô Trưởng : Đô – Rê – Mi – Son – La – ( Đố ). 
 + Thang 7 âm Đô Trưởng : Đô– Rê– Mi – Pha – Son– La – Si – (Đố). 
 + Thang 5 âm La Thứ : La – Đô – Rê – Mi – Son – (Lá ). 
 + Thang 7 âm La Thứ : La –Si –Đô – Rê –Mi – Pha –Son –(Lá). 
14/21 
 - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN sắp đọc cho học sinh nghe tư 2-3 lần. 
Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai 
điệu từ 3-4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối 
móc xích cho đến khi hết bài. 
 - Sau khi học sinh đoc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc 
nhạc kết hợp với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát. 
 - Tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá 
nhân. Từ đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể 
hiện được (nếu có ). 
 - Tổ chức trò chơi qua bài TĐN như :Bài TĐN có 4 câu nhạc thì ta đặt 
mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai 
điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ); Câu 3: nguyên âm ( u ); 
Câu 4: nguyên âm ( o )... chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu 
ứng với một nguyên âm. Giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa 
các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, hoặc giáo viên có 
thể tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì 
trong bài , yêu cầu học sinh đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. Có thể gõ tiết tấu 
cho học sinh nhận ra tiết tấu đó giống tiết tấu câu nhạc nào trong bài TĐN vừa 
học. 
4. Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT ): 
 - Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh 
ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều 
đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn 
của các danh nhân âm nhạc thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm 
nhạc Việt Nam và của thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân 
môn. 
 - Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài 
hát tiêu biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội 
dung bài học để tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp 
của các nhạc sĩ. 
15/21 
 - Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc 
Việt Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh 
thấy được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật 
thì cần có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của 
các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn. 
* Ngoài ra giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 
với các phân môn cho phù hợp tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo 
viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, 
giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - 
vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng 
thắng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực 
hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, 
hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy. 
5- Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây 
xúc cảm. 
 Một giờ học sinh động giáo viên không thể không sử dụng phương tiện 
dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh ảnh. Các 
phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài 
học. Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của 
các em. Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách 
giáo khoa thì học sinh cũng không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên 
lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho 
học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng dù có hấp dẫn sinh động đến 
mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy phải biết kết hợp kiến thức 
sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú 
trọng thực hành, giáo viên dạy nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc 
cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Các mẫu 
chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, 
ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, 
bút... 
16/21 
 Ví dụ. Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến ( tiết 15 âm nhạc 6), 
cho học sinh xem ảnh các nghệ sĩ đang biểu diễn các loại nhạc cụ đồng thời 
cho HS nghe từng loại nhạc cụ biểu diễn 
1 2 3 4 
Hòa tấu trống độc tấu đàn nguỵêt hòa tấu nhạc cụ dân tộc độc tấu sáo 
6- Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ 
 học âm nhạc 
 Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải 
rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm 
cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi 
nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc 
7 - Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh được 
xem, được nghe đựơc thể hiện và bình luận: 
 Bằng hình thức tổ chức các Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi 
ngoại khoá âm nhạc với chủ đề: “Khúc nhạc tháng 3”, “ Em làm nghệ sĩ”, Âm 
nhạc trong em”, “ Giai điệu xanh”  giúp cho học sinh có niềm say mê hứng 
thú hơn trong giờ học tập chính khóa cũng là hình thức phát hiện năng khiếu bồi 
dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc. 
Chương 3: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, thật ít ỏi 
nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức 
là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp 
17/21 
dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường, tôi thấy kết 
quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài 
hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Bởi 
được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc 
cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ 
các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới 
thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó 
trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của 
GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại cho các em 
lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm Thầy - trò luôn gần gũi 
gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khoá đã giúp HS hoạt động tốt trong 
các hoạt động ngoại khoá. 
1. Kết quả thực hiện. 
 Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân 
công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú 
học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao qua từng năm học. Cụ thể: 
 Kết quả khảo sát đầu năm học khối 6 cụ thể: 
Lớp TSHS Giỏi % Khá % Đạt % 
Chưa 
đạt 
% 
7A4 32 4 12,5 15 46,8 9 28,1 4 12,5 
8A1 34 7 20,5 18 52,9 7 20,5 2 5,9 
Cộng 66 11 16,7 33 50,0 16 24,2 6 9,1 
 Sau một thời gian thực hiện thường xuyên biện pháp giảng dạy mới tôi 
thấy có kết quả rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây 
dựng bài nhiều hơn, học sinh được kiểm tra bài cũ thuộc bài nhiều hơn. Điều đặc 
biệt là tỉ lệ học sinh yếu không còn và tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên khá rõ so 
với kết quả khảo sát đầu năm học. Tôi hy vọng rằng với phương pháp giảng dạy 
này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học, có niềm tin ở chính mình và việc 
18/21 
dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn, dần dần sẽ phát triển hơn nữa bộ môn về bộ 
môn học này. Cụ thể kết quả học kỳ I năm học 2016-2017 của khối 6 như sau: 
Lớp TSHS Giỏi % Khá % Đạt % 
Chưa 
đạt 
% 
7A4 32 6 18,7 15 46,8 11 34,3 0 0 
8A1 34 11 32,3 16 47,1 7 20,5 0 0 
Cộng 66 17 25,7 31 46,9 18 27,2 0 0 
2. Bài học kinh nghiệm. 
 Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói 
trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
 - Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học 
sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. 
 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ 
động sáng tạo của học sinh. 
 - Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học 
linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo 
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều 
thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học. 
 - Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương 
tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm 
 - Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết 
học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi, bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học 
vui- vui học, tránh gò ép đối với học sinh. 
 - Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình 
thức tổ chức hội thi văn nghệ, ngoại khóa. 
19/21 
 Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên 
phải không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện thông tin 
để tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút 
kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. 
Phần 3: KẾT LUẬN 
1- Những vấn đề quan trọng của sáng kiến. 
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói 
trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
 Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học 
sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. 
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ 
động sáng tạo của học sinh. 
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học 
linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo 
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ 
pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học. 
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện 
dạy học như một yếu tố gây xúc cảm 
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, 
tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học vui - vui 
học, tránh gò ép đối với học sinh. 
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức 
tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa. 
 Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải 
không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững 
vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp. 
 2. Kết quả nghiên cứu 
20/21 
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được 
phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất 
hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao. 
100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 
hơn 72,6%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn. 
Kết quả cụ thể đã đạt được học kì I năm học 2016 – 2017: 
Lớp TSHS Giỏi % Khá % Đạt % 
Chưa 
đạt 
% 
7A4 32 6 18,7 15 46,8 11 34,3 0 0 
8A1 34 11 32,3 16 47,1 7 20,5 0 0 
Cộng 66 17 25,7 31 46,9 18 27,2 0 0 
 3. Kiến nghị, đề xuất. 
3.1. Kiến nghị. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số giải pháp giúp học 
sinh học tốt môn Âm nhạc ” của những năm học trước, Năm nay tôi mạnh dạn 
đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo, những phương pháp cơ bản về cách dạy 
và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho học sinh vì 
đa phần các học sinh trong tập thể rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú 
học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt. Tôi rất mong được sự 
góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người 
yêu thích môn âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm 
giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho 
các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. 
 3.2. Đề xuất. 
 Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn 
diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra 
thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động 
lớn đến các em. 
21/21 
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân 
tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: 
a, Về phía nhà trường: 
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. 
- Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để 
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. 
 b, Về phía Phòng GD&ĐT: 
- Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có 
điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. 
 Hà nội, tháng 4 năm 2017 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_phuong_phap_hoc_tap_mon_am_nh.pdf