Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8

Trong phương pháp dạy học mới này học sinh là người chủ động giành lấy

kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt trong các năm học toàn

ngành đang tích cực hưởng ứng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy việc trang

bị hệ thống kiến thức cho học sinh là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.

Với mục tiêu phát triển toàn diện, mỗi bộ môn có một vị trí và vai trò nhất định,

môn sinh học 8 cũng nằm trong hệ thống đó và góp phần thực hiện tốt mục tiêu

và nhiệm vụ của bộ môn sinh học. Để thực hiện được mục tiêu phải kể đến vai

trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó các tiết thực hành thường bị

xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy được vai trò của nó.

Vì vậy tôi tham gia nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy

bài thực hành môn Sinh học 8”. Để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng

khi giảng dạy các tiết thực hành

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 03/01/2022 5940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
1/17 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
Trong phương pháp dạy học mới này học sinh là người chủ động giành lấy 
kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt trong các năm học toàn 
ngành đang tích cực hưởng ứng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy việc trang 
bị hệ thống kiến thức cho học sinh là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. 
Với mục tiêu phát triển toàn diện, mỗi bộ môn có một vị trí và vai trò nhất định, 
môn sinh học 8 cũng nằm trong hệ thống đó và góp phần thực hiện tốt mục tiêu 
và nhiệm vụ của bộ môn sinh học. Để thực hiện được mục tiêu phải kể đến vai 
trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó các tiết thực hành thường bị 
xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy được vai trò của nó. 
Vì vậy tôi tham gia nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy 
bài thực hành môn Sinh học 8”. Để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng 
khi giảng dạy các tiết thực hành. 
Do thời gian nghiên cứu mở rộng kiến thức của đề tài còn hạn chế nên đề 
tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các cấp 
lãnh đạo và các đồng nghiệp. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
2/17 
I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
Bộ môn môn sinh học nói chung và môn sinh học lớp 8 nói riêng là bộ 
môn khoa học thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học tự nhiên cần có sự kết 
hợp linh hoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và thực hành. 
Quá trình giảng dạy môn sinh học lớp 8 nhằm cung cấp cho học sinh 
những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ 
quan và trong mọi hoạt động sống của con người giúp cho con người sinh tồn và 
phát triển. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biệt pháp vệ sinh, rèn 
luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất, hiệu quả 
trong học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động 
linh hoạt năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất 
nước. Đồng thời cũng rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu bộ môn cho học sinh và 
cũng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS. 
Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy môn sinh học 8 cần phải thực hiện 
đầy đủ các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kỹ 
năng và nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho học sinh như nhiệm vụ giảng dạy Sinh 
học 8 đã nêu ở trên. Để có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn 
của các tiết thực hành. 
Qua các tiết thực hành giúp học sinh rèn luyện các năng lực sau: 
- Khai thác kiến thức từ quan sát và từ mẫu vật, hình ảnh. 
- Rèn kỹ năng bộ môn, đặc biệt là các kỹ năng áp dụng trong thực tế: Kỹ 
năng sơ cứu băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo. 
 - Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch từ đó giúp học sinh bổ sung 
kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Các bài dạy về cấu tạo mô, tế bào, hoạt động của enzim trong nước bọt, 
chức năng của tuỷ sống. Sẽ không sâu sắc, học sinh không được củng cố và kiểm 
nghiệm kiến thức nếu như không có các tiết thực hành hỗ trợ và các tiết thực 
hành cũng không được thực hiện thành công nếu không có lý thuyết “lý thuyết 
không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành không có lý thuyết là thực hành 
mù quáng. Các kiến thức sẽ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khi học sinh được tự tìm tòi, 
kiểm nghiệm qua thực hành. Các thí nghiệm, các buổi quan sát thiên nhiên sẽ 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
3/17 
gây hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh, phát huy tính tích cực tư duy, 
chủ động giúp học sinh tìm ra kiến thức. 
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình 
môn sinh học 8 là một vấn đề khó. Bởi vì có những bài thực hành thì rất thực tế 
như các bài về sơ cứu người, nhưng có những bài rất khó vượt xa khả năng của 
học sinh như bài phân tích một khẩu phần ăn và lập khẩu phần ăn cân đối cùng 
nhiều yếu tố khác tác động tới hiệu quả các bài thực hành sẽ không cao. 
 Qua nghiên cứu sgk sinh học, các tài liệu có liên quan và thực trạng giảng 
dạy các bài sinh học 8 hiện nay, kết hợp với vốn kiến thức và kinh nghiệm bản 
thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực 
hành môn Sinh học 8” 
 Thông qua nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng 
dạy của bản thân đồng thời góp thêm một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy môn Sinh học 8 nói riêng và bộ môn sinh học THCS nói chung. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Qua các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 sẽ xây dựng phương 
pháp tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng cho việc nghiên 
cứu để có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một số đồ dùng phục 
vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tình hình cụ thể 
trong chương trình sinh học và ở trường với điều kiện thiếu thốn đồ dùng thực 
hành cũng như đồ dùng dạy học. 
Mặt khác, cần cho học sinh tham quan thực tế tại các cơ sở y tế của địa 
phương, các hình ảnh mẫu và làm mẫu của giáo viên giúp học sinh định hướng 
hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy tích 
cực của học sinh tạo được hứng thú, động cơ học tập và yêu thích bộ môn. 
Đề tài không chỉ áp dụng với lớp 8 mà còn áp dụng với cả bộ môn sinh học 
ở cấp THCS và góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy môn 
sinh học nói riêng và nâng cao chất lượng ở cấp THCS. 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
 Tất cả các yếu tố trong một tiết thực hành là đối tượng nghiên cứu của đề 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
4/17 
tài: 
+ Sự nghiên cứu bài, chuẩn bị của giáo viên. 
 + Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. 
 + Sự hướng dẫn thực hành của giáo viên. 
 + Nội dung của bài thực hành. 
 + Phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên. 
 + Các hình ảnh mẫu liên quan đến bài thực hành. 
 + Hoạt độn ... ới cao, góp phần thực hiện thành công giờ thực hành sinh học lớp 8. 
2.2. Phương pháp tổ chức 
Trong giờ thực hành học sinh phải thực hiện những công việc cơ bản, giáo 
viên chỉ hướng dẫn và làm mẫu, học sinh có được trực tiếp làm việc thì mới đảm 
bảo mục tiêu là học sinh được tự mình tìm tòi, phát hiện kiến thức trên sản phẩm 
thực hành, trên cơ sở đó giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy, tự lực, chủ 
động giúp học sinh có thể tìm ra kiến thức từ đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo, 
thúc đẩy tư duy tích cực cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh yêu 
thích bộ môn. 
2.3. Tổng kết đánh giá 
Tổng kết đánh giá là khâu quan trọng trong phương pháp dạy học. Trên cơ 
sở đó cần kết hợp sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh, qua 
đó giáo viên thấy được kết quả học tập của các em và mức độ truyền đạt kiến 
thức của mình từ đó rút ra được kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương pháp dạy 
học của mình sao cho có hiệu quả và thích hợp với đối tượng mình giảng dạy. 
- Giáo viên có thể đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: Mức độ hoàn 
thành bài thực hành, ý thức thực hành của học sinh và kết quả bài thu hoạch. 
Phần đánh giá cần tỉ mỉ cụ thể cho từng học sinh để từ đó các em tìm ra ưu điểm 
và nhược điểm, có biện pháp khắc phục các nhược điểm đó nhằm nâng cao chất 
lượng các bài thực hành Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học. 
3. Định hướng phương pháp chung dạy các bài thực hành sinh học 8 
3.1. Phương pháp giáo viên tổ chức thực hiện 
 - Chuẩn bị đồ dùng thực hành cần thiết. 
 - Căn cứ vào các bước thực hành của SGK phát triển theo định hướng của 
GV. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
8/17 
 - Trong quá trình thực hành được thể hiện ở các nhóm nhưng thu hoạch lại 
được thể hiện ở các cá nhân. 
3.2. Hoạt động của học sinh 
 - Rèn luyện các kỹ năng bộ môn đặc biệt là các kỹ năng cố định xương, làm 
thí nghiệm, cầm máu. 
 - Tìm ra kiến thức kiểm nghiệm kiến thức qua thực hành, quan sát sản phẩm 
thực hành. 
 - Có kỹ năng hoạt động nhóm, làm tường trình, viết thu hoạch. 
3.3. Kết quả: Được thể hiện trên sản phẩm của hoạt động thực hành. 
- Để đạt được mục đích tôi dự định triển khai công việc nghiên cứu và hoàn 
thành vào ngày 1 tháng 4 năm 2017. Thông qua các giờ thảo luận chuyên đề của 
tổ chuyên môn, các giờ hội giảng của tổ giúp tôi hoàn thành đề tài này. 
- Bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào 
dạy thực nghiệm, có kiểm tra đánh giá từng thời điểm nhất định, kết quả thu 
được cao hơn kết quả khảo sát đầu năm. Kết quả đến ngày 1 tháng 4 năm 2017 
thu được đối với bài thực hành môn sinh học lớp 8 như sau: 
Lớp 
TS 
HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
TS % TS % TS % TS % TS % 
8 243 185 76,1 53 18,9 5 2,0 0 0 0 0 
- 100 % học sinh có hứng thú học tập với tiết thực hành, kỹ năng thực hành thành 
thạo hơn so với trước rất nhiều. Giáo viên đã áp dụng phương pháp tích cực vào 
dạy học, giáo viên luôn là người hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức mới thông 
qua các họat động dạy học như mô hình, mẫu vật... Giúp các em say mê hơn, có 
hứng thú học tập trong giờ thực hành. 
Sau đây tôi đưa ra một bài giảng cụ thể được tiến hành theo trình tự sau. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
9/17 
Tiết 28 - Bài 26: THỰC HÀNH 
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
 Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim 
hoạt động, (trong thí nghiệm này enzim trong nước bọt chỉ tác động với tinh bột 
chín trong điều kiện áp suất 1 at, t0 = 370C, môi trường kiềm nhẹ). 
- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng. 
2. Kỹ năng 
- Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học, đong ,đo, nhiệt độ, thời gian. 
Luyện tính bền bỉ, khoa học. 
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh vệ sinh ăn uống, yêu thích bộ môn. 
 4. Phát triển năng lực: 
 - Năng lực nhận biết, tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, năng lực 
thực hành... 
II. Chuẩn bị 
 Chuẩn bị của giáo viên: 
- Các câu hỏi bài tập, máy chiếu, phiếu học tập. 
1. Dụng cụ thực hành: 12 ống nghiệm nhỏ, giá để ống nghiệm, đèn cồn và giá 
đun, ống đong chia độ, cuộn giấy đo pH, phễu nhỏ và bông lọc, bình thuỷ tinh, 
đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước. 
2. Vật liệu: 
 - Nước bọt hoà loãng (25%) lọc qua bông lọc. 
 - Hồ tinh bột 1%. 
 - Hoá chất : Dung dịch HCl 2%, dung dịch Iốt 1%, thuốc thử Strôme. 
Chuẩn bị của học sinh 
- Hồ tinh bột, nước bọt 
- Đọc trước bài 26 
III. Nội dung và cách tiến hành 
 Bước 1: Hướng dẫn thực hành 
* Tổ chức thực hành. 
 - GV phân chia các nhóm thực hành. 
 - GV kiểm tra các dụng cụ thực hành của các nhóm. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
10/17 
 - GV hướng dẫn cách pha nước bọt( 6ml nước bọt + 18 ml nước cất). 
* Hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm. 
 - Lấy 4 ống nghiệm đặt tên là A, B, C, D với dung dịch trong các ống như 
sau: 
 + Ống A: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước lã. 
 + Ống B: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt. 
 + Ống C: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi. 
 + Ống D: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt dd HCl 2%. 
 - Đặt 4 ống nghiệm trong chậu nước nóng 370C trong thời gian 15 phút 
(hình 26.1). 
* Hướng dẫn học sinh quan sát. 
 - GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả. 
 - GV hướng dẫn HS giải thích các hiện tượng. 
Bước 2: Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- GV phát dụng cụ thí nghiệm. - Tổ trưởng phân công công việc cho 
các nhóm trong tổ, 
+ 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu 
+ 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống 
nghiệm. 
+ 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, 
lọc, đun sôi. 
+ 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng 
nước. 
Hoạt động 2: Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 
như bước 1 và bước 2 SGK 
+ GV lưu ý HS: Khi rót hồ tinh bột 
không để rớt lên thành ống nghiệm. 
- Các tổ tiến hành như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các 
ống nghiệm. 
+ Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
11/17 
- Đo độ pH trong các ống nghiệm để 
làm gì? 
- GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu 
cầu HS lên điền. 
+ Lưu ý: Thực tế độ trong không thay 
đổi nhiều. 
- GV thông báo đáp án bảng 26.1 
rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các 
ống này vào giá. 
+ Dùng các ống đong lấy vật liệu 
khác. 
Ống A: 2 ml nước lã 
Ống B: 2 ml nước bọt 
Ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi 
Ống D: 2 ml nước bọt+ vài giọt HCl 
(2%) 
Bước 2: Tiến hành 
- Đo độ pH của các ống nghiệm và 
ghi vào vở. 
- Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ 
tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút. 
- Các tổ quan sát và ghi kết quả vào 
bảng 26.1 
Thống nhất ý kiến giải thích. 
- Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận 
xét. 
Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt 
Các ống nghiệm 
Hiện tượng độ 
trong 
Giải thích 
Ống A 
Ống B 
Ống C 
Ống D 
- Không đổi 
- Tăng lên 
- Không đổi 
- Không đổi 
- Nước lã không có enzim biến 
đổi tinh bột. 
- Nước bọt có enzim biến đổi 
tinh bột. 
- Nước bọt đun sôi đã làm mất 
hoạt tính của enzim biến đổi tinh 
bột. 
- Do HCl đã hạ thấp pH nên 
enzim trong nước bọt không 
biến đổi tinh bột. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
12/17 
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- GV yêu cầu chia dd trong các ống A, 
B, C, D thành 2 phần. 
+ Lưu ý: ống A chia vào A1, A2 đã dán 
nhãn, B chia vào B1; B2 ... 
- GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu 
cầu HS lên ghi kết quả. 
-GV giải thích nguyên nhân thí nghiệm 
không thành công. 
- GV nhận xét bảng 26.2 để ra đáp án 
đúng. 
- Trong tổ cử 2 HS chia đều dd ra các 
ống đã chuẩn bị sẵn A1; A2; B1; B2... 
- Đặt các ống A1; B1; C1; D1 vào giá 1 
(lô 1). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt iốt 
lắc đều các ống. 
- Đặt các ống A2; B2; C2; D2 vào giá 2 
(lô 2). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt 
Strôme, đun sôi các ống này trên 
ngọn lửa đèn cồn. 
- Những HS khác quan sát, so sánh 
màu sắc ở các ống nghiệm, thống 
nhất ý kiến , ghi kết quả vào bảng 
26.2 (kẻ sẵn). 
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng, 
nhận xét. 
Đáp án bảng 26.2 
 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt 
Các ống nghiệm Hiện tượng 
(màu sắc) 
Giải thích 
- Ống A1 
- Ống A2 
- Màu xanh 
- Ống có màu đỏ nâu 
- Nước lã không có enzim 
biến 
đổi tinh bột thành đường. 
- Ống B1 
- Ống B2 
- Ống có màu xanh 
- Màu đỏ nâu 
- Nước bọt có enzim biến đổi 
 tinh bột thành đường. 
- Ống C1 
- Ống C2 
- Màu xanh 
- Ống có màu đỏ nâu 
- Emzim trong nước bọt bị 
đun sôi không có khẳ năng 
biến đổi tinh bột thành 
 đường. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
13/17 
- Ống D1 
- Ống Đ2 
- Màu xanh 
- Ống có màu đỏ nâu 
- Enzim trong nước bọt không 
 hoạt động ở môi trường axit 
nên 
 tinh bột không bị biến đổi 
thành 
đường. 
Hoạt động 4: Thu hoạch 
- Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV đánh giá vào 
giờ sau. 
Gợi ý: 
1. Kiến thức 
- Enzim trong nước bọt có tên là amilaza. 
- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đờng mantozơ. 
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2. Nhiệt độ 
= 37oC. 
2. Kĩ năng 
- Trình bày thí nghiệm (HS tự làm). 
- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước 
bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường. 
- So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho phép ta khẳng định enzim trong nước 
bọt hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ = 37oC. Enzim trong nước bọt bị phá huỷ ở 
100oC. 
- So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho phép ta khẳng định enzim trong nước 
bọt hoạt động tốt nhất ở pH = 7,2. Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi 
trường axit. 
GV nhận xét kết quả các nhóm, chỉ ra chỗ sai sót và nguyên nhân. 
IV. Củng cố 
Gv nhận xét cách làm thí nghiệm của HS. 
 - Gv cho biết những sai sót thường xảy ra khi làm thí nghiệm và chứng 
minh vai trò của enzim trong nước bọt. 
 - Gv nhận xét, cho điểm vài nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm hoạt 
động có kết quả chưa cao. 
 - Gv cho HS thu dọn vệ sinh. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
14/17 
 Gv hướng dẫn HS viết thu hoạch theo yêu cầu SGK. 
V. Dặn dò 
 HS chuẩn bị đồ dùng, xem trước bài tiêu hoá ở dạ dày. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
15/17 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Qua nghiên cứu ta thấy được vai trò to lớn của các tiết thực hành góp phần 
hệ thống hoá kiến thức, hình thành kiến thức ở học sinh một cách logic và sâu 
sắc. Tuy rằng nó chiếm thời lượng nhỏ (7/70 tiết) nhưng rõ ràng để giảng dạy có 
hiệu quả thì lý luận luôn luôn phải gắn liền với thực tiễn, lý thuyết phải gắn liền 
với thực hành đặc biệt là bộ môn Sinh học. 
 Để nâng cao chất lượng các tiết thực hành ở chương trình sinh học 8 giáo 
viên cần phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành, kết hợp linh hoạt các 
phương pháp thực hành và yêu cầu học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá 
trình chuẩn bị đồ dùng và thực hành. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết về môn 
sinh học, yêu thích bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
2. Khuyến nghị 
* Đối với các cấp quản lý giáo dục: 
- Nên thường xuyên tổ chức những đợt thực tập cụm để thảo luận, rút kinh 
nghiệm, tìm ra những bài học quý báu nhất cho việc giảng dạy các bài thực hành. 
- Cung cấp bổ sung các đồ dùng thực hành. 
- Kiểm tra thường xuyên hơn việc sử dụng thiết bị dạy học ở trên lớp của 
mỗi giáo viên. 
- Tổ chức bồi dưỡng về sử dụng các thiết bị dạy học cho giáo viên. 
* Đối với các giáo viên dạy bộ môn: 
- Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự rút kinh nghiệm qua các bài thực 
hành. 
- Cần có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy các bài thực hành theo PPCT và căn 
cứ tình hình thực tế của nhà trường. 
- Thường xuyên sử dụng, cải tiến đồ dùng dạy học và quan tâm đúng mức 
tới các tiết thực hành. 
- Nên thực hiện đầy đủ những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo 
chương trình và sách giáo khoa. 
 Hà nội, ngày 1 tháng 4 năm 2017 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
16/17 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Dạy học hiện đại lý luận biện pháp kỹ thuật - TS Đặng Thành Hưng - Nhà xuất 
bản Đại học quốc gia Hà Nội. 
 Sinh học 8 - Bộ giáo dục và đào tạo - vụ giáo dục trung học dự án phát triển giáo 
dục THCS. 
 Sinh học 8 - SGV - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục. 
 Sinh học 8 SGK - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục. 
 Thiết kế bài giảng Sinh học 8 - Trần Khánh Phương - Nhà xuất bản Hà Nội. 
 Dạy học sinh học ở trường THCS - Tập 1 - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản 
giáo dục. 
 Tài liệu giải phẫu sinh lý người. 
 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Sinh học. 
 Một số tư liệu khác của đồng nghiệp . 
10. Phương pháp dạy học môn Sinh học THCS. 
11. Chuyên đề SKKN của bản thân 
12. Hướng dẫn thực hành. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thực hành môn Sinh học 8 
17/17 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1 
I. Lý do chọn đề tài 
1. Cơ sở lý luận 
2. Cơ sở thực tiễn 
2 
2 
2 
II. Mục đích nghiên cứu 3 
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 
1. Đối tượng nghiên cứu 
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
3 
4 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Phương pháp nghiên cứu 
1. Điều tra cơ bản 
2. Phân tích tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn 
3. Kiểm nghiệm 
4. Tổng kết rút kinh nghiệm 
4 
4 
4 
4 
5 
5 
II. Nội dung nghiên cứu 
1. Điều tra cơ bản 
2. Giải pháp khắc phục 
3. Định hướng phương pháp chung dạy các bài thực hành sinh 
học 8 
 Tiết 28 - Bài 26: THỰC HÀNH 
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT 
6 
6 
6 
7 
9 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
2. Khuyến nghị 
15 
Danh mục tài liệu tham khảo 16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_bai_thuc.pdf