Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS

Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường

nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói -

đọc - viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích

hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng

một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất

quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri

thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng

hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và

dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển

xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức

cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn

Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là:

người giáo viên dạy tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của

mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả

như mong muốn?

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 03/01/2022 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-1-
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. CƠ SỞ KHOA HỌC 
1.1. Cơ sở lý luận: 
 Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường 
nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - 
đọc - viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích 
hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng 
một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất 
quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri 
thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng 
hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và 
dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển 
xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức 
cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn 
Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: 
người giáo viên dạy tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của 
mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả 
như mong muốn? 
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó 
trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với 
mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản 
(nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị 
luận, ... Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn 
kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết. 
1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn 
hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng 
(đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-2-
mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu 
của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách  
Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể 
hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định đúng yêu cầu của 
đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài 
dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được 
sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh đó việc viết đúng kiến 
thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột 
nên hồ”. 
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang 
giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc 
đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không chỉ phải 
chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng. 
Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng 
được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các em vẫn 
còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong 
bài thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết. 
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học 
sinh làm tốt bài tập làm văn. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã 
tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề 
tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện 
nay. 
Cũng chính xuất phát từ đó tôi đã tiến hành tìm tòi nghiên cứu và vận dụng 
vào thực tế giảng dạy “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong 
chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS”. 
2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập 
làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” với mục đích cung cấp cho học sinh một 
con đường nhanh và dễ để tạo lập văn bản trong khi làm bài viết. Đồng thời giúp 
cho bản thân tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề: Tìm hiểu đề, viết đoạn văn trong văn 
bản tự sự, liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự từ đó hình thành cho mình kĩ năng 
để góp phần làm tốt bài văn. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-3-
cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình 
áp dụng. 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối với đề tài sáng kiến này chúng tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 3 vấn đề: 
- Tìm hiểu đề; 
- Viết đoạn văn trong văn bản tự sự; 
- Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự. 
Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em 
biết tạo lập một văn bản đúng và hay. 
Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự trong chương 
trình Ngữ văn 8. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở ba lớp 8 
tại trường. 
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Thực trạng của vấn đề 
Khi nhìn vào kết quả thi đại học hàng năm ở khối D và C, nhiều người không 
khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến thực trạng của học sinh học môn Ngữ văn. Những bài 
phân tích, cảm thụ, bình giảng của các thí sinh đã làm cho các giám khảo đáng 
kính phải cười ra nước mắt và những người trực tiếp làm công tác giảng dạy phải 
rung một hồi chuông báo động trước dư luận về thực tế học sinh học Văn hiện nay. 
Đó là tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả quá nhiều, không phân biệt nổi L và 
N, không viết hoa tên riêng, ngay cả tên tác giả, tên nhân vật; dấu câu thì sử dụng 
tuỳ tiện, có khi cả trang giấy không có dấu  ... í dụ 2: 
Tiếp tục bài tập nhận diện đoạn văn, giáo viên có thể yêu cầu các em về nhà 
đọc các văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế rồi yêu cầu các em xác định: 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-9-
văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục được viết theo kiểu nào: Trong văn bản 
Huế đoạn văn nào được viết theo kiểu diễn dịch?  
Học sinh trả lời: 
 Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục là đoạn văn quy nạp (câu chủ đề 
nằm ở cuối đoạn – Văn bản này chỉ có một đoạn văn). Trong văn bản Huế có đoạn 
văn thứ hai và đoạn văn thứ ba được viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu 
đoạn). 
Khi học sinh nhận diện đúng đoạn văn tức là các em đã nắm được kiến thức 
về đoạn văn. Từ đây giáo viên bắt đầu cho các em thực hành viết đoạn văn. 
Trong quá trình học, học sinh được học rất nhiều văn bản tự sự. Đó là điều 
kiện giúp các em viết tốt đoạn văn tự sự. 
Khi cho học sinh thực hành viết đoạn văn giáo viên cũng cần chia làm hai 
giai đoạn: trước hết cho học sinh viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước, tiếp theo 
mới là viết theo yêu cầu mà không có câu chủ đề (học sinh tự đặt câu). 
Ví dụ 1: 
Khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4) tôi cho học 
sinh bài tập về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về Lão Hạc – người 
nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám (cho HS câu chủ đề: Lão Hạc là 
con người nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý.) 
Tới tiết 16 – Liên kết đoạn văn trong văn bản, khi kiểm tra bài cũ xong, GV 
mời một HS trình bày đoạn văn của mình cho thầy cùng cả lớp nghe rồi GV nhận 
xét. Cuối tiết học GV thu bài lại để về nhà chấm, nhận xét và sửa cho HS. 
Ví dụ 2: 
Khi dạy xong tiết 21 – 22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho HS về 
nhà làm: 
Em thử tưởng tượng mình là người chứng kiến cái chết của cô bé trong 
truyện Cô bé bán diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại 
cái chết của cô bé. Vậy em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe. 
Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và nhận 
xét trong bài viết cho các em. 
Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các em 
rút kinh nghiệm cho bài của mình. 
Ví dụ 3: 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-10- 
Bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5) có nội dung 
tương đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà. Thời gian 
trên lớp giáo viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về 
người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương. 
Khi học sinh viết xong, giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những học 
sinh khác nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình thức 
trình bày. 
Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh chưa 
viết xong thì thu lại ở tiết sau). 
Ví dụ 4: 
Khi dạy xong tiết 25 - 26, Đánh nhau với cối xay gió, giáo viên yêu cầu học 
sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn - ki - hô - tê và Xan - 
chô - Pan - xa. 
Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và 
biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn. 
Trên cơ sở đó ở tiết 28 này học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả 
và biểu cảm là rất dễ. 
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học sinh 
tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả. 
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt 
đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn. 
Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt 
đoạn văn - đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác. 
2.3 Liên kết đoạn văn trong văn bản: 
Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn 
là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. 
Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa 
liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải 
tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng 
các phương tiện liên kết phù hợp. 
Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các đoạn văn 
trong văn bản” ở tiết 16, bài 4. 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-11- 
Trên cơ sơ bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc liên kết 
đoạn văn do các em tạo ra. 
Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện liên 
kết đoạn văn. 
Ví dụ 1: 
Khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - tiết 16, bài 4, giáo 
viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An - đéc - xen) ở trang 
64. Sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn 
bản đó. 
Tới tiết 18, bài 5 - Tóm tắt văn bản tự sự, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo 
viên mời học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác dụng nối 
như: 
- Em quẹt que diêm thứ hai, 
- Em quẹt que diêm thứ ba. 
- Em quẹt que diêm nữa vào tường,  
- Thế là  
- Sáng hôm sau, 
- Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy  
Ví dụ 2: 
Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong 
văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” ( Xéc - van - téc), ở văn bản này thì dễ nhận 
biết hơn. 
Học sinh có thể tìm được các phương tiện liên kết: 
Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra,  
Đêm hôm ấy,  
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí 
thuyết, từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn. 
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung bình và 
yếu là tương đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu 
cho các em. Bên cạnh đó là bài của các em học sinh khá giỏi. Đồng thời luôn khích 
lệ tinh thần cho các em. 
Ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho các 
em về nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học sinh). 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-12- 
Ví dụ 1: 
Ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sư (tiết 24, bài 6), khi dạy đến 
phần luyện tập, giáo viện cho học sinh làm bài tập 1 và đọc phần đọc thêm ở trên 
lớp. Còn bài tập 2 - “viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp 
lại một người thân” thì giáo viên cho học sinh về nhà làm. Giáo viên yêu cầu học 
sinh viết thành 2 đoạn văn đoạn trong đó có các phương tiện liên kết. 
Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu 
cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày bài của mình rồi giáo viên nhận xét. Sau đó 
thu bài về nhà chấm và sửa cho học sinh. 
Ví dụ 2: 
Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - van - téc) có hai nhân vật Đôn - ki 
- hô - tê và Xan - chô - Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Vậy sau bài học đó 
giáo viên yêu cấu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn có quan hệ 
đối lập). 
Ví dụ 3: 
Học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết 
rằng chị Dậu và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt 
Nam trước cách mạng tháng 8. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói 
về số phận và tính cách của người nông dân (thông qua lão Hạc và chị Dậu). 
Có thể nói rằng để viết được một bài văn đúng và hay là rất khó, bởi ngoài 
việc có kiến thức vững vàng nó còn đòi hỏi người viết phải vận dụng nhiều kĩ năng 
khác nhau. Nhìn chung các kĩ năng đó các em đã được học nhưng do đặc điểm lứa 
tuổi, cũng như thời gian thực hành còn hạn chế nên người giáo viên phải có biện 
pháp giúp các em thành thạo những kĩ năng đó mới mong các em vận dụng tốt 
được. 
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng 
học kì. 
 Kết quả khi chưa áp dụng: 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém 
SL % SL % SL % SL % 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-13- 
120 0 0 26 21.0 78 66.7 16 13.3 
 Kết quả khi áp dụng: 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
120 10 8.3 48 40.0 58 48.3 4 3.3 
Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh tại ba lớp 8 
của trường, tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả 
chưa cao. Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng 
chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên. So với chất lượng 
những năm trước thì chất lượng hai năm học gần đây (2015-2016; 2016-2017) đã 
có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém. 
Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay 
đổi chất lượng bài làm của các em. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng 
phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng 
vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của 
giáo viên. 
Trong quá trình dạy, giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ 
đã học về văn tự sự đã học ở lớp 6 bằng các tình huống có vấn đề trong các tiết lí 
thuyết. 
Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm 
huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều. Do học sinh phải thực hiện 
phần bài tập ở nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm, sửa cho 
các em. 
Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm 
bài. Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học 
sinh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi 
chấm bài tập hoặc khi các em trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và 
có điểm cho tinh thần tự giác. 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-14- 
Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm 
bài tập ở nhà cũng như trên lớp. Trong trường hợp giáo viên có quên thu bài thì 
cũng sẽ được các em “nhắc nhở”. 
Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối 
với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau 
buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần  
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương 
trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn tự 
sự trong thời gian qua. 
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên 
phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ 
chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công 
tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, 
kĩ xảo tốt hơn. 
Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ 
những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho 
người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo. 
Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải 
có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học 
sinh làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong 
công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn. 
Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình rất 
nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng 
dạy. 
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các bạn 
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 
. 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-15- 
Tài liệu tham khảo: 
 1. Giáo trình tâm lí giáo dục. 
 2. Tài liệu giáo dục học. 
 3. Sách giáo khoa lớp 8. 
 4. Sách giáo viên và thiết kế bài giảng lớp 8. 
 5. Các bài văn mẫu lớp 8 THCS. 
 6. Sách tham khảo. 
 MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ........ 
 1. Lí do chọn đề tài ...... 
 2. Mục đích nghiên cứu................................................................ 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 
 3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................... 
 3.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................... 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:............ 
1. Cơ sở lí luận của vấn đề  
2. Thực trạng của vấn đề................................................................ 
3. Các biện pháp thực hiện ........ 
 3.1. Tìm hiểu đề (phân tích đề)............... 
1 
1 
1 
2 
2 
2 
2 
2 
3 
4 
4 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-16- 
 3.2. Viết đoạn văn trong bản tự sự......... 
 3.3. Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự......... 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............ 
III. KẾT LUẬN: ..................... 
 1. Một số lưu ý............................................................................... 
2. Lời kết ....... 
2. Bài học kinh nghiệm ......... 
 ___________________________________ 
7 
10 
12 
12 
12 
13 
14 
Đánh giá của hội đồng khoa học trường: 
. 
Đánh giá của hội đồng khoa học PGD: 
______________________________________________________________________________ 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
M«n Ng÷ v¨n 8 
-17- 
. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot.pdf