Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép, tích hợp kĩ năng sống vào giảng dạy môn giáo dục công dân cấp THCS
Bộ môn giáo dục công dân một bộ môn nhằm giáo dục và hoàn
thiện nhân cách của con người ngay từ lứa tuổi thiếu niên. Tất nhiên là
có sự uốn nắn, dìu dắt, nuôi dạy của các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo
từ ở tuổi mẫu giáo, tiểu học giúp cho các em có thái độ lễ phép, hiểu
và làm đúng các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nắm bắt được những
điều nào được làm, những điều nào không nên làm.
Môn GDCD là môn học mà các tri thức, chuẩn mực, kỹ năng gắn
liền với các sự kiện, biểu hiện của cuộc sống đời thường, đó là những
vấn đề về đạo đức, pháp luật hàng ngày, là mối quan hệ tác động qua
lại giữa con người với con người, giữa con người với các mối quan hệ
xã hội. Môn học có nhiệm vụ dạy cho học sinh vừa biết làm một công
dân tốt có ích cho xã hội và cũng phải biết sống hòa nhập với cộng
đồng, với đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhiệm vụ giảng dạy bộ môn
GDCD không đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải chú trọng đến tất
cả các mặt như: hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức để tạo ra những
nét đẹp trong ứng xử, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc
sống, khắc phục sự tách rời và xóa bỏ khoảng cách giữa nhận thức và
hành động để tiếp tục kế thừa và phát huy các chuẩn mực đạo đức
truyền thống mà ông cha ta đã đúc kết qua hàng nghìn năm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép, tích hợp kĩ năng sống vào giảng dạy môn giáo dục công dân cấp THCS
. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 1 LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS A - PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.Cơ sở lí luận: Bộ môn giáo dục công dân một bộ môn nhằm giáo dục và hoàn thiện nhân cách của con người ngay từ lứa tuổi thiếu niên. Tất nhiên là có sự uốn nắn, dìu dắt, nuôi dạy của các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo từ ở tuổi mẫu giáo, tiểu học giúp cho các em có thái độ lễ phép, hiểu và làm đúng các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nắm bắt được những điều nào được làm, những điều nào không nên làm. Môn GDCD là môn học mà các tri thức, chuẩn mực, kỹ năng gắn liền với các sự kiện, biểu hiện của cuộc sống đời thường, đó là những vấn đề về đạo đức, pháp luật hàng ngày, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, giữa con người với các mối quan hệ xã hội. Môn học có nhiệm vụ dạy cho học sinh vừa biết làm một công dân tốt có ích cho xã hội và cũng phải biết sống hòa nhập với cộng đồng, với đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhiệm vụ giảng dạy bộ môn GDCD không đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải chú trọng đến tất cả các mặt như: hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức để tạo ra những nét đẹp trong ứng xử, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống, khắc phục sự tách rời và xóa bỏ khoảng cách giữa nhận thức và hành động để tiếp tục kế thừa và phát huy các chuẩn mực đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã đúc kết qua hàng nghìn năm. Khác với các môn học khác ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh Giaó viên còn có nhiệm vụ là rèn luyện cho học sinh trỡ thành một công dân tốt có đủ đức đủ tài để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 2 2.Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ tình hình trên, là một giáo viên giảng dạy bộ môn này tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu : “Phương pháp giảng dạy và và hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn GDCD ở trường THCS” Với mong muốn giảng dạy và hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn GDCD ở trường THCS Khương Đình. Hơn nữa qua nghiên cứu đề tài tôi mong được đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học thích hợp, nhằm tạo ra không khí mới trong giờ học GDCD. Và tôi cũng hy vọng rằng qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm cải tiến tình hình học môn GDCD theo chiều hướng tiến bộ, xứng đáng với vai trò, vị trí môn học này trong nhà trường theo xu thế của thời đại ngày nay. II. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 1. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm nâng cao hiệu qủa giảng dạy môn GDCD. - Thu thập những thông tin chính xác về thái độ học tập cuả học sinh đối với môn GDCD. - Tìm hiểu thực trạng học sinh học tập môn GDCD, những tồn tại và nguyên nhân. - Góp phần hình thành cho học sinh lòng trung thực tự giác trong học tập,ý thức chấp hành kỷ luật tốt,có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau sống hòa nhập với công đồng,xã hội biết giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh cộng đồng ,bảo vệ tài sản chung giáo dục cho các em tự ý thức tự nhận xét bản thân mạnh dạn nhìn nhận và sửa chữa nhưng sai lầm biết lắng nghe ,có ý thức sống vì mọi người trỡ thành một người công dân tốt không vi phạm các tệ nạn xã hội. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD . 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp trực quan . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 3 - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp liên hệ thực tế - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng - Phương pháp dự án - Phương pháp điều tra viết - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp dự giờ - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. - Phương pháp dùng phiếu học tập -. III. Giới hạn của đề tài: Chương trình Giáo dục công dân Trung học cơ sở nói chung. IV. Kế hoạch thực hiện: Năm học 2016 – 2017 đến hết năm 2018 B - PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận: - Giáo dục công dân tên môn học, đọc lên ta đã cảm nhận được ý nghĩa to lớn của bộ môn và trách nhiệm giáo dục to lớn của người làm thầy. - Giáo dục công dân là giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho mọi công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức kĩ luật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần hình thành nhân cách của học sinh giúp các em trỡ thành con ngoan trò giỏi là một công dân tốt tiến tới xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, tiến bộ. II. Cơ sở thực tiễn: - Môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức của xã hội góp phần hình thành nhân cách . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 4 của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. - Để đạt được mục tiêu môn học, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt và định hướng cho học sinh phương pháp học tập tốt. "Phương pháp học tập tốt sẽ phát triển tài năng phương pháp học tập tồi tạo cho tài năng một phương hướng sai lạc" (Bielinski) - Ngoài các phương pháp dạy học hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp liên hệ thực còn tiễn,.....thì phương pháp dạy học truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học như phương pháp nêu gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp thuyết phục, phương pháp khen thưởng, trách phạt.... - Trong hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phương pháp nêu gương tốt là phương pháp có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục phẩm chất, nhân cách của người học. Bởi vì: phần lớn học sinh có khuynh hướng bắt chước và làm theo những hành vi ... ờng THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 5 thích hoạt động của các em nâng cao nhận thức thì mới đạt hiệu quả cao. III. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành đề tài. 1. Thực trạng. - Học sinh trường THCS Khương Đình đa số là con em nông dân, sống ở vùng nông thôn, gắn liền với ruộng đồng, điều kiện đi lại khó khăn. Việc nhận thức về chuẩn mực đạo đức còn mang theo cách cư xử của gia đình vùng nông thôn. - Kiến thức về pháp luật còn hạn chế. - Môn giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ, không được chọn là môn thi trong các kì thi tốt nghiệp hay các cấp cao hơn, nên việc đánh giá hành vi đạo đức, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...của công dân bị hạn chế. - Việc các em vô tư xả rác nơi công cộng mà không thấy xấu hổ,hay ngần ngại vì còn thói quen xấu của đại bộ phận thanh niên hiện nay mà trong đó có học sinh là các em ăn kẹo cao su rồi vô tư nhòe xuống bất cứ nơi nào mình đứng,điều đó làm cho lớp học và môi trường trỡ nên dơ bẫn và ô nhiễm.Do đó trách nhiệm của người giáo viên dạy giáo dục công dân ngoài việc truyền thụ kiến thức về nhận thức và pháp luật cho học sinh thì người giáo viên còn rèn luyện cho các em ý thức bảo vệ môi trường và sống có tình người. - Nhưng thực trạng đáng báo động nửa là do ảnh hưởng của lối sống thực dụng dẫn đến các em xem môn học này là môn phụ không thi tốt nghiệp, không thi đại học, không thi tập trung nên không ham thích học. - Đồ dùng dạy học dành cho bộ môn GDCD có nhưng rất ít, đây cũng là vấn đề khó khăn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu để phục vụ cho công tác giảng dạy. . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 6 Từ những lí do trên mà trong việc giảng dạy Giáo dục công dân ở Trung học phổ thông chưa kích thích sự ham thích ở các em. Kết quả khảo sát khi chưa vận dụng dụng đề tài này như sau: Năm học Khối TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2015- 2016 10 138 31 22.46 50 36.23 53 38.41 4 2.90 0 0 11 111 27 24.32 39 35.14 40 36.04 5 4.50 0 0 2. Sự cần thiết để tiến hành của đề tài: - Trong những năm qua tôi đã được phân công giảng dạy môn GDCD ở trường, tôi đã sử dụng phương pháp cổ truyền kết hợp phương pháp mới nhưng thấy học sinh còn uể oải và nhận thức chưa cao. Chưa có hứng thú thích học ở môn này. - Vì vậy tôi đi dự giờ và mở cuộc điều tra về tình hình học tập của học sinh về môn học GDCD ở các khối, Nhận thấy trình độ nhận thức học tập của các em ở các mức độ khác nhau và có kết quả học tập của học sinh còn thấp kém. IV. Các giải pháp và cách giải quyết có hiệu quả. - Vào đầu năm học này tôi đã kết hợp phương pháp cũ phương pháp mới, đồng thời sử dụng thiết bị dạy học, như tranh ảnh, tổ chức trò chơi kể chuyện, tổ chức diển đàn, đặc biệt là liên hệ cuộc sống thực tế cụ thể, lồng ghép vào trong giờ dạy, kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh, nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Kết quả thu được là lớp học sôi nổi, đồng thời nhận thức của các em cao hơn, áp dụng vào cuộc sống thực tế tốt. Muốn thực hiện tốt nhiêm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo cao để có biện pháp lựa chọn và lòng ghép các phương pháp kỹ năngcho phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như nội dung bài dạy. Ví dụ : để giảng dạy ở bài 10 sách giáo khoa GDCD lớp 9 “Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”bài này có đặc . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 7 điểm là nội dung rất quan trọng nhưng sử dụng một số thuật ngữ khoa học nên nội dung bài học khô và khó chưa gây hứng thú học ở học sinh,đối với bài này tôi đã kết hợp lòng ghép một số phương pháp cũ và mới ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh xem thông tin về một buổi làm việc tiếp xúc cử tri của địa phương hoặc một phiên trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội qua đó sẽ làm nôỉ bậc được nội dung trọng tâm của Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Bên cạnh có thể kể một vài câu chuyện có liên quan đến nội dung bái học giúp học sinh có sự liên tưởng nhớ lâu nhớ sâu như hỏi các em về bộ phim truyện “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân đoạn Thầy trò Đường Tăng bị nạn kiếp cuối cùng Giaó viên có thể đặt câu hỏi là nạn kiếp cuối cùng này do ai thực hiện học sinh sẽ trả lời được là bị con rùa lật chìm ướt hết kinh thư, Giaó viên lại hỏi tiếp tại sao họ lại bị con rùa lật học sinh sẽ trả lời được là do họ không thực hiện được lời hứa đã hứa với con ruà Giaó viên lại nêu câu hỏi và kết luận dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Đối với bài 11 “Công dân với chính sách bảo vệ môi trường” sách giáo khoa lớp 7 Giáo viên cho học sinh làm công tác điều tra ở địa phương nơi các em ở từ đó nêu được nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường cũng như mục tiêu và phương hướng khắc phục đưa ra tình huống. Kể cho học sinh nghe một vài câu chuyện vui về ô nhiễm môi trường. Khi giải quyết vấn đề tình hình việc làm ở nước ta hiện nay như thế nào học sinh phải được tình hình việc làm hiện nay thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn có mối liên hệ với dân số do dân số tăng nên tình trạng thất nghiệp cũng tăng trước tình hình đó phải đề ra mục tiêu và phương hướng của chính sách giải quyết việc làm, học sinh cho biết trước tình hình việc làm thiếu ở cả thành thị và nông thôn em sẽ làm gì để đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay, cho học sinh thấy để đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay phải ra sức học phấn đấu để đáp ứng yêu cầu mới không đi theo lối mòn cũ của lao động của chúng ta trước đây là có thế mạnh trẻ, khỏe, rẻ, tuy nhiên trình độ tay nghề lại hạn chế dẫn . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 8 đến môi trường làm việc nặng nhọc lương thấpTừ đó giáo dục học sinh ra sức học tập để khẳng định vai trò của người lao động mới khuyến khích xuất khẩu lao động để có vốn ổn định kinh tế gia đình mau chóng vươn lên làm giàu góp phần làm giàu quê hương đất nước. Bên cạnh việc vận dụng những phương pháp mới phù hợp giáo viên cần phải kết hợp lồng ghép những kỹ năng sống cho phù hợp vời điều kiện tích hợp của nội dung từng bài nhằm giáo dục học sinh theo hướng tích cực. Ví dụ: Ở bài số 14 sách giáo khoa GDCD 7 “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường nước ta trước đây cho học sinh thấy tài nguyên thiên nhiên phong phú”rừng vàng biển bạc”sau đó cho học sinh so sánh với tình hình tài nguyên môi trường hiện nay của đất nước giáo viên cho học sinh tìm ra nguyên nhân gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiểm môi trường. Nguyên nhân chủ quan là do con người từ đó cho học sinh ý thức trách nhiệm tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng thực hiên phương châm nơi nào có ta nơi đó sạch đẹp từ đó học sinh sẽ tự ý thức được cần phải làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học như bảo vệ sự sống của chính mình. Ví dụ : Ở bài 14 sách giáo khoa GDCD lớp 8 Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu tình yêu là gì qua đó Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện những điều cần tranh trong tình yêu, Tại sao học sinh lại không nên yêu ở lứa tuổi này ngoài việc phân tích nội dung sách giáo khoa người Giaó viên còn cần phải lòng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản, Giaó viên đóng vai trò như một người bạn thân thiện sẵn sàng tư vấn tâm lí lứa tuổi cũng như những thắc mắc từ phía học sinh mà các em đôi khi không biết phải chia sẽ cùng ai, hơn ai hết người giáo viên lúc này phải biết linh hoạt khéo léo để giúp đỡ học sinh định hướng cho các em có được tình yêu trong sáng với cha, mẹ người thân trong gia đình với quê hương đất nước. Ngoài ra bên cạnh phương pháp dạy học . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 9 truyền thống kết hợp phương pháp dạy học hiện đại thì người Giáo viên nên vận dụng một phương pháp có ý rất lớn đối với việc giảng dạy Giaó dục công dân đó là phương pháp nêu gương. Ví dụ : Giáo viên cũng có thể áp dụng phương pháp nêu gương người tốt việc tốt như tấm gương hiếu học của bạn Nguyễn Thúy Ngọc là học sinh lớp 6A2 năm học (2011-2012) sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn bẩn chật mà vẫn phấn đấu vươn lên học giỏi nhiều năm liền vào năm 2012 em được chương trình “thắp sáng niềm tin”của đài Truyền hình Vĩnh Long trao học bỏng danh dự hay tấm gương học giỏi của em: Tô Văn Trường Đạt, em Hồ Ngọc Duyêncòn rất nhiều những tấm gương vượt khó học giỏi ở trường THPT Tân An cũng như các trường bạn cho học sinh học tập và soi rọi mình. V. Hiệu quả áp dụng: - Việc đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học ở các bộ môn nói chung và bộ môn giáo dục công dân c¸c lớp nói riêng đã tạo ra một bầu không khí mới, cởi mở, thoải mái để tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến thức mới. Trong đó, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, nhận xét, đánh giá quá trình học tập cũng như việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Về phía học sinh là người chủ động tham gia học tập để tự khám phá, tìm hiểunhưng phải chọn lọc những kiến thức, ví dụ. Liên hệ sao cho thật gần gũi và sát với thực tế tình hình địa phương, với cuộc sống gia đình và xã hội. Như vậy, chương trình và sách giáo khoa mới thể hiện triệt để và sâu sắc quan điểm lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để đào tạo thế hệ trẻ thực sự có đủ đức đủ tài để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Sau nhiều năm vận dụng những phương pháp đổi mới nói trên đã cho tôi kết quả như sau: . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 10 Năm học Khối TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2014- 2015 9 119 40 33.5 59 49.5 20 17 0 0.00 0 0 2015- 2016 9 101 32 31.6 49 48,5 20 19,9 0 0.00 0 0 . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 11 C - KẾT LUẬN I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy: Qua quá trình vận dụng đề tài “Giảng dạy và hướng dẫn học sinh học sinh học tốt môn GDCD ở trường THCS” đã góp phần định hướng học tập đúng đắn hơn cho học sinh đối với môn GDCD ở trường THPT. - Học sinh thích học tích cực chủ động hơn thích thú trong việc tìm tòi kiến thức. - Đẩy mạnh hoạt động hai chiều giữa thầy và trò. - Học sinh mạnh dạn hơn trong việc nắm bắt kiến thức biết tự liên hệ thực tế, so sánh và đặt câu hỏi cho bạn bè, thầy cô về các vấn đề của tự nhiên và xã hội từ đó cho thấy việc học của học sinh đã chuyển từ thế học tập thụ động sang chủ động. - Học sinh mạnh dạn chủ động hơn tranh luận sôi nổi hơn trong các tiết học từ đó giúp học sinh hòa đồng với bạn bè biết giúp đỡ chia sẽ với bạn bè với những người chung quanh yêu thương thiên nhiên bảo vệ môi trường thân thiện với thầy cô góp phần xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” - Rèn luyện cho học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ sự sống của chính mình rèn luyện cho học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu nhân loại tăng thêm tình yêu thương đối với tổ quốc đối với dân tộc, giống nòi. II. Khả năng áp dụng: Đề tài “Giảng dạy và hướng dẫn học sinh học sinh học tốt môn GDCD ở trường THCS” được áp dụng cho hoạt động dạy và học ở môn GDCD nói chung ở trường THPT. III. Bài học kinh nghiệm: Trên đây là một số phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học sinh học môn GDCD mà tôi đã nhiều năm vận dụng và chọn lọc có hiệu quả nhằm phát quy hơn nửa tính tự học và sáng tạo của học sinh để đáp ứng . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 12 được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng. Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa của cuộc sống biết sống vì mọi người quan tâm giúp đỡ người khác không sống thờ ơ vô lo trước khó khăn của cộng đồng của xã hội vun đấp được cho các em tình thương giữa người với người tình yêu quê hương đất nước. Đề tài này được đúc kết từ nhưng kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm học qua cho nên chuyên đề chắc sẽ mang nặng ý kiến chủ quan do đó không thể không tránh khỏi những hạn chế sai sót .Qua chuyên đề này tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý đồng nghiệp.Hội đồng khoa học nhà trường để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn .Tôi xin chân thành cảm ơn. Khương Đình, ngày 11 tháng năm 2017 Thực hiện NGUYỄN THỊ KIM NHUNG . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Khương Đình GV. Nguyễn Thị Kim Nhung 13 Tài liệu tham khảo. 1.Sách giáo khoa GDCD 10-Nhà xuất bản giáo dục năm 2011 2.Sách giá khoa GDCD 11-Nhà xuất bản giáo dục năm 2011 3. Đặng Thúy Anh - Tạp chí nghiên cứu giáo dục – Bài “Một số định hướng GDCD ở trường THCS Việt Nam trong những năm tới” – 12 / 1998. 4. Nguyễn Dân - Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và GDCD – NXB Giáo dục – 1997. 5. GS Đặng Vũ Hoạt - Tạp chí nghiên cứu giáo dục – Bài “Những định hướng cơ bản cho nội dung GDCD trong nhà trường trung học và cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI”– 3/2000 6. PGS Lê Văn Hồng (Chủ Biên), PGS PTS Lê Ngọc Lan – Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm – NXB Giáo dục – Hà Nội – 2000 7. Phan Trọng Hiền – Báo “ Phụ Nữ chủ nhật” số 14 ra ngày 16/4 /2000 – Bài “ Vì sao học sinh chán và sợ học môn GDCD?” 8. Nguyễn Kỳ - Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực - Trường quản lý giáo dục và đào tạo – Hà Nội – 1994 9. Lê Đức Quang – Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn GDCD – Hà Nội 1998 10. Nguyễn Đức Thạc - Tạp chí nghiên cứu giáo dục – Bài “Bàn thêm về những đặc trưng của môn GDCD” – 8/1993.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_tich_hop_ki_nang_song_vao_gi.pdf