Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa

Trên thế giới hiếm có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong tâm thức

của mọi thế hệ từ đời này qua đời khác đều khắc sâu hình tượng các truyền

thuyết, các hình ảnh của các vị anh hùng trong các thời kì lịch sử, các truyền

thống tốt đẹp. Và đặc biệt thế hệ sau lại càng ngày càng phát huy những thành

quả của thế hệ trước, nâng tầm của Việt Nam trở thành một quốc gia ngang tầm

với các cường quốc trên thế giới.

Truyền thống trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân và đặc biệt

đối với “mầm non của đất nước” thì truyền thống là ngọn đèn soi sáng cho các

em vững bước trên con đường tiến vào kỉ nguyên mới.

Dân tộc ta có một truyền thống quý báu là hết mực yêu thương và sẵn sàng

hi sinh cho con em, lo lắng về tiền đồ hạnh phúc của con cái. Trẻ em chiếm

khoảng 1/3 dân số trên hành tinh chúng ta. Các em là người sẽ quyết định vận

mệnh quốc gia và cả loài người trong tương lai. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ

đã luôn coi công tác thiếu nhi là sự đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác

Hồ nói: “Ngày nay, chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng là công nhân, cán bộ.

Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo

dục nhi đồng”.

Thực hiện lời dạy của Đảng, của Bác Hồ, các ngành các cấp đã quan tâm

đến giáo dục, nhất là các lực lượng trong nhà trường, trong đó có tổ chức Đội.

Trong thời đại hiện nay muốn xã hội tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu

là phải quan tâm giáo dục thế hệ trẻ. Cụ thể là phải trang bị cho các em vốn kiến

thức, tri thức của nhân loại, phải có biện pháp giáo dục sâu rộng đạo lý dân tộc.

Để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử ấy, mỗi thiếu nhi ngoài trách nhiệm

học tập và tu dưỡng rèn luyện còn phải được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng về ý

thức, đạo đức truyền thống cách mạng, lòng yêu nước của cả dân tộc. Hệ tư

tưởng ấy không thể có được trong một sớm, một chiều, ngày một, ngày hai, trong

những bài giảng trên lớp mà còn cả một quá trình đưa các em vào thực tế từng

hoạt động giáo dục, trong đó có những buổi sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội

thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động tham quan, ngoại khóa, giáo dục

truyền thống.

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang minhkhanh 03/01/2022 8000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
1 / 2 0 
MỤC LỤC 
 Trang 
Mục lục ........................................................................................1 
PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................2 
PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................3 
2.1. Cơ sở lý luận .........................................................................3 
2.1.1. Truyền thống ......................................................................3 
2.1.2. Tham quan ..........................................................................4 
2.2. Thực trạng vấn đề ...................................................................7 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành .....................................................8 
2.4. Hiệu quả SKKN .....................................................................16 
PHẦN THỨ BA – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..............................19 
Tài liệu tham khảo ........................................................................20 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
2 / 2 0 
PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới hiếm có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong tâm thức 
của mọi thế hệ từ đời này qua đời khác đều khắc sâu hình tượng các truyền 
thuyết, các hình ảnh của các vị anh hùng trong các thời kì lịch sử, các truyền 
thống tốt đẹp. Và đặc biệt thế hệ sau lại càng ngày càng phát huy những thành 
quả của thế hệ trước, nâng tầm của Việt Nam trở thành một quốc gia ngang tầm 
với các cường quốc trên thế giới. 
Truyền thống trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân và đặc biệt 
đối với “mầm non của đất nước” thì truyền thống là ngọn đèn soi sáng cho các 
em vững bước trên con đường tiến vào kỉ nguyên mới. 
Dân tộc ta có một truyền thống quý báu là hết mực yêu thương và sẵn sàng 
hi sinh cho con em, lo lắng về tiền đồ hạnh phúc của con cái. Trẻ em chiếm 
khoảng 1/3 dân số trên hành tinh chúng ta. Các em là người sẽ quyết định vận 
mệnh quốc gia và cả loài người trong tương lai. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ 
đã luôn coi công tác thiếu nhi là sự đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác 
Hồ nói: “Ngày nay, chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng là công nhân, cán bộ. 
Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo 
dục nhi đồng”. 
Thực hiện lời dạy của Đảng, của Bác Hồ, các ngành các cấp đã quan tâm 
đến giáo dục, nhất là các lực lượng trong nhà trường, trong đó có tổ chức Đội. 
Trong thời đại hiện nay muốn xã hội tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu 
là phải quan tâm giáo dục thế hệ trẻ. Cụ thể là phải trang bị cho các em vốn kiến 
thức, tri thức của nhân loại, phải có biện pháp giáo dục sâu rộng đạo lý dân tộc. 
 Để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử ấy, mỗi thiếu nhi ngoài trách nhiệm 
học tập và tu dưỡng rèn luyện còn phải được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng về ý 
thức, đạo đức truyền thống cách mạng, lòng yêu nước của cả dân tộc. Hệ tư 
tưởng ấy không thể có được trong một sớm, một chiều, ngày một, ngày hai, trong 
những bài giảng trên lớp mà còn cả một quá trình đưa các em vào thực tế từng 
hoạt động giáo dục, trong đó có những buổi sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội 
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động tham quan, ngoại khóa, giáo dục 
truyền thống... 
Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ bản sáng kiến kinh nghiệm 
này, tôi xin được trình bày những suy nghĩ bước đầu xung quanh hoạt động giáo 
dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho 
học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội, hoạt động tham quan, du 
lịch. 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
3 / 2 0 
PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
2.1.1. Truyền thống: 
a) Truyền thống là gì ? 
 Truyền thống tất cả những gì được hình thành trong cuộc sống, được lặp 
đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử trở thành nền nếp, thói quen và đạt tới những giá 
trị chuẩn mực trên tất cả các lĩnh vực. 
 Tuyền thống được lưu giữ lại và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. 
Tồn tại dưới dạng hiện vật, tài liệu, tranh ảnh, di tích, trong tác phong sinh hoạt, 
thói quen, lề lối làm việc, có thứ được ghi chép, thể hiện bằng văn bản, tác phẩm 
nghệ thuật, có thứ là những giá trị tinh thần đúc kết thành chân lí, đặc điểm của 
mỗi dân tộc, một tổ chức. 
b) Những đặc trưng cơ bản của truyền thống ( gồm 3 đặc trưng) : 
­ Truyền thống có tính ổn định và tương đối bền vững, nó có sức sống và tồn 
tại lâu dài. 
­ Truyền thống mang tính cộng đồng cao, được cộng đồng thừa nhận. 
­ Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, nó góp phần 
quy định những giá trị chuẩn mực: ứng xử, tư tưởng, lễ nghi ... 
c) Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cho học sinh phổ thông: 
 Truyền thống là sản phẩm của lịch sử không phải một sớm, một chiều có 
thể thay đổi hay xoá bỏ được. Nhận thức này sẽ quy định thái độ của hiện tại đối 
với truyền thống. 
 Đồng chí Đỗ Mười, nguyên là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã 
khẳng định: “Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy 
cơ tha hoá ”. Tiến bước vào nền kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa 
rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì thế, thái độ 
đúng đắn nhất của chúng ta đối với truyền thống là phải biết kế thừa những tinh 
hoa của tổ tiên để lại, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của thời đại vào đời 
sống của mình để ngang tầm thời đại. 
 Lớp trẻ hôm nay, có chất lượng mới và khả năng mới: sáng tạo, năng 
động. Đó là lớp người có trình độ văn hoá ngày cang cao, có hoài bão ước mơ 
nhưng rất thực tế, ít say mê chính trị và những lý tưởng lớn, khao khát dân chủ, 
công khai, công bằng và hoà bình, có nhu cầu về giao tiếp và thông tin. Song, họ 
thường bồng bột trước cái lạ. Tuổi trẻ dễ quên đi và coi thường quá khứ, chỉ chú 
ý đến hiện tại và hướng tới tương lai. H ...  tích lịch sử Đền thờ Chu Văn An ­ 
Chí Linh ­ Hải Dương, người thầy tận tụy của nước ta. Sau khi được nghe kể về 
khu di tích này, các em đã được biết thêm: Nhà giáo Chu Văn An là người Hiệu 
trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám và nơi Chu Văn An từ quan trở về với 
nghề dạy học... Từ đó giáo dục cho các em truyền thống hiếu học của dân tộc 
Việt Nam và con người Hà Nội.Và sau buổi tham quan ấy, 100% học sinh trong 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
14 / 2 0 
trường đã có ý thức được việc học của mình và yêu công việc của mình hơn, để 
xứng đáng với truyền thống văn minh, hiếu học đã có từ lâu đời. 
2.3.4. Người dẫn chương trình - quyết định thành công buổi sinh hoạt tập thể. 
Người thuyết minh - chiếc cầu nối các em với quá khứ: 
 Trong buổi sinh hoat tập thể theo chủ đề, chủ điểm. Để tránh tình trạng 
nhàm chán và thu hút sự chú ý của học sinh, nội dung thuyết minh và người dẫn 
chương trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
a) Nội dung thuyết minh, dẫn chương trình: 
 Chương trình hoạt động phải đủ nội dung, ngắn gọn vẫn chưa đủ, mà người 
đẫn chương trình phải biết “tuỳ cơ, ứng biến”, lời dẫn phải có hồn để thu hút học 
sinh, giọng dẫn phải trầm bổng tuỳ nội dung để tránh sự buồn tẻ và việc thêm, 
bớt các tiết mục giải trí sao cho phù hợp nội dung sinh hoạt là vô cùng cần thiết. 
Tóm lại, trong sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm, người dẫn chương 
trình sẽ quyết định thành công của buổi sinh hoạt tập thể. 
 Còn trong hình thức tham quan, tôi cho rằng nội dung thuyết minh là rất 
quan trọng trong việc bồi đắp, bổ sung kiến thức và những hiểu biết cho học sinh. 
Từ đó, bằng trí óc giàu tưởng tượng, các em có thể tái tạo cho mình những diễn 
biến lịch sử, gây nên những ấn tượng khó quên về truyền thống của Thăng Long ­ 
Hà Nội. 
b) Người thuyết minh: 
 Vai trò của người thuyết minh đặc biệt cần thiết, như là chiếc cầu nối các em 
với quá khứ, nơi ấy có chiến tích, có công lao, nơi ấy có những con người bất tử. 
Điều quan trọng để người thuyết minh đảm nhiệm được vai trò của mình một 
cách xuất sắc là phải: 
 + Hiểu sâu sắc về lĩnh vực mình thuyết minh, để cung cấp thông tin, trao đổi 
và giao lưu. 
 + Giọng nói truyền cảm và thuyết phục thái độ người nghe, tạo không khí 
lắng đọng. 
 + Phải thể hiện ngữ điệu: trìu mến, mạnh mẽ, buồn, vui, da diết...gây nên 
những xúc cảm trong lòng người nghe. 
 + Nói phải logic, mạch lạc, có nghệ thuật, nhiệt huyết. 
 Làm được những điều trên thì xem như người thuyết minh đã thành công. 
 Như tại khu di tích Đền Chu Văn An, các em lại được các anh chị hướng 
dẫn viên giới thiệu cho nghe về đền thờ Chu Văn An cũng các sự kiện liên quan 
như: Đền Chu Văn An được dựng trên núi Phượng Hoàng xã Văn An ­ Chí Linh 
Hải Dương. Đền là nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
15 / 2 0 
chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y 
dược, sống cuộc đời của một “tiều ẩn” an nhàn, thành bạch với cỏ cây, mây nước. 
Với không khí trang nghiêm và kính cẩn các em lại càng thấm hơn về tấm gương 
người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 
 Tương truyền, tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua, Trần Minh Tông 
mời ông ta làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám và dạy thái tử học. Thái tử 
Vượng lúc đó mới khoảng 5 tuổi nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 
tuổi thái tử Vượng lên ngôi, Vượng mất Dụ Tông lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. 
Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất chính sự từ đó đổ nát. 
Dụ Tông trở nên hư đốn suốt ngày cờ bạc rượu chè, Chu Văn An nhiều lần 
khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ 
Tông không nghe, buồn chán ông trả lại áo mũ từ quan về quê. Trong một lần đi 
chơi thấy cảnh đẹp ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng mở trường dạy học. 
 Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Hoàng tử Phú con Trần Minh 
Tông đánh ta bọn Nhật Lễ lên ngôi muốn mời ông ta tham dự việc triều chính 
nhưng ông từ chối. Ông mất vào khoảng tháng 11/ 1370 thọ 78 tuổi. 
 Qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch học sinh càng hiểu thêm về 
tấm gương người thầy mẫu mực một lòng vì dân vì nước và từ đó càng có quyết 
tâm để phấn đấu sao cho xứng đáng với tấm gương này. 
 Trở lại với vai trò của người thuyết minh, nếu vấn đề ngược lại thì kết quả 
sẽ rất xấu: học sinh sẽ không nắm bắt được vấn đề. Người thuyết minh nếu không 
am tường về chủ đề mình nói, lại không tâm huyết với chủ đề thì học sinh không 
có được những thông tin cần thiết. Và như vậy, mục đích của buổi tham quan là 
làm giàu những hiểu biết cho học sinh sẽ không đạt được. 
2.3.5. Những phút lắng đọng - tạo ấn tượng cho các em trong buổi sinh hoạt 
tập thể 
a) Phút truyền thống: 
 Để tạo ra phút lắng đọng cho các em trong buổi sinh hoạt truyền thống theo 
chủ đề, chủ điểm là vô cùng khó. 
 Theo tôi, những phút giây gây ấn tượng, tạo cảm giác tự hào, phấn khởi, tin 
tưởng... là phút truyền thống mở màn các buổi sinh hoạt. Đây là giây phút rất 
quan trọng, nó vừa trang nghiêm, vừa thiêng liêng. Vì vậy, để buổi sinh hoạt 
truyền thống thành công thì phút truyền thống đóng một vai trò vô cùng quan 
trọng. 
 Nội dung phút truyền thống phải cô đọng, ngắn gọn nhưng phải mang đầy 
đủ các thông tin của ngày truyền thống cần tổ chức. Lời văn phải có sức thuyết 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
16 / 2 0 
phục nhưng đơn giản, dễ hiểu. Giọng đọc phải truyền cảm, có ngữ điệu. Nếu làm 
được như vậy, chúng ta đã gây được một ấn tượng tốt đẹp cho học sinh trong 
buổi sinh hoạt tập thể. 
b) Lễ dâng hương ( phút tưởng niệm) 
 Đây là hoạt động không thể thiếu được đối với một buổi tham quan giáo dục 
truyền thống. Nó sẽ in vào tân khảm các em với sự trang nghiêm, thành kính, 
thiêng liêng. Trong không khí ấy, cùng với trống, chiêng và bài khấn Bát vị 
hoàng đế triều Lý (tại đền Đô), bài khấn Chu Văn An, người thầy giáo lỗi lạc (tại 
Văn Miếu ­ Quốc Tử Giám). Tất cả học sinh tham gia chuyến tham quan khu di 
tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An được hướng dẫn làm lễ dâng hương tại đền, 
trong phút thiêng liêng đó với giọng tha thiết của người hướng dẫn buổi lễ, các 
em đã thành kính dâng lên người thầy vĩ đại của dân tộc những nén hương tỏ 
niềm xúc động trước cuộc đời đầy lao khổ và vinh quang của thầy. Những giây 
phút thiêng liêng này sẽ in vào tâm tưởng học sinh những gì tốt đẹp nhất. Sau đó 
một đại diện học sinh sẽ lên đọc lời hứa, nói lên cảm nghĩ và khẳng định sự quyết 
tâm gắng sức tiếp bước cha ông của lớp lớp hậu duệ trong vận hội lớn của đất 
nước. 
 Trong màu sắc thiêng liêng của chiếc lư đồng với khói hương nghi ngút, lời 
hứa của một học sinh sẽ là lời hứa của tất cả thảy các em. Nó sẽ có ý nghĩa vô 
cùng, vì đó là lời hứa trước anh linh những người đã khuất, các em sẽ gắng công 
luyện rèn, gắng công thực hiện. 
c) Giao lưu văn hoá: 
 Để buổi tham quan sinh động, không bị bó vào những thủ tục, nghi lễ mà 
vẫn hiệu quả, tôi cho rằng hình thức giao lưu văn hoá là rất cần thiết. Đưa học 
sinh đi tham quan ở nơi nào thì ta cho học sinh giao lưu với thiếu niên tại địa 
phương của địa danh đó. Thông qua hoạt động này, sẽ bổ sung cho các em tình 
cảm đẹp, kiến thức phong phú về nhiều mặt, kinh nghiệm sống, lòng nhân ái và 
ước mơ. Tất cả sẽ đến với các em một cách nhẹ nhàng, sâu sắc và bền lâu. 
 Trên đây là một số biện pháp thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
trong trường phổ thông mà theo tôi là vô cùng cần thiết và hiệu quả nhất. 
2.4. HIỆU QUẢ SKKN: 
Giáo dục truyền thống theo chủ đề, chủ điểm, tham quan các di tích lịch 
sử, danh lam thắng cảnh là việc làm không thể thiếu được của các ngành, các cấp 
và nó quan trọng đặc biệt đối với ngành giáo dục. 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
17 / 2 0 
Trong những năm gần đây, liên đội Phan Đình Giót đã thực hiện nghiêm 
túc các hoạt động giáo dục truyền thống theo các biện pháp trên và đã thu được 
kết quả tốt đẹp. 
Với mô hình hoạt động truyền thống theo chủ đề, chủ điểm đã trở thành 
thói quen trong toàn liên đội. 
Thông qua việc tổ chức toàn liên đội một số buổi, các chi đội đã nắm được 
phương pháp và tổ chức thành công nhiều buổi sinh hoạt tại chi đội. Đến nay, các 
ngày kỷ niệm lớn trong năm học, hầu hết 100% đội viên đã nhớ. 
Hoạt động truyền thống này còn được ban phụ trách tìm tòi và thay đổi 
theo nhiều mô hình khác nhau: trò chơi, giao lưu, hoạt cảnh, kịch, thi, vẽ...nên đã 
gây hứng thú trong toàn liên đội. Có những buổi sinh hoạt kéo dài 2 tiếng đồng 
hồ nhưng không khí vẫn sôi nổi, hào hứng và đã thu được kết quả tốt đẹp. 
Trong năm học 2015 ­ 2016 phong trào liên đội THCS Phan Đình Giót đã 
có nhiều khởi sắc. Với những kết quả tốt đẹp của các buổi sinh hoạt truyền thống 
theo chủ đề, chủ điểm và được hội đồng đội các cấp ghi nhận. 
 + Tổ chức thành công chuyến tham quan di tích lịch sử đền thờ Chu Văn 
An ở học kì I và khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà ở học kì II: 100% đội viên có 
bài thu hoạch phát biểu cảm tưởng sau chuyến đi. 
 + Tổ chức thành công lễ kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên 
Cộng sản Hồ Chí Minh với các tiết mục văn nghệ đặc sắc và kết nạp được 52 bạn 
đội viên ưu tú trở thành Đoàn viên mới. 
 + Tổ chức thành công Hội thi nghi thức Đội cấp Liên đội và thàm gia thi 
Nghi thức Đội cấp Quận: Liên đội đã đạt giải ba trong Hội thi nghi thức Đội cấp 
Quận. 
 + Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “ Tem thư Việt Nam ” do Hội đồng Đội 
trung ương phát động, Liên đội đạt 100% đội viên viết bài dự thi. 
 + Tổ chức thành công buổi học ngoại khóa hướng nghiệp cho học sinh 
khối 9 tham quan chùa Đậu và trang trại Vạn An – Chương Mĩ – Hà Tây. Buổi 
học đã đạt được hiệu quả trong việc giáo dục lòng yêu lao động và tạo kĩ năng 
sống cho học sinh tự biết chăm sóc bản thân. 
 Còn đối với các hoạt động theo chủ đề các đợt thi đua, Liên Đội đều hoàn 
thành xuất sắc theo nghị quyết đề ra và luôn được BGH khen ngợi, được Hội 
đồng Đội các cấp ghi nhận khi về kiểm tra đột xuất. 
Đối với đội ngũ giáo viên phụ trách Đội thì kết quả thu được không nhỏ. 
Họ tăng thêm lòng nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, quan tâm đến phong trào 
đội, lo lắng theo dõi các kết quả hoạt động của chi đội mình. Đây là điều mà mỗi 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
18 / 2 0 
đồng chí tổng phụ trách đều mong muốn và cũng là nhân tố quan trọng góp phần 
vào thành công của phong trào Đội trong toàn năm học. 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
19 / 2 0 
PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và chính quần chúng là người 
làm nên lịch sử”. Tuổi thơ các em lại là những “Thế hệ cách mạng” xây dựng xã 
hội sau này. Bởi vậy giúp các em có những nhận thức đúng đắn, định hướng 
đúng, biết phát huy truyền thống dân tộc, đất nước chủ động để không bị “hẫng 
hụt” là bước cực kỳ quan trọng cho các em bước vào cuộc sống. Muốn vậy, các 
em phải trải qua quá trình nhận thức lịch sử dân tộc, thực tiễn xã hội, quá trình 
giáo dục tuần tự từng bước trưởng thành. Đó cũng là một quy luật giáo dục. 
 Mặt khác, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do 
Đảng ta lãnh đạo đòi hỏi sự đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài vật lực, những chủ 
nhân tương lai, phát triển một cách toàn diện để đảm đương sự nghiệp cách mạng 
vẻ vang của Đảng và dân tộc. Chính vì vậy, trong nhà trường, nơi đào tạo những 
thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể thiếu được hoạt động giáo dục 
truyền thống cho học sinh, mà trước tiên phải là giáo dục truyền thống về mảnh 
đất các em đang sống: mảnh đất Thăng Long ­ Đông Đô ­ Hà Nội đã trải qua đau 
thương, máu lửa để vẹn toàn gấm vóc, để trường tồn. 
 Việc giáo dục truyền thống cho học sinh qua hoạt động, các chủ đề chủ 
điểm tham quan nếu được chuẩn bị công phu với chương trình hấp dẫn, hình thức 
phong phú, linh hoạt, sẽ đem lại hiệu quả cao, tác động mạnh tới ý thức tự rèn 
luyện vươn lên của các em. 
 Và như thế, phải đưa nội dung sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm tham quan 
vào nội dung bắt buộc và trở thành một nội dung chính khoá trong nhà trường 
phổ thông. Sau mỗi buổi sinh hoạt truyền thống, học sinh phải viết thu hoạch để 
rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân: kiến thức và những hiểu biết mới. 
Sau thu hoạch phải có hình thức thi đua để tạo đà phát triển những hiểu biết của 
các em ở mức cao hơn. Làm được như vậy, những giá trị truyền thống quý báu sẽ 
thấm vào các em lâu bền, sâu sắc. 
 Thiết nghĩ, đối với nhà trường phổ thông, người tổng phụ trách có vai trò 
quan trọng trong việc lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục này. Để làm tốt, 
đòi hỏi người Tổng phụ trách phải có tâm huyết, đầu tư suy nghĩ, sáng tạo ra 
những hình thức mới... 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi tự rút ra trong quá trình làm công 
tác Tổng phụ trách, và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Một số kinh 
nghiệm trên đây còn có nhiều khiếm khuyết, kính mong được sự xem xét, góp ý 
của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để công tác trên đạt kết quả. 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 
20 / 2 0 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo Giáo dục thời đai 
2. Đội TNTP Hồ Chí Minh Hội Đồng Đội Trung Ương, Người phụ trách cần 
biết, NXB Thanh niên, 2001. 
3. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6, NXB 
Giáo dục, 2002. 
4. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7, NXB 
Giáo dục, 2003. 
5. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8, NXB 
Giáo dục, 2004. 
6. Trần Quang Đức, Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh , NXB 
Thành niên, 2003. 
7. Trường cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Hành trang 
người phụ trách thiếu nhi, NXB Hà Nội, 1997. 
8. TS.Phạm Đình Nghiệp, Kĩ năng tổ chức hoạt động công tác thanh thiếu niên, 
NXB Thanh niên , 2003. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_cho_hoc_sinh_tho.pdf