Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS

Có thể nói, từ trước đến nay, môn Ngữ văn đã giữ một vụ trí đặc biệt quan

trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là

môn học thuộc nhóm công cụ, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học

khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược

lại. Từ đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với

hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực

trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho

học sinh (HS) các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu

cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục

hiện đại. Chính vì thế, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới chương trình theo định hướng

phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu

căn bản là giúp cho học sinh có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung

vào việc xác định học sinh cần học những gì để có được kiến thức toàn diện về các

lĩnh vực chuyên môn.

Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần

tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí thể loại văn bản và tương ứng

với thể loại văn bản là tác phẩm tiêu biểu chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch

sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa

tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở

lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người

đều quan tâm đến.

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang minhkhanh 03/01/2022 7500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
1 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
GV: Giáo viên 
HS: Học sinh 
THCS: Trung học cơ sở 
NL: Năng lực 
ICT: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
2 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài 
Có thể nói, từ trước đến nay, môn Ngữ văn đã giữ một vụ trí đặc biệt quan 
trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là 
môn học thuộc nhóm công cụ, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học 
khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược 
lại. Từ đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với 
hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. 
Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực 
trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho 
học sinh (HS) các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu 
cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục 
hiện đại. Chính vì thế, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới chương trình theo định hướng 
phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu 
căn bản là giúp cho học sinh có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung 
vào việc xác định học sinh cần học những gì để có được kiến thức toàn diện về các 
lĩnh vực chuyên môn. 
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần 
tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí thể loại văn bản và tương ứng 
với thể loại văn bản là tác phẩm tiêu biểu chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch 
sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa 
tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở 
lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người 
đều quan tâm đến. 
Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần 
gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội 
hiện đại", hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, 
cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ 
em... Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: 
Tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Tuy nhiên, để dạy 
thành công một văn bản nhật dụng, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao lại phát 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
3 
huy được tất cả năng lực của học sinh thì không phải là điều đơn giản. Việc này 
đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết phong phú về các lĩnh vực trong đời 
sống và kết hợp có hiệu quả các phương pháp giảng dạy. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: 
“Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
cấp THCS” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để 
học sinh thêm yêu thích giờ học Văn. 
II. Mục đích nghiên cứu 
 Qua đề tài “Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh cấp THCS” người viết muốn đề xuất các phương pháp dạy học 
văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS nhằm phát triển năng lực 
học sinh. 
 III. Đối tượng nghiên cứu 
 - Những đặc trưng và thể loại văn bản nhật dụng. 
 - Nội dung các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cấp THCS. 
 - Các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với thể loại văn bản nhật dụng. 
 IV. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham 
khảo, các tài liệu liên quan đến vấn đề. 
 - Phương pháp quan sát: quan sát và dự giờ các giờ dạy của đồng nghiệp, 
quan sát học sinh học tập. 
 - Phương pháp phỏng vấn: trò chuyện, phỏng vấn học sinh trong suốt quá 
trình học. 
 - Phương pháp thực nghiệm: thực tế giảng dạy của bản thân. 
 V. Phạm vi nghiên cứu 
 - Học sinh lớp 8A5 trường THCS Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội) 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
4 
PHẦN THƯ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đên vấn đề nghiên cứu 
1. Năng lực và các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn, cấp THCS 
Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông 
sau 2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình 
theo định hướng năng lực. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh 
hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, 
 nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất 
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người 
lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân 
nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi 
người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung cốt lõi. 
Yếu tố năng lực cốt lõi xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản của con người. Định 
hướng xây dựng chương trình phát triển giáo dục sau 2015 đã xác định một số 
năng lực chung cốt lõi mà mọi học sinh (HS) Việt Nam đều cần có để thích ứng 
với nhu cầu phát triển xã hội. Các năng lực này liên quan đến nhiều môn học, theo 
đó, mỗi môn học, với đặc trưng và thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướng 
đến một số năng lực, để cùng với những môn học khác sẽ có mục tiêu hình thành 
và phát triển một số năng lực chung cốt lõi cần thiết đối với mỗi HS. 
Các năng lực chung, cốt lõi được sắp xếp theo các nhóm sau: 
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: 
+ Năng lực tự học 
+ Năng lực giải quyết vấn đề 
+ Năng lực sáng tạo 
+ Năng lực quản lý bản thân 
- N ... nh giá thông tin trong văn bản: 
+ Đánh giá các thông tin, các cảm xúc, suy nghĩ của người viết. 
+ Nhận ra những khuynh hướng tư tưởng của người viết (ví dụ: qua những từ 
ngữ, ngôn ngữ văn học mà người viết sử dụng). 
+ Làm rõ phong cách của người viết ở các khía cạnh: sử dụng ngôn từ (từ 
vựng, ngữ pháp), sử dụng các kĩ thuật viết/biện pháp nghệ thuật, cách thức và quan 
điểm khi đề cập đến một chủ đề hoặc đề tài nào đó. 
c) Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại 
văn bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong 
đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu. 
+ Đọc các văn bản khác (ngoài CT, SGK) có cùng đề tài/chủ đề hoặc hình thức 
thể hiện để củng cố những hiểu biết và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. 
+ Suy luận để bàn luận về những vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng 
sự học hỏi từ nội dung của văn bản đã đọc hiểu. 
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ 
trong học tập, trong đời sống) từ việc vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc 
hiểu. 
Như vậy, việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng không chỉ rèn luyện cho HS 
năng lực đọc hiểu văn bản mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng 
lực viết sáng tạo. Viết sáng tạo là khả năng trình bày, thể hiện những cảm nhận, suy 
nghĩ của cá nhân về đối tượng, vấn đề được đặt ra. Viết sáng tạo thể hiện ở cách quan 
sát và phát hiện những đặc điểm của đối tượng từ góc độ cá nhân, ở những suy nghĩ, 
cảm nhận riêng về đối tượng, ở cách diễn đạt, thể hiện mang sắc thái cá nhân, ở việc 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
15 
thể hiện những liên hệ, trải nghiệm riêng từ văn bản đến cuộc sống, ở việc trình bày ra 
những ý tưởng, giải pháp để giải quyết một tình huống thực tiễn Viết sáng tạo được 
thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, với các mức độ khác nhau, do vậy cần tạo ra 
được những cơ hội để HS thể hiện ngay trong quá trình dạy học đọc hiểu để HS đồng 
thời phát triển các năng lực trong học tập. 
2. Dạy học tích hợp 
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát 
triển năng lực, trong dạy học các văn bản nhật dụng cần chú ý đến việc tổ chức dạy 
học theo hướng tích hợp. Dạy học theo hướng tích hợp giúp học sinh có thể huy 
động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết 
các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ 
đó phát triển được những năng lực cần thiết. Tích hợp trong các bài giảng về văn 
bản nhật dụng rất phong phú. Đó là việc tổ chức các nội dung của các phân môn 
văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng 
lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu 
loại và phương thức biểu đạt. 
Mặt khác, tính tích hợp trong việc dạy các văn bản nhật dụng còn thể hiện ở 
mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống , liên thông giữa kiến 
thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội 
nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức và kĩ năng thực 
hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã 
hội,... 
Ví dụ dạy bài: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử giáoviên có thể tích hợp 
được nhiều kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa, kiến trúc.... để bài học phong phú 
hơn. Còn dạy bài Ca Huế trên sông Hương giáo viên lại có thể tích hợp được kiến 
thức về âm nhạc, văn hóa, địa lí.... Như vậy, tích hợp trong văn bản nhật dụng 
không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và văn học mà còn là 
sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phông” văn hoá cho HS trong việc đọc - 
hiểu các văn bản nhật dụng và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu 
đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong bài học về văn 
bản nhật dụng HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hoá, 
văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản 
thân. 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
16 
3. Kết hợp sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, 
dạy học văn bản nhật dụng cũng cần phải sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực như : Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, Dự án,  và các kĩ 
thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt động dạy học. 
Có thể nói khi dạy học văn bản nhật dụng, GV có nhiều cơ hội hơn cho đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học văn bản 
Nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt đơn điệu. Từ đó, hiệu quả dạy 
học văn bản nhật dụng sẽ tăng lên. 
 Trong dạy học văn bản, không thể hiểu nội dung tư tưởng văn bản nếu 
không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng. Nên dạy học văn bản Nhật dụng 
cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám phá mục đích giao 
tiếp trong hình thức ấy. 
 - VD: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được tạo theo phương 
thức biểu đạt tự sự thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự 
đặc trưng như: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt 
ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống của gia đình thời hiện 
đại . 
 - Còn khi văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn 
dịch, thuốc lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu 
nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: tiêu 
đề bài văn 
 Ví dụ: 
? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Ôn dịch ,thuốc lá”? 
? Có thể sửa nhan đề này thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một 
loại ôn dịch” được không? Vì sao? 
+ Vai trò của tác giả trong văn bản thuyết minh 
? Theo em,tác giả có vai trò gì trong văn bản này? 
+ Đặc điểm của lời văn thuyết minh 
?Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người? 
? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào? 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
17 
?Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại 
như thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người? ở đây tri thức nào về tác hại 
của thuốc lá hoàn toàn mới lạ đối với em?... 
 Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản Nhật dụng là thuyết 
minh và nghị luận nhưng các văn bản này thường đan xen các yếu tố của phương 
thức khác như: tự sự ,biểu cảm. Khi đó GV cũng cần chú ý đến yếu tố này. 
 Ví dụ: Văn bản thuyết minh “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” có lời 
văn giàu cảm xúc và hình ảnh thì người dạy sẽ nhấn vào các chi tiết miêu tả và 
biểu cảm cụ thể như: 
 + Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên? 
 + Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với những ngày đầu 
năm 1947- Ngày trung đoàn Thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến- đã xác 
nhận ý nghĩa chứng nhân nào của cầu Long Biên? 
 + Số phận của cầu Long Biên trong những năm chống Mĩ được ghi lại như 
thế nào? 
 + Lời văn miêu tả trong đoạn này có gì đặc biệt? 
 + Từ đó cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân chiến tranh như thế nào? 
 + Tác giả đã chia sẻ tình cảm như thế nào đối với cây cầu chứng nhân này? 
 - Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” có kết hợp phương thức lập 
luận với biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cớ, từ đó tìm hiểu 
thái độ của tác giả, ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản: 
 - Phần cuối của văn bản có hai đoạn. Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ 
khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này? 
 - Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới 
không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình ,công bằng”? 
 - Ý tưởng của tác giả về việc mở “một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn 
tại được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì? 
 - Em hiểu gì về thông điệp đó của ông? 
 GV có thể giảng tóm tắt: 
 - Bản đồng ca ....đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là 
tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
18 
 - Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ 
đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân. 
 - Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt 
nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ. 
VD: Trong bài “Ca Huế trên sông Hương”(có thể cho HS thảo luận nhóm 
câu hỏi: Cách biểu diễn thưởng thức ca Huế có gì giống và khác so với dân ca 
quan họ miền Bắc? Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca 
nói chung đối với tâm hồn con người?) 
 Khi dạy văn bản nhật dụng, GV không nên quá coi trọng phương pháp giảng 
bình. Bởi bình văn là tỏ lời hay ý đẹp về những điểm sáng thẩm mĩ trong văn 
chương, đối tượng bình phải là những tác phẩm mang vẻ đẹp văn chương. Theo 
tôi, một số văn bản giàu chất văn chương (như: Mẹ tôi, Cổng trường mở ra, Ca 
Huế trên sông Hương, Cuộc chia tay của những con búp bê) giáo viên có thể sử 
dụng lời bình giảng nhưng không nên đi quá sâu. Còn đối với những văn bản nhật 
dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ (như Bài toán dân số, Thông tin về 
ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá) thì GV không thể bình phẩm đựơc 
những vẻ đẹp hình thức nào cũng như những nội dung sâu kín nào trong đó. Do 
vậy, khi dạy GV cần chú ý điều này để tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng 
văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản Nhật dụng. 
 Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập hơn nữa 
với đời sống xã hội nên GV phải tạo ra không khí giờ học dân chủ, sôi nổi, kích 
thích sự hào hứng của học sinh. 
VD: Khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương GV có thể cho học sinh nghe một 
làn điệu dân ca Huế, cuối giờ có thể tổ chức cho học sinh thi hát các làn điệu dân 
ca ba miền. Thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế ... 
 Như vậy để giờ dạy văn bản Nhật dụng đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu bài 
học, người giáo viên cần phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức 
dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá: thu thập, sưu tầm các 
nguồn tư liệu để minh hoạ và mở rộng kiến thức. Coi trọng đàm thoại cá nhân và 
nhóm, chú ý tới câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá 
nhân và cộng đồng xã hội hiện nay. Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn 
để minh hoạ cho chủ đề của văn bản. Tăng cường phương tiện dạy học điện tử như 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
19 
máy chiếu để gia tăng lượng thông tin trong bài học, tạo không khí dân chủ, hào 
hứng trong giờ học. 
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
 Năm học 2015 – 2016, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8 
trường THCS Phan Đình Giót. Tôi đã áp dụng những biện pháp trên cho 3 văn bản 
Nhật dụng: 
 + Thông tin về ngày trái đất năm 2000 
 + Ôn dịch, thuốc lá 
 + Bài toán dân số 
 Tôi và các em HS đã thu thập thông tin từ thực tế về những tác hại của thuốc 
lá, bao bì ni lông và cả sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và ở ngay địa phương, gia 
đình các em sinh sống hay vấn đề môi trường, rác thải ở khu chợ và khu dân cư, 
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thường chảy về sông Tô Lịch....Việt 
thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế được học sinh hào hứng, nhiệt tình tham gia. 
 Ngoài việc thu thập thông tin từ thực tế, tôi và học sinh cũng tăng cường sưu 
tầm những tư liệu, hình ảnh, số liệu về vấn đề môi trường dân số, nạn hút thuốc lá 
qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. 
 Kết quả cho thấy: 
 - Học sinh rất hào hứng với giờ học, thu thập được nhiều thông tin bổ ích, 
thích xem những đoạn phim tư liệu, gắn bài học với thực tiễn rất nhanh và hiệu 
quả. 
 - Có ý thức tham gia cách hoạt động tập thể như: lao động, giữ gìn vệ sinh 
nơi ở trường lớp và nơi công cộng (dọn vệ sinh đường phố), bỏ nhiều thói quen 
không tốt cho môi trường. 
 - Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng thoải mái, kính thích sự 
hiểu biết và tư duy cho học sinh, học sinh có được những kiến thức thực tế, hình 
thành kĩ năng giao tiếp ứng xử, các năng lực cần thiết như năng lực hợp tác, năng 
lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải 
quyết vấn đề.... được hình thành. 
 - Các nhóm đã có những bài viết thu hoạch rất tốt về những vấn đề thực tế 
tại địa phương nơi các em sinh sống. 
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 
20 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
 Dạy văn là môn học đặc biệt bởi chúng ta không chỉ cung cấp cho các em các 
tri thức về văn chương mà điều quan trọng hơn là còn cho các em thấy được vẻ 
đẹp, tính ứng dụng của văn chương; bồi đắp cho các em những tình cảm tốt đẹp; 
hình thành nhân cách, kĩ năng sống khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Chính vì vậy, một giờ học văn bản Nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học 
khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ học phải hội tụ được tất 
cả những yêu cầu trên để hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh, giúp các 
em có kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. 
Sẽ không phải là khó nhưng không hề đơn giản khi mỗi giáo viên cùng lúc phải 
chú trọng và làm tốt cả hai mục tiêu quan trọng này trong một tiết học. 
II. Kiến nghị 
 *Đối với giáo viên: 
 - Tìm hiểu thực tế nhiều hơn nữa những vấn đề xung quanh để giải đáp 
những thắc mắc của các em học sinh 
 - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh 
 *Đối với nhà trường: 
 - Tổ chức những buổi ngoại khóa để nâng cao hiểu biết, mở rộng chương 
trình tìm hiểu địa phương, hình thành những kĩ năng sống cho các em học sinh. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giang_day_van_ban_nhat_dung_theo_dinh.pdf