Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS

Văn học, một môn học chứa đầy những nội dung phong phú, đa dạng

về văn hóa, sự sống, tinh thần, tư tưởng cùng tâm hồn của con người trong thế

giới từ xưa đến nay. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Văn học

nghệ thuật là một thứ vũ khí vô song”. Văn học là tấm gương phản ánh hiện

thực xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho

tâm hồn ,tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, biết nhạy cảm trước cái đẹp, cái

thiện của cuộc đời. Biết loại trừ cái xấu, cái ác trong cuộc sống.

Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể

loại, theo thi pháp học hiện đại cho đến nay vẫn chưa hề cũ. Vì dạy tác phẩm

văn chương theo đặc trưng thể loại, theo thi pháp học hiện đại là một trong

những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nói như Giáo sư Trần Đình Sử thì

“Thi pháp học hiện đại đem lại một lĩnh vực lí thuyết và văn hóa cảm nhận

giúp cho người đọc hiểu văn tinh tế hơn, sâu sắc hơn và có ý thức hơn”. Bởi

lẽ “Thi pháp là khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương

tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các

thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt các hiện tượng của ngôn từ văn học”

(V.Vinogra dốp). Như thế, nghiên cứu đặc trưng thể loại, nghiên cứu thi pháp

học hiện đại để áp dụng trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết. Nó khẳng

định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội

dung dạy - học Ngữ văn ở THCS theo chương trình SGK mới hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang minhkhanh 03/01/2022 3060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - Dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 1/25
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận. 
Văn học, một môn học chứa đầy những nội dung phong phú, đa dạng 
về văn hóa, sự sống, tinh thần, tư tưởng cùng tâm hồn của con người trong thế 
giới từ xưa đến nay. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Văn học 
nghệ thuật là một thứ vũ khí vô song”. Văn học là tấm gương phản ánh hiện 
thực xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho 
tâm hồn ,tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, biết nhạy cảm trước cái đẹp, cái 
thiện của cuộc đời. Biết loại trừ cái xấu, cái ác trong cuộc sống. 
Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể 
loại, theo thi pháp học hiện đại cho đến nay vẫn chưa hề cũ. Vì dạy tác phẩm 
văn chương theo đặc trưng thể loại, theo thi pháp học hiện đại là một trong 
những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nói như Giáo sư Trần Đình Sử thì 
“Thi pháp học hiện đại đem lại một lĩnh vực lí thuyết và văn hóa cảm nhận 
giúp cho người đọc hiểu văn tinh tế hơn, sâu sắc hơn và có ý thức hơn”. Bởi 
lẽ “Thi pháp là khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương 
tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các 
thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt các hiện tượng của ngôn từ văn học” 
(V.Vinogra dốp). Như thế, nghiên cứu đặc trưng thể loại, nghiên cứu thi pháp 
học hiện đại để áp dụng trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết. Nó khẳng 
định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội 
dung dạy - học Ngữ văn ở THCS theo chương trình SGK mới hiện nay. 
Chúng ta biết rằng, SGK Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo 
chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn 
(Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa 
tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt 
cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy SGK 
Ngữ văn 7 hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm 
trục đồng quy. Ở chương trình Ngữ văn THCS, các em được học 6 kiểu văn 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 2/25
bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu 
văn bản trên được phân học thành hai vòng (vòng 1: lớp 6 – 7; vòng 2; lớp 8 – 
9) theo nguyên tắc đồng tâm có nâng cao. Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn 
bản: biểu cảm, nghị luận và điều hành. Trong đó học kỳ I chỉ tập trung một 
kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì vậy mà SGK Ngữ văn 7 đã đưa những tác 
phẩm trữ tình dân gian (cụ thể là ca dao – dân ca) nhằm minh họa cụ thể, sinh 
động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận (đọc, hiểu, 
cảm thụ, bình giá về ca dao – dân ca một thể loại trữ tình dân gian). 
2. Cơ sở thực tiễn. 
a) Về phía học sinh: 
- Chưa thực sự yêu thích ca dao – dân ca. 
- Còn nhầm, chưa phân biệt được cao dao – dân ca. 
- Cứ thấy thể thơ 6/8 là xếp vào ca dao (cả tục ngữ). 
- Chưa có kỹ năng phân tích ca dao, một loại thơ dân gian với những 
đặc trưng riêng về thi pháp. 
b) Về phía giáo viên: 
Chưa nghiên cứu đặc trưng thể loại của ca dao – dân ca. Phương pháp 
dạy ca dao – dân ca còn chung chung cũng giống như phương pháp giảng dạy 
thơ trữ tình. 
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: 
Trong việc giảng dạy phân môn văn hiện nay không ít giáo viên loay 
hoay lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn (hình như 
hướng dẫn một đường mà tác phẩm lại gợi cho giáo viên một ấn tượng khác). 
Không ít những giờ dạy học tác phẩm văn chương đã diễn ra khá bài bản, giáo 
viên đã đi hết một quy trình (theo trình tự các đề mục) mà ta chưa yên tâm 
chút nào, hình như có một cái gì đó sâu thẳm lớn lao ở tác phẩm ... do mở 
nhầm cửa, người dạy, người học đã chưa đi đến được cái đích cuối cùng. 
Nguyên nhân chính là chưa xác định kĩ đặc trưng thể loại, chưa nghiên cứu kĩ 
thi pháp học hiện đại của tác phẩm với tính chất nội dung cơ bản của nó, 
nghĩa là không “chính danh” và đã không “chính danh” thì việc phân tích 
có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 3/25
này với mục đích là cùng tìm hiểu về đặc trưng của ca dao – dân ca trên cơ 
sở của thi pháp học hiện đại. Từ đó để định hướng phương pháp giảng dạy ca 
dao – dân ca nhằm cá thể hóa việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá 
nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những văn bản ca 
dao – dân ca, khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Tôi đã vận dụng chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học văn” và áp 
dụng vào phương pháp giảng dạy ca dao – dân ca trong chương trình Ngữ văn 
7 – THCS. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng 
dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Các bài viết có tính chất khoa 
học và đã thành giáo trình giảng dạy. 
2. Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy các tác phẩm 
thuộc thể loại trữ tình của đồng nghiệp thông qua các buổi học chuyên đề, dự 
giờ thăm lớp. 
3. Lấy thực nghiệm việc giảng dạy văn học ở trên lớp những bài ca dao 
– dân ca đặc biệt là những bài giàu giá trị nghệ thuật và đánh gái kết quả nhận 
thức của học sinh, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học 
sinh. 
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 
1. Phạm vi nghiên cứu: 
 Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh 
nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học các 
văn bản ca dao – dân ca trong chương trình Ngữ văn THCS. Với phạm vi 
nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp 
phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới. 
2 ... i đáp thường gặp trong ca dao trữ tình giao 
duyên cổ truyền Việt Nam. 
Hỏi: Các điệp ngữ, đảo ngữ: Đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, 
mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông gợi cho người đọc, người nghe 
cảm giác và ấn tượng gì ? 
Học sinh: Gợi cho chúng ta như đang đứng trước một cánh đồng rộng, 
nhìn hút tầm mắt, từ bên nào nhìn ra đều thấy sự rộng lớn của cánh đồng lúa 
đang thì con gái. 
 c. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng. 
Sự tưởng tượng càng phong phú và mãnh liệt thì cảm xúc càng phát 
triển, khi nghiên cứu vấn đề này cả ĐUĐETXKI và LÊVINÔP đều cho rằng: 
“Các hình ảnh tưởng tượng của các em khác với biểu tượng của trí nhớ có 
tính chất cá biệt rõ rệt, hoặc có những dấu hiệu riêng biệt phong phú, hoặc 
ngược lại chỉ phản ánh cái chung không chỉ có chi tiết hóa một cách rõ ràng 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 18/25 
và xác định, Giai đoạn khó nhất của tưởng tượng là từ tái tạo đến tổng hợp 
các dấu hiệu khác nhau thành một hình ảnh toàn vẹn: sự tổng hợp này sẽ dễ 
dàng hơn nếu nó dựa trên tính chất trực quan của tri giác, đặc biệt để nắm 
được hình tượng nghệ thuật, học sinh cần phải biết kết hợp việc sử dụng một 
cách hợp lí tài liệu trực quan với việc độc lập dựa vào mô tả để tìm được hình 
tượng ... Tưởng tượng, tái tạo, tham gia vào tất cả các hình thức tái tạo của 
học sinh. Hoạt động sáng tạo ở mọi lứa tuổi này có rất nhiều vẻ. Và nhất là 
“phản ứng” với cái đẹp là cái mà cuộc sống biểu tượng hay là cái làm cho ta 
nhớ lại về cuộc sống. Đây là thời điểm để đem lại cho người đọc khoái cảm 
thẩm mĩ xen lẫn cảm xúc của liên tưởng nhất là khi tác động đến cái đẹp đa 
dạng của hình tượng. 
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người đọc. Những câu 
hỏi giúp học sinh xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình 
tượng văn học. Hệ thống này gồm hai loại tái hiện và tái tạo. Một số câu hỏi: 
(1). Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện. 
Hệ thống câu hỏi này đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ 
thuật trong tâm hồn mình khi đọc văn bản hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong 
và sau khi đọc. 
Ví dụ: Khi dạy đến bài ca “Chiều chiều ra đứng ngõ sau” giáo viên có 
thể đặt câu hỏi. 
Hỏi: Em hình dung như thế nào về bóng dáng người phụ nữ trong 
bài ca dao này ? Hãy tả cho các bạn nghe. 
Học sinh có thể trả lời theo sự tưởng tượng của cá nhân mình: Đó là 
bóng dáng người phụ nữ cô đơn, đứng nơi ngõ sau trong buổi chiều hưu 
quạnh, đứng như tạc tượng vào không gian, cặp mắt đăm đắm ngóng trông về 
quê mẹ. 
*Chú ý: Những hình tượng có nội dung phong phú, có màu sắc xúc 
cảm là chỗ dựa tốt để nắm vững bài học ... Vai trò của giáo viên trong việc 
giáo dục năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, khéo léo dùng 
các biện pháp và phương pháp kích thích học sinh tạo nên các hình ảnh của 
những cái chưa bao giờ thấy “tránh chủ quan và bịa đặt”. 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 19/25 
(2) Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo. 
Những hình tượng của tưởng tượng tái cạo có ưu thế hơn những hình 
tượng của kí ức vì học sinh hoạt động tích cực hơn, mặc dù có điều khiển các 
hình tượng này để cho chúng phản ánh hiện thực và đặc biệt là trong văn bản 
nghệ thuật thậm trí phong phú hơn hiện thực cũng không phải là không có 
những tác dụng nhất định. Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ 
thuật bộ phận, sắc sảo, tinh tế, có tính chất phát hiện sáng tạo. Trả lời được 
những câu gợi ý, những câu hỏi đó, minh họa được, tả lại được những cảnh 
tượng thể hiện sự rung động trong cảm thụ của người đọc và phản ánh ngay 
cái yếu, cái mạnh của trò, có thể điều chỉnh hoặc để cho các em nhận xét về 
nhau cũng có thể bồi dưỡng được. 
Ví dụ: em hình dung như thế nào về cảnh tượng đám ma con cò trong 
bài ca dao “Con cò chết rũ trên cây” ? Hãy kể lại cho các bạn nghe. 
 d. Hệ thống câu hỏi phát hiện thủ pháp nghệ thuật. 
Như chúng ta đã biết những bài ca dao được đưa vào SGK Ngữ văn 7 
có nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau mang nét đặc trưng của ca dao truyền 
thống. Đó là các thủ pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phóng 
đại... (đã trình bày ở phần trên “Đặc điểm thi pháp nghệ thuật”) giáo viên cần 
sử dụng những câu hỏi để học sinh phát hiện được những thủ pháp nghệ thuật 
quen thuộc trong ca dao. 
- Ngoài ra, cũng như dạy các văn bản thuộc thể loại trữ tình giáo viên 
cần sử dụng những câu hỏi bình nhưng chú ý phải có câu hỏi đi từ phân tích, 
giảng giải, nắm bắt được nghĩa lí của kết cấu, hình tượng từ ngữ rồi mới đến 
câu hỏi bình. 
 e. Tìm những câu ca dao tương tự. 
Tư liệu về một bài ca dao khi thì cùng về một đề tài, khi thì gần nhau ở 
cách diễn đạt, chúng nằm trong hệ thống những bài ca. Phải đặt được bài ca 
dao vào hệ thống, hệ đề tài của nó mới dễ xác định được môi sinh và từ đó 
mới có thể tạo tình huống cho giờ phân tích loại bài ca đặc biệt này. 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 20/25 
Ví dụ: Khi dạy bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” giáo viên nêu 
yêu cầu học sinh tìm những bài, những câu ca dao có nội dung tương tự. Đó là 
bài: 
 Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
 Một lòng thờ mẹ kính cha 
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 
- Những bài ca có nội dung tương tự như bài “Chiều chiều ra đứng ngõ 
sau” như: 
 - Chiều chiều xách giỏ hái rau 
 Ngó lên mả mẹ ruột đau chín chiều. 
 - Chiều chiều ra đứng bờ sông 
 Muốn về quê mẹ mà không có đò. 
 -Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
 Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 
 2.3. Phần tổng kết 
 Một tác phẩm văn học được coi là thành công bởi có sự đóng góp của hai 
yếu tố đó là nội dung và nghệ thuật. Phần tổng kết nội dung và nghệ thuật 
giáo viên nên sử dụng những câu hỏi để học sinh tự khái quát lại nội dung và 
tổng hợp các biện pháp nghệ thuật mà tác giả dân gian đã sử dụng trong bài ca 
(tránh trường hợp giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ ngay). Hoặc có thể sử 
dụng dạng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. 
 2.4. Phần luyện tập. 
 Đa số các bài tập luyện tập đều đòi hỏi về nội dung và nghệ thuật của 
những bài ca dao cùng đề tài nên giáo viên có thể kết hợp trong quá trình 
phân tích và phần tổng kết (trường hợp bài dài thì giao bài tập phần luyện tập 
cho học sinh về nhà làm). 
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 Quá trình thực hiện kinh nghiệm của tôi qua nhiều năm đứng lớp, tôi 
tin chắc rằng những gì tôi đã trình bày, đã viết chắc chắn sẽ đem đến sự 
chuyển biến trong việc tìm hiểu ca dao – dân ca cho các em. Trước mắt là đã 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 21/25 
phá bỏ được mặc cảm của học sinh với môn văn trừu tượng là môn ngại viết, 
ngại nghĩ. Chính vì thế, số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt 
tăng lên rất nhiều. Cụ thể, thông kê điểm trung bình môn văn trong 2 năm 
2010 – 2011 và 2011 – 2012 là rất khả quan. Sau đây là bảng thống kê theo 
dõi của tôi qua 2 năm học khi áp dụng đề tài này như sau : 
Năm học 
Tỉ lệ HS 
giỏi 
Tỉ lệ HS 
khá 
Tỉ lệ HS 
trung bình 
Tỉ lệ HS 
yếu 
Tỉ lệ HS 
kém 
2009 - 2010 20% 33% 40,4% 6,6% 0% 
2010 - 2011 28% 45% 24,8% 2,2% 0% 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 22/25 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 I. KẾT LUẬN: 
 Qua gần ba năm dạy môn Ngữ văn lớp 7 tôi đã hướng dẫn các em học 
sinh nắm được khái niệm, đặc điểm của ca dao – dân ca. Các em đã có kĩ 
năng và chủ động trong việc thưởng thức tác phẩm văn chương thuộc thể loại 
trữ tình dân gian. Nhiều em đã thực sự yêu thích môn Văn, có em đã sưu tầm 
được khá nhiều bài ca dao theo chủ đề và chép vào sổ tay văn học. Chính 
những bài ca dao này phần nào đã minh họa cụ thể, sinh động cho kiểu văn 
bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận và thực hành kiểu văn bản này. 
Ai đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào 
mà ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp 
sức mình làm đẹp cho đời: Văn học là nhân học – Goóc ki đã từng nói như 
vậy. 
Còn đối với các em học sinh, các em đã bước đầu ý thức được tầm 
quan trọng của môn văn trong nhà trường, các em hiểu được học văn là học 
cách làm người. Nhất là qua ca dao – dân ca, tâm hồn con người như được mở 
ra rộng thêm, rung cảm và sống dậy mãnh liệt khi được tiếp cận với tiếng tơ 
lòng mà cha ông ta đã gửi gắm trong ca dao – dân ca. 
II. KIẾN NGHỊ: 
 Giảng dạy cao dao – dân ca là một hoạt động hội tụ được nhiều kĩ năng và 
tri thức, trong đó hạt nhân là kiến thức và kĩ năng xử lí những văn bản ca dao 
– dân ca (một thể loại trữ tình dân gian) cụ thể với một kĩ năng tổ chức dạy 
học – kĩ năng sư phạm trước một đối tượng là học sinh THCS. Tùy theo 
những bài ca dao – dân ca với đặc trưng thể loại và đề tài của nó (bởi vì văn 
bản chỉ tồn tại trong thể loại), mà người giáo viên tổ chức cho học sinh đọc 
tác phẩm, chỉ ra phương pháp phát hiện, sưu tập, lựa chọn, phân tích, sử dụng 
sáng tạo như tư liệu nguồn để có thể khám phá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 
Trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách. Sự tích hợp này sẽ vừa mang 
bản sắc cá nhân, vừa có sắc thái cộng đồng - một điểm có thể trở nên rất 
mạnh, tùy thuộc vào tài năng, đức độ của người giáo viên và môi trường sư 
phạm. 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 23/25 
Để giảng dạy ca dao – dân ca có hiệu quả, hay dạy - học theo phương 
pháp tích cực, chúng ta cần hiểu rõ rằng; phương pháp tích cực thực chất sẽ 
xuất hiện ngay trong quá trình dạy học, mang sắc thái linh hoạt và phong cách 
của mỗi người. Và đó cũng chính là điều giáo dục của ta và nhiều nước đang 
nhằm đến: Trao quyền sáng tạo cho mỗi cá nhân. 
Trên đây tôi vừa trình bày một số vấn đề về “Đổi mới phương pháp dạy 
học các tác phẩm ca dao – dân ca trong chương trình Ngữ văn lớp 7”. Có thể 
những vấn đề nêu trên chưa phải là toàn diện, tôi rất mong nhận được những ý 
kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên của phòng 
Giáo dục và các đồng nghiệp về vấn đề này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi. 
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 24/25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 7 tập 1 
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS – chu kì III (2004 – 
2007) môn Văn quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục. 
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích 
cực – Đoàn Kim Nhung – NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM. 
4. Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn THCS - Nguyễn Trí, Nguyễn 
Trọng Hoàn – NXB Giáo dục. 
5. Văn học dân gian Việt Nam – Đinh Gia Khánh – NXB Giáo dục. 
Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca 
trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS 
 Page 25/25 
MỤC LỤC 
 Trang 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................ 1 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 
1. Cơ sở lí luận. ........................................................................................... 1 
2. Cơ sở thực tiễn. ......................................................................................... 2 
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................... 2 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .............................................................. 3 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................ 3 
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: ........................................ 3 
1. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 3 
2. Kế hoạch nghiên cứu: ............................................................................... 3 
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................ 5 
I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN 
ĐỀ NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 5 
1. Khái niệm ca dao – dân ca. ...................................................................... 5 
2. Nhìn chung về các loại ca dao – dân ca. .................................................. 5 
3. Các loại ca dao và dân ca chủ yếu. .......................................................... 5 
4. Đặc trưng của ca dao – dân ca. ................................................................ 6 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: .................................................................... 13 
1. Thuận lợi: ............................................................................................... 13 
2. Khó khăn: ............................................................................................... 13 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH: ................................................. 14 
1. Giới thiệu bài: ......................................................................................... 14 
2. Phần dạy bài mới. ................................................................................... 15 
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ...................................... 20 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 22 
I. KẾT LUẬN: ............................................................................................ 22 
II. KIẾN NGHỊ: ......................................................................................... 22 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 24 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cac_tac_ph.pdf