Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ

Trong thực tiễn nhiều năm dạy học ở trường phổ thông, tôi thấy bài tập

hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo.

Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp

dạy học hiệu quả. Nó không những cung cấp cho học sinh kho tàng kiến

thức, mà còn mang lại niềm vui cho công việc tìm tòi, phát hiện khám phá

trong học tập cũng như trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt bài tập hóa

học còn mang lại cho học sinh một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận

thức tự giác. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức

đang được chúng ta quan tâm.

- Việc phân loại bài tập đi song song với phân loại học sinh, nhằm hướng

dẫn cho học sinh phương pháp học tập bộ môn theo hướng đổi mới dạy học

theo chủ đề - tích hợp liên môn - mô hình trường học mới. . .

- Trong đề tài này tôi minh họa phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 9

phân loại “ Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ” dựa trên các tính

chất hóa học của dung dịch bazơ:

+ Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.

+ Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.

+ Dung dịch bazơ tác dụng với oxit lưỡng tính.

+ Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối

+ Dung dịch bazơ tác dụng với phi kim halogen

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 38 trang minhkhanh 8960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ
1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CỦA DUNG DỊCH BAZƠ 
Lĩnh vực: HOÁ HỌC 
Tháng 4/ 2018 
2 
MỤC LỤC 
BÌA 
MỤC LỤC 
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Bối cảnh của đề tài: 
II. Lí do chọn đề tài: 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
IV. Mục đích nghiên cứu 
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
PHẦN NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận 
II. Thực trạng vấn đề 
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến 
V. Khả năng áp dụng và triển khai 
VI. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
PHẦN KẾT LUẬN 
I. Những bài học kinh nghiệm 
II. Những kiến nghi đề xuất 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
1 
2 
3 
6 
6 
6 
6 
6 
6 
7 
7 
7 
8 
34 
35 
35
36 
36 
36 
35 
1 
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 
THCS: Trung học cơ sở 
K/S : Khảo sát 
SL : Số lượng 
TN : Thí nghiệm 
3 
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm 2018 
1. Tên sáng kiến: "Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ" 
2. Mô tả ngắn gọn các giải pháp cũ thường làm: 
 Giải các bài tập riêng lẻ theo từng bài, bài tập độc lập riêng ở các mức 
độ trung bình, khá, giỏi. Các bài tập chưa có mối liên quan với nhau. Các 
bài tập chưa được chú ý nhiều đến nội dung tích hợp, liên môn và chủ đề. 
3. Mục đích của giải pháp: 
- Giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, học sinh đổi mới 
phương pháp học tập, đặc biệt gây hứng thú học tập môn Hóa học cho học 
sinh. 
- Giúp học sinh dễ học, tốn ít thời gian nhưng hiệu quả cao hơn. 
- Học sinh có thể tự đánh giá kết quả bản thân và giáo viên đánh giá phân 
loại học sinh chính xác hơn. 
4. Bản mô tả giải pháp sáng kiến: 
4.1. Thuyết minh giải pháp mới, cải tiến: 
- Trong thực tiễn nhiều năm dạy học ở trường phổ thông, tôi thấy bài tập 
hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. 
Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp 
dạy học hiệu quả. Nó không những cung cấp cho học sinh kho tàng kiến 
thức, mà còn mang lại niềm vui cho công việc tìm tòi, phát hiện khám phá 
trong học tập cũng như trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt bài tập hóa 
học còn mang lại cho học sinh một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận 
thức tự giác. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức 
đang được chúng ta quan tâm. 
- Việc phân loại bài tập đi song song với phân loại học sinh, nhằm hướng 
dẫn cho học sinh phương pháp học tập bộ môn theo hướng đổi mới dạy học 
theo chủ đề - tích hợp liên môn - mô hình trường học mới. . . 
- Trong đề tài này tôi minh họa phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 9 
phân loại “ Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ” dựa trên các tính 
chất hóa học của dung dịch bazơ: 
 + Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit. 
 + Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit. 
 + Dung dịch bazơ tác dụng với oxit lưỡng tính. 
 + Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối 
 + Dung dịch bazơ tác dụng với phi kim halogen. 
4.2. Thuyết minh về hiệu quả mang lại: 
- Trong học tập hoá học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển 
tư duy cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Giáo viên hướng dẫn các 
dạng bài tập, tạo điều kiện thuận lợi và tình huống có vấn đề để học sinh 
chủ động phát triển năng lực tư duy sáng tạo mới, thể hiện ở: Năng lực phát 
hiện vấn đề mới - Tìm ra hướng mới - Tạo ra kết quả học tập mới. 
- Phân dạng bài tập dựa vào tính chất hóa học đáp ứng với phương pháp 
dạy học mới: Dạy học theo chủ đề - Trải nghiệm sáng tạo - Tích hợp liên 
môn - Dạy học theo mô hình trường học mới. 
4 
- Thực hiện phát triển tư duy cho học sinh thông qua các dạng bài tập hoá 
học điều mà tôi tâm đắc nhất vì không khí lớp học vui vẻ sôi nổi nhưng 
nghiêm túc. Tôi đã kết hợp cho điểm khuyến khích nên mặc dù giải bài tập 
là căng thẳng nhưng tinh thần nét mặt các em luôn tỏ ra vui tươi phấn khởi, 
ngay từ đầu tiết học sự đón tiếp nồng nhiệt của các em làm tôi càng đa mê 
và yêu nghề hơn. Để kiểm nghiệm thực tế tôi đã đầu tư khảo sát đối tượng 
nghiên cứu thu được kết quả sau: 
Bảng 1: Kết quả các lần khảo sát học sinh khối 9 khi chưa áp dụng đề tài. 
Lớp Sĩ số 
Số lần 
K/S 
Giỏi Khá Trung bình 
SL % SL % SL % 
9A 
34 
1 1 3 25 75 8 24 
2 12 35 16 47 6 18 
3 8 24 20 59 6 17 
9B 
36 
1 2 5 24 67 10 28 
2 7 19 21 58 8 23 
3 10 28 20 56 6 16 
9C 35 
1 5 14 25 72 5 14 
2 10 29 18 51 7 20 
3 3 9 17 49 15 22 
 Áp dụng đề tài nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 9 
thông qua việc xây dựng các dạng bài tập cơ bản cho từng loại hợp chất rồi 
quy nạp thành các dạng bài tập tổng quát gọi là chuyên đề. Tôi dã gặt hái 
được những kết quả khả quan sau: 
Bảng 2: Kết quả các lần khảo sát học sinh khối 9 khi đã dụng đề tài. 
Lớp Sỉ số 
Số lần 
K/S 
Giỏi Khá Trung bình 
SL % SL % SL % 
9A 
34 
1 8 24 21 62 5 14 
2 12 35 16 47 6 18 
3 13 38 17 50 4 12 
9B 
36 
1 6 17 20 56 8 27 
2 10 28 20 56 6 17 
3 14 39 19 53 3 8 
9C 35 
1 8 23 24 68 3 9 
2 13 37 20 57 2 6 
3 15 43 20 57 0 0 
Tôi thấy chất lượng đại trà và mũi nhọn được nâng lên rõ rệt. Chất lượng 
nâng cao thể hiện qua các bài kiểm tra, khảo sát cuối học kì của học sinh 
lớp 9, tỉ lệ học sinh thi đậu vào trường chuyên tỉnh và các trường chuyên 
khác của môn Hóa cao. 
4.3. Thuyết minh về lợi ích kinh kế, xã hội của sáng kiến: 
- Thông qua hoạt động phân loại bài tập sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện 
và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng 
5 
tầm hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần cho quá 
trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Đề tài này bản thân nuôi 
ấp ủ từ lâu và được tiến hành thực hiện hàng năm có đánh giá kết quả và 
đúc rút kinh nghiệm. Giúp cho việc đánh giá học sinh chính xác và giúp 
học sinh tiết kiệm thời gian để nghỉ ngơi luyện tập thể thao nâng cao thể 
lực hạn chế bệnh tật. Học sinh không tốn nhiều thời gian công sức mà  ... 5
 gam%) mAl2O3 10,2 – 5,1 = 5,1 
Xét thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: 
Giả sử thí nghiệm 1 Ba(OH)2 hết 
mAl2O3 = 50 %.20,4 =10,2 gam> mAl2O3 thực tế= 5,1 gam 
Giả sử sai ở thí nghiệm 1 Ba(OH)2 dư. 
mAl2O3 tan trong thí nghiệm 2 = 20,4 +50 %.20,4 – 5,1= 25,5 gam 
Theo (1) (2) nBaO = nAl2O3 = 25,5 : 102 = 0,25 mol 
 %mAl2O3 = %78,34%100.153.25,04,20
4,20
%mBaO = 100% - 34,78 = 65,22 % 
Ta có thể xét thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 cũng có kết quả như trên. 
Giả sử thí nghiệm 1 Ba(OH)2 hết 
mAl2O3 = 75 %.20,4 =15,3 gam> mAl2O3 thực tế = 10,2 gam 
Giả sử sai ở thí nghiệm 1 Ba(OH)2 dư. 
mAl2O3 tan trong thí nghiệm 3 = 20,4 +75 %.20,4 – 10,2= 25,5 gam 
DẠNG IV.B: Hỗn hợp oxit bazơ A gồm (K2O/CaO/ . . ., Al2O3/ZnO/. . .và 
MgO/CuO/Fe2O3) Tiến hành các TN sau: 
TN 1: Cho A vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
TN 2: Thêm vào A một lượng Al2O3/ZnO/. . . đúng bằng k1 lần 
Al2O3/ZnO/. . trong A rồi cho toàn bộ vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
TN 3: Thêm vào A một lượng Al2O3/ZnO/. . . đúng bằng k2 lần 
Al2O3/ZnO/. . trong A rồi cho toàn bộ vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
Tìm số mol mỗi chất sau phản ứng trong các thí nghiệm. 
 Cách giải: Viết PTHH 
 (K2O/CaO/ . . .) + H2O → dd Bazơ 
 (Al2O3/ZnO/. . .) + dd Bazơ → Muối ( - AlO2/ =ZnO2 ...) + H2O 
Bài 1: Cho hỗn hợp K2O, Al2O3 và MgO vào nước dư khuấy kỹ. Nêu hiện 
tượng, viết PTHH, giải thích xác định chất không tan(nếu có) và chất tan 
trong dung dịch. 
 (1) K2O + H2O → 2KOH 
32 
 (2) Al2O3 + 2 KOH → 2 KAlO2 + H2O 
Hiện tượng: Hỗn hợp không tan hết. 
- Ở (1) K2O hết, ở (2) Al2O3 dư. 
+ Chất rắn là Al2O3 dư, MgO. + Dung dịch chứa KAlO2. 
- Ở (1) K2O hết, ở (2) Al2O3 hết. 
+ Chất rắn là MgO. 
+ Dung dịch chứa KAlO2, KOH dư hoặc KAlO2. 
Bài 2: Hỗn hợp B gồm 0,1 mol MgO, 0,15 mol ZnO, 0,2 mol K2O, tiến 
hành các TN sau: 
TN 1: Cho hỗn hợp B vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
TN 2: Thêm vào hỗn hợp B một lượng ZnO đúng bằng 2/3 ZnO trong B 
rồi cho toàn bộ vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
TN 3: Thêm vào hỗn hợp B một lượng ZnO đúng bằng ZnO trong B rồi 
cho toàn bộ vào H2O dư phản ứng hoàn toàn. 
Tính khối lượng chất rắn không tan sau phản ứng trong các thí nghiệm. 
Tìm số mol chất tan trong dung dịch sau các thí nghiệm. 
Hướng dẫn: Bài này là bài thuận tính theo PTHH. 
Xét thí nghiệm 1: K2O + H2O → 2KOH 
 0,2 0,4 (mol) 
 ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O 
Trước phản ứng 0,15 0,4 
Sau phản ứng 0 0,1 0,15 (mol) 
a. Khối lượng chất rắn: mMgO = 0,1 . 40 = 4 gam 
b. Trong dung dịch sau phản: 0,1 mol KOH, 0,15 mol K2ZnO2 
Xét thí nghiệm 2: nZnO = 0,15. 2/3 + 0,15 = 0,25 mol 
 K2O + H2O → 2KOH 
 0,2 0,4 (mol) 
 ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O 
Trước phản ứng 0,25 0,4 
Sau phản ứng 0,05 0 0,2 (mol) 
Khối lượng chất rắn: mMgO, ZnO = 4 + 0,05 . 81 = 8,05 gam 
Trong dung dịch sau phản: 0,2 mol K2ZnO2 
Xét thí nghiệm 3: nZnO = 0,15 + 0,15 = 0,3 mol 
 K2O + H2O → 2KOH 
 0,2 0,4 (mol) 
 ZnO + 2KOH → K2ZnO2+ H2O 
Trước phản ứng 0,3 0,4 
Sau phản ứng 0,1 0 0,2 (mol) 
Khối lượng chất rắn: mMgO, ZnO = 4 + 0,1 . 81 = 12,1 gam 
Trong dung dịch sau phản: 0,2 mol K2ZnO2 
Bài 3: Hỗn hợp B gồm MgO, ZnO và K2O tiến hành các TN sau: 
TN 1: Cho hỗn hợp B vào H2O dư thu được 4 gam chất rắn không tan. 
TN 2: Thêm vào hỗn hợp B một lượng ZnO đúng bằng 2/3 ZnO trong B 
rồi cho toàn bộ vào H2O dư thu được 8,05 gam chất rắn không tan. 
TN 3: Thêm vào hỗn hợp B một lượng ZnO đúng bằng ZnO trong B rồi 
cho toàn bộ vào H2O dư thu được 12,1 gam chất rắn không tan. 
33 
Tính khối lượng mỗi oxit trong B. 
 (1) K2O + H2O → 2KOH 
 (2) ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O 
Xét thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: 
 (1 – 2/3) mZnO = 1/3 mZnO = 12,1 – 8,05 = 4,05 gam 
mZnO = 4,05 . 3 = 12,15 gam 
Xét thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: Giả sử thí nghiệm 1 KOH hết 
m(chất rắn) = 4 + 2/3. 12,15 = 12,1 gam >m(chất rắn thự tế) = 8,05 gam. 
Giả sử sai ở thí nghiệm 1 KOH dư => ZnO hết => mMgO = 4 (g). 
mZnO tan trong thí nghiệm 2 = 12,15 + 12,1 – 8,05 = 16,2 gam Theo (1) 
(2) nK2O = nZnO = 16,2 : 8,1 = 0,2 mol 
mK2O = 0,2 . 94 = 18,8 gam 
mZnO = 12,15 gam; mMgO = 4 gam; mK2O = 0,2 . 94 = 18,8 gam 
Ta có thể xét thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 cũng có kết quả như trên. 
Giả sử thí nghiệm 1 KOH hết 
m(chất rắn) = 4 + 12,15 = 16,15 gam > m(chất rắn thự tế) = 12,1 gam. 
Giả sử sai ở thí nghiệm 1 KOH dư => ZnO hết => mMgO = 4 (g). 
mZnO tan trong thí nghiệm 3 = 12,15 + 16,15 – 12,1 = 16,2 gam 
mK2O = 0,2 . 94 = 18,8 gam 
Bài 4: Hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3 và 2 oxit A2O và B2O ( A, B thuộc 
nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp) tiến hành các thí nghiệm sau: 
TN 1: Cho hỗn hợp X vào H2O dư thu được 4 gam chất rắn không tan. 
TN 2: Thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2O3 đúng bằng 3/4 lượng Al2O3 
trong X rồi cho toàn bộ vào H2O dư thu được 6,55 gam chất rắn không tan. 
TN 3: Thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2O3 đúng bằng lượng Al2O3 trong 
X rồi cho toàn bộ vào H2O dư thu được 9,1 gam chất rắn không tan. 
Lấy một trong số các dung dịch đã phản ứng hết với kiềm ở trên, sục CO2 
cho đến dư, lọc bỏ kết tủa Al(OH)3, cô cạn nước lọc được 24,99 gam hỗn 
hợp các muối cacbonat trung tính và cacbonat axit khan. Biết khi cô cạn đã 
có 50% muối cacbonat axit của A và 30% muối cacbonat axit của B bị 
phân hủy thành muối cacbonat trung tính. 
a. Tìm số mol của MgO, số mol Al2O3 và tổng số mol của A2O và B2O. 
b. Tìm 2 kim loại A, B 
Hướng dẫn: Bài 5 dành cho học sinh giỏi xuất sắc vì phối hợp các tính chất 
hóa học của CO2, khối lượng trung bình . . . 
Hướng dẫn: Bài 2 là đảo của bài 1, kết quả bài 1 là đề bài của bài 2. 
 (1) A2O + H2O → 2 AOH 
 (2) B2O + H2O → 2 BOH 
 (3) Al2O3 + 2 AOH → 2 AAlO2 + H2O 
 (4) Al2O3 + 2 BOH → 2 BAlO2 + H2O 
 (5) AAlO2+ 2 H2O + CO2 → Al(OH)3 + AHCO3 
 (6) BAlO2+ 2 H2O + CO2 → Al(OH)3 + BHCO3 
 (7) 2 AHCO3  
ot A2CO3 + H2O + CO2 
 (8) 2 BHCO3  
ot B2CO3 + H2O + CO2 
Xét thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: mAl2O3 (X) = 10,2 gam 
34 
Xét thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: 
Thí nghiệm 1 AOH và BOH dư => mMgO = 4 gam => nMgO = 0,1 mol. 
Thí nghiệm 2: nA2O, B2O = nAl2O3(phản ứng) = 0,15 mol 
Gọi nA2O = x mol; nB2O = y mol => x + y = 0,15 (9) 
Tổng khối lượng muối là: 
0,5x (2A+60) + x(A + 61) +0,3y (2B+60) + 1,4y (B + 61) = 24,99 gam (10) 
MA,B = 3,0
4,1234,11
,
, y
BnA
BmA 
 => y = 
4,12
3,034,11 ,BAM 
Kết hợp (9) và (10) => 2xA + 2yB = 11,34 – 12,4y 
0 31,6 < MA,B < 37,8 
=> A, B thuộc hai chu kì liên tiếp => K, Na. 
Bài 5: Cho hỗn hợp B gồm ZnO, K2O, FeO tiến hành các TN sau: 
TN 1: Cho B vào H2O dư phản ứng kết thúc được 6 (g) chất rắn không tan. 
TN 2: Thêm vào B một lượng ZnO đúng bằng 1/3 ZnO trong B rồi cho 
toàn bộ vào H2O dư phản ứng kết thúc được 10,05 (g) chất rắn không tan. 
TN 3: Thêm vào B một lượng ZnO đúng bằng 2/3 ZnO trong B rồi cho 
toàn bộ vào H2O dư phản ứng kết thúc được 18,15 (g) chất rắn không tan. 
Tìm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp B. 
Bài 6: Cho hỗn hợp Y gồm CuO, Al2O3, BaO, tiến hành các TN sau: 
TN 1: Cho Y vào H2O dư phản ứng kết thúc được 7 (g) chất rắn không tan. 
TN 2: Thêm vào Y một lượng Al2O3 đúng bằng 50 % Al2O3 trong Y rồi cho 
toàn bộ vào H2O dư phản ứng kết thúc được 12,1 (g) chất rắn không tan. 
TN 3: Thêm vào Y một lượng Al2O3 đúng bằng 75 % Al2O3 trong Y rồi cho 
toàn bộ vào H2O dư phản ứng kết thúc được 17,2 (g) chất rắn không tan. 
Tìm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp Y. 
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến: 
 Thực hiện phát triển tư duy cho học sinh thông qua các dạng bài tập hoá 
học điều mà tôi tâm đắc nhất vì không khí lớp học vui vẻ sôi nổi nhưng 
nghiêm túc. Tôi đã kết hợp cho điểm khuyến khích nên mặc dù giải bài tập 
là căng thẳng nhưng tinh thần nét mặt các em luôn tỏ ra vui tươi phấn khởi, 
ngay từ đầu tiết học sự đón tiếp nồng nhiệt của các em làm tôi càng đa mê 
và yêu nghề hơn. Để kiểm nghiệm thực tế tôi đã đầu tư khảo sát đối tượng 
nghiên cứu thu được kết quả sau: 
Bảng 1: Kết quả các lần khảo sát học sinh khối 9 khi chưa áp dụng đề tài. 
Lớp Sĩ số 
Số lần 
K/S 
Giỏi Khá Trung bình 
SL % SL % SL % 
9A 
34 
1 1 3 25 75 8 24 
2 12 35 16 47 6 18 
3 8 24 20 59 6 17 
9B 
36 
1 2 5 24 67 10 28 
2 7 19 21 58 8 23 
3 10 28 20 56 6 16 
9C 35 
1 5 14 25 72 5 14 
2 10 29 18 51 7 20 
3 3 9 17 49 15 22 
35 
 Sau khi đã áp dụng đề tài phương pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học 
sinh lớp 9 thông qua việc xây dựng các dạng bài tập cơ bản cho từng loại 
hợp chất rồi quy nạp thành các dạng bài tập tổng quát gọi là chuyên đề. Tôi 
dã gặt hái được những kết quả khả quan sau: 
Bảng 2: Kết quả các lần khảo sát học sinh khối 9 khi đã dụng đề tài. 
Lớp Sỉ số 
Số lần 
K/S 
Giỏi Khá Trung bình 
SL % SL % SL % 
9A 
34 
1 8 24 21 62 5 14 
2 12 35 16 47 6 18 
3 13 38 17 50 4 12 
9B 
36 
1 6 17 20 56 8 27 
2 10 28 20 56 6 17 
3 14 39 19 53 3 8 
9C 35 
1 8 23 24 68 3 9 
2 13 37 20 57 2 6 
3 15 43 20 57 0 0 
Tôi thấy chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của học sinh được nâng 
lên rõ rệt. Chất lượng thể hiện qua khảo sát học sinh lớp 9, tỉ lệ học sinh thi 
đậu vào trường chuyên tỉnh và các trường chuyên khác của môn Hóa nâng 
lên vượt bậc. 
V. Khả năng áp dụng và triển khai: 
- Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh 
vì vậy áp dụng cho mọi đối tượng học sinh tất cả các trường học THCS. 
Tùy theo đối tượng học sinh mà yêu cầu các mức độ khác nhau. Đối với 
học sinh đại trà mức độ yêu cầu học sinh làm được 50% mỗi bài, 50% còn 
lại dành cho đối tượng học sinh khá giỏi. Tuy nhiên tùy nội dung bài dạy 
cụ thể, giáo viên cần lựa chọn bài tập và sử dụng phương pháp cho phù 
hợp, mới phát huy được khả năng tư duy của các em ở mức độ cao nhất, 
đem lại hiệu quả tốt nhất. 
- Đề tài “Các dạng bài tập cơ bản của hợp chất oxit bazơ” làm phương 
hướng nền tảng xây dựng các dạng bài tập cơ bản cho các hợp chất vô cơ 
và hữu cơ khác một cách đơn giản. Từ các dạng bài tập cơ bản của từng 
hợp chất tổng hợp thành các dạng tổn quát gọi là các chuyên đề của môn 
học. 
VI. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
- Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể dùng cho tất cả các giáo viên dạy 
môn Hóa học ở cấp THCS tham khảo trong quá trình giảng dạy, nhằm khắc 
sâu nội dung bài học, phát huy tính sáng tạo ở học sinh, nâng cao chất 
lượng giảng dạy đại trà và mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu dạy học theo tích 
hợp liên môn, dạy học theo chủ đề, dạy học theo mô hình trường học mới. 
36 
- Đề tài hướng tới mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đáp ứng bốn trụ cột 
chính: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng 
định mình hay học để làm người. 
PHẦN KẾT LUẬN 
I . Những bài học kinh nghiệm 
- Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy rằng giờ học nào học sinh 
được luyện tập nhiều thì giờ học đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách 
vững vàng, trong giờ bài tập nếu chú trọng rèn tốt tư duy cho học sinh thì 
các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố 
hệ thống hoá, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng 
được rèn tốt hơn. 
- Phát triển tư duy cho học sinh thông qua bài tập hoá học đã góp phần 
nâng cao chất lượng học tập; giúp học sinh yêu thích bộ môn; tạo được 
hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới; phát huy được 
khả năng tự học, tự tìm tòi; tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh 
tri thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo; góp phần rất tích cực vào việc hình 
thành nhân cách cho học sinh. Tóm lại phát triển tư duy cho học sinh thông 
qua các dạng bài tập hoá học đã trang bị cho các em tính chủ động, sáng 
tạo, niềm tin, ý chí quyết tâm, luôn đạt được mục đích. 
- Mặt khác rèn luyện được kỹ năng này cho học sinh sẽ là động lực giúp 
cho giáo viên năng động sáng tạo; luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp ứng 
được yêu cầu dạy - học của thời đại; nâng cao trình độ chuyên môn là tự 
học, tự bồi dưỡng. 
II. Những kiến nghị đề xuất 
Vì nội dung trình bày trên mới chỉ mang tính chất cá nhân. Vậy tôi rất 
mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp. Qua 
đây tôi xin mạnh dạn có một số đề nghị sau: 
- Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có 
giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa hình để giáo viên tham gia trao đổi 
kinh nghiệm trong giảng dạy. 
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hoá chất, đồ dùng dạy - học cho 
giáo viên - học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hoá chất có chất lượng. 
- Ngoài việc tổ chức kì thi giáo viên dạy giỏi, nên tổ chức khảo sát năng lực 
chuyên môn của giáo viên thường xuyên, giúp giáo viên tự học, tự bồi 
dưỡng có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
- Tôi muốn được tham khảo những sáng kiến của đồng nghiệp để áp dụng 
cho bản thân với mục đích nâng cao chất lượng dạy - học. 
 Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 3 năm 2018 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
37 
1. Sách giáo khoa hóa học 9 - BGD & ĐT 
 Lê Xuân Trọng - Cao Thị Thặng - Ngô Văn Thụ 
2. Sách giáo viên hóa học 9 – Bộ GD & ĐT 
3. Bài tập nâng cao hoá học 9 (2006), NXBGD, Hà Nội 
 Nguyễn Xuân Trường 
4. Bài tập trắc nghiệm hoá học 9 (2003), NXB - GD, Hà Nội 
 Lê Xuân Trọng 
5. Bài tập nâng cao Hoá 9 (2001), NXBGD, Hà Nội Lê Xuân Trọng 
6. Bài tập hoá học 9(1997), NXBGD Hà Nội Đinh Thị Hồng 
7. Rèn kỹ năng giải toán hoá học 9 (1999), NXBGD, Hà Nội Ngô Ngọc An 
8. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 – THCS (2004), NXB ĐHSP 
 Ngô Ngọc An 
9. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (2003), NXB ĐHSP Hà 
Nội Trần Bá Hoành 
10. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hoá học (2003), NXB ĐHSP 
Hà Nội Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương 
11. Phương pháp dạy bài tập hoá học (1993), TLBDTX, NXBGD 
 Vũ Văn Lục 
12. Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học ở trường trung học cơ sở, Sách 
BDTX chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên THCS, NX BGD (1999) 
 Cao Thị Thặng 
 13. Bài tập hoá học ở trường phổ thông (2003), NXB ĐHSP 
 Nguyễn Xuân Trường 
 14. Bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở (2005), NXBGD 
 Vũ Anh Tuấn - Phạm Tuấn Hùng 
38 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_dang_bai_tap_co_ban_cua_dung_dich.pdf