Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ

Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “ Tiếp tục phát triển toàn diện về

đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con

người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu

biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học

nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.

Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển

trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân

cách .

Về mặt nhân cách, hay nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh

(HS) phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay

trên ghế nhà trường THCS. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng

nội qui lớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật.

Nhưng thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THCS đều xuất hiện

một bộ phận HS không chấp hành tốt nội qui nhà trường, học tập không

nghiêm túc làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường

và chất lượng học tập giảm sút . Số HS này thường được gọi là học sinh chưa

ngoan (cá biệt )( HSCB ) có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng

đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả. Đây đó

vẫn thường xuyên bị phản ánh về việc học sinh tụ tập đánh nhau mà với cả

HS nữ! Rồi những điều không hay như quay video đánh nhau tung lên

mạng .

Trước tình hình vậy, là một trong những giáo viên dạy môn chính lúc

nào cũng vinh dự được giao trọng trách chủ nhiệm – mà chủ nhiệm là người

gần gũi và hiểu các em hơn rất nhiều nên bản thân trăn trở và cố tìm ra biện

pháp tối ưu nhằm giáo dục HS chưa ngoan trở thành con ngoan, trò giỏi.

Với phạm vi bài viết này, bản thân đề xuất một số biện pháp để giáo

dục HSCN , mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình HSCN trong trường học,

biến những học sinh đó thành những học sinh đặc biệt như đúng nghĩa của

HSCB = cá tính + đặc biệt .

Vì vậy sau nhiều năm chủ nhiệm liên tục một lớp ( từ 6-8), cũng như chủ

nhiệm các lớp khác, tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp và được sự

giúp đỡ của họ cũng như BGH, chúng tôi mạnh dạn quyết định nghiên cứu đề

tài “ Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ” .

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang minhkhanh 03/01/2022 9680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
1/37 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 
1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 
2. Mục đích của đề tài: ................................................................................ 3 
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................... 4 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan. ....... 4 
3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục của giáo viên trường THCS 4 
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 
7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.........................................................5 
8. Cấu trúc đề tài ......................................................................................... 5 
CHƯƠNG I .................................................................................................. 6 
LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP - KINH NGHIỆM GIÁO DỤC .................... 6 
HỌC SINH CHƯA NGOAN CỦA GIÁO VIÊN ....................................... 6 
1. 1 Biện pháp - Kinh nghiệm ..................................................................... 6 
1. 2. Giáo dục ............................................................................................... 6 
1. 3. Học sinh chưa ngoan .......................................................................... 6 
1. 4. Giáo viên THCS: Người dạy học ở bậc phổ thông ............................. 6 
 Tiểu kết chương I ....................................................................................... 6 
CHƯƠNG II ................................................................................................ 7 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TIẾN BỘ 
7 
2.1. Vài nét về trường ................................................................................. 7 
2.2 Thực trạng học sinh chưa ngoan .......................................................... 8 
2.2.1. Biểu hiện của học sinh chưa ngoan .................................................. 8 
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa ngoan của học sinh ............... 8 
2.3. Các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan mà giáo viên nhà 
trường đã thực hiện ................................................................................... 11 
2.3.1. Các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm đến công 
tác giáo dục học sinh .............................................................................. 11 
2.3.2.Cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau 
để giáo dục học sinh ............................................................................... 14 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
2/37 
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp đã sử dụng ................ 19 
2.3.3.1. Ưu điểm .................................................................................. 19 
Nhờ có sự phối kết hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nên số 
lượng học sinhchưa ngoan trong trường mỗi năm một giảm. .............. 19 
2.3.3.2.Tồn tại: .................................................................................... 19 
CHƯƠNG III .............................................................................................. 20 
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TIẾN BỘ ............. 20 
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp cho việc thực hiện các biện pháp . .. 20 
3.1.1. Biết lắng nghe: ............................................................................... 20 
 3.1.2. Biết quan tâm. ................................................................................ 20 
 3.1.3. Có uy tín ........................................................................................ 20 
 3.1.4. Động viên và định hướng. .............................................................. 21 
 3.1.5. Là người bạn lớn ............................................................................ 21 
3.1.6. Nghiêm khắc...................................................................................21. 
3.1.7. Vui tính.............................................................................................21 
3.1.8. Đặt chữ “tâm” lên hàng đầu ........................................................... 21 
3.2. Các biện pháp của giáo viên trong việc giáo dục học sinh cá biệt .... 27 
3.2.1. Giáo dục HSCN dựa vào các tiêu chí xếp loại hạnh kiểm của nhà 
trường ...................................................................................................... 27 
3.2.2. Giáo dục HSCN thông qua giờ sinh hoạt lớp ................................. 28 
3.2.3. Phối kết hợp với hội cha mẹ để giáo dục học sinh ......................... 28 
3.2.4. GVCN phối hợp với đoàn thể lực lượng khác trong xã hội ............ 28 
3.2.5. Dùng phương pháp kết bạn ............................................................ 29 
3.2.6. Dùng phương pháp “tấm gương”...........................................................29 
3.2.7. Kết hợp với Ban giám hiệu (BGH) và giáo viên bộ môn .................. 30 
3.3.Ví dụ minh họa. ................................................................................... 30 
KẾT LUẬN ................................................................................................ 35 
1.Những bài học kinh nghiệm ................................................................... 38 
2. Ý nghĩa của SKKN ................................................................................ 39 
3. Khả năng ứng dụng và triển khai...........................................................35 
4. Những khuyến nghị........................ ...  tiêu cho 
những nhu cầu tối thiểu của gia đình. Thế nhưng em lại không biết chịu khó 
giúp mẹ mà lại lêu lổng, hay đi theo bố đến những nơi đánh cờ bạc, bị vướng 
chân bố liền cho mấy nghìn lẻ ra chỗ khác chơi. Lâu dần thành quen, ban đầu 
là ăn quà xong chán thì em vào quán net để giết thời gian đợi bố. Thế là bố 
nghiện cờ bạc, con nghiện điện tử. Nhưng đến lúc bố thua hết hàng tuần liền, 
không thể xoay vào đâu, đào đâu ra tiền cho các em. Em có nguy cơ bỏ học. 
 Ngay lập tức tôi phải đến tận nhà để nói chuyện với mẹ Thanh. Một sự 
chân chất của con người nông dân. Bà đã khóc và lo lắng mong được giúp 
đỡ. Tôi ngoài làm tư tưởng với Thanh, dùng mọi hình thức liên lạc với mẹ 
Thanh để mỗi khi Thanh lại trốn học đi chơi để bà đi tìm; hoặc chính tôi là 
mẹ của Thanh đi tìm và gọi Thanh về. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
31/37 
Vì quá lâu không học hành lại chơi quen nên kéo Thanh lại thật khó và 
lâu nhất trong các HSCB. Phải , mất gần một năm hai bà mẹ tách Thanh ra 
khỏi bố, tôi còn đến tận nhà dạy riêng cho em môn Ngữ Văn những lúc rảnh, 
còn không hẹn em qua nhà mình để kèm. Còn toán, thời gian đầu tôi cũng nói 
khó nhờ cô Toán sau là các bạn HS khác trong lớp thay nhau giúp Thanh. 
Năm đó Thanh không phải thi lại. Rồi với sự cố gắng kiên trì của mình, em 
luôn giữ vững được thành tích HSTT cho đến hết lớp 9. Đặc biệt qua hội chợ 
quê năm 2016 cả lớp mới được chiêm ngưỡng sự khéo tay của Thanh – một 
thợ tạo hình lành nghề. Bằng sự khéo léo của mình, chỉ một loáng là những 
hình thù ngộ nghĩnh được cho ra lò. Đẹp biết bao! Trông Thanh làm ra các 
hình thù đó nom như một nghệ nhân tò he ấy. Thật đáng tiếc, năm vào lớp 10, 
bố cậu mất do tai nạn, mẹ ốm nặng, ông bà nội lần lượt mất, chẳng còn ai nên 
Thanh buộc phải tạm dừng việc học để đi làm lấy tiền thuốc thang cho mẹ. 
Nhờ sự khéo léo của mình em đi làm thợ trần thạch cao, vẽ và tạo nên những 
hoa văn thật đẹp. Tôi vẫn gặp em, em tâm sự : “ Nhất định em sẽ xin đi học 
lại tiếp và sẽ thi vào trường kiến trúc nếu năm sau mẹ đỡ ốm hơn”. 
3.3.2. Ví dụ 2 
Năm học 2012-2013 tôi nhận chủ nhiệm lớp 8D, đây là tập thể lớp có 
truyền thống yếu kém từ lớp 6. Kết quả năm học lớp 5 có 6/35 học sinh đạt 
danh hiệu học sinh giỏi, 11/35 học sinh tiên tiến, còn lại trung bình và yếu; 
20/35 học sinh xếp hạnh kiểm tốt còn lại xếp hạnh kiểm khá và trung bình. 
Sau khi tìm hiểu tôi được biết trong lớp còn có một nhóm học sinh cá biệt 
thường nghịch ngầm và khó phát hiện. Đầu năm học các bộ môn rất mệt mỏi 
vì sự trì trệ, chống đối của tập thể lớp. Họ nhận xét: “Đây là lớp lì nhất khối, 
chưa từng gặp bao giờ, nếu có biểu hiện bất thường hoặc có học sinh vi phạm 
không ai trả lời hết”.Bước đầu tôi cho học nội quy của lớp, của trường, phô tô 
mỗi người một bản làm tiêu chí thi đua và làm căn cứ để xử lý mọi vụ vi 
phạm của học sinh. Tôi đã giao cho một học sinh khá tin tưởng, mẫu mực, ít 
nói làm “thám tử tư” cho tôi. Mỗi buổi tan học về tôi lại gọi điện đến nhà gặp 
riêng để nắm bắt tình hình lớp. Khi có đủ chứng cứ tôi cho gọi từng em 
xuống văn phòng gặp riêng và xử lý, tránh khiển trách trước lớp. Đồng thời 
để tạo cơ hội cho các em đó, tôi thường giao nhiệm vụ cho những em mắc lỗi 
lầm tiếp tục theo dõi tình hình của lớp để lấy công chuộc tội. Cứ thế mọi 
chuyển xảy ra trên lớp mặc dù GVCN không có mặt nhưng vẫn nắm bắt được 
những vi phạm rất nhỏ của lớp: nào là vẽ bậy lên bàn, nào là ăn cắp vặt ở 
quán có thời gian địa chỉ rõ ràng, số tiền ăn cắp được tiêu vào những việc gì, 
nào là trốn học đi chơi điện tử,... tôi đều nắm bắt được.Với biện pháp xử lý 
“bẻ đũa từng cái” tôi đã thành công trong việc chỉ đạo dẫn dắt lớp đi lên. 
Điểm thi đua của lớp được tăng lên rõ rệt, có tuần đứng nhất nhì của liên đội. 
Tiếp đó là những đợt thi xây dựng thư viện xanh, thi thiết kế những giỏ đựng 
sách để xây dựng thư viện của trường.Tôi trần lực cùng các em tìm kiếm 
nguyên vật liệu và thiết kế. Em Nguyễn Tuấn Anh (một học sinh trong nhóm 
cá biệt đó) rất có tài năng về Mĩ thuật và rất khéo tay, nhưng từ tiểu học đến 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
32/37 
nay chưa một GVCN nào khai thác được,biết vậy tôi đã động viên được 
Tuấn Anh tham gia. Tôi khích lệ, vì phong trào lớp, vì danh dự bản thân 
Tuấn Anh đã tham gia thiết kế giỏ sách và tự xây dựng cho lớp một giá để 
sách rất đẹp. Về sách báo để trang trí, tôi cùng cả lớp tự đóng góp hoặc đi 
mượn. Kết quả cuộc thi lớp tôi đạt giải nhất toàn trường, giá để sách còn 
được chọn làm hình ảnh mẫu để các lớp trong trường học tập. Khi thông báo 
kết quả tôi đã nhìn thấy những nụ cười mãn nguyện của các em. Sau sự kiện 
đó, Tuấn Anh được các bạn trong lớp nể phục, tin tưởng và bản thân em ngày 
càng tự tin và học tập tốt hơn. Nhờ áp dụng biện pháp giáo dục trên mà tôi đã 
thành công trong việc giáo dục một nhóm học sinh cá biệt và dẫn dắt được 1 
tập thể lớp từ yếu kém trở thành một lớp lớn mạnh về mọi mặt. 
Cuối học kì I kết quả xếp loại hai mặt như sau: 
Học lực Hạnh kiểm 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Số lượng 
(học sinh) 
8 18 9 0 26 9 0 0 
Tỷ lệ (%) 22.8% 551.4% 25.7% 0 74.2% 25.8% 0 0 
Kết quả này so với năm học trước đây là một kết quả tiến bộ vượt 
bậc.Trong buổi họp phụ huynh học sinh cuối kì 1, các bậc phụ huynh vô cùng 
phấn khởi và đang cố động viên con em tiếp tục học tập và rèn luyện để có 
kết quả cao nhất trong học kì 2. 
Họ đã khóc trong buổi họp và nói rằng : “ Nhờ các cô tận tình hơn mà 
các con chúng tôi đáng hư mười phần giờ còn bảy tám thế là mừng rồi !” 
Lúc đó bao nhiêu cái mệt nhọc của tôi tan biến, tôi thấy mình được 
trân trọng, lần đầu tiên tôi thấy yêu chính bản thân mình hơn và yêu nghề hơn 
bao hết! 
3.3.3. Ví dụ 3: 
 Và có lẽ không phải khoe nhưng được tiếng nên năm đó có một HS nữ cá 
biệt cũng chuyển trường đến xin vào lớp tôi. Em tên là Nguyễn Hải Hà, trông 
em giống hệt một cậu con trai ngỗ nghịch. Tóc cắt tém, lúc nào cũng chỉ 
thích mặc quần bò thay cho quần đồng phục để đút tay vào túi như đàn ông. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
33/37 
Thực sự thì vừa nhìn đã không có cảm tình, trông đến gớm, nhưng biết làm 
sao! Dần dà qua vài ngày, mẹ Hà có đến tận nhà tôi tâm sự : Chị lo cho Hà 
lắm và chị cũng cho con đi khám rồi, các bác sĩ bảo hiện tại con bình thường 
nhưng có lẽ hooc-môn nam có trong con người của con nên con muốn thành 
con trai. Con tự nịt ngực mình thật chặt để nó không to ra, không bao giờ 
chơi với các bạn nữ nhưng lại rất thích các bạn nữ. Trường cũ thực sự người 
ta sợ con. 
Ôi chỉ nghe đến đó thôi tôi đã thấy quay cuồng, khó khăn, chưa biết làm sao, 
tôi phải nhờ các bạn đồng nghiệp giúp đỡ rồi tự tìm hiểu về những người 
đồng tính. Ban đầu tôi cũng sợ lắm, chỉ cần tôi quan tâm quá, nhỏ nhẹ 
khuyên bảo thì em cho rằng tôi quý em và em nói thích tôi, nhớ tôi và thường 
xuyên nhắn tin, nói những lời bóng gió cho tôi. Tôi cũng phải trao đổi với 
chồng của mình tránh hiểu lầm. Và tiếp tục cùng mẹ và các bạn trong lớp cho 
Hà thấy được nét nữ tính của mình. Đây chỉ nhất thời Hà có sự cảm nhận 
khác còn lại em vẫn là một cô gái, và bác sĩ bảo rằng có thể kéo em về đúng 
nữ giới. Nên khi nhận những lời thắm thiết từ Hà mà không phải như lòng 
biết ơn tôi không phủ nhận mà chấp nhận nhưng có khoảng cách. Tôi còn 
nhờ Quý – lớp trưởng là con trai thường xuyên giúp đỡ Hà những lúc em kêu 
muốn xa lánh mọi người. Tôi cũng dặn mẹ Hà không cho mặc những quần áo 
như phông, bò cứng mà mua những quần áo mềm mại, quần sooc váyđể 
bắt Hà mặc và cảm nhận dần sự thật về mình. 
Cũng tại Hà chỉ khác về tâm lí chứ em là học sinh học khá tốt, chữ nghĩa khá 
sạch đẹp. Tôi nhớ hồi đầu em vào vì chán nên chẳng bao giờ chép bài thế mà 
khi kiểm tra em vẫn làm được điểm 6 -7 ngon lành! Biết được sở thích là vẽ 
của em, tôi luôn động viên em theo nghệ thuật và hướng sang em có một cá 
tính của người nghệ sĩ chứ em không mắc bệnh gì cả, cũng chẳng phải em 
không thích đàn ông vì tuổi em còn nhỏ chưa có rung cảm, em quý mến nữ 
giới là đương nhiên và tôi còn phải cho em xem và đọc những điều kì diệu 
nếu mình là người phụ nữ hoàn hảo. Những nét đẹp về thể xác lẫn tâm hồn. 
Không biết có phải hồi đó do thích tôi hay không nhưng em rất nghe lời tôi, 
dần dần em chấp nhận thân thể mình là một cô gái, em nuôi tóc cắt vuông 
giống tôi, đã để lộ vẻ đẹp về thân hình đang giai đoạn phát triển của nữ giới – 
một cô gái 14 đẹp. Tôi thấy sự khác biệt, em kín đáo hơn, yểu điệu hơn. Ai 
cũng bớt lo sợ “bị em thích”! Giờ đây cô học trò ấy của tôi là thiếu nữ lớp 10 
đáng yêu lắm, em đi học vẽ và thích về xăm hình nghệ thuật. Em mong muốn 
mở một cửa hàng. Tôi không góp ý gì vội, tôi chỉ thấy một sự thay đổi về tính 
cách ở Hà là tôi thấy thành công. Còn công việc chưa đến lúc em làm. Một 
mơ ước của cô gái 15, 16 tuổi còn thay đổi nhiều bởi đây là tuổi mơ mộng 
lắm. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
34/37 
3.3.4: Những kết quả khác 
Năm nay tôi được chủ nhiệm lớp đồng trình độ nên không gặp nhiều 
như những năm trước nhưng trong lớp của mình vẫn có những em chưa được 
ngoan bằng các bạn khác và có những biểu hiện tự kiêu vì mình đã vào được 
lớp đồng trình độ này. Tôi vẫn áp dụng những cách giáo dục trên, nên cuối kì 
I vừa qua lớp không có hiện tượng đáng chê nào, 45/49 HS đạt loại Giỏi. Và 
trong học kì 2 này tôi hi vọng sẽ đươc 47/49 học sinh giỏi. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
35/37 
 KẾT LUẬN 
1. Những bài học kinh nghiệm: 
Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy để giáo dục học sinh chưa ngoan ở 
lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần: 
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh. 
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể. 
- Thực hiện tốt công tác phối hợp. 
- Kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. 
- Bản thân giáo viên có uy tín về chuyên môn nghiệp vụ lẫn uy tín về 
đạo đức. 
- Tận tâm với nghề. Kiên trì, nhẫn nại trong công tác. 
- Lắng nghe, thấu hiểu và là “Người bạn lớn” của học sinh. 
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm định hướng về những hình thức, những 
biện pháp giáo dục có hiệu quả các đối tượng học sinh chưa ngoan. 
Giúp các em hình thành và phát triển nhân cách con người mới, trở 
thành người có ích cho xã hội. 
3. Khả năng ứng dụng, triển khai: 
Đề tài này có thể triển khai và cùng thực hiện ở các lớp 6,8, mở rộng 
đến các khối lớp trong toàn cấp của bậc Trung học cơ sở. Đề tài này có tính 
khả thi, sát với thực tế địa phương và nhà trường. Bản thân tôi đã ứng dụng 
trong năm học qua và đã đạt được hiệu quả đào tạo như nói trên. 
4. Những khuyến nghị: 
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chịu trách nhiệm đồng thời là 
người tiên phong trong giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở lớp. Để thực 
hiện tốt vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ 
nhiệm rất cần sự hỗ trợ, hợp tác. Vậy nên: 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục nên có những Luật 
quy định về xử lý học sinh cứng rắn hơn để giúp GVCN có cơ sở răn đe học 
sinh nghiêm khắc mạnh mẽ và hiệu quả hơn. 
Chúng ta vẫn nói thực hiện chương trình “hai không” trong đó có 
“không chạy theo thành tích” nên khi các em ở trình độ nào hoặc đáng phải 
nhận hạnh kiểm nào thì để đúng thực trạng để răn đe, thậm chí vẫn luôn cần 
phải mạnh tay làm gương với các em như cho lưu ban. Để cho các bạn khác 
thấy được sự nghiêm khắc của nhà trường và cũng là để cho các em cố gắng 
sửa đổi. (Đối với đối tượng đặc biệt này cần hơn hết sự quan tâm của GVCN 
và các thầy cô). 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
36/37 
- Với Ban giám hiệu: Cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc 
giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý học sinh chưa ngoan vi phạm nhiều 
lần, có nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi riêng với các học sinh chưa ngoan. 
- Với phụ huynh học sinh cần quan tâm nhiều hơn nữa đời sống tình 
cảm, có hiểu biết rõ về diễn biến phát triển tâm sinh lý của con em, thường 
xuyên liên lạc với nhà trường, nhất là với giáo viên chủ nhiệm. 
- Với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể: Tạo cơ hội để các 
em được thể hiện mình, được trở nên tốt hơn trước tập thể. Cần động viên, 
khích lệ kịp thời các học sinh chưa ngoan khi thấy các em có sự chuyển biến 
tích cực. 
- Mong muốn được chủ nhiệm các em theo khóa học để nắm bắt 
được đặc điểm tâm sinh lí kịp thời cũng như không phải năm nào cũng mất 
nhiều thời gian tìm hiểu lại từ đầu từng em. 
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn cho nên trong đề tài chắc 
chắn còn nhiều hạn chế, kính mong Ban giám khảo và bạn đọc đóng góp ý 
kiến xây dựng để đề tài sáng kiến kinh nghiệm được hoàn hảo. 
 Tôi xin cam đoan những điều viết trên đây là sự thực, xuất phát từ thực 
tế, lí luận mà tôi đã nghiên cứu. 
 Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của , BGH, các bạn đồng nghiệp 
đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này ! 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
37/37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. “Quyền và nhiệm vụ của GVCN” trong sổ chủ nhiệm. 
2. “Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em” thông qua và mở cho các 
nước kí, phê chuẩn và gia nhập theo nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989 
của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 
3. “Luật giáo dục” - Số tư liệu: 38/2005/QH11 - ban hành ngày :14-07-2005 - 
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI - Kỳ họp thứ 
VII. 
4. “Nghệ thuật hiểu thấu tâm lý người khác” - Nxb Thanh Niên - 2004 -
Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Công Khanh. 
5. “Tìm hiểu tâm lí tuổi vị thành niên” - Nxb Phụ nữ - 2007 - Trần Thị 
Hương Lan. 
6. “36 sách lược dùng người quản người” - Nxb Hà Nội - 2008 - Kha Duy. 
7. “Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe - Bí Mật Của Việc Chinh Phục Mọi 
Người” - Nxb Lao động Xã hội - 2011 - Mark Goulston. 
8. “Mỗi đứa trẻ một cách học” - Nxb Lao động Xã hội - 2011 - Cynthia 
Ulrich Tobias. 
9. Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trong thực tế. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
38/37 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan.pdf