Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt

Khu học chánh phải gởi cho quý vị thông báo bằng văn bản (cung cấp những thông tin cụ thể

dưới dạng chữ viết), mỗi khi có:

1. Đề xuất khởi đầu hoặc thay đổi sự nhận diện, đánh giá hoặc sắp xếp việc giáo dục con

em quý vị, hoặc cung cấp một nền giáo dục công lập thích hợp miễn phí (free

appropriate public education (FAPE)) cho con em quý vị hoặc

2. Từ chối khởi đầu hoặc thay đổi sự nhận diện, đánh giá hoặc sắp xếp việc giáo dục cho

con em quý vị, hoặc cung cấp FAPE cho con em quý vị.

Nội dung thông báo

Văn bản thông báo phải:

1. Miêu tả hoạt động mà khu học chánh đề xuất hoặc từ chối thực hiện;

2. Giải thích tại sao khu học chánh lại đề xuất hoặc từ chối thực hiện hoạt động đó;

3. Miêu tả từng quy trình lượng giá, đánh giá, ghi chép hoặc báo cáo mà khu học chánh đã

dùng để đi đến quyết định đề xuất hoặc từ chối hoạt động đó;

4. Kèm theo một báo cáo rằng quý vị được bảo vệ bởi các điều khoản về các biện pháp

bảo vệ theo thủ tục trong Phần B theo luật IDEA;

5. Cho quý vị biết làm cách nào để có được các biện pháp bảo vệ theo thủ tục nếu hành

động mà khu học chánh đang đề xuất hoặc từ chối không phải là yêu cầu thẩm định ban

đầu;

6. Kèm theo các nguồn tài nguyên để quý vị liên lạc xin trợ giúp theo Phần B của luật

IDEA;

7. Mô tả bất kỳ lựa chọn nào khác mà Nhóm chương trình giáo dục cá nhân (individualized

education program (IEP)) của con em quý vị đã cân nhắc và nêu những lý do tại sao các

lựa chọn này bị từ chối; và

8. Cung cấp bảng mô tả những nguyên nhân tại sao khu học chánh đề xuất hoặc từ chối

hoạt động này.

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 1

Trang 1

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 2

Trang 2

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 3

Trang 3

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 4

Trang 4

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 5

Trang 5

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 6

Trang 6

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 7

Trang 7

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 8

Trang 8

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 9

Trang 9

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang minhkhanh 04/01/2022 8240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt

Quyền của phụ huynh trong chương trình giáo dục đặc biệt
1 
Nebraska Department of Education Model Form: Procedural Safeguards Notice 
Office of Special Education 
Quyền của Phụ Huynh trong 
Chương Trình Giáo 
Dục Đặc Biệt 
Hiệu Đính vào Tháng Ba 2012 
Luật Giáo Dục Cá Nhân Khuyết Tật (Individuals with Disabilities Education 
Act (IDEA)), một luật của Liên Bang về giáo dục học sinh khuyết tật, yêu 
cầu các trường học phải cung cấp cho phụ huynh học sinh khuyết tật một 
bản thông báo trong đó giải thích đầy đủ các biện pháp bảo vệ theo thủ tục 
hiện có theo như các quy định của IDEA và liên bang. Bản sao của bản 
thông báo này phải được gửi cho phụ huynh một lần vào mỗi niên học, 
ngoài ra phụ huynh cũng được nhận bản sao của bản thông báo này trong 
những trường hợp sau đây: (1) đánh giá dựa trên giới thiệu ban đầu hoặc 
yêu cầu của phụ huynh; (2) dựa trên đơn khiếu nại đầu tiên của Tiểu Bang 
theo điều 34 CFR §§300.151 đến 300.153 và dựa trên đơn khiếu nại xử lý 
lần đầu theo điều §300.507 trong một năm học; (3) khi một quyết định 
được thực hiện để có một biện pháp kỷ luật cấu thành nên sự thay đổi việc 
xếp lớp; và (4) dựa trên yêu cầu của phụ huynh. 
Nebraska Department of Education 
Office of Special Education 
(Văn Phòng Giáo Dục Đặc Biệt) 
301 Centennial Mall South 
PO Box 94987 
Lincoln, NE 68509-4987 
Part B THÔNG BÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục i 
Mục Lục 
Thông Tin Chung ............................................................................................................ 1 
Thư Thông Báo Trước ................................................................................................ 1 
Ngôn Ngữ Bản Xứ ....................................................................................................... 2 
Thư Điện Tử ................................................................................................................ 2 
Sự Đồng Thuận của Phụ Huynh - Định nghĩa ............................................................. 2 
Sự Đồng Thuận của Phụ Huynh ................................................................................. 2 
Thẩm Định Giáo Dục Độc Lập .................................................................................... 5 
Bảo Mật Thông Tin ......................................................................................................... 7 
Các định nghĩa ............................................................................................................ 7 
Nhận Dạng Cá Nhân ................................................................................................... 7 
Thông Báo cho Phụ Huynh ......................................................................................... 7 
Các Quyền Truy Cập ................................................................................................... 8 
Hồ Sơ Truy Cập .......................................................................................................... 8 
Các Hồ Sơ Lưu Dữ Liệu của Nhiều Hơn Một Học Sinh .............................................. 8 
Danh Sách Các Loại và Vị Trí Thông Tin .................................................................... 8 
Các lệ phí .................................................................................................................... 9 
Sửa Đổi Hồ Sơ theo Yêu Cầu của Phụ Huynh ........................................................... 9 
Cơ Hội Có Một Phiên Điều Trần ................................................................................. 9 
Các Thủ Tục Điều Trần ............................................................................................... 9 
Kết Quả Điều Trần ...................................................................................................... 9 
Quyền Đồng Ý Tiết Lộ Thông Tin Nhận Dạng Cá Nhân ........................................... 10 
Các biện pháp an toàn .............................................................................................. 10 
Tiêu Hủy Thông Tin ................................................................................................... 10 
Thủ Tục Khiếu Nại Cấp Tiểu Bang .............................................................................. 11 
Sự Khác Biệt Giữa Đơn Khiếu Nại Đúng Thủ Tục và Thủ tục Khiếu Nại 
Cấp Tiểu Bang ........................................................................................................ 11 
Thông Qua Thủ Tục Khiếu Nại Cấp Tiểu Bang ......................................................... 11 
Thủ Tục Khiếu Nại Cấp Tiểu Bang Tối Thiểu ............................................................ 12 
Nộp Đơn Khiếu Nại ................................................................................................... 13 
Quy Trình Khiếu Nại Theo Đúng Thủ Tục .................................................................. 14 
Nộp Đơn Khiếu Nại Đúng Thủ Tục ........................................................................... 14 
Đơn Khiếu Nại Đúng Thủ Tục ................................................................................... 14 
Các Biểu Mẫu ............................................................................................................ 16 
Hòa giải ..................................................................................................................... 16 
Chỗ Học của Học Sinh Trong Khi Đơn Khiếu Nại Đúng Thủ Tục và 
Phiên Điều Trần Đang chờ Tiến Hành ................................................................... 17 
Quá Trình Giải Quyết Vấn Đề ................................................................................... 18 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục ii 
Phiên Điều Trần về Đơn Khiếu Nại Đúng Thủ Tục .................................................... 19 
Phiên Điều Trần Khách Quan ................................................................................... 19 
Quyền Điều Trần .......... ... g trữ vũ khí trong 
trường, ở các tòa nhà trong trường hoặc ở khu chức năng trực thuộc Nebraska 
Department of Education hoặc khu học chánh; 
2. Cố ý tàng trữ hoặc sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp (xem định nghĩa bên dưới) 
hoặc buôn bán hay chào bán một loại chất bị kiểm soát (xem định nghĩa bên dưới) khi 
đang ở trường, ở các tòa nhà trong trường hoặc ở khu chức năng trực thuộc Nebraska 
Department of Education hoặc khu học chánh; hoặc 
3. Gây thương tích nghiêm trọng (xem định nghĩa bên dưới) cho người khác khi đang ở 
trường, ở các tòa nhà trong trường hoặc ở khu chức năng trực thuộc Nebraska 
Department of Education hoặc khu học chánh. 
Các định nghĩa 
Chất được kiểm soát là một loại thuốc hoặc một chất được xác định theo các điều khoản I, II, 
III, IV, hoặc V ở phần 202(c) của Đạo Luật Về Các Chất Được Kiểm Soát (Controlled 
Substances Act) (21 U.S.C. 812(c)). 
Thuốc bất hợp pháp là một chất được kiểm soát; nhưng không phải là chất được kiểm soát và ̀ 
được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp dưới sự giám sát của một chuyên gia chăm sóc sức 
khỏe được cấp phép hành nghề hoặc là chất được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp bởi bất kỳ 
tổ chức có thẩm quyền nào theo Đạo Luật trên hoặc theo các điều khoản khác của luật Liên 
Bang. 
Thương tích thân thể nghiêm trọng được định nghĩa như thuật ngữ “thương tích thân thể 
nghiêm trọng” (‘‘serious bodily injury’’) trong khoản (3), tiểu mục (h), phần 1365 của mục 18 
trong Bộ Luật Hoa Kỳ (United States Code). 
Vũ khí được định nghĩa như thuật ngữ “vũ khí nguy hiểm” (‘‘dangerous weapon’’) trong khoản 
(2), tiểu mục đầu tiên (h), phần 930 của mục 18 trong Bộ Luật Hoa Kỳ (United States Code). 
Thông báo 
Vào ngày mà khu học chánh quyết định chuyển chỗ học sinh do vi phạm quy tắc ứng xử của 
học sinh, khu học chánh phải thông báo cho phụ huynh về quyết định này và cung cấp cho phụ 
huynh thông báo về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục. 
THAY ĐỔI CHỖ HỌC DO BỊ KỶ LUẬT DỜI CHỖ 
Việc di chuyển một học sinh khuyết tật khỏi chỗ học hiện tại là thay đổi chỗ học nếu: 
1. Việc chuyển chỗ kéo dài hơn 10 ngày liên tiếp; hoặc 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục 29
2. Học sinh bị chuyển chỗ hàng loạt đến mức tạo thành một lề thói vì: 
a. Tổng số lần di chuyển hàng loạt lên tới hơn 10 ngày trong một năm học; 
b. Hành vi của học sinh này giống với hành vi trong các rắc rối dẫn đến việc chuyển 
chỗ hàng loạt trước đây; 
c. Các nhân tố phụ thêm như khoảng thời gian mỗi lần chuyển chỗ, tổng thời gian học 
sinh chuyển chỗ và khoảng cách giữa các lần di chuyển; và 
Cho dù lề thói chuyển chỗ có dẫn đến việc thay đổi chỗ học hay không, thì khu học chánh cần 
xác định trên cơ sở từng trường hợp và, nếu được yêu cầu, sẽ được xem xét trong phiên điều 
trần và các thủ tục tư pháp. 
XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG 
Chương trình giáo dục cá nhân (individualized education program (IEP)) phải xác định môi 
trường giáo dục thay thế tạm thời cho việc chuyển chỗ nào là thay đổi chỗ học, và việc 
chuyển chỗ theo các mục Quyền hạn bổ sung và Các trường hợp đặc biệt ở trên. 
KHÁNG CÁO 
Tổng quát 
Phụ huynh của học sinh khuyết tật có thể nộp đơn khiếu nại đúng thủ tục (xem phần trên) để 
yêu cầu một phiên điều trần đúng thủ tục nếu họ không đồng ý với: 
1. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến chỗ học theo các quy định về kỷ luật; hoặc 
2. Việc xác định các biểu hiện theo như mô tả trên đây. 
Khu học chánh có thể nộp đơn khiếu nại đúng thủ tục (xem phần trên) để yêu cầu một phiên 
điều trần nếu họ tin rằng việc tiếp tục duy trì chỗ học hiện tại của học sinh có thể sẽ dẫn đến 
thương tích cho học sinh đó hoặc cho người khác. 
Quyền hạn của cán bộ điều trần 
Một cán bộ điều trần đáp ứng các yêu cầu trong tiểu mục Cán bộ điều trần khách quan phải 
tiến hành phiên điều trần và đưa ra quyết định. Cán bộ điều trần có thể: 
1. Đưa học sinh khuyết tật trở lại chỗ học trước đây nếu cán bộ điều trần xác định rằng 
việc chuyển chỗ đã vi phạm các yêu cầu ở mục Quyền Hạn của Phòng Tổ Chức Nhà 
Trường, hoặc xác định rằng hành vi của học sinh này là một biểu hiện khuyết tật của 
trẻ; hoặc 
2. Yêu cầu chuyển một học sinh khuyết tật sang một môi trường giáo dục tạm thời thay thế 
phù hợp trong thời gian không quá 45 ngày nếu cán bộ điều trần xác định rằng việc tiếp 
tục duy trì chỗ học hiện tại của học sinh có thể sẽ dẫn đến thương tích cho học sinh đó 
hoặc cho người khác. 
Các thủ tục điều trần trên đây có thể được lặp lại nếu khu học chánh tin rằng việc đưa học sinh 
trở lại chỗ học ban đầu có thể sẽ dẫn đến thương tích cho học sinh đó hoặc cho người khác. 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục 30
Bất cứ khi nào phụ huynh hoặc khu học chánh đệ đơn khiếu nại đúng thủ tục để yêu cầu một 
phiên điều trần, thì phải tổ chức một phiên điều trần nhằm đáp ứng các yêu cầu đã được mô tả 
ở mục các Quy Trình Khiếu Nại Theo Đúng Thủ Tục, Phiên Điều Trần về Đơn Khiếu Nại 
Đúng Thủ Tục trừ các trường hợp sau: 
1. Nebraska Department of Education hoặc khu học chánh phải sắp xếp một phiên điều 
trần đúng thủ tục khẩn cấp, trong vòng 20 ngày kể từ ngày yêu cầu phiên điều trần 
và phải có kết quả xác định trong vòng 10 ngày sau phiên điều trần đó. 
2. Trừ khi phụ huynh và khu học chánh có văn bản đồng ý từ bỏ cuộc họp giải quyết 
vấn đề, hoặc đồng ý tiến hành buổi hòa giải, thì cuộc họp giải quyết vấn đề phải 
được tiến hành trong vòng bảy ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại đúng thủ tục. 
Phiên điều trần có thể tiếp diễn trừ khi vấn đề đã được giải quyết thỏa đáng cho cả 
hai bên trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại đúng thủ tục. 
3. Tiểu Bang có thể thiết lập các quy tắc thủ tục khác để tiến hành phiên điều trần đúng 
thủ tục khẩn cấp thay vì thiết lập cho các buổi điều trần khác, nhưng trừ các thời hạn 
ra, những quy tắc đó phải phù hợp với các quy định liên quan đến các phiên điều 
trần đúng thủ tục trong tài liệu này. 
Một bên có thể kháng cáo quyết định trong một phiên điều trần đúng thủ tục khẩn cấp tương tự 
như khi họ kháng cáo các quyết định trong các buổi điều trần đúng thủ tục khác (xem Kháng 
cáo ở trên). 
CHỖ HỌC TRONG KHI KHÁNG CÁO 
Theo mô tả ở trên, khi phụ huynh hoặc khu học chánh đệ đơn giải trình khiếu nại liên quan tới 
các vấn đề kỷ luật, học sinh phải (trừ khi phụ huynh và Cơ Quan Giáo Dục Tiểu Bang (State 
Educational Agency) hoặc khu học chánh có thỏa thuận khác) ở lại môi trường giáo dục thay 
thế tạm thời cho tới khi có quyết định của cán bộ điều trần, hoặc cho tới lúc kết thúc thời kỳ 
chuyển chỗ như đã mô tả ở mục Quyền Hạn của Phòng Tổ Chức Nhà Trường, tùy theo điều 
kiện nào đến trước. 
BẢO VỆ HỌC SINH CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỤ HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ 
CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN 
Tổng quát 
Nếu một học sinh chưa được xác định xem có đủ điều kiện thụ hưởng chương trình giáo dục 
đặc biệt và các dịch vụ liên quan hay không và học sinh này sau đó vi phạm quy tắc ứng xử của 
học sinh, nhưng trước khi xảy ra hành vi bị kỷ luật, khu học chánh đã biết (như được xác định 
dưới đây) rằng em này bị khuyết tật, thì học sinh này có thể yêu cầu quyền được bảo vệ như 
đã miêu tả trong thông báo này. 
Cơ sở của sự hiểu biết về các vấn đề kỷ luật 
Khu học chánh được coi là đã biết một học sinh là trẻ khuyết tật trước khi xảy ra hành vi bị kỷ 
luật nếu: 
1. Phụ huynh học sinh, bằng văn bản, đã bày tỏ lo ngại với người giám sát hoặc nhân viên 
hành chính của cơ quan giáo dục thích hợp hoặc với một giáo viên của con em họ rằng 
em này cần chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan; 
2. Phụ huynh đó đã yêu cầu một cuộc thẩm định về điều kiện thụ hưởng chương trình giáo 
dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan theo Phần B luật IDEA; hoặc 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục 31
3. Giáo viên của học sinh hoặc nhân viên khác của khu học chánh đã trực tiếp bày tỏ 
những lo ngại đặc biệt về lề thói hành vi của học sinh này với giám đốc phụ trách 
chương trình giáo dục đặc biệt hoặc với nhân viên giám sát khác của khu học chánh. 
Ngoại lệ 
Khu học chánh được coi là không có các hiểu biết nêu trên, nếu: 
1. Phụ huynh học sinh không cho phép thẩm định con em họ hoặc đã từ chối các dịch vụ 
giáo dục đặc biệt; hoặc 
2. Học sinh đã được thẩm định và được kết luận không bị khuyết tật theo Phần B luật 
IDEA. 
Điều kiện áp dụng nếu không có cơ sở của sự hiểu biết 
Nếu trước khi áp dụng các hình thức kỷ luật đối với học sinh, khu học chánh không biết rằng 
học sinh đó bị khuyết tật, như đã mô tả ở trên trong các tiểu mục Cơ sở của sự hiểu biết về 
các vấn đề kỷ luật và Ngoại lệ, thì học sinh đó vẫn có thể chịu các hình thức kỷ luật giống như 
những học sinh bình thường cho cùng loại hành vi vi phạm. 
Tuy nhiên, nếu có yêu cầu thực hiện thẩm định một học sinh trong suốt thời gian em này bị kỷ 
luật, thì việc thẩm định này phải được tiến hành khẩn cấp. 
Cho đến khi kết thúc việc thẩm định, học sinh đó vẫn giữ được vị trí học tập do ban quản lý 
trường học xác định, kể cả vị trí đó là đình chỉ học tập hay đuổi học mà không có các dịch vụ 
giáo dục. 
Nếu học sinh được xác định là có khuyết tật, có tính đến thông tin xem xét từ cuộc thẩm định 
do khu học chánh thực hiện và thông tin do phụ huynh cung cấp, thì khu học chánh phải cung 
cấp chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan theo quy định của Phần B luật 
IDEA, bao gồm các yêu cầu về kỷ luật đã mô tả trên đây. 
THƯ GIỚI THIỆU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP 
Phần B của luật IDEA không: 
1. Cấm một cơ quan báo cáo một hành vi phạm pháp của trẻ em khuyết tật cho các cơ 
quan công quyền thích hợp; hoặc 
2. Ngăn cản các cơ quan hành pháp và tư pháp cấp Tiểu Bang thực hiện trách nhiệm của 
họ trong việc áp dụng luật Liên Bang và Tiểu Bang đối với những vi phạm của trẻ em 
khuyết tật. 
Chuyển Giao Hồ Sơ 
Nếu một khu học chánh báo cáo một hành vi phạm pháp của trẻ em khuyết tật, thì khu học 
chánh: 
1. Phải đảm bảo rằng bản sao các hồ sơ kỷ luật và chương trình giáo dục đặc biệt của học 
sinh đó được chuyển đi dưới sự xem xét của các cơ quan công quyền đã được báo cáo 
về hành vi đó; và 
2. Có thể chuyển giao bản sao các hồ sơ kỷ luật và giáo dục đặc biệt của học sinh đó 
trong phạm vi cho phép của Luật về Các Quyền Giáo Dục Gia Đình và Riêng Tư (Family 
Educational Rights and Privacy Act (FERPA)) 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục 32
YÊU CẦU VỀ VAI TRÒ ĐƠN PHƯƠNG CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH KHUYẾT TẬT 
TẠI TRƯỜNG TƯ DO CÔNG QUỸ ĐÀI THỌ 
TỔNG QUÁT 
Phần B luật IDEA không yêu cầu khu học chánh phải thanh toán các chi phí giáo dục, bao gồm 
chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan, của con em bị khuyết tật của quý vị tại 
một trường tư hoặc cơ sở tư nhân nếu như khu học chánh đã cung cấp chương trình giáo dục 
công lập thích hợp miễn phí (free appropriate public education (FAPE)) cho con em quý vị và 
quý vị chọn cho con em mình học tại một trường tư hoặc cơ sở tư nhân. Tuy nhiên, khu học 
chánh nơi đặt trường tư đó phải tính con em quý vị vào nhóm học sinh có nhu cầu giáo dục 
được nhắc đến trong các điều khoản của Phần B liên quan đến những học sinh đã được phụ 
huynh cho theo học tại một trường tư theo 34 CFR §§300.131 tới 300.144. 
Hoàn phí cho chỗ học ở trường tư 
Nếu con em quý vị trước đây đã nhận được chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên 
quan theo thẩm quyền của khu học chánh, và quý vị chọn ghi danh cho con em mình vào một 
trường mẫu giáo, tiểu học, hoặc trung học cơ sở tư nhân mà không được sự đồng thuận hoặc 
giới thiệu của khu học chánh, thì một tòa án hoặc cán bộ điều trần có thể yêu cầu cơ quan này 
hoàn trả chi phí ghi danh cho quý vị nếu họ thấy rằng cơ quan này đã không cung cấp kịp thời 
chương trình giáo dục công lập thích hợp miễn phí (free appropriate public education (FAPE)) 
cho con em quý vị trước khi ghi danh và xếp lớp ở trường tư là điều thích hợp. Một viên chức 
điều trần hoặc tòa án có thể thấy rằng việc xếp đặt là phù hợp, cho dù vị trí này không đáp ứng 
các tiêu chuẩn của Tiểu Bang áp dụng cho nền giáo dục của Cơ Quan Giáo Dục Tiểu Bang 
(State Educational Agency) và khu học chánh. 
Hạn chế của việc hoàn phí 
Chi phí hoàn trả như mô tả ở đoạn trên có thể được giảm bớt hoặc từ chối: 
1. Nếu: (a) Tại cuộc họp về chương trình giáo dục cá nhân (individualized education 
program (IEP)) mà quý vị tham dự gần đây nhất trước khi chuyển con em quý vị ra khỏi 
trường công, quý vị đã không thông báo cho Nhóm IEP rằng quý vị đã rút khỏi vị trí do 
khu học chánh đề xuất để cung cấp FAPE cho con em quý vị, bao gồm cả việc tỏ rõ mối 
quan tâm và ý định ghi danh cho con em quý vị vào một trường tư do công quỹ đài thọ; 
hoặc (b) Ít nhất là 10 ngày (kể cả những ngày nghỉ lễ xảy ra vào ngày làm việc) trước 
khi chuyển con em quý vị ra khỏi trường công, quý vị đã không gửi thư thông báo cho 
khu học chánh về thông tin đó; 
2. Nếu, trước khi chuyển con em quý vị ra khỏi trường công, khu học chánh đã gởi thư 
thông báo trước cho quý vị về ý định thẩm định con em quý vị (bao gồm một tuyên bố 
nêu rõ mục đích của cuộc thẩm định là phù hợp và hợp lý), nhưng quý vị đã không đưa 
con em mình đến buổi thẩm định; hoặc 
3. Hành động của quý vị đều bất hợp lý theo kết luận của tòa án. 
Tuy nhiên, chi phí hoàn trả: 
1. Không được giảm bớt hoặc từ chối vì không gởi thư thông báo nếu: (a) Trường học 
ngăn cản quý vị gởi thư thông báo; (b) Quý vị không nhận được thông báo về trách 
nhiệm phải gởi thư thông báo như đã miêu tả ở trên; hoặc (c) Việc tuân thủ các yêu cầu 
nói trên có thể gây tổn hại về thể chất của trẻ; và 
Part B Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục 33
2. Có thể, theo quyết định của tòa án hoặc viên chức điều trần, không cắt giảm hoặc từ 
chối chi phí hoàn trả vì phụ huynh không gởi được thư thông báo theo yêu cầu nếu: (a) 
Phụ huynh không biết chữ hoặc không thể viết tiếng Anh; hoặc (b) Việc tuân thủ yêu cầu 
nói trên có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cảm xúc của trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfquyen_cua_phu_huynh_trong_chuong_trinh_giao_duc_dac_biet.pdf