Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662)

Thế kỉ XVII là thế kỉ đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử

phát triển của đảo Đài Loan. Công ty Đông Ấn Hà Lan trong quá trình

xâm nhập phương Đông đã thiết lập được thương điếm vững chắc ở

Formosa (pháo đài Zeelandia). Sự tồn tại của thương điếm Zeelandia

có nhiều điểm khác biệt so với các thương điếm khác của người Hà

Lan ở phương Đông. Thương điếm đã nhanh chóng thiết lập chủ quyền

trên vùng đất mới này, biến Đài Loan thành thuộc địa đầu tiên của

mình. Do đó, thương điếm Zeelandia là thương điếm sinh lời thứ hai ở

châu Á (sau Nhật Bản), góp phần vào thành công của người Hà Lan

trong mạng lưới thương mại Nội Á. Thông qua việc sử dụng phương

pháp lịch sử và phương pháp logic, bài viết tập trung phân tích những

chính sách của thương điếm Zeelandia trong việc xác lập chủ quyền

của thương điếm Zeelandia ở Đài Loan. Kết quả của bài viết đã khẳng

định vai trò của người Hà Lan trong việc thúc đẩy sự phát triển của

lịch sử Đài Loan.

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 1

Trang 1

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 2

Trang 2

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 3

Trang 3

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 4

Trang 4

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 5

Trang 5

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 6

Trang 6

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 7980
Bạn đang xem tài liệu "Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662)

Quá trình xác lập chủ quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đài Loan (1624-1662)
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 173 - 179 
 173 Email: jst@tnu.edu.vn 
THE PROCESS OF ESTABLISHING SOVEREIGNTY OF DUTCH 
EAST INDIA COMPANY (VOC) IN TAIWAN (1624 – 1662) 
Duong Thi Huyen
1*
, Do Thi Xuan2
*
1TNU - University of Science 
2Thai Nguyen University 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 14/4/2021 The seventeenth century is marked a special period in the development 
history of the Taiwan islands. In the process of entering the East Dutch, 
East India Company established a factory in Formosa (Zeelandia fort). 
The existence of the Zeealandian factory was quite different from the 
other Dutch factory in the East. The factory quickly established 
sovereignty over this new land, making Taiwan its first colony. 
Therefor, the Zeelandia factory was the second most profitable factory 
in Asia (after Japan), contributing to the Dutch success in the Inter - 
Asian trade network. Based on the methodology of history – logic, this 
paper analyzed the policies of the Zeelandia factory in establishing the 
sovereignty of the Zeelandia factory in Taiwan. The results of the paper 
had confirmed the role of the Dutch in promoting the development of 
Taiwan's history. 
Revised: 19/5/2021 
Published: 24/5/2021 
KEYWORDS 
Factory 
Dutch 
Zeelandia 
Sovereignty 
Taiwan 
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÔNG TY 
ĐÔNG ẤN HÀ LAN (VOC) Ở ĐÀI LOAN (1624 – 1662) 
Dương Thị Huyền1*, Đỗ Thị Xuân2 
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
2Đại học Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 14/4/2021 Thế kỉ XVII là thế kỉ đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử 
phát triển của đảo Đài Loan. Công ty Đông Ấn Hà Lan trong quá trình 
xâm nhập phương Đông đã thiết lập được thương điếm vững chắc ở 
Formosa (pháo đài Zeelandia). Sự tồn tại của thương điếm Zeelandia 
có nhiều điểm khác biệt so với các thương điếm khác của người Hà 
Lan ở phương Đông. Thương điếm đã nhanh chóng thiết lập chủ quyền 
trên vùng đất mới này, biến Đài Loan thành thuộc địa đầu tiên của 
mình. Do đó, thương điếm Zeelandia là thương điếm sinh lời thứ hai ở 
châu Á (sau Nhật Bản), góp phần vào thành công của người Hà Lan 
trong mạng lưới thương mại Nội Á. Thông qua việc sử dụng phương 
pháp lịch sử và phương pháp logic, bài viết tập trung phân tích những 
chính sách của thương điếm Zeelandia trong việc xác lập chủ quyền 
của thương điếm Zeelandia ở Đài Loan. Kết quả của bài viết đã khẳng 
định vai trò của người Hà Lan trong việc thúc đẩy sự phát triển của 
lịch sử Đài Loan. 
Ngày hoàn thiện: 19/5/2021 
Ngày đăng: 24/5/2021 
TỪ KHÓA 
Thương điếm 
Hà Lan 
Zeelandia 
Chủ quyền 
Đài Loan 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4354 
*
 Corresponding author. Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 173 - 179 
 174 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Đài Loan là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam đại lục Trung Quốc, phía 
nam Nhật Bản. Trước khi người châu Âu khám phá ra Đài Loan, các bộ tộc thuộc ngôn ngữ 
Austronesian đã làm chủ vùng đất này. Thủy thủ Bồ Đào Nha được coi là người châu Âu đầu tiên 
đi qua Đài Loan vào năm 1544 và họ đã ghi vào sổ hàng hải của tàu tên gọi Ilha Formosa, nghĩa là 
"Hòn đảo xinh đẹp". Từ đó trở đi, đảo Đài Loan thường được người châu Âu gọi là Formosa. Vì đã 
thiếp lập được thương điếm chiến lược ở Ma Cao nên Bồ Đào Nha cũng không thực sự cố gắng để 
làm chủ hòn đảo này. Đó là cơ hội rất lớn cho những người đến sau, trong đó có Hà Lan. 
Trong chiến lược xâm nhập sang Đông Á, mục tiêu quan trọng của Hà Lan là thiết lập quan 
hệ giao thương với Trung Quốc song bị triều Minh khước từ thiện chí. Sau những nỗ lực xâm 
nhập đảo Bành Hồ (Trung Quốc) không thành công, Hà Lan quyết định chuyển hướng xâm 
nhập đảo Đài Loan năm 1623. Người Hà Lan xây dựng chiến lũy ở phía nam của lối vào vịnh, 
trên một bán đảo cát tại Tayouan (nay là quận An Bình, Đài Nam) thông qua việc sử dụng 
những lao động người Trung Quốc. Khi hoàn thành, người Hà Lan gọi là pháo đài Zeelandia, 
tổng hành dinh của người Hà Lan ở Đài Loan, nơi ở của tất cả các quan chức của thương điếm, 
nơi diễn ra những hoạt động, kinh tế, ngoại giao của Công ty. Mục đích ban đầu của việc xây 
dựng thương điếm ở Đài Loan là để cung cấp một căn cứ cho các hoạt động giao thương với 
Trung Quốc và Nhật Bản, ngăn cản sự bành trướng thương mại của Bồ Đào Nha và Tây Ban 
Nha ở Đông Bắc Á. Zeelandia là thương điếm rất đặc biệt của người Hà Lan khi xây dựng một 
cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, không chỉ phục vụ hoạt động thương mại mà còn là nơi tập trung 
binh lực quân sự của người Hà Lan ở Viễn Đông. Người Hà Lan đã xác lập được chủ quyền 
trên đảo Đài Loan; bình định được cư dân sống trong các làng bản địa và các thế lực thù địch. 
Hà Lan là quốc gia đầu tiên đặt chủ quyền trên vùng đất này. Cùng với thương điếm Hirado, 
thương điếm Zeelandia góp phần định hình được chỗ đứng vững chắc của người Hà Lan ở 
Đông Bắc Á. 
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế, kĩ thuật của một số 
nước Đông Bắc Á thế kỉ XVI – XVII. Tiêu biểu là công trình của tác giả Andrade, Tonio, 
―How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish, and Han Colonization in the Seventeenth 
Century‖ đã đề cập đến quá trình phát triển của Đài Loan dưới tác động của người Hà Lan, 
người Tây Ban Nha, người Hán [1]. Bài viết của của Andrade, Tonio (2004), ―The Rise and 
Fall of the Spanish and Dutch Colonies on Taiwan, 1624-1662, Emory University ―Lost 
Colonies‖ Conference‖ đã làm sáng rõ những thành công và thất bại của Tây Ban Nha, Hà Lan 
ở Đài Loan trong thế kỷ XVII [2]. Blussé, Leonard là một trong những chuyên gia nghiên cứu 
về quá trình giao lưu kinh tế Đông – Tây thế kỉ XVI – XVII, trong đó tiêu biểu là bài viết ―The 
Formosan Encounter: Notes on Formosa's Aboriginal Society: A Selection of Documents from 
Dutch Archival Sources. Vol. I.‖ đã phân tích mối quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan và 
người bản ... ó, 
Hà Lan phát triển nông nghiệp trồng lúa và mía trên những cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu thông qua 
lao động người Hán nhập cư, tiếp cận việc săn bắt hươu và khai thác da, nhung, thịt của hươu1 - 
lĩnh vực mà sau này mang lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty. Các ngôi làng bản địa cũng cung cấp 
các chiến binh cho người Hà Lan trong những thời điểm khó khăn, đặc biệt là trong cuộc thảm sát 
trên đảo Lamney vào năm 1636, đánh bại người Tây Ban Nha vào năm 1642 và lực lượng của 
Quách Hoài Nhất vào năm 1652. Khi tình hình trên đảo ổn định, các nhà truyền giáo người Hà Lan 
có cơ hội để truyền bá đức tin. Từ đây, ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ngày càng sâu rộng và mạnh 
mẽ trên vùng đất mới này. Vì vậy, bình định được các ngôi làng bản địa xung quanh được xem là 
―hòn đá nền tảng‖ cho việc gây dựng nên các thành công sau này của người Hà Lan. Đây không 
phải là sự kiện kết thúc xung đột giữa Hà Lan và thổ dân nhưng là một trong những bước tiến quan 
trọng trong quá trình thực dân hóa ở Formosa [1]. 
3.2. Thương điếm Zeelandia kiểm soát lao động nhập cư người Hoa 
Đầu những năm 30 của thế kỷ XVII, chính quyền Hà Lan ở Formosa đẩy mạnh khuyến khích 
người Hán nhập cư quy mô lớn đến Đài Loan, không chỉ vận chuyển miễn phí từ Phúc Kiến mà 
còn miễn phí thuế đất và những khoản thuế khác, miễn phí sử dụng bò thậm chí cho vay tiền để 
phát triển kinh tế nông nghiệp. Đổi lại, những người nhập cư phải trả 10% lợi nhuận khai thác 
được trên đất của thương điếm [2, tr.281]. Nhưng khi nền kinh tế của người Hoa đã khá vững 
chắc, Hội đồng thương điếm lo ngại thế lực lớn mạnh của người Hoa sẽ đe dọa vị thế thống trị 
của người Hà Lan. Do đó, chính quyền đã tìm mọi cách kiểm soát người Trung Quốc thu lợi 
nhuận trên người nhập cư, bù đắp những chi phí ngày càng cao của thương điếm thông qua việc 
ban hành hàng loạt các lệ phí và thuế mới. 
Hội đồng thương điếm Zeelandia đánh thuế cư trú hay thuế thân (hoofdbrief) được áp dụng 
cho tất cả các cư dân người Hán trên mười sáu tuổi (giống như thuế thân ở Trung Quốc đại lục), 
vừa để duy trì sự kiểm soát chặt chẽ người Trung Quốc tại Đài Loan vừa để loại trừ cướp biển. 
1 Trên bán đảo Đài Loan thế kỉ XVII, số lượng đàn hươu sao khá lớn (trên thân có nhiều đốm trắng, kích cỡ nhỏ) và 
cũng có một số lượng đàn nai (trên thân không có đốm trắng, kích cỡ lớn) nhưng số lượng không lớn như đàn hươu. 
Nhật Bản cũng là quốc gia có số lượng hươu sao lớn được gọi là sika (鹿) có nghĩa là "con nai". Do đó, trong những tư 
liệu cổ còn lưu lại, có tư liệu đề cập đến từ con nai (deer) hoặc hươu sao (shia deer). Để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn 
đọc, trong phạm vi bài viết này tôi sử dụng thống nhất thuật ngữ ―hươu‖. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 173 - 179 
 177 Email: jst@tnu.edu.vn 
Trước khi người Hà Lan xâm chiếm, người Trung Quốc đã tự do sinh sống và kinh doanh mà 
không phải đóng thuế nên ra sức chống lại quyết định này [1]. 
Bắt đầu từ giữa những năm 30 của thế kỷ XVII, thương điếm đã đảm bảo rằng người Trung 
Quốc đến Formosa trồng lúa sẽ không phải trả thuế theo thu hoạch. Về sau, thương điếm bán đấu 
giá quyền thu thuế đối với những cánh đồng lúa xung quanh Saccam cũng như đối với các cánh 
đồng trong các làng gần vịnh Đài Loan, được thể hiện rõ trong bảng 1. 
Bảng 1. Giá đấu giá ủy quyền thuế thu hoạch lúa gạo ở Đài Loan 
Năm Reals Tổng diện tích (morgens) Giá trung bình (per morgen) 
1644 1.640 — — 
1645 1.690 — — 
1646 — — — 
1647 6.370 3.299 1,9 
1648 16.590 4.175,5 4,0 
1649 2.801 — — 
1650 9.345 2.842 3,3 
1651 6.208 1.458,5 4,3 
1652 6.949 — — 
1653 8.901 — — 
1654 10.921 2.201 5,0 
1655 12.995 3.101,5 4,2 
1656 7.565 3.771,2 2,0 
1657 15.935 3.737,3 4,3 
(Nguồn: Andrade, Tonio, “How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish, and Han Colonization in the Seventeenth 
Century. Gutenburg-e, 2008, [1]) 
Các cánh đồng được thuê và những người canh tác đã nỗ lực để yêu cầu phải trả một nửa giá 
ngay lập tức và một nửa trả vào 6 tháng sau. Sau đó, việc bán đấu giá thuế gạo đã được tổ chức mỗi 
năm vào tháng 10. Những người nông dân không hợp tác phải đối mặt với tiền phạt lớn, trong đó 
bên cho thuê nhận được một phần tiền phạt đó [4, tr.152]. Chính sách này không cấm hoàn toàn 
nền thương mại giữa người Hoa với làng bản địa nhưng phải qua trung gian người Hà Lan hoặc 
phải có giấy phép. Những người muốn trao đổi thương mại với người bản địa yêu cầu phải mua 
một giấy phép ở Zeelandia. Từ 1647-1648, tổng doanh thu của thương điếm Zeelandia gần như 
tăng gấp ba lần trong khi đó diện tích đất sản xuất chỉ tăng 25% [2, tr.288]. Sự chênh lệch này là 
kết quả của việc tăng giá gạo vì chiến tranh, nạn đói của cư dân ven bờ biển của Trung Quốc và 
sự gia tăng người nhập cư đến Đài Loan. Từ khi hệ thống thuê được bán đấu giá công khai, 
thương điếm đã nhận được khoản tiền lớn và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính 
của người Hà Lan. Việc sử dụng người lao động Trung Quốc để thu lợi nhuận lớn là một lối kinh 
doanh rất đặc điệt của người Hà Lan chỉ có ở thương điếm Zeelandia. 
Thương điếm Zeelandia đã cố gắng để kiểm soát nguồn phân phối da hươu của người bản địa: xây 
dựng một nhà kho ở làng Sinkan để thu mua một lượng lớn da hươu và cấm thương nhân Trung 
Quốc, Nhật Bản tham gia vào việc kinh doanh da hươu [3, tr.211]. Năm 1638, Hội đồng Formosa yêu 
cầu tất cả thuyền tham gia vào việc buôn bán thú rừng phải ghé vào vịnh Đài Loan hoặc trại lính nhỏ 
của thương điếm ở Wankan để nhận được giấy phép. Sau khi thu mua thịt hươu, những thuyền này 
được gọi lại để cân, đóng lệ phí cho thương điếm và để đóng dấu xác nhận lên hàng hóa. Nhưng 
những thuyền này thường xuyên không quay trở lại xác nhận hàng hóa và nộp lệ phí cho người Hà 
Lan. Tất cả những hành động trốn thuế này khi bị bắt đều bị đưa về Zeelandia để trừng phạt [8]. 
Do khai thác quá mức, các hệ sinh thái truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng và số lượng 
đàn hươu giảm sút nhanh chóng nên quan chức thương điếm Zeelandia thấy cần phải hạn chế săn 
bắn. Năm 1639, người Hà Lan đã đặt ra quy định mới vừa bảo tồn các quần thể hươu vừa thu 
được lợi nhuận từ việc săn bắn của người Trung Quốc: thứ nhất, mùa săn bắn sẽ kéo dài từ đầu 
tháng mười đến cuối tháng ba và tất cả những thợ săn đều phải có giấy phép đi săn do thương 
điếm cấp; thứ hai, cấm hoàn toàn việc sử dụng các hầm bẫy bởi chất lượng của da hươu sẽ thấp. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 173 - 179 
 178 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hội đồng thương điếm cấp hai loại giấy phép săn bắn: một cho việc sử dụng lưới bắt với chi phí 
một real2 mỗi tháng; hai là cho phép thiết lập những hầm bẫy chi phí 15 reals mỗi tháng bởi sử 
dụng lưới chỉ có thể bắt được một con hươu một lần nhưng một hầm bẫy có thể mang lại 400- 600 
con hươu mỗi tháng [4, tr.179]. Thợ săn và thương nhân Trung Quốc tập trung bán thịt nai cho thị 
trường Trung Quốc nên muốn khai thác số lượng lớn thịt hươu nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan lại 
ưu tiên bán da hươu cho Nhật Bản nên muốn có những da hươu chất lượng cao [3, tr.211]. Điều này 
đã dẫn đến một xung đột lớn về lợi ích. Công ty thiệt hại rất lớn vì da hươu trong cạm bẫy bị đẫm 
máu, chỉ được giá một nửa so với hươu bắt lưới. Thợ săn Trung Quốc phản đối các quy định mới và 
phản đối việc cấp giấy phép của người Hà Lan. Tuy nhiên, điều cần nhận thấy ở đây là, dù với bất 
kỳ biện pháp nào, người Hà Lan cũng muốn kiểm soát toàn bộ nền kinh tế ở Đài Loan và quan 
trọng nhất là những lợi nhuận của Công ty phải không ngừng tăng trưởng [9]. Trong giai đoạn 1635 
- 1636, các kho trung chuyển ở Zeelandia vận chuyển 603.421 tấm da hươu với tổng giá trị là 
239.059 guilders
3
 đến Nhật Bản. Da hươu bền dai được người Nhật đánh giá cao, được sử dụng để 
làm áo giáp cho tầng lớp samurai. Các bộ phận khác của hươu được bán cho các thương nhân 
Trung Quốc để làm thực phẩm hay dược phẩm. Lợi nhuận lớn như vậy đã khiến chính quyền 
Formosa tìm mọi cách quản lý việc săn bắt hươu [4, tr.77]. 
Thương điếm tìm cách kiểm soát (thu thuế, cấp phép) mà không trực tiếp khai thác chứng tỏ, 
người Hà Lan đã chính thức xác nhận chủ quyền ở Đài Loan. Lợi nhuận thu được khi thiết lập 
được thương điếm ở Đài Loan đến từ thương mại ba bên giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan, Trung 
Quốc và Nhật Bản, cộng với khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đài Loan [10, 
tr.430]. Với tuyến thương mại đó, thương điếm Zeelandia đã trở thành đại lý sinh lời đứng thứ 
hai của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở phương Đông (sau thương điếm Hirado và Deshima ở Nhật 
Bản), mặc dù phải mất 22 năm thương điếm này mới có thể hoàn vốn và đem lại lợi nhuận. 
Đài Loan nằm trên tuyến đường thương mại từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á nên được rất 
nhiều các thế lực thương mại tìm cách chiếm giữ. Cùng thời điểm, người Hà Lan đến Formosa 
còn có người Anh và Tây Ban Nha thâm nhập hòn đảo. Năm 1626, người Tây Ban Nha cũng 
thiết lập một khu định cư tại Santissima Trinidad, xây dựng pháo đài San Salvador ở bờ biển phía 
bắc Đài Loan. Do đó, giữa Tây Ban Nha và Hà Lan thường xuyên có những xung đột để giành 
chủ quyền trên phần đảo này. Đến năm 1642, lực lượng liên quân giữa người Hà Lan và người 
bản địa đã tấn công vào pháo đài San Salvador nhằm trục xuất người Tây Ban Nha khỏi hòn đảo. 
Do thế lực không mạnh mẽ như người Hà Lan nên người Tây Ban Nha đành phải rút khỏi Đài 
Loan. Người Hà Lan đã làm chủ hoàn toàn vùng đất này đến năm 1662 [3, tr.300-309]. 
Những hoạt động quân sự và ngoại giao của thương điếm Zeelandia trong hơn 10 năm từ khi 
đặt chân lên Đài Loan góp phần hạn chế được sự phát triển và bành trướng của các đối thủ cạnh 
tranh khác. Quan trọng nhất, những làng bản địa xung quanh thương điếm đã chấp thuận sự cai 
trị của người Hà Lan. Hà Lan là quốc gia đầu tiên đặt chủ quyền lên vùng đất này. Do đó, 
Zeelandia trở thành một trong những thương điếm rất đặc biệt trong hệ thống thương điếm của 
người Hà Lan ở Đông Á. 
4. Kết luận 
Nếu như ở thị trường Nhật Bản, người Hà Lan sớm xác định được chỗ đứng vững chắc ở 
Hirado thì ở Đài Loan, họ phải trải qua một quá trình lâu dài và khó khăn mới ổn định được 
thương điếm Zeelandia. Sau những chiến dịch bình định, Hà Lan đã làm chủ hoàn toàn vùng đất 
này. Từ đây, họ thực hiện các chính sách thuộc địa hóa về kinh tế, chính trị, văn hóa. Trong đó, 
chính cai trị của thương điếm Zeelandia đối với cư dân bản địa đã khẳng định chắc chắn chủ 
quyền của người Hà Lan đối với Formosa. 
2 Một loại tiền đồng được đúc bằng bạc của người Tây Ban Nha, đúc tại Peru, Mexico và Sevilla, trị giá 46 stuiver 
(trước năm 1662) và 60 stuiver (sau năm 1662) 
3 Là loại tiền được lưu hành tại Hà Lan trước khi áp dụng đồng Euro, 1 guilder = 100 cent (xu) 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 173 - 179 
 179 Email: jst@tnu.edu.vn 
Quá trình thực thi chủ quyền của người Hà Lan được tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau 
như sử dụng lực lượng vũ trang đàn áp, sử dụng biện pháp kinh tế, ban hành những chính sách như 
pháp luật của một quốc gia. Về cơ bản, thương điếm của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đài Loan 
thuộc nhóm thương điếm được thành lập thông qua các cuộc chinh phạt và căn bản có quyền 
quản lý gần như tuyệt đối. Do đó, hoạt động của thương điếm Zeelandia có nhiều điểm khác biệt 
với các thương điếm khác của người Hà Lan ở Đông Á. Giống như một quốc gia, Công ty chỉ 
đạo thương điếm đúc tiền, đánh thuế và cai trị người dân sống xung quanh thương điếm với 
những quy định riêng về pháp luật. 
Sau khi làm chủ hoàn toàn đảo Đài Loan, Hà Lan thi hành những chính sách khai thác và phát 
triển kinh tế ở Formosa: khuyến khích lao động nhập cư từ lục địa Trung Quốc sang phát triển 
kinh tế nông nghiệp trồng mía và lương thực; thực thi các chính sách cai trị cư dân bản địa, thu 
thuế cư trú, thuế thu nhập đối với lao động Trung Quốc Những chính sách vừa khẳng định chủ 
quyền của người Hà Lan đối với Formosa vừa mang lại lợi nhuận rất lớn cho thương điếm. 
Formosa giống như thuộc địa đầu tiên của Hà Lan trong quá trình xâm nhập vào Đông Bắc Á. 
Lời cám ơn 
Bài báo là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Thái Nguyên, mã số 
ĐH2019- TN06-03. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] A. Tonio, How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish, and Han Colonization in the Seventeenth 
Century, Gutenburg-e, 2008. [E-book]. Available:  
[Accessed Apr. 02, 2021]. 
[2] A. Tonio, ―The Rise and Fall of the Spanish and Dutch Colonies on Taiwan, 1624-1662,‖ Emory 
University “Lost Colonies” Conference, March 26-27, 2004, pp.251-293. 
[3] B. Leonard, E. Natalie, and F. Evelien, The Formosan Encounter: Notes on Formosa's Aboriginal 
Society: A Selection of Documents from Dutch Archival Sources, Shung Ye Museum of Formosan 
Aborigines, vol. I, ISBN 9579976724, 1999. 
[4] C. William, Formosa under the Dutch: Described from Contemporary Records, Taipei, Taiwan: 
Southern Materials Center, ISBN 9576380839, 1997. 
[5] C. Hsin-hui, ―The Colonial 'Civilizing Process' in Dutch Formosa 1624–1662,” 2008. [E-book] 
Available: Brill, Leiden. 
[6] Davidson and M. James, The Island of Formosa Past and Present, Taipei, Taiwan: Southern Materials 
Center, 2005. 
[7] V. Veen and Ernst, ―How the Dutch Ran a Seventeenth-Century Colony: The Occupation and Loss of 
Formosa 1624–1662,‖ in Blussé, Leonard, Around and About Formosa. Taipei: Southern Materials 
Center, 2003, pp.141- 160. 
[8] C. Wei-chung, ―Emergence of Deerskin Exports from Taiwan under VOC (1624 – 1642),‖ Taiwan 
Historical Research, vol. 24, no. 3, pp. 1-48, September 2017. 
[9] H. T. Duong, ―Netherlands Policy on Chinese migrant workers in the Zeelandia factory (Taiwan) 
(1624-1662),‖ Vietnam Review of Northeast Asian Studies, vol. 198, no. 8, pp. 70-80, 2017. 
[10] A. Tonio, ―The Rise and Fall of Dutch Taiwan, 1624-1662: Cooperative Colonization and the Statist 
Model of European Expansion,‖ Journal of World History - University of Hawai’I Press, vol. 17, no. 
4, pp. 429-450, 2006. 

File đính kèm:

  • pdfqua_trinh_xac_lap_chu_quyen_cua_cong_ty_dong_an_ha_lan_voc_o.pdf