Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu

Trong công tác tìm kiếm thăm dò nói chung và tìm kiếm thăm dò dầu khí nói riêng, thăm dò địa chấn là phương pháp hàng đầu để

cung cấp bức tranh địa chất của khu vực, bên cạnh các phương pháp thăm dò điện, từ, trọng lực Bằng việc phát sóng đàn hồi vào môi

trường và bố trí thu sóng phản xạ từ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích nằm dưới lòng đất, từ đó xác lập cấu trúc địa chất của vùng

và xác định được các đối tượng quan tâm như tầng chứa dầu khí, đứt gãy Phương pháp thăm dò địa chấn đã phát triển vượt bậc, từ

thăm dò địa chấn 2D thu số liệu bằng băng giấy cho tới các phương pháp hiện đại như thăm dò 3D độ phân giải cao (broadband seismic)

tới địa chấn 4D, 4C, thăm dò địa chấn đa thành phần bao gồm sóng dọc, sóng ngang

Bài báo giới thiệu khái quát về phương pháp thăm dò địa chấn 2D trên biển. Từ việc thiết kế mạng lưới đến bố trí các thiết bị cần thiết

trong quá trình thu nổ như súng hơi, cáp thu và các phương pháp xử lý cơ bản như lọc tần số, cộng điểm sâu chung, xử lý vận tốc được

thực hiện trên tàu địa chấn trước khi đưa về trung tâm xử lý để giúp đánh giá chất lượng tài liệu địa chấn khi xử lý và minh giải số liệu

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 1

Trang 1

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 2

Trang 2

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 3

Trang 3

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 4

Trang 4

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 5

Trang 5

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 6

Trang 6

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6280
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu

Phương pháp thu nổ địa chấn 2D và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu
66 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
PHƯƠNG PHÁP THU NỔ ĐỊA CHẤN 2D VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU SƠ BỘ TRÊN TÀU
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 11 - 2020, trang 66 - 72
ISSN 2615-9902
Lê Hồng Lam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Email: lamlh@pvn.vn
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-06
Tóm tắt
Trong công tác tìm kiếm thăm dò nói chung và tìm kiếm thăm dò dầu khí nói riêng, thăm dò địa chấn là phương pháp hàng đầu để 
cung cấp bức tranh địa chất của khu vực, bên cạnh các phương pháp thăm dò điện, từ, trọng lực Bằng việc phát sóng đàn hồi vào môi 
trường và bố trí thu sóng phản xạ từ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích nằm dưới lòng đất, từ đó xác lập cấu trúc địa chất của vùng 
và xác định được các đối tượng quan tâm như tầng chứa dầu khí, đứt gãy Phương pháp thăm dò địa chấn đã phát triển vượt bậc, từ 
thăm dò địa chấn 2D thu số liệu bằng băng giấy cho tới các phương pháp hiện đại như thăm dò 3D độ phân giải cao (broadband seismic) 
tới địa chấn 4D, 4C, thăm dò địa chấn đa thành phần bao gồm sóng dọc, sóng ngang 
Bài báo giới thiệu khái quát về phương pháp thăm dò địa chấn 2D trên biển. Từ việc thiết kế mạng lưới đến bố trí các thiết bị cần thiết 
trong quá trình thu nổ như súng hơi, cáp thu và các phương pháp xử lý cơ bản như lọc tần số, cộng điểm sâu chung, xử lý vận tốc được 
thực hiện trên tàu địa chấn trước khi đưa về trung tâm xử lý để giúp đánh giá chất lượng tài liệu địa chấn khi xử lý và minh giải số liệu. 
Từ khóa: Địa chấn 2D, xử lý và minh giải số liệu.
1. Thiết kế mạng lưới tuyến khảo sát
Việc thiết kế mạng lưới tuyến địa chấn phải dựa vào 
mục đích khảo sát và bản chất đối tượng cần nghiên cứu 
(diện tích, hình dạng). Các tuyến địa chấn cần phải tính 
toán để che phủ được hết cấu tạo tiềm năng và đạt đủ 
bội cần thiết sau khi xử lý để có độ phân giải tốt. Mạng 
lưới lớn (50 km+) cho hình ảnh chung của khu vực. Các 
tuyến đan dầy (infill) với mạng lưới nhỏ hơn (500 m+) có 
thể đặt thêm để có hình ảnh chi tiết hơn. Các tuyến địa 
chấn cũng phải thiết kế để tránh các khu vực rủi ro cho tàu 
địa chấn trong quá trình thu nổ. Mục tiêu thứ 2 của thiết 
kế địa chấn là thu được lượng data tối đa trong khoảng 
ngân sách và thời gian theo kế hoạch. 
Khi thiết kế mạng lưới cần lưu ý các phân lớp địa chất 
được rõ hơn khi lát cắt 2D theo hướng dip vuông góc và 
chất lượng data, thường tốt hơn theo hướng dip vì thế 
hướng dip quan trọng hơn hướng strike trong thu nổ địa 
chấn 2D (Hình 1) [1]. 
Các tuyến được đánh số lẻ là tuyến dọc (theo quy ước) 
và các tuyến đánh số chẵn là tuyến ngang. Tọa độ đầu cuối 
của mỗi tuyến, độ dài của mỗi tuyến (số km Full-Fold - đủ 
bội) được cung cấp cho nhà thầu thu nổ (Hình 2) [2].
Việc khảo sát địa chấn 2D được tiến hành bởi tàu Polar 
Duke dựa vào tọa độ các tuyến cung cấp để khảo sát thực 
tế. Ví dụ, tàu chạy tuyến số TC06-001, theo hướng 45o tức 
là đi từ hướng 215o về phía 45o (Hình 2). Như vậy, khi chạy 
hết tuyến TC06-001, để tiết kiệm thời gian chuyển sang 
tuyến khác (line change - LC) thì thực hiện tiếp tuyến 
TC06-003 theo hướng 215o (tức là đi từ hướng 45o về 
hướng 215o). Coi SP1 là 1001 và cứ 25 m thì lại nổ 1 điểm 
cho đến bao giờ hết tuyến thì chuyển sang tuyến khác 
(Hình 3).
2. Quy trình khảo sát địa chấn 2D
Thu nổ địa chấn 2D được thực hiện theo phương pháp 
địa chấn phản xạ trên cơ sở tạo ra 1 nguồn phát sóng 
Ngày nhận bài: 23/7/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/7 - 6/12/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 7/12/2020. Hình 1. Hướng dip và hướng strike qua mô hình cấu tạo [1]
STRIKE DIP
67DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
gồm: nguồn nổ (source point, SP) và thu sóng tại điểm 
thu (receiver point, RP) cách SP tại 1 độ dịch x (offset). Mỗi 
khi vụ nổ xảy ra, điểm nổ phát ra sóng sơ cấp P (Primary 
waves) - trong xử lý địa chấn thường gọi là sóng dọc - lan 
truyền vào không gian bên dưới; sóng P là sóng đầu tiên 
được ghi lại và có thể truyền trong tất cả các môi trường. 
Khi thu nổ trên biển, không thu được sóng thứ cấp/sóng 
ngang S (secondary waves or S waves) do sóng S không 
truyền được trong môi trường nước. Khi tia sóng gặp các 
mặt phản xạ là ranh giới giữa 2 lớp đất đá có trở sóng âm 
học khác nhau (do vận tốc âm hoặc mật độ môi trường 
chênh lệch) thì xảy ra hiện tượng phản xạ - khúc xạ theo 
định luật Snell [2]. Lúc này, máy thu sẽ thu được các tín 
hiệu phản xạ sau một khoảng thời gian truyền sóng (two-
way travel time). 
Các thông số như: tốc độ tàu chạy, khoảng cách giữa 
các điểm nổ và độ sâu của mặt cắt địa chấn (tính bằng ms) 
có liên quan mật thiết đến nhau. Giả sử v là tốc độ tàu chạy, 
l là khoảng cách giữa các điểm nổ (thông số có trước), t là 
độ sâu mặt cắt (được yêu cầu). Như vậy, có thể quy định 
chính xác vận tốc của tàu để cho thời gian giữa 2 điểm nổ 
liên tiếp ít nhất phải bằng độ sâu mặt cắt (cũng là độ dài 
của các trace hay thời gian ghi của các kênh - channel).
2.1. Các thiết bị khảo sát cần quan tâm
2.1.1. Cáp thu (cable)
Tàu địa chấn 2D sử dụng 1 cáp thu nằm dưới mặt biển 
được kéo phía sau tàu 1 khoảng cố định. Khi tàu di chuyển 
cáp được lưu theo cuộn cáp hay còn gọi là drum (Hình 4). 
Độ dài cáp thu được thiết kế dựa vào chiều sâu của 
đối tượng thăm dò, thông thường từ 6 - 8 km. Cáp thu 
gồm nhiều section: đoạn đầu (lead-in section) đặc ruột và 
được bọc kim loại dẻo thay vì bơm dầu để có sức chống 
chịu áp suất cao từ nguồn nổ; các live section để thu nổ, 
mỗi se ...  120 mạch cộng cho 1 CDP. 
Nếu cáp dài 6 km nhưng đoạn mà thu được tín hiệu dưới 
sâu không phải có chiều dài bằng cáp mà chỉ bằng ½ chiều 
dài cáp (tức là 3 km với vị trí bất kỳ của nguồn nổ trước cáp). 
Công thức tính bội như sau:
Fold = (Number of Channel × GroupsInterval)/(2 × 
SPsInterval)
Nếu ta biết: SPsInterval = 2 × GroupsInterval thì:
Fold = ((Number of Channel)/2)/2 (= 480/2/2 = 120 
channel)
1 cáp dài 480 channel và cũng chỉ thu được tín hiệu 
của ranh giới phía dưới 1 đoạn tương ứng với 480/2 = 240 
channel. Và khi sort CDP sẽ chỉ tìm được các channel ở một 
phía của CDP (vì máy thu và SP phải đối xứng nhau qua CDP). 
Hình 8. 5 súng hơi làm tăng tỷ số tín hiệu năng lượng/bong bóng khí [1]
Hình 9. Các dạng bố trí kéo của dãy súng [1]
Xung chấn Bong bóng khí
Phát nổ súng lớn
Phát nổ súng nhỏ
Tổng bong bóng khí
Tất cả súng cùng bắn
Giao thoa lần hai
Giao thoa lần baGiao thoa lần đầu
Dãy súng hơi
Cáp thu
Dãy súng song song
Cáp thu
Dãy súng trải rộng
Cho nên 1 CDP là tín hiệu cộng của 1 đoạn tương ứng 
¼ độ dài cáp thu (120 channel).
Cách sắp xếp CDP thể hiện ở Hình 10. Số km đủ bội 
là số km của tuyến địa chấn có tất cả các CDP đều đủ 
bội, nghĩa là phải làm sao đó bố trí được 120 mạch (đối 
với tuyến khảo sát TC06 này). Thực tế số km thu nổ được 
là số km CDP (khoảng cách các CDP là 6,25 m) và chi phí 
được tính theo số km CDP đủ bội, không phải là Sail km.
2.2.2. Sail km 
Sail km là số km tàu chạy trong ngày. Trong mỗi 
ngày thu nổ (tính từ 0 giờ đến 24 giờ) thường xảy ra việc 
thay đổi tuyến nên sẽ mất quãng đường nào đó để vòng 
lại cũng như có thể có một số sự cố (về súng hơi, cáp, các 
thiết bị khác.) nên phải chạy lại, gây ra overlap. Quay 
vòng chuyển tuyến được thể hiện ở Hình 11. 
70 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
2.2.3. Overlap
Khi đang thu nổ trên 1 tuyến, ví dụ đến SP thứ 5430 gặp sự cố không 
thể tiếp tục thu nổ tiếp SP 5431 thì tàu phải quay lại (return) tạo ra overlap.
Các sự cố phải overlap có thể liệt kê ra như sau:
- Hỏng hóc kỹ thuật: hỏng súng, hỏng cáp, hỏng thiết bị định vị, hỏng 
thiết bị ghi
- Hoạt động đánh bắt cá: lưới nhiều, không thể đi qua được, phải quay 
vòng để chờ vớt chà, lưới.
- Thời tiết xấu: sóng to gây nhiễu lớn, dòng chảy mạnh gây góc lệch 
cáp lớn.
Trong Hình 11, nếu tuyến đi theo hướng 145o, bắt đầu có sự cố ở SP 
5430 thì sẽ quay vòng ngay ở SP 5430 (theo đường đứt đoạn) và quay trở lại 
SP 5300 để overlap 1 đoạn (gạch đậm) 130 SP nhằm đảm bảo đủ bội. Đoạn 
overlap được tính theo công thức sau:
OverlapLength = (LengthCable/2) + Offset = 6.000/2 
+ 250 = 3.250 m = 130 × 25 m
Như vậy, theo công thức trên tàu phải overlap 1 đoạn là 130 SP. 
2.2.4. Sequence
Line, overlap, sequence có quan hệ mật thiết và không tách rời. Nếu 1 
tuyến (1 line) làm việc không bị sự cố, tức là không có quay vòng để overlap, 
thì 1 line tương ứng với 1 sequence, còn khi có overlap (có sự cố) thì tuyến 
đó chia ra nhiều sequence. Số lượng sequence phụ thuộc số sự cố: có n sự 
cố thì có n+1 sequence. Giả thiết là có sự cố xảy ra với tuyến TC06-005 và 
ở khoảng giữa của tuyến, khi đó phải overlap ở đoạn giữa của tuyến (từ SP 
5300 đến SP 5430) thì lúc này tuyến TC06-005 sẽ có 2 sequence. Sau khi 
overlap lần 1, tiếp tục thu nổ, về sau cùng tuyến này có thể lại gặp sự cố và 
lại có thêm 1 sequence nữa. Giả thiết thu nổ hết tuyến TC06-005 chỉ có 2 lần 
overlap thì tuyến này gồm 3 sequence như sau (Hình 12):
Hình 10. Sơ đồ sắp xếp CDP và cộng mạch
SP3 SP2 SP1
R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7SP1
CDP
R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7SP2
 CDP
R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7SP3
 CDP
Line
t (ms)
x(m)
STACK
CDP
SP1 SP2 SP3 R3 R4 R5
Trace
Stacked
SORT CDP
Common shot point
traces before stack
- Seq1: Từ đầu cho đến điểm đầu 
của lần overlap đầu tiên;
- Seq2: Từ đầu của lần overlap đầu 
tiên đến điểm đầu của lần overlap thứ 2;
- Seq3: Từ điểm đầu của lần overlap 
thứ 2 đến khi kết thúc.
Điều này giải thích lý do khi toàn bộ 
khảo sát có khoảng 100 tuyến nhưng lại 
có tới 200 sequence, hoặc có thể hơn.
2.2.5. Các số liệu thu ghi cần quan tâm
Số liệu sau mỗi điểm nổ được 
module điện chuyển thành tín hiệu điện 
chuyển về bộ phận ghi trên tàu. Số liệu 
được ghi vào các băng từ (tape) và ghi 
ở dạng SEG-D. Ngoài số liệu sóng phản 
xạ địa chấn ghi trong các tape dạng 
SEG-D, còn phải ghi cả số liệu định vị 
(navigation) của các trace, các quan sát 
(ObsLog) về thời tiết, súng ống, cáp 
đều được ghi lại. Đây là các số liệu khi xử 
lý cần quan tâm.
2.2.6. Xử lý sơ bộ trên tàu
Tín hiệu địa chấn thu nổ giữa nguồn 
nổ và máy thu rất phức tạp, gồm có 5 
loại tín hiệu chính:
- Tín hiệu từ nguồn nổ: Trường 
sóng áp lực tạo ra từ nguồn nổ.
- Tín hiệu sóng phản xạ: Các mặt 
phản xạ trong lòng đất tích chập với 
xung sóng địa chấn.
- Tín hiệu địa chấn: Tất cả tín hiệu 
thu được từ nguồn nổ (sóng tán xạ, sóng 
khúc xạ, sóng phản xạ).
- Tín hiệu thu được: Tín hiệu đầu 
ra ở máy thu, sóng địa chấn và các loại 
nhiễu.
- Tín hiệu đo ghi: Tín hiệu địa chấn 
sau khi lọc, được ghi vào băng.
Các thông tin chứa trong tín hiệu địa 
chấn được đặc trưng bởi 3 tính chất: Tỷ 
số tín hiệu trên nhiễu (S/N ratio), độ rộng 
dải tần (bandwidth) và thời gian tồn tại 
của trường sóng (duration).
71DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu có thể có các ý nghĩa khác nhau tùy 
trường hợp. 
Trong thăm dò địa chấn, tín hiệu thu thường có dải tần khoảng 
0 - 250 Hz; trong xử lý, dải tần được cắt hẹp hơn, khoảng 5 - 80 Hz. 
Thời gian tồn tại của trường sóng phụ thuộc vào nguồn nổ và 
độ sâu đối tượng, trong thu nổ trên biển thời gian sóng tồn tại lên 
đến hàng vài trăm mili giây.
Trong quá trình thu nổ địa chấn, tín hiệu thu được phải đi qua 
bộ lọc đo ghi trước khi qua được ghi vào băng để đảm bảo là các 
tín hiệu này có thể được khôi phục tại trung tâm xử lý mà không 
gặp các vấn đề rối loạn về aliasing trong tần số tín hiệu. Các bộ lọc 
đo ghi cũng được sử dụng để loại bỏ các nhiễu không mong muốn 
(Hình 13) [6].
Trong lọc tín hiệu đo ghi, khoảng tần số nằm trong dải tín hiệu 
cho phép được gọi là băng thông passband), bộ lọc chứa dải tín 
hiệu cho phép được gọi là band-pass filter. Khoảng tần số nằm 
ngoài dải tần số cho phép được gọi là vùng bị loại trừ (reject area 
hay reject zone).
Phương pháp lọc nhiễu phổ biến nhất trong thu nổ địa chấn là lọc 
tần số và bước sóng trong thiết bị thu địa chấn. Bộ lọc F-K là chuyển 
đổi 2D Fourier trong quá trình thu tín hiệu địa chấn, biểu thị tín hiệu 
địa chấn lên miền F-K (tần số sóng theo thời gian và tần số sóng theo 
Hình 12. Sequence
Hình 11. Thay đổi tuyến và overlap tuyến
TC06 - 005
Overlap1 Overlap2
Seq1 Seq2 Seq3
TC06 - 005- 015 TC06 - 005A - 016 TC06 - 005B - 017
TC06 - 001 
TC06 - 003 
TC06 - 005 
5300
5430
khoảng cách máy thu) (Hình 15). Sự tách biệt giữa 
tín hiệu và nhiễu trong bộ lọc F-K là kết quả của 
sự khác biệt trong vận tốc biểu kiến. Nếu chính 
xác hóa được khoảng cách máy thu, có thể loại 
bỏ nhiễu trong khi giữ lại được tối đa tín hiệu [6]. 
Độ sâu máy thu cũng ảnh hưởng đến dải 
tần số của tín hiệu, nhiễu, sóng phản xạ nhiều và 
hiệu chỉnh tĩnh. Trong địa chấn biển, độ sâu của 
nguồn được tính toán lại để loại bỏ sóng ghost. 
Độ sâu thông thường là 6 - 7 m.
Trên tàu tiến hành lọc tần số (tần số cao, tần 
số thấp, lọc dải) đối với các số liệu ban đầu ghi 
được. Các bộ lọc này loại bỏ nhiễu xung quanh 
(ambient) như: nhiễu chân vịt của tàu, nhiễu do 
sóng biển, nhiễu do mật độ tàu chở hàng nhiều 
(các tàu chở hàng thường rất lớn và tầm ảnh 
hưởng rộng).
Các xử lý sơ bộ trên tàu nhằm đưa ra 1 mặt 
cắt sơ bộ chỉ gồm vài bước chính sau:
- Lọc tần số; 
- Chuyển khuôn từ SEG-D sang SEG-Y;
- Bắt vận tốc (Velocity Analysis);
- Cộng thô (BruteStack);
- Lọc ngược (Deconvolution).
Về nguyên tắc thì các bước này không có gì 
khác so với xử lý chính thức trong phòng. Tuy 
nhiên, chỉ mang tính sơ bộ nên sản phẩm chỉ để 
xem xét ban đầu và tham khảo cho xử lý sau này. 
Các bước xử lý sau này không phải tiếp tục từ xử 
lý sơ bộ trên tàu mà bắt đầu lại từ đầu. Đây là 
điểm cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
Sản phẩm xử lý sơ bộ là các băng địa chấn 
nhưng mới xử lý sơ bộ, gọi là các băng giấy 
BruteStack (cộng thô). Băng này nhìn chung 
cho biết thông tin địa chất khu vực nhưng còn 
bị ảnh hưởng của rất nhiều nhiễu, đặc biệt là 
nhiễu phản xạ nhiều lần, nhiễu tán xạ Các loại 
nhiễu này che khuất các cấu trúc địa chất. Nhìn 
vào mặt cắt BruteStack có thể biết được các loại 
nhiễu qua đó có thể đánh giá được chất lượng 
thu nổ của tuyến địa chấn.
- Trước tiên, thiết bị xử lý trên tàu không 
thể bằng các trung tâm xử lý trên đất liền. Trên 
tàu Polar Duke chuyên xử lý bằng Promax, chưa 
cập nhật các chương trình xử lý chuyên sâu.Hình 13. Tần số lý tưởng cho bộ lọc [6]
Biên độ
Tần số (Hz)
0
-18
-36
(dB)
Điểm 3dB trở xuống
Độ dốc (dB/octave)
Điểm "nửa năng lượng"
3dB
f1 f3f2 f4
72 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
- Quy trình bắt vận tốc khá đơn giản, chỉ có 1 lần với 
1 màn hình (tuy cũng sử dụng cả 3 phương pháp là vận tốc 
không đổi, phổ vận tốc và CDP gather). Các bước bắt vận 
tốc rất thưa so với xử lý chính thức.
- Cộng với số bội đủ nhưng mặt cắt không thể hiện đủ 
số trace và chắc chắn là với vận tốc sơ bộ, chưa chính xác.
- Thiếu các bước lọc nhiễu như: Radon, SRMA (Surface 
Relatived Multiple Amptitude). Trong xử lý chính thức 
không chỉ bắt vận tốc 1 lần mà tới 3 - 4 lần; cùng với đó là 
lọc phản xạ nhiều lần bằng Radon, SRMA; lọc tán xạ bằng 
dịch chuyển địa chấn; các bước này còn xen kẽ nhau
3. Kết luận
Ngày nay với tiến bộ của khoa học công nghệ đã có 
nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ, thiết bị nổ cũng như 
về công nghệ xử lý số liệu địa chấn góp phần nâng cao hiệu 
quả của công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí Tuy nhiên, 
Hình 14. Tín hiệu và nhiễu trên miền F-K [6]
Miền tín hiệu F-K
Tần số 
(Hz)
Tín hiệu thu (bên trục, 
gần thẳng đứng trên 
trục máy thu)
Vận tốc sóng tăng dần
Nhiễu (nhiễu 
mặt đất, 
nhiễu từ nổ 
khí)
Tần số sóng theo khoảng cách +k-k
f
việc thu nổ địa chấn 2D là phương pháp cơ bản, vẫn được 
sử dụng làm tiền đề cho các bước thăm dò tiếp theo. Số 
liệu địa chấn 2D được sử dụng hiệu quả trong suốt quá 
trình thăm dò, thẩm lượng và quản lý mỏ sau này.
Tài liệu tham khảo
[1] Brian J. Evans, A handbook for seismic data 
acquisition in exploration. Society of Exploration 
Geophysicists, 1997. DOI:10.1190/1.9781560801863. 
[2] Martin H. Weik, “Snell's law”, Computer Science 
and Communications Dictionary. Springer, 2000. DOI: 
10.1007/1-4020-0613-6_17633.
[3] Nguyễn Quang Minh, "Nghiên cứu đặc điểm cấu 
trúc móng trước Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa và Tư 
Chính - Vũng Mây", Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại 
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 
DOI: 10.13140/RG.2.1.4291.4962.
[4] Mitcham Industies, "Sercel sentinel®". [Online]. 
Available: 
for-lease/marine-seismic/streamer-systems/sercel-
sentinel/.
[5] Taylor Gross, "The value proposition of 3D and 
4D marine seismic data", 2017.
[6] Öz Yilmaz, Seismic data analysis. 
Society of Exploration Geophysicists, 2001. DOI: 
10.1190/1.9781560801580.
[7] Mai Thanh Tân, Thăm dò địa chấn trong địa chất 
dầu khí. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2007.
Summary
In the exploration of the Earth’s resources in general or in the particular petroleum exploration, seismic exploration is the most effective 
method to provide a picture of the regional geology, followed by other techniques such as Resistivity, Gravity and Magnetic methods. By using 
sources to produce seismic wave propagation into the surface of the Earth and arranging receivers to receive the reflection signals from the 
reflectors of bedding surfaces underneath, the seismic exploration technique could help to define the structural geology of the region and 
identify major objectives such as petroleum reservoirs or faults, etc. The seismic exploration technique has developed significantly, from the 
early days with 2D seismic analysis on papers to the high-end methods like 3D broadseis, 4D and 4C (multi-component seismic exploration 
including P-wave and S-wave).
This paper gives a brief introduction of the 2D marine seismic exploration technique. The process starts from designing a 2D seismic 
acquisition survey to arranging necessary equipment for the acquisition process such as air guns and cables, and fundamental seismic processing 
methods such as frequency filtering, common midpoint, and velocity analysis which are performed on the seismic vessel before transferring to 
the processing centre, which helps the geo-engineers to evaluate the seismic data quality in seismic processing and seismic data analysis. 
Key words: 2D seismic, data processing and analysis.
2D SEISMIC ACQUISITION AND ONBOARD PRE-PROCESSING METHOD 
Le Hong Lam
Vietnam Oil and Gas Group
Email: lamlh@pvn.vn

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_thu_no_dia_chan_2d_va_xu_ly_so_lieu_so_bo_tren_t.pdf