Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế

Phát triển hoạt động ẩm thực đường phố là xu thế phù hợp với sự phát triển về du lịch (DL),

đặc biệt với những thành phố lớn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu

của khách DL trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để hoạt động ẩm thực đường phố tạo được sức hút

và độ tin cậy của du khách, đồng thời ổn định về môi trường, thì cần phải xây dựng kế hoạch phát

triển ở mỗi tuyến đường, địa phương thuộc thành phố. Bài viết trình bày thực trạng, định hướng và

giải pháp cho việc phát triển ẩm thực đường phố ở một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh

(TPHCM) nhằm thu hút khách DL, đặc biệt là du khách quốc tế.

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 1

Trang 1

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 2

Trang 2

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 3

Trang 3

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 4

Trang 4

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 5

Trang 5

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 6

Trang 6

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 7

Trang 7

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 8

Trang 8

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 9

Trang 9

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 6900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế

Phát triển ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 16, Số 2 (2019): 123-137 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 16, No. 2 (2019): 123-137
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
123 
PHÁT TRIỂN ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 
Phạm Xuân Hậu, Bùi Xuân Thắng 
Khoa Du lịch – Trường Đại học Văn Hiến 
Tác giả liên hệ: Email: haupx@vhu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 30-01-2019; ngày nhận bài sửa: 18-02-2019; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 
TÓM TẮT 
Phát triển hoạt động ẩm thực đường phố là xu thế phù hợp với sự phát triển về du lịch (DL), 
đặc biệt với những thành phố lớn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu 
của khách DL trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để hoạt động ẩm thực đường phố tạo được sức hút 
và độ tin cậy của du khách, đồng thời ổn định về môi trường, thì cần phải xây dựng kế hoạch phát 
triển ở mỗi tuyến đường, địa phương thuộc thành phố. Bài viết trình bày thực trạng, định hướng và 
giải pháp cho việc phát triển ẩm thực đường phố ở một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh 
(TPHCM) nhằm thu hút khách DL, đặc biệt là du khách quốc tế. 
Từ khóa: ẩm thực đường phố, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, du khách quốc tế. 
1. Đặt vấn đề 
Ngày nay, ẩm thực đã trở thành một phần không thể thiếu được trong các hoạt động 
DL (DL). Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn uống cho thực khách thì ẩm thực còn được coi là 
nhân tố quan trọng truyền bá văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương tới 
các quốc gia trên thế giới thông qua khách DL. Theo nghiên cứu của tổ chức Liên Hiệp Quốc 
(2007) về lương thực và nông nghiệp, mỗi ngày thế giới có tới 2,5 tỉ người tiêu thụ ẩm thực 
đường phố. Một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Philippines đã khai thác giá trị ẩm 
thực đường phố với tư cách là sản phẩm độc đáo để thu hút khách DL quốc tế. 
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật, đầu mối 
giao thông, một điểm đến hấp dẫn của khách DL trong nước và quốc tế. Trong nhiều năm 
qua, hoạt động ẩm thực đường phố không ngừng phát triển với những sản phẩm độc đáo ba 
miền và của nhiều quốc gia khác. Trưởng Ban quản lí ATTP của thành phố, bà Phạm 
Khánh Phong Lan cho biết, hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng hơn 20.000 cơ sở kinh 
doanh ẩm thực đường phố với hơn 24.500 người tham gia. Thành phố có kế hoạch xây 
dựng 60 phường xã điểm và 20 khu ẩm thực đường phố. Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt 
động ẩm thực chủ yếu phục vụ nhu cầu của cư dân Thành phố và khách DL nội địa với 
những loại sản phẩm chất lượng và dịch vụ chưa cao, đơn điệu, vệ sinh môi trường, an 
toàn, an ninh còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, chưa tạo 
được sức cuốn hút du khách quốc tế. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hợp lí, khai thác 
hiệu quả hoạt động ẩm thực đường phố nhằm tăng sự hấp dẫn thu hút khách DL quốc tế, 
làm tăng sức cạnh tranh cho DL TPHCM. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 122-137 
124 
2. Cơ sở lí luận và thực tiễn 
Về cơ sở lí luận, tập trung nghiên cứu những khái niệm và vấn đề có liên quan đến ẩm 
thực và ẩm thực đường phố, như: Ẩm thực; ẩm thực đường phố; đặc điểm của ẩm thực đường 
phố, vai trò của ẩm thực đường phố trong đời sống và trong DL, các điều kiện phát triển ẩm 
thực đường phố (nền văn hóa ẩm thực, nguồn nhân lực, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), 
nhu cầu thưởng thức ẩm thực đường phố của du khách) và các chính sách phát triển. 
Về cơ sở thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động ẩm thực đường phố tại các 
thành phố ở một số nước: Ở Singapore, điển hình với những món ăn đường phố nổi tiếng 
và phong phú như cơm gà Hải Nam, cháo, các món mì hải sản bak Chor mee (mì thịt lợn), 
tulang sup (súp tủy xương); min chiang Kueh (bánh đậu phộng). Tại Bangkok - Thái Lan, 
được coi là thiên đường của ẩm thực đường phố, nổi tiếng là khu Yaowarat, chợ 
Ratchawat, đường Charoen Krung, Petchaburi Soi 5, Sukhumvit 38 Ở Penang – 
Malaysia, các khu ẩm thực nổi tiếng là Lorong Baru, Persiaran Gurney, Lebuh Presgrave, 
Jalan Batu Ferringhi. Tại Đài Bắc - Đài Loan, nơi nổi tiếng châu Á bởi văn hóa ẩm thực 
đường phố; các khu ẩm thực nổi tiếng là chợ đêm Shilin, chợ đêm Raohe, Tonghua, phố 
Huaxi Ở Sydney – Úc có những địa điểm ẩm thực nổi tiếng là chợ đêm (Night Noodle 
Markets) trên đường Hyde Park, Cabramatta hoặc Marrickville, ở ngoại ô phía Tây 
Sydney. Ở Berlin – Đức có các khu ẩm thực đường phố nổi tiếng là Wochenmarkt, chợ 
Neue Heimat, chợ Bite Club, chợ Platoon Kunsthalle. Ở London – Anh có các khu ẩm thực 
đường phố nổi tiếng là chợ Wapping, Parliament Hill Farmers, London Bridge Farmers, 
Twickenham Farme 
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: Khách DL quốc tế đến TPHCM. Một số loại ẩm thực đường 
phố chủ yếu phục vụ khách DL quốc tế đến TPHCM. 
Phạm vi nghiên cứu: Một số đường phố chính tại khu vực Quận 1, Quận 3, Quận 5, 
TPHCM; khu vực có các hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố diễn ra khá mạnh và là 
nơi có lượng khách DL quốc tế tập trung đông. Số liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập từ 
tháng 01/2018 đến tháng 8/2018. 
Phương pháp nghiên cứu: 
(i) Phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu: Thu thập tài liệu, tư liệu từ các báo cáo tổng 
kết của các đơn vị hoạt động DL về hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố; các nhận 
định, đánh giá của lãnh đạo Thành phố về định hướng phát triển kinh doanh ẩm thực 
đường phố. 
(ii) Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với 120 phiếu 
(bằng tiếng Anh) đối với khách DL quốc tế (Quận 1: 50 phiếu, Quận 3; 30 phiếu, Quận 5: 
40 phiếu) tại các điểm sau: 
- Quận 1: Đường Bùi Viện, Hai Bà Trưng (hẻm 76), Cô Giang; chợ ẩm thực Bến 
Thành, Tôn Đức Thắng (khu phố bán hàng rong Bạch Đằng), Nguyễn Thị Minh Khai và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
12 ... dé 18 45,0 09 22,5 13 32,5 
Hủ tiếu sate Quảng Ký 21 52,5 10 25,0 09 22,5 
Cháo Tiều 20 50,0 14 35,0 06 15,0 
Há cảo, sủi cảo 12 30,0 15 37,5 13 32,5 
Rau câu, bánh flan, cacao đá 11 27,5 19 47,5 10 25,0 
Bánh hẹ 10 25,0 12 30,0 18 45,0 
Chè trứng gà 12 30,0 15 37,5 13 32,5 
Khổ qua, cà, ớt 10 25,0 16 40,0 14 35,0 
Hồ lô nướng 08 20,0 19 47,5 13 32,5 
Mì vịt tiềm 18 45,0 21 52,5 01 2,5 
Bánh bò thốt nốt 13 32,5 16 40,0 11 27,5 
Bột chiên 16 40,0 11 27,5 13 32,5 
Hủ tiếu bò kho 21 52,5 13 32,5 06 15,0 
Trứng gà nướng 15 37,5 12 30,0 13 32,5 
Nguồn: Kết quả khảo sát 40 mẫu, thời gian từ 15/5 đến 30/10/2018 
Bảng 6 cho thấy các món ăn đồ uống đường phố ở Quận 5 có tỉ lệ du khách đánh giá 
không hài lòng tuy không quá nhiều nhưng đều ở hầu hết các món ăn được hỏi (có khác 
với ở Quận 1 và Quận 3). Nguyên nhân chính là do các món ăn, đồ uống mang đậm hương 
vị của người Hoa, du khách ở các nước châu Âu và châu lục khác do không hợp khẩu vị 
nên thường đánh giá thấp. Mĩ quan và ATVSTP nơi đây dễ làm cho du khách có cảm nhận 
không thích sử dụng. 
4.3. Đánh giá chung về hoạt động ẩm thực đường phố ở TPHCM (kết quả khảo sát tại 
những địa điểm được chọn) 
Về mức độ hoạt động ẩm thực đường phố: Hoạt động diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ từ các 
đường phố lớn đến phố nhỏ (trong các hẻm), thời gian hoạt động thường xuyên từ sáng 
sớm đến tận đêm khuya (đặc biệt là từ 17 giờ đến 22 giờ). Các món ăn, đồ uống phong 
phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc đang sinh sống tại các địa 
phương. Đa phần các món ăn, đồ uống được du khách đánh giá cao. Tuy nhiên, việc tổ 
chức chưa đạt được sự thống nhất và chuẩn mực, gây sự thiếu yên tâm cho du khách. 
Về địa điểm, không gian, đội ngũ phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là 
những vấn đề nổi cộm mà du khách đánh giá không cao, khó chấp nhận ở hầu hết các điểm 
kinh doanh tại các quận khảo sát (quán chật hẹp, các công trình hỗ trợ vệ sinh thiếu; nơi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
133 
chế biến thực phẩm, nấu ăn chưa sạch sẽ; đội ngũ phục vụ thiếu nghiệp vụ, không chuyên 
nghiệp); trong khi yêu cầu một món ăn ngon phải hội tụ tối thiểu các yếu tố, đó là: 
“ngon mắt” (được trang trí như tác phẩm nghệ thuật), “ngon mũi” (đảm bảo có mùi thơm, 
hương vị đặc trưng), “ngon miệng” (tạo ấn tượng và giữ chân khách) và “ngon tinh thần” 
(khách hàng cảm thấy vui khỏe, thoải mái về thể chất và tinh thần sau khi dùng món ăn). 
Về việc tổ chức quản lí hoạt động ẩm thực đường phố: Chưa được sự quan tâm đúng 
mức của các cấp quản lí, chưa có sự sắp xếp, quy hoạch thống nhất (các quán bán hàng, xe 
hàng lấn chiếm lòng lề đường, thiếu trật tự). Một số quận có thực hiện quy hoạch, nhưng 
triển khai thực hiện và điều hành chưa hiệu quả (Quận 1); đặc biệt là vấn đề kiểm soát vệ 
sinh thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách (Bác sĩ Lê Văn Thể, Trung tâm Y tế dự 
phòng Quận 1 cho biết: Địa bàn Quận 1 chỉ hơn 7km2 nhưng có hơn 2200 điểm bán thực 
phẩm đường phố, trong đó có nhiều người bán từ địa bàn khác đến, họ không chịu chấp 
hành thì chính quyền cũng “bó tay”). Đặc biệt là ngành DL, chưa đề xuất được phương án 
khả thi để góp phần phát triển loại hình kinh doanh ẩm thực đường phố, mặc dù họ thường 
xuyên đưa khách đến thưởng thức ẩm thực đường phố. 
Về ý thức trách nhiệm của các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố: Vấn đề này còn 
nhiều hạn chế, các hộ kinh doanh chưa chủ động tạo sự liên kết chặt chẽ với nhau. Tình 
trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra, người bán hàng rong chèo kéo, ép mua 
hàng làm cho khách DL không hài lòng; coi trọng lợi ích cá nhân “chỉ vì lợi nhuận”, ít chú 
ý đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường chung (Bà Nguyễn Thị 
Huỳnh Mai Chi, Cục phó Chi cục VSATTP TPHCM cho biết: Người bán còn chưa được 
trang bị kiến thức về VSATTP và chưa có ý thức trong việc thực hiện đúng quy định về 
VSATTP...; nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến được mua với giá rẻ không rõ nguồn 
gốc xuất xứ, không đảm bảo VSATTP nên việc quản lí, kiểm soát truy nguồn gốc cũng gặp 
nhiều khó khăn). 
Về hoạt động xúc tiến, quảng bá ẩm thực đường phố: Hiện nay, hoạt động này còn 
nhiều bất cập, ngành DL TPHCM chưa thực sự đầu tư nhân lực, vật lực. Các hoạt động 
quảng bá hầu như tự phát từ các hộ kinh doanh, nặng về tình thế, thiếu kế hoạch chiến lược 
lâu dài. Kết quả khảo sát về thông tin để du khách biết và đến với ẩm thực đường phố từ 
120 du khách nước ngoài (ở Quận 1, Quận 3, Quận 5) đã phản ánh điều này (xem Biểu đồ). 
Biều đồ. Khách DL quốc tế đến với ẩm thực đường phố qua các kênh thông tin 
(Ý kiến từ 120 du khách quốc tế) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 122-137 
134 
5. Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển ẩm thực đường phố để thu hút 
khách DL quốc tế tại TPHCM 
5.1. Định hướng 
Trong chiến lược quy hoạch phát triển DL TPHCM giai đoạn 2015 – 2020 (nằm 
trong đề án Quy hoạch phát triển DL TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2030) đã đề ra: 
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đối với ngành DL theo hướng đồng bộ, 
hiện đại, đi vào chiều sâu và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành 
chức năng và nhân dân Thành phố về vai trò và hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành DL. 
Nâng cao hình ảnh “TPHCM – Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” tạo chuyển biến 
mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm DL... đảm bảo môi trường DL an toàn, thân thiện 
với du khách 
“Định hướng khai thác ẩm thực trong phát triển DL để khẳng định vai trò của ẩm 
thực nói chung và ẩm thực đường phố nói riêng, sắp tới, Thành phố sẽ xây dựng, phát triển 
sản phẩm DL đặc trưng và khai thác thế mạnh về DL, trong đó có việc phát triển sản phẩm 
DL ẩm thực với mục đích tập trung cho khách DL quốc tế kết hợp tham quan và học tập, 
chế biến ẩm thực vùng miền tại các làng DL, khu DL; tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm 
thực trong và ngoại thành Thành phố” (theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở DL 
TPHCM). Sở DL Thành phố sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, lễ hội ẩm 
thực nhằm giới thiệu những món ăn, nét ẩm thực đặc sắc của Thành phố cho du khách 
trong và ngoài nước, đặc biệt là du khách nước ngoài. 
Thực tiễn đã cho thấy, 100% du khách có nhu cầu và thích được thưởng thức ẩm tại 
điểm đến, 71,7% du khách thường xuyên sử dụng món ăn đường phố. Những ý kiến của du 
khách (tại các Quận 1, 3, 5) đã cho thấy thực trạng phát triển ẩm thực đường phố còn nhiều 
bất cập chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy Thành phố cần phải có những giải pháp 
phù hợp để thu hút khách quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của DL trong phát triển chung 
của Thành phố. 
5.2. Các giải pháp 
 Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
135 
- Cần xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển ẩm thực đường phố gắn liền với hoạt động 
DL. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm ẩm thực đường phố (từ kinh nghiệm 
của một số thành phố ở các quốc gia (Bangkok – Thái Lan, Seoul – Hàn Quốc, Manila – 
Philippines); tại các quận, huyện có nhiều điểm DL và điểm lưu trú, với các món ăn thức 
uống truyền thống địa phương nhưng phù hợp với thị trường khách quốc tế. 
- Đầu tư nhân rộng mô hình ẩm thực đường phố sạch từ mô hình thí điểm về thức ăn 
đường phố an toàn tại Phường 12, Quận 4 và phường Tân Thành, quận Tân Phú (có 195 cơ 
sở và 286 người tham gia); đặc biệt là các khu vực trung tâm có lượng khách DL quốc tế 
tập trung đông như: phố ẩm thực Cô Giang (Quận 1), hẻm 51 Lý Tự Trọng, khu ăn uống 
chợ Bàn Cờ (Quận 3), khu vực Hồ Con Rùa (Quận 3), hẻm 284 Lê Văn Sỹ (Quận 3), hẻm 
14 Trần Bình Trọng (Quận 5). 
- Xây dựng kế hoạch liên kết giữa các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố với các 
doanh nghiệp kinh doanh DL để họ đầu tư mở các tour khám phá ẩm thực đường phố (các 
công ti lữ hành như Saigontourist, Vietravel, TST, Fiditour đã thực hiện nhưng hiệu quả 
chưa như mong muốn, vì thiếu sự gắn kết chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm). 
- Thiết lập mạng lưới kiểm tra, đánh giá về chất lượng ATVSTP tại các cơ sở kinh 
doanh ẩm thực, qua việc dán mác kiểm định, ghi nguồn gốc xuất xứ của từng loại ẩm thực 
và cả những dụng cụ sử dụng cho quá trình chế biến và sử dụng thức ăn, đồ uống. Đội ngũ 
chuyên thực hiện công tác giám sát, hướng dẫn, kiểm tra, xử lí cả các vấn đề liên quan tới 
an toàn vệ sinh thực phẩm phải là người có trình độ chuyên môn và chuyên nghiệp. 
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của Nhà nước 
về ATVSTP, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về ATVSTP cho người lao 
động và chủ cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố. Thực hiện các cam kết trách nhiệm với 
các cơ sở trên nền tảng quy định của pháp luật. 
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm trước chính quyền về sự hợp tác giữa Sở DL và 
Sở Y tế trong kiểm tra đánh giá mức độ ATVSTP của các hộ kinh doanh thức ăn đường 
phố. Các cấp chính quyền có định chế tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cơ sở thực 
hiện tốt, nghiêm khắc xử lí các cơ sở vi phạm. 
- Khi quy hoạch, sắp xếp các điểm bán hàng tại các hẻm, đường phố sát các khu vực 
công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu DL, khu lễ hội, khu triển lãm) cần có bộ phận 
kiểm tra để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch; vị trí bán hàng phải cách biệt các nguồn gây ô 
nhiễm. Các dụng cụ để chế biến, bảo quản bảo đảm vệ sinh (bàn ghế, giá tủ để bày bán 
thức ăn, đồ uống). Nguồn thực phẩm, phụ gia phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và dán 
nhãn công khai theo quy định. 
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động bằng việc tổ chức thường xuyên các lớp (đợt) 
tập huấn về kĩ năng, nghiệp vụ (kĩ năng giao tiếp, phục vụ, ngoại ngữ, văn hóa ẩm thực...); 
ý thức tuân thủ các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và các kĩ năng nấu, pha chế, trình 
bày món ăn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 122-137 
136 
- Thực hiện đều, thường xuyên việc khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện 
sức khỏe cho nhân viên trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm. 
- Xây dựng nét văn hóa khi xúc tiến quảng bá ẩm thực đường phố qua các đợt tham 
gia hội chợ ẩm thực trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho du khách tham gia vào công đoạn 
chế biến và thưởng thức món ăn Phát hành rộng rãi tài liệu giới thiệu ấn phẩm bằng 
nhiều thứ tiếng đặt tại các tại các điểm DL, các sân bay, cửa khẩu Thông tin đúng trên 
các phương tiện thông tin về ẩm thực đường phố (các món ăn nổi tiếng, đặc trưng, các địa 
điểm cung cấp ẩm thực). 
- Có kế hoạch chiến lược bảo tồn, phát triển các món ăn, thức uống mang đậm bản sắc 
văn hóa của cộng đồng dân cư thành phố. Tổ chức các cuộc thi nấu ăn và chế biến, tôn 
vinh tài năng trong chế biến ẩm thực đường phố. 
- Hoàn thiện và ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất, đầy đủ, hợp lí (ưu 
đãi, khen thưởng, xử phạt) với hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố để thu hút đầu 
tư vào kinh doanh loại hình này. 
- Tăng cường quản lí theo pháp luật với việc đảm bảo về ATVSTP, giữ gìn cảnh quan 
đô thị. Đảm bảo an ninh an toàn cho du khách quốc tế khi họ tham gia thưởng thức văn hóa 
ẩm thực tại các đường phố. 
6. Kết luận 
TPHCM có ưu thế tuyệt đối về vị trí địa lí, là đầu mối giao thông (hàng không, 
đường sắt, đường biển, đường bộ); trung tâm chính trị, văn hóa (có đủ 54 dân tộc sinh 
sống); trung tâm kinh tế (đóng góp khoảng 40% GDP quốc gia). Với lịch sử hơn 300 năm 
phát triển, nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, có sức thu hút du khách quốc tế. Ngành 
DL Thành phố đang được đầu tư lớn và đang trên đà phát triển để khẳng định vị thế của 
ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ẩm thực đường phố là một bộ phận cấu thành hệ thống 
sản phẩm DL, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người mà còn chứa đựng 
bản sắc văn hóa của dân tộc mà du khách trong và ngoài nước luôn muốn tìm hiểu. Trong 
những năm qua, ẩm thực đường phố TPHCM đã phát huy được vai trò lớn góp sức cho DL 
phát triển. Tuy mức độ hoàn thiện và sự lan tỏa chưa rộng, hiệu quả còn khiêm tốn, song hi 
vọng tương lai, khi TPHCM thực hiện thành công các giải pháp đề ra, chắc chắn sự đóng 
góp của ẩm thực đường phố trong lĩnh vực thu hút du khách quốc tế sẽ đem lại nguồn lợi 
tích lũy lớn cho ngành DL nói riêng và kinh tế – xã hội Thành phố nói chung. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Thượng Hồng. (1997). Món ngon Sài Gòn. Đồng Nai: NXB Đồng Nai. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
137 
Cao Xuân Huy. (sưu tầm và giới thiệu) (2004). Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam. TPHCM: 
NXB Trẻ. 
Mai Khôi, Vũ Bằng, Thượng Hồng. (2006). Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Nam. 
TPHCM: NXB Thanh niên. 
Nguyễn Thị Diệu Thảo. (2003). Các món ăn miền Nam được ưa chuộng. TPHCM: NXB Phụ nữ. 
Bùi Thị Minh Thu. (2007). Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại 
học Công nghệ Sài Gòn. 
DEVELOPMENT OF STREET FOOD IN HO CHI MINH CITY 
TO ATTRACT INTERNATIONAL TOURISTS 
Pham Xuan Hau, Bui Xuan Thang 
Faculty of Tourism – Van Hien University 
Corresponding author: Email: haupx@vhu.edu.vn 
Received: 30/01/2019; Revised: 18/02/2019; Accepted: 27/02/2019 
ABSTRACT 
Developing street food activities is a tendency suitable with the development of tourism, 
especially in big cities which are political, economic, and cultural centers in order to meet the need 
of tourists, both domestic and international. However, in order for street food activities to be 
attractive and reliable to tourists, as well as creating environmental stability, it is necessary to 
develop improvement plans for each route and area of the city. The article presents the reality, 
orientation and solutions to street food development in some districts of Ho Chi Minh City in order 
to attract tourists, especially international tourists. 
Keywords: street food, Ho Chi Minh City tourism, international tourist. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_am_thuc_duong_pho_o_thanh_pho_ho_chi_minh_de_thu.pdf