Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần

Du nhập vào đời sống người Việt, quá trình đồng hành cùng dân tộc đã tạo nhiều cơ hội cho Phật giáo đóng góp công sức trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần đã ghi những dấu ấn quan trọng

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 1

Trang 1

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 2

Trang 2

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 3

Trang 3

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 4

Trang 4

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 5

Trang 5

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 6

Trang 6

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 7

Trang 7

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 8

Trang 8

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 9

Trang 9

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang Danh Thịnh 08/01/2024 4120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 45 
NGUYỄN THỊ THANH HẢO* 
PHẬT GIÁO VỚI TRIẾT LÝ, TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC 
CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN 
Tóm tắt: Du nhập vào đời sống người Việt, quá trình đồng hành 
cùng dân tộc đã tạo nhiều cơ hội cho Phật giáo đóng góp công 
sức trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Phật giáo Việt Nam 
thời đại Lý - Trần đã ghi những dấu ấn quan trọng, thể hiện trên 
các lĩnh vực trong đó có triết lý, tư tưởng đạo đức. Nói đến các 
vương triều là nói đến các nhà cầm quyền, lãnh đạo, quản lý 
trong xã hội (các vị vua, hoàng đế và quan lại, tướng lĩnh),.... 
Đạo đức của họ xét từ phương diện lãnh đạo, quản lý xã hội là 
đạo đức chính trị, tuy rằng đạo đức chính trị ấy không hoàn toàn 
tách rời đạo đức nhân sinh. Bài viết đề cập đến tác động của 
Phật giáo đối với triết lý, tư tưởng đạo đức của các vương triều 
Lý - Trần trên cơ sở các nhiệm vụ chính trị mà dân tộc, thời đại 
đặt ra đối với họ và những thành tựu mà họ đã đạt được. 
Từ khóa: Phật giáo, triết lý, tư tưởng, Lý, Trần. 
1. Mở đầu 
Các nhà nghiên cứu về Phật giáo và nhiều nhà tu hành Phật giáo đã 
khẳng định rằng: Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thời đại 
Lý - Trần nói riêng mang tinh thần nhập thế là cơ bản, gắn bó với dân 
tộc và đời sống xã hội, cộng đồng. Tinh thần nhập thế của Phật giáo 
thể hiện rõ nhất ở triết lý, tư tưởng về con người và xã hội “quần sinh, 
lợi lạc”, “vì lợi ích của chư Thiên và loài người”. Ở hành vi của các 
nhà tu hành và tín đồ Phật giáo là thực hành các triết lý, tư tưởng đạo 
đức trong thực tiễn đời sống xã hội, cộng đồng. Trong các vương triều 
Lý - Trần, các nhà cầm quyền phần lớn vừa là tín đồ - đối tượng tiếp 
nhận, vừa là các nhà tu hành (chủ yếu tại gia) - chủ thể biểu hiện, phát 
huy tác động của Phật giáo đối với văn hóa đạo đức nói chung và triết 
lý, tư tưởng đạo đức nói riêng. 
*
 ThS., Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. 
46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 
2. Thời đại Lý - Trần và Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần 
2.1. Thời đại Lý - Trần 
Thắng lợi oanh liệt trong cuộc chiến đấu do Ngô Quyền lãnh đạo 
đã đưa người Việt thoát khỏi ách đô hộ hơn mười thế kỷ của các đế 
chế Phương Bắc, trở thành dân của một quốc gia độc lập, tự chủ trên 
tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các vương triều Ngô 
- Đinh - Tiền Lê đã đặt nền móng cho nền văn hóa dân tộc, thực hiện 
những bước khởi đầu của sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất 
quốc gia, xây dựng chính quyền quân chủ. Cuối triều Tiền Lê, chính 
sự đổ nát, lòng người ly tán, Lý Công Uẩn bằng tài năng và nỗ lực, 
chu đáo và cẩn trọng, có được sự ủng hộ của triều đình Hoa Lư và dân 
chúng, tiếp nhận chuyển giao chính quyền. Cơ sở chính trị, kinh tế, 
văn hóa, xã hội mà các vương triều đi trước đạt được chính là nền 
tảng, là điều kiện thuận lợi để Lý Công Uẩn bắt tay ngay vào xây 
dựng một vương triều thống nhất, tập quyền, thân dân và thịnh trị. 
Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La thiết 
lập triều đình tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. Vương triều Lý 
tồn tại đến năm 1225 với 9 vị hoàng đế (Lý Thái Tổ từ 1010 - 1028, 
Lý Thái Tông từ 1028 - 1054, Lý Thánh Tông từ 1054 - 1072, Lý 
Nhân Tông từ 1072 - 1127, Lý Thần Tông từ 1128 - 1138, Lý Anh 
Tông từ 1138 - 1175, Lý Cao Tông từ 1176 - 1210, Lý Huệ Tông từ 
1211 - 1224 và Lý Chiêu Hoàng từ 1224 - 1225). 
Khi vương triều Lý suy yếu, chính quyền chuyển từ dòng họ Lý 
sang họ Trần. Trần Thủ Độ trực tiếp điều hành, chỉ đạo công việc trao 
ngôi vị của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh. Vương triều Trần được 
thiết lập và tồn tại 175 năm với 12 vị hoàng đế (Trần Thái Tông từ 
1225 - 1258, Trần Thánh Tông từ 1259 - 1278, Trần Nhân Tông từ 
1279 - 1293, Trần Anh Tông từ 1294 - 1314, Trần Minh Tông từ 1315 
- 1329, Trần Hiến Tông từ 1330 - 1341, Trần Dụ Tông từ 1342 - 1369, 
Trần Nghệ Tông từ 1370 - 1372, Trần Duệ Tông từ 1373 - 1377, Trần 
Phế Đế từ 1378 - 1388, Trần Thuận Tông từ 1389 - 1398 và Trần 
Thiếu Tông từ 1399 - 1400). 
Các vương triều Lý - Trần cùng nhân dân Đại Việt đã thực hiện 
nhiệm vụ phục hưng dân tộc, xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và 
đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ với những chiến công hiển hách: 
Nguyễn Thị Thanh Hảo. Phật giáo với triết lý, tư tưởng... 47 
hai lần phá Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, và bình Chiêm thắng 
lợi. Giai cấp phong kiến đại diện cho dân tộc có những quan điểm, 
đường lối xây dựng đất nước, phát triển văn hóa dân tộc tích cực, 
vững bước xây dựng, bảo vệ đất nước và cuộc sống của mình. Đó là 
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo và phát huy vai trò 
của Phật giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
2.2. Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần 
Phật giáo là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào Việt 
Nam, được nhân dân ta tiếp thu, vận dụng vào đời sống đã có những 
đóng góp nhất định trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. 
Các nhà nghiên cứu đã chia lịch sử Phật giáo Việt Nam ra thành 5 
giai đoạn: 
- Giai đoạn thứ nhất, từ khi du nhập đến thế kỷ VI (544); 
- Giai đoạn thứ hai, từ thế kỷ VI đến thế kỷ X; 
- Giai đoạn thứ ba, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV; 
- Giai đoạn thứ tư, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; 
- Giai đoạn thứ năm, từ thế kỷ XX đến nay. 
Quá trình phát triển của Phật giáo thời đại Lý - Trần nằm trong giai 
đoạn thứ ba của Phật giáo ở Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam chưa 
bao giờ có sự độc tôn Phật giáo nhưng rõ ràng Phật giáo là hệ ý thức 
được đề cao hàng đầu trong thời kỳ này. 
Thời Lý, lợi ích của Phật giáo hòa hợp hoàn toàn vào lợi ích dân tộc. 
Phật giáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc càng không thể hưng 
thịnh khi dân tộc không có chủ quyền. Vương triều Lý được xác lập có 
sự hậu thuẫn tích cực của Phật giáo và Phật giáo cũng được vương triều 
Lý dành cho những đặc ân lớn. Lý Công Uẩn khi mới lên ngôi đã cho 
xây dựng chùa. Các vị vua tiếp theo cũng vậy, vì thế sự bảo trợ của 
vương triều Lý đối với Phật giáo “không  ... , là một nhà lý 
luận khi có những trình bày sâu sắc về thiền học: 
Non xanh nơi thấp trông trời rộng 
Sen đỏ mùa hoa nghe nước thơm 
(Trần Lê Sáng (chủ biên, 1997), tr. 68). 
Tuệ Trung Thượng Sĩ, một thiền sư, một nhà Thiền học nổi tiếng 
đã đưa ra khái niệm bản thể chính là cái vô, cái không, không thể biểu 
thị bằng khái niệm thị hay phi, hư hay thực, sắc hay không: 
Sắc vốn chẳng phải không, 
Không vốn không phải sắc 
(Thơ văn Lý Trần, tập 2, 1978, tr. 287). 
Theo ông, bản thể hay tâm, Phật tính, pháp thân, bản lai, chân 
diện mục là bản chất của sự vật, tự tồn tại. Cái vọng tâm và vọng niệm 
là nguồn gốc sản sinh ra thế giới muôn màu. Vì vậy, không nên bám 
víu vào câu hỏi về lẽ sinh tử, xem nó như cứu cánh của cuộc đời bởi 
xác thân con người là do sự hợp tan của Ngũ uẩn, do nhân duyên kết 
hợp mà thành, đều từ vô tướng, từ không mà ra. Vượt lên mọi giáo 
điều, khuôn phép, giới luật thông thường, triết lý nhân sinh của Tuệ 
Trung Thượng Sĩ đã thể hiện một tinh thần phá chấp triệt để và độc 
đáo. Gắn liền đạo với đời là triết lý sống của Tuệ Trung Thượng Sĩ, 
đối với ông, cuộc đời chính là nơi tốt nhất để tu đạo, hành thiền, đạt 
đến giác ngộ, giải thoát. 
Sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, Phật giáo Trúc Lâm 
Yên Tử được Trần Nhân Tông sáng lập. Tiếp thu và kế tục tư tưởng của 
54 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 
Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông khuyên mọi người tìm về bản 
thân mình, không truy cầu sắc không ở bên ngoài thiên giới. “Bản quan 
tự kỷ bản phận sự. Bất tông tha đắc” - hãy quay lại cái gốc của mình chứ 
không tìm đâu khác được. Lấy điểm xuất phát từ chữ “tâm”, tập trung 
phác họa những nẻo tu chứng, đạt đến đốn ngộ, ngộ đạo, vô vi, nhậm 
vận, theo Trần Nhân Tông, mỗi người hãy nhận chân con người thật của 
mình, bộ mặt thật của chính mình (Bổn Lai Diện Mục) không ở đâu xa: 
Bụt ở cùng nhà, 
Chẳng phải tìm xa. 
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, 
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta 
(Thơ văn Lý Trần, tập 2, 1978, tr. 374). 
Lòng trong sạch theo Trần Nhân Tông là cái ban đầu vốn có trong 
mỗi con người. Trong cuộc sống, cái ‘‘bản’’, cái ‘‘gốc’’ ấy có khi bị 
làm lu mờ hoặc đánh mất bởi tham, sân, si, bởi vô minh rồi đi tìm Bụt 
ở mọi nơi không biết rằng Bụt ở ngay trong nhà, đâu cần tìm nơi xa. 
Trần Nhân Tông đã thực tế hơn trong bản tính lặng yên trong trẻo 
so với Trần Thái Tông, bản tính sâu trầm trong tĩnh lặng (bản tính 
huyền ngưng, chân tâm chạm tịch) và Tuệ Trung Thượng Sĩ thể tính 
vằng vặc chưa từng có mê lầm (Thể tính minh minh vị hữu mê). Cõi 
Phật trong quan niệm của Trần Nhân Tông chính là cõi lòng: 
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi Tây phương; 
Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc 
(Thơ văn Lý Trần, tập 2, 1978, tr. 505). 
Thế giới Tịnh độ chính là tự tâm thanh tịnh của mỗi người, không 
cần phải hỏi rằng có hay không có cõi Tịnh Độ ở Tây phương; Phật A 
Di Đà chính là tự tính sáng soi của chính lòng mình, không cần phải 
nhọc công tìm về nơi Cực lạc ở đâu đó nữa. 
5. Dấu ấn Phật giáo trong tư tưởng đạo đức ở các vương triều 
Lý - Trần 
Tư tưởng đạo đức của các vương triều Lý - Trần là tư tưởng chính 
trị - xã hội về xây dựng đất nước, con người và bộ máy cầm quyền 
Nguyễn Thị Thanh Hảo. Phật giáo với triết lý, tư tưởng... 55 
như thế nào? Tất nhiên sau hơn nghìn năm tiếp thu tư tưởng Khổng 
giáo Trung Hoa, tư tưởng đạo đức chính trị của các vương triều Lý - 
Trần không khỏi bị chi phối bởi các quan điểm của nó. Tuy vậy, tư 
tưởng Phật giáo thâm nhập vào nước ta trước tư tưởng của Khổng 
giáo, hơn nữa tư tưởng Khổng giáo lại là tư tưởng của kẻ đô hộ nên 
đến khi nước ta giành lại quyền độc lập, tự chủ nó vẫn là hệ tư tưởng 
xa lạ. Tư tưởng Phật giáo trong đó có tư tưởng đạo đức là một điểm 
tựa để xây dựng nền văn hóa, đạo đức của dân tộc ít nhiều khác biệt 
với văn hóa đạo đức Khổng giáo Trung Hoa. 
Ngay từ thời kỳ đầu của nhà nước độc lập, tự chủ, nhà sư Đỗ Pháp 
Thuận đã cố vấn cho vương triều Tiền Lê phép trị nước với bài thơ 
Quốc Tộ: 
Quốc tộ như đằng lạc, 
Nam thiên lý thái bình, 
Vô vi cư điện các, 
Xứ xứ tức đao binh. 
Dịch nghĩa: 
Ngôi nước như dây leo quấn quít, 
Ở góc trời Nam [mở ra] cảnh thái bình, 
[Dùng đường lối] vô vi ở trong cung điện, 
Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh 
(Trần Lê Sáng (chủ biên) (1997), tr. 204). 
Đất nước muốn độc lập, vững mạnh, giữ được “ngôi” phải có hòa 
bình, không còn xung đột. Nền chính trị “thái bình” phải trong sạch, 
“vô vi” (không theo nghĩa Đạo giáo). Đây chính là tư tưởng đạo đức 
chính trị mang tầm nhân văn cao của Phật giáo và cũng là tư tưởng 
của những nhà cầm quyền sùng Phật ở thời đại Lý - Trần sau này. 
Tư tưởng đạo đức chính trị trên cũng được thể hiện rõ trong bài 
Sấm của Vạn Hạnh khi chuẩn bị cho Lý Công Uẩn lên ngôi: 
Tật Lê chìm biển Bắc 
Cây Lý che trời Nam 
56 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 
Bốn phương binh đao dứt 
Tám hướng thảy bình an 
(Trần Lê Sáng (chủ biên) (1997), tr. 58). 
Tám hướng được bình an, đất nước hòa bình, an lạc là điều mà 
những nhà tu hành Phật giáo kỳ vọng vào các vương triều Lý - Trần 
sau giai đoạn lạc loạn, đao binh. 
Những nội dung tư tưởng của Phật giáo đã cung cấp những chỉ dẫn 
quan trọng cho những người lãnh đạo trong việc quản lý đất nước, vận 
dụng một cách sáng tạo những giáo lý Phật giáo vào đời sống thực 
tiễn, hoàn cảnh cụ thể của Đại Việt. Các vị thiền sư có thể tiêu dao 
ngoài thế sự lúc bình thường, an lạc với thiện tâm không có nghĩa sẽ 
không động tâm trước nhu cầu của dân, trước yêu cầu của đất nước. 
Khi dân chịu cảnh lầm than bởi những ông vua bạo tàn như Lê Long 
Đĩnh, đất nước chịu cảnh thù trong giặc ngoài, các vị thiền sư như Đỗ 
Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh không thể “an nhiên” mà đã 
mở lòng từ bi ra tay giúp triều đình, đưa người hiền tài lên nắm quyền 
trị vì đất nước. Nhiều vị cao tăng cũng như các vị vua ở cương vị của 
mình luôn suy nghĩ phù hợp với sự nghiệp dân tộc, họ đã là những con 
người ngộ đạo nhưng không thoát ly cuộc sống hiện thực. 
Muốn có một nhà nước vững mạnh trước hết cần những “vua 
sáng”, “tôi hiền”, lấy dân, lấy nước làm lẽ sống của mình. Đạo đức 
là gốc của nước cũng là gốc của người cầm quyền. “Khoan từ”, 
“nhân thứ”, “được lòng dân chúng” như lời khuyên của Vạn Hạnh 
với Lý Công Uẩn là những điều kiện cơ bản cho việc cầm quyền. 
“Phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, phải lấy tấm 
lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” như lời khuyên của Đại sư 
Vân Phong với vua Trần Thái Tông đã phân tích ở trên là tư tưởng 
đạo đức trị nước. 
Tâm hồn trong sáng, bình dị, không tham lam quyền lực và vật chất 
là nếp sống đạo đức thanh cao được ví như “châu báu” của kẻ cầm 
quyền. Thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo được đề cao cũng là thời kỳ oanh 
liệt của lịch sử dân tộc. Thiện lớn, đức lớn, đúng lúc, tùy nghi lúc này 
là phải cứu dân tộc, đất nước khỏi họa ngoại xâm. Vì cái thiện, cái đức 
đó mà các Phật tử sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh) cầm 
Nguyễn Thị Thanh Hảo. Phật giáo với triết lý, tư tưởng... 57 
gươm, lên ngựa, ra trận giết một người để cứu muôn người. Phật giáo 
ở Việt Nam nhập thế là như vậy, phá giới theo tinh thần phá chấp, 
thương người và cứu người là trên hết, không thể giáo điều máy móc 
nhìn kẻ thù xâm lược tàn sát đồng bào, không thể vì điều thiện nhỏ cá 
nhân mà quên điều thiện lớn của dân tộc. Cho dù có “xây chín cấp phù 
đồ” cũng không bằng “làm phúc cứu cho một người”, cứu nước, cứu 
dân là cấp bách, là đáng quý hơn cả nên phải vi phạm giới luật cũng 
không suy tính. Ba lần kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi oanh 
liệt thời Trần tác động sâu sắc tới các tướng sĩ. Phạm Ngũ Lão tràn 
đầy tinh thần thời đại trong hình tượng người anh hùng cầm ngang 
ngọn giáo trấn giữ non sông: 
Múa giáo non sông trải mấy thâu, 
Ba quân hùng khí át sao ngưu, 
Công danh nam tử còn vương nợ, 
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu 
(Thơ văn Lý Trần, tập 2, tr. 563). 
Năm 1076, khi Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy chiến đấu bên 
chiến lũy tại bờ nam sông Như Nguyệt, tổ chức vượt sông, đánh trận 
quyết chiến thẳng vào trại giặc, khiến Quách Quỳ phải lui quân, lấy lại 
châu Quảng Nguyên. Bài thơ thần vang lên trong đền Trương tướng 
quân được kể lại: 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? 
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! 
Dịch thơ: 
Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
Rõ ràng định phận tại sách trời 
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? 
Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ! 
(Trần Lê Sáng (chủ biên) (1997), tr. 288). 
58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 
Lúc ấy, như một bản tuyên ngôn độc lập đã khích lệ tinh thần yêu 
nước của quân dân Đại Việt, kết thành sức mạnh tiêu diệt quân thù. 
Chính từ việc khai mở cái tâm đi dần đến giác ngộ bằng con đường 
tham gia tích cực vào việc cứu đời (kể cả sát sinh) mà Phật giáo Việt 
Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm 
giữ gìn độc lập chủ quyền cho đất nước. Lịch sử chống xâm lược của 
dân tộc Việt Nam đến nay đã chứng minh điều đó. Phương châm của 
nhà Phật “Lợi lạc quần sinh vô ngã vị tha” đã được nâng lên bởi Phật 
giáo ở Việt Nam “Lợi lạc quần sinh vô tâm vị tâm” là vì vậy. 
Các vương triều Lý - Trần trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất 
nước, xây dựng vương triều (đặc biệt là các triều đại mở đầu) chủ 
yếu là dựa trên sự tích hợp giữa tinh thần dân tộc với tư tưởng 
Khổng - Phật - Lão, trong đó tư tưởng Phật giáo có vai trò quan 
trọng. Tác giả cơ bản tán thành với nhận xét của Hòa thượng Thích 
Trí Quảng cho rằng: 
Phật giáo Lý - Trần nhập cuộc và biến dạng giáo lý một cách kỳ 
diệu. Chúng ta có thể xem Phật giáo Lý - Trần là tiêu biểu cho sự thể 
hiện con đường hiểu và sống đúng như thật của Phật giáo Việt Nam. 
Các thiền sư cũng như cư sĩ Phật tử thời ấy đã tiếp thu những lời dạy 
quý báu của Đức Phật. Các ngài đã khéo vận dụng tuệ giác trong việc 
phân tích và áp dụng vào hiện trạng xã hội. Vì thế Phật giáo Lý - Trần 
mới đưa ra tư tưởng chỉ đạo phù hợp, giúp cho sự sống còn và sự 
hưng thịnh của đất nước (Thích Trí Quảng (2004), tr. 114). 
Đúng là các tư tưởng đạo đức Phật giáo ghi dấu ấn trong tư tưởng 
đạo đức của các vương triều Lý - Trần không chỉ là các trích dẫn kinh 
điển Phật giáo hay các diễn ngôn đạo đức mang tinh thần Phật giáo 
của các nhà cầm quyền mà nó biểu hiện trong toàn bộ “công nghiệp” 
to lớn của hai vương triều về phương diện nội trị và ngoại giao, khẳng 
định nền độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc sau ba vương triều 
khởi đầu ngắn ngủi Ngô - Đinh - Tiền Lê. Song sự sống còn và hưng 
thịnh của đất nước không hoàn toàn do Phật giáo Lý - Trần “đưa ra tư 
tưởng chỉ đạo phù hợp” như Hòa thượng Thích Trí Quảng đã quá nhấn 
mạnh. Nguyên nhân chính là sức mạnh tổng hợp của văn hóa, tinh 
thần, đạo đức dân tộc được xây đắp mấy ngàn năm. 
Nguyễn Thị Thanh Hảo. Phật giáo với triết lý, tư tưởng... 59 
6. Kết luận 
Khoảng thời gian của các vương triều Lý - Trần, nước Đại Việt trở 
thành một cộng đồng người ổn định, bền chặt trong hoàn cảnh quốc 
gia thống nhất, có điều kiện phát triển văn hóa dân tộc. Đây là thời kỳ 
phục hưng của nền văn hóa Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc bản địa 
trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ 
quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống 
Tống, Nguyên thắng lợi. 
Tiếp thu những tư tưởng thiền nảy sinh trên đất Việt, Phật giáo ở 
Việt Nam được nuôi dưỡng, khái quát bởi các thiền sư Việt Nam, chủ 
trương nhập thế, xây dựng và phát triển đất nước bằng từ bi, trí tuệ và 
đạo đức Phật giáo, kết hợp nhân sinh quan Khổng giáo và vũ trụ quan 
Đạo giáo. Ở những mức độ khác nhau, Phật giáo đã thực thi một tinh 
thần khoan dung, độ lượng trong tinh thần nhập thế, góp phần định 
hướng triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần và ghi lại 
những dấu ấn trong lịch sử văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, tạo vị trí 
trung tâm cho Phật giáo trong hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội Việt 
Nam giai đoạn thế kỷ XI - XIV, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, 
chính trị, dân tộc trong giai đoạn lịch sử này. /. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thành Khôi (2016), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb. 
Thế giới, Hà Nội. 
2. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 1, Bản in Nội các quan bản, Mộc bản khắc năm 
Chính Hòa thứ 18, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011. 
3. Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang (2008), Nền 
đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 
4. Thích Trí Quảng (2004), Tư tưởng Phật giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
5. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. 
Giáo dục, Hà Nội. 
6. Trần Lê Sáng (chủ biên) (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
7. Thích Thanh Từ (2010), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
8. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý Trần, tập 
2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
60 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 
Abstract 
BUDDHISM TOWARDS PHILOSOPHY, ETHICAL 
IDEOLOGY OF LÝ - TRẦN DYNASTIES 
Through the process of penetrating into Vietnamese life and 
accompanying with the nation, Buddhism had many opportunities of 
contributing to the cause of building and defending the country. 
Vietnam Buddhism in the Lý-Trần era left the important imprints 
which were expressed in the field of philosophy, ethical ideology. 
Mentioning the monarchy, it has to indicate the rulers, leaders, social 
managers (kings, emperors and mandarins, generals). Their ethics are 
examined through the dimension of leadership, social management 
(political ethics), although political morality is not completely 
detached from human morality. The article mentions the impact of 
Buddhism on philosophy, moral ideology of the Lý-Trần dynasties on 
the basis of the political tasks and achievements. 
Keywords: Buddhism, philosophy, ideology, Lý, Trần. 

File đính kèm:

  • pdfphat_giao_voi_triet_ly_tu_tuong_dao_duc_cac_vuong_trieu_ly_t.pdf