Phân tích lỗi thường gặp của sinh viên trường đại học giao thông vận tải khi làm bài viết tiếng anh trong kì thi hết học phần tiếng Anh B1 và biện pháp khắc phục
Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng chính để phát triển một
ngoại ngữ; trong đó, kĩ năng viết rất quan trọng trong giao
tiếp và là một kĩ năng khó đối với phần lớn sinh viên (SV).
Kĩ năng viết tốt giúp SV có thể truyền đạt thông điệp một
cách rõ ràng và chính xác. Để viết tốt, người học cần nắm
vững kiến thức ngữ pháp, tích lũy vốn từ vựng phong phú
và hành văn trôi chảy. Như vậy, người học cần một quá
trình học hỏi với sự quyết tâm cao. Mặc dù SV Trường
Đại học (ĐH) Giao thông vận tải đã nhận thức được tầm
quan trọng của kĩ năng viết đối với học tập và công việc
sau này, nhưng không nhiều SV đạt được điểm cao trong
kì thi tiếng Anh, đặc biệt là kì thi hết học phần Tiếng Anh
B1 theo khung tham chiếu châu Âu.
Bài viết phân tích một số lỗi SV hay mắc phải khi làm
bài viết trong kì thi hết học phần Tiếng Anh B1 dựa trên kết
quả khảo sát từ ngày 01/08/2018 đến 23/11/2018 với gần
100 SV K57 đang theo học B1 tại Trường ĐH Giao thông
Vận tải và gợi ý một số biện pháp khắc phục lỗi nhằm tăng
điểm số bài viết trong kì thi hết học phần này của SV.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích lỗi thường gặp của sinh viên trường đại học giao thông vận tải khi làm bài viết tiếng anh trong kì thi hết học phần tiếng Anh B1 và biện pháp khắc phục
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 42-47 42 Email: huongthochi@gmail.com PHÂN TÍCH LỖI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHI LÀM BÀI VIẾT TIẾNG ANH TRONG KÌ THI HẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH B1 VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nguyễn Thị Thu Hương - Đinh Như Lê Trường Đại học Giao thông vận tải Ngày nhận bài: 15/08/2018; ngày sửa chữa: 10/09/2018; ngày duyệt đăng: 19/11/2018. Abstract: English writing skills are very important for students, especially in the English proficiency evaluation tests. The paper analyzes the common errors made by students of Univeristy of Transport and Communication when they write informal emails or short paragraphs and it also recommends corrective measures to help them improve their English B1 writing scores equivalent to the European Framework. Keywords: Common mistakes, B1 writing tests, writing scores, corrective measures. 1. Mở đầu Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng chính để phát triển một ngoại ngữ; trong đó, kĩ năng viết rất quan trọng trong giao tiếp và là một kĩ năng khó đối với phần lớn sinh viên (SV). Kĩ năng viết tốt giúp SV có thể truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và chính xác. Để viết tốt, người học cần nắm vững kiến thức ngữ pháp, tích lũy vốn từ vựng phong phú và hành văn trôi chảy. Như vậy, người học cần một quá trình học hỏi với sự quyết tâm cao. Mặc dù SV Trường Đại học (ĐH) Giao thông vận tải đã nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng viết đối với học tập và công việc sau này, nhưng không nhiều SV đạt được điểm cao trong kì thi tiếng Anh, đặc biệt là kì thi hết học phần Tiếng Anh B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Bài viết phân tích một số lỗi SV hay mắc phải khi làm bài viết trong kì thi hết học phần Tiếng Anh B1 dựa trên kết quả khảo sát từ ngày 01/08/2018 đến 23/11/2018 với gần 100 SV K57 đang theo học B1 tại Trường ĐH Giao thông Vận tải và gợi ý một số biện pháp khắc phục lỗi nhằm tăng điểm số bài viết trong kì thi hết học phần này của SV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lỗi và các loại lỗi ngôn ngữ - Định nghĩa lỗi: Theo Corder (1967), lỗi là sự vi phạm các quy tắc đặt ra, sự trệch hướng khác xa những cái được cho là đạt chuẩn [1]. James (1998) xem lỗi là việc sử dụng không thành công một ngôn ngữ [2]. Lennon (1991) cũng nhấn mạnh rằng lỗi là dạng kết hợp ngôn ngữ mà người bản ngữ sẽ không sử dụng trong cùng một bối cảnh và điều kiện sử dụng [3]. Như vậy, rõ ràng những định nghĩa trên đều có điểm chung là đều xem lỗi là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ chưa đúng và chưa phù hợp. Và rõ ràng, lỗi là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình đắc thụ một ngoại ngữ. Lỗi sai không phải là hiện tượng tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ mà lỗi thể hiện sự tham gia đích thực của người học trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đích, thể hiện những chiến lược quan trọng mà người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ đích và cũng là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ thống ngôn ngữ đang phát triển của người học. Theo Cheng (1994) lỗi được nhóm thành 4 loại chính: lỗi hình thái học, lỗi từ vựng, lỗi cú pháp và lỗi ngữ nghĩa, trong đó các nhóm lỗi lớn bao gồm các lỗi nhỏ khác nhau [4]. Và lỗi nghiêm trọng nhất chính là lỗi cú pháp, tiếp đến là lỗi ngữ nghĩa và cuối cùng là lỗi hình thái học. Và French (2005) đã nhận xét một vài lỗi có thể chấp nhận được do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và lỗi này nếu xuất hiện thì cũng được trở thành một phần trong Tiếng Anh Nhật đã được chuẩn hóa [5]. 2.2. So sánh dạng bài thi nhận chứng chỉ B1 theo Khung tham chiếu châu Âu và dạng bài thi sát hạch năng lực tương đương trình độ B1 được áp dụng tại Trường Đại học Giao thông vận tải (bảng 1) Bảng 1. Dạng bài viết trong kì thi hết học phần Tiếng Anh B1 theo chuẩn Khung châu Âu Phần Dạng bài Trọng tâm Số lượng câu hỏi 1 Viết lại câu Kiểm soát và hiểu được ngữ pháp tiếng Anh. Diễn đạt lại và sử dụng cấu trúc khác 5 2 Viết thư giao tiếp Viết thư giao tiếp 35-45 từ 1 3 Có 2 lựa chọn: Viết thư giao tiếp hoặc một câu chuyện theo chủ đề Viết 100 từ yêu cầu SV sử dụng đa dạng cấu trúc và từ vựng 1 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 42-47 43 Bảng 2. Dạng bài viết trong kì thi nhận chứng chỉ B1 được áp dụng tại Trường ĐH Giao thông vận tải Phần Dạng bài Trọng tâm Số lượng câu hỏi 1 Viết thư giao tiếp Viết thư giao tiếp 50-80 từ 1 2 Viết đoạn văn theo chủ đề Viết 100 từ theo chủ đề cho sẵn 1 Nhìn từ biểu bảng trên ta thấy hai dạng bài thi trên có điểm tương đồng ở phần viết thư giao tiếp và chỉ khác nhau ở số lượng từ. Và số lượng bài của kì thi hết học phần Tiếng Anh B1 áp dụng ở trường đã giảm bớt một phần so với kì thi nhận chứng chỉ B1 theo chuẩn Khung châu Âu. Và thay vì việc lựa chọn một trong hai phương án viết thư giao tiếp hay câu truyện thì SV được yêu cầu viết một đoạn văn theo chủ đề cho sẵn với số lượng từ là 100 từ. 2.3. Các lỗi mà sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thường mắc khi viết thư Theo Lê Văn Tùng (2018), SV Trường ĐH Giao thông vận tải thường mắc các lỗi sau khi viết thư như lỗi về bố cục, lỗi về thì, lỗi về từ vựng, lỗi dùng sai từ loại, lỗi về cấu trúc câu và ngữ pháp, lỗi diễn đạt ý, lỗi dịch từng từ, lỗi dùng nhiều câu đơn và còn có một số lỗi khác như lỗi về dấu câu, và lỗi chính tả [6]. Trong quá trình giảng dạy và thông qua kết quả khảo sát với 100 SV khóa 56, 57 trong khoảng thời gian khoảng 4 tháng. Những SV này đang theo học trình độ B1 sau khi đã qua A2 với điểm số 5.0 trở lên và được hướng dẫn cách viết thư và viết đoạn văn ngắn trong những học phần Tiếng Anh A1 và A2 tại Trường. Các em đều được giảng dạy cùng một phương pháp, sử dụng tài liệu, và giáo trình giống nhau. Việc lấy số liệu để phân tích dựa trên phương pháp sử dụng bảng câu hỏi (questionare), phỏng vấn bán cấu trúc (semi-interview) và quan sát thực đị ... ood is easy trong khi câu này nên viết lại là: Professional growers keep apple trees small so that picking/gathering the food is easy. Nếu kết hợp đúng thì: collect là thu thập (= obtain money from a number of people for something) trong khi pick/gather là thu lượm, hái lượm củ quả (= take flowers and fruit from the plant or trees when they are growing). - Lỗi ngữ nghĩa: Do hiểu sai nghĩa biểu vật (sắc thái của từ) của từ nên SV cũng dùng sai từ. Ví dụ, trong cụm từ đồng nghĩa “intelligent - smart - clever” thì “intelligent chỉ khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một có nghĩa tương đương với “brainy”, còn “smart” chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình huống hoặc diễn biến đang xảy ra hoặc chỉ sự sáng sủa, gọn gàng liên quan đến thời trang trong khi “clever” chỉ sự lanh lợi, khôn ngoan. SV thường mắc lỗi khi viết câu như: “That was an intelligent career move” trong khi câu này nên được viết là: “That was a smart career move.” Sự nhầm lẫn còn thể hiện rõ ở cụm từ “slim - thin - skinny” hay cụm từ “look - stare - glance” vì từ “look” là từ trung tính nhất và có nghĩa là “nhìn” và “stare” là nhìn chằm chằm do tò mò, còn “glance” là liếc nhìn nhanh ai hay cái gì. Ví dụ: They argued so loudly. She glanced him into silence, trong khi câu này nên được viết lại như sau: They argued so loudly. She stared him into silence. - Dùng sai quy tắc phủ định Trong tiếng Anh, thường không sử dụng hai từ phủ định đi cùng nhau vì sẽ tạo ra những câu vô nghĩa và gây khó hiểu cho người đọc nên những lỗi như thế này khiến câu văn trở nên lủng củng, khó hiểu. Ví dụ: 1. We did not see nothing trong khi câu này nên được viết lại thành: We saw nothing. 2. David can’t hardly get out of bed before 8 a.m. trong khi câu này nên được viết thành: David can hardly get out of bed before 8a.m. 2.4.3 Lỗi liên kết - Dùng nhiều câu đơn lẻ, rời rạc Khi đạt trình độ tiếng Anh B1, SV không chỉ sử dụng câu đầy đủ thành phần như chủ ngữ, động từ mà cần có sự uyển chuyển linh hoạt trong cách viết bằng cách sử dụng các từ nối hay các câu ghép để bài văn có sự liên kết, kết nối chặt chẽ. Ví dụ: “Write a short passage about your family.” Today I will tell you about my family. There are four people in my family: my father, my mother, my sister and me. My mother is Hoa. She is 45 years old and she has long black hair. My father is Thang. He is tall and very strong. His job is police. My sister is Thao. She has lived in London for 10 years. We all have a busy lives in day. However in the evening, we sit together in living-room, watch TV, talk about funny story,... My father plays with me on weekends. He teaches me everything for examples: swimming, cycling,... My mother makes delicious food for me and also plays with me when she gets time. She also teaches me little cooking. During weekend, we spent time together and sometimes go to cinema. My parents help me a lot and teach me many good things that we might not learn at schools. I love my family very much and I am proud to be their child. Đoạn văn này nên được khắc phục như sau: Today I will tell you about my family. Like many other families, there are four people in mine. A very special person in my house is my mother whose name is Hoa, aged 40 with long black hair. And my father, whose name is Thang, is a very strong and brave policeman. My older sister is Thao who has lived in London for 10 years. Although we all have a busy daily routine, we always arrange to sit together in the evening to watch TV or chat together. Since my father is free at weekend, he is responsible for teaching me everything, for examples: swimming, cycling, or playing table tennis During that time, my mother prepares delicious meals for us. She also teaches me a little about cooking. Sometimes, we spend time together going to cinema. True to a saying: “Parents are also good teacher”, my parents help me a lot and teach me many good things that we may not learn at schools. I love my family very much and I am proud to be their child. 2.5. Nguyên nhân việc mắc lỗi trong bài viết của sinh viên - Do sự chuyển dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh (first language transfer). Chẳng hạn, tiếng Việt dùng 2 từ để nối 2 mệnh đề, như: vì thế nên; nếu thì nhưng tiếng Anh chỉ dùng 1 từ để nối: because, if; Mặt khác, tiếng Việt không chia động từ theo thì, đồng thời trật tự của tiếng Việt ngược với tiếng Anh đã ảnh hưởng khá nhiều đến cách dùng tiếng Anh của SV. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 42-47 46 - Do sự phức tạp của của yếu tố từ vựng (lexical items) của chính bản thân ngoại ngữ đó. Nhiều SV chỉ học từ và nghĩa của từ nhưng không học cách dùng từ, đặc biệt là cụm từ (phrasal verbs, idioms) - Do SV không thực hành viết thường xuyên. Vivian (1989) đã từng ví “việc học viết cũng như học bơi”, người học phải tự mình thực hành thường xuyên, bởi vậy, để có kĩ năng viết tốt, SV cần phải luyện tập thường xuyên dưới sự hỗ trợ đắc lực của người dạy để tránh lặp lại lỗi sai. 2.6. Đề xuất biện pháp cơ bản nhằm khắc phục các lỗi trong bài viết của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải 2.6.1. Khắc phục lỗi ở phần viết thư - Phần bố cục: Giảng viên (GV) cần giúp SV nắm vững bố cục cơ bản của một bức thư phải gồm có: greetings, opening paragraph, main paragraph 1, main paragraph 2, closing paragraph, saying goodbye and signature và có form mẫu sẵn như sau: - Phần nội dung: Yêu cầu SV lập dàn ý trước khi viết, luôn chú ý đến câu hỏi và đảm bảo trả lời được các ý. - Phần từ vựng: + GV giúp SV nắm vững những cụm từ thường được dùng trong trường hợp như thư xin lỗi, thư mời, thư cám ơn hay thư miêu tả hay thư giải thích. Ví dụ như thư mời sẽ có các cụm từ sau diễn đạt: I would like to invite you to , Would you like to join in ., Are you free this evening? I want you to take part in, How about doing sth? Do you want to? Hay là những cụm từ thường dùng khi viết thư xin lỗi như: I’m really sorry for, I am sorry that., I apologize for doing sth, We deeply regret that, It was my fault, please accept my apologies for doing sth, I should/shouldn’t have done... Làm quen với việc này sẽ giúp SV tránh được việc tra từ điển quá nhiều để tìm từ vựng và cũng giúp SV có thể diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau để bài viết thu hút hơn. - Phần ngữ pháp: + Yêu cầu SV sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp và các thì và giữa các ý câu hỏi luôn có sự kết nối chặt chẽ bằng cách dùng các từ nối hợp lí; + Sau khi viết xong, yêu cầu SV tự kiểm tra kĩ xem có mắc lỗi gì không, bao gồm cả lỗi chính tả và ngữ pháp; trong vài tuần học đầu có thể ghép đôi, ghép nhóm để luyện tập sửa lỗi. 2.6.2. Khắc phục lỗi ở phần viết đoạn văn theo chủ đề Để viết tốt đoạn văn, SV cần vốn từ vựng phong phú và thuần thục về cấu trúc ngữ pháp. Do vậy, GV cần: - Khuyến khích SV trau dồi vốn từ vựng, đặc biệt là những từ đồng nghĩa và cách dùng trong ngữ cảnh cụ thể; cần yêu cầu SV mua Từ điển Oxford learner’s thesaurus: a dictionary of synonyms. GV nên thống kê các dạng bài tập đồng nghĩa từ dễ đến khó, khuyến khích SV dùng các từ thay thế, tránh lặp từ một cách nhàm chán. - Yêu cầu SV trau dồi ngữ pháp: Vốn ngữ pháp được hình thành từ cơ bản đến phức tạp, SV nên được khuyến khích áp dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học ở sách, giáo trình vào bài viết một cách thuần thục và linh hoạt. Khi SV chưa chắc chắn về một cấu trúc hay cách dùng thì có thể yêu cầu SV tra lại sách ngữ pháp hoặc tra từ điển. - Yêu cầu SV tự nâng cao từ vựng và ngữ pháp bằng cách đọc sách báo, tài liệu bằng tiếng Anh theo từng chủ đề để có kiến thức nền tảng về các chủ đề khác nhau và khi đọc tài liệu, SV tiếp cận nguồn văn phong khác nhau của nhiều tác giả và học cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp một cách hiệu quả. Ví dụ, khi đọc nên gạch chân và viết lại các cụm từ cấu trúc đặc biệt, sau đó tập đặt câu và luyện tập thường xuyên để sử dụng chúng một cách hoàn hảo. - Khuyến khích SV luyện viết tiếng Anh thường xuyên vì người Anh có câu “Practice makes perfect” - “luyện tập sẽ hoàn hảo”, tránh việc dịch máy móc từ Việt sang Anh sẽ gây nên sự sai lệch trong ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Việc luyện viết có thể được thực hiện qua viết nhật kí hằng ngày, tham gia nhóm cộng đồng luyện viết với người bản xứ - Trau dồi khả năng viết bằng cách phát hiện lỗi theo cặp hoặc theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của GV, sau đó SV tự viết lại cho đến khi hoàn chỉnh. 3. Kết luận Viết là một công cụ để giao tiếp hiệu quả. Có kĩ năng viết tốt, người học sẽ có cơ hội để thành công trong học tập. Thành thạo kĩ năng viết sẽ giúp SV có thể viết dễ dàng các bài nghiên cứu khoa học hay bài báo cáo; từ đó mở ra cho người học nhiều cơ hội trong công việc ở tương lai. Viết là một kĩ năng khó đối với SV; tuy nhiên, nếu biết trau dồi, rèn luyện và khắc phục lỗi như những đề xuất trong bài viết này thì chắc chắn khả năng viết của SV sẽ được nâng cao. Hi vọng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho SV Trường ĐH Giao thông vận tải nói riêng và SV các trường không chuyên tiếng Anh VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 42-47 47 nói chung, giúp các em tự tin hơn khi làm bài viết tiếng Anh và nâng cao điểm số của môn viết trong các kì thi quan trọng, đặc biệt là kì thi hết học phần Tiếng Anh B1. Tài liệu tham khảo [1] Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners’ Errors. International Review of Applied Linguistics in Language Teaching, Vol. 5, pp.161-169. [2] James, C. (1998). Errors in language learning and use. Addition Wesley: Longman Inc. [3] Lenon, P. (1991). Error: Some Problems of Definition, Identification, and Distinction. Applied Linguistics, Vol. 12, Issue 2, pp. 180-196. University of Reading Press. [4] Cheng, J. (1994). On the teaching of English writing. Foreign Language Teaching and Reaseach. [5] French, G. (2005). The cline of errors in the writing of Japanese University students. World Englishes. Vol. 23(3), pp. 371-382. [6] Lê Văn Tùng (2018). Lỗi thường gặp trong bài viết email trình độ Tiếng Anh B2 của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải và những biện pháp khắc phục. Kỉ yếu hội thảo về giảng dạy và nghiên cứu khoa học cơ bản năm 2018. NXB Giao thông vận tải, tr 200-207. [7] Aish, F. - Tomlinson J. (2013). Get ready for IELTS writing. UK: HarperCollins Publisher. [8] Harmer, J. (1994). The Practice of English Language Teaching. New York: Longman. [9] Liu, M., - Wang, G. (2011). Paragraph-level errors in Chinese undergraduate EFL learners' Compositions: A cohort study. Academy Publisher, Vol. 1, Isue 6, pp. 584-593. [10] Murphy, R. (1994). English Grammar in use. Cambrige University Press. [11] Nguyễn Thanh Tâm (2013). Một số lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi sử dụng từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và nguyên nhân của lỗi này. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Văn hóa, số 64, tr 45-50. [12] Oxford University (2008). Oxford Learner’s Thesaurus: a dictionary of synonym. Oxford University Press. [13] Cambridge University (2015). Preliminary English Test 8. Cambridge University Press. [14] Vivian, M. R. (1989). Reading, writing and thinking. New York: Ramdom House. [15] Vũ Thanh Hiền (2016). Một số điểm giống và khác nhau cơ bản của động từ tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, số 54, tr 123-129. KHUNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (Tiếp theo trang 16) 3. Kết luận Để thực hiện tốt chức năng về QHCC của Ban Tuyên giáo thì cần tổ chức thiết lập được một đơn vị/bộ phận độc lập thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về QHCC trong Ban Tuyên giáo. Hơn nữa, để phát triển QHCC trong GD của Ban Tuyên giáo đòi hỏi phải tổ chức thiết lập được các quan hệ tin tưởng và cùng có lợi giữa Ban Tuyên giáo với các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội có liên quan, đồng thời phải tổ chức thiết lập được mô hình giao tiếp hai chiều giữa Ban Tuyên giáo và công luận để cùng nhau giải quyết các vấn đề tồn tại, nảy sinh nhằm đạt tới mục tiêu của ngành GD cũng như đáp ứng được nhu cầu, sự quan tâm của công luận và phù hợp với cách mục tiêu, chính sách, nghị quyết, chủ trương, đường lối của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo. QHCC trong GD của Ban Tuyên giáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối Ban Tuyên giáo với công luận để tạo nên thành công của ngành GD, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của từng địa phương. Khung lí luận trình bày và phân tích trên đây là những tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lí QHCC trong GD của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy. Tài liệu tham khảo [1] Mayfield A. (2008). What is social media?. Icrossing. [2] Nguyễn Tiến Hùng (2016). Bản chất của quan hệ công chúng trong giáo dục. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 134, tr 1-4. [3] Phạm Thu Hà (2017). Cách tiếp cận của quản lí quan hệ công chúng trong giáo dục của Ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 146, tr 59-62. [4] Dozier D.M. - Grunig L.A. - Grunig J.E. (2013). Manager's guide to excellence in public relations and communication management. Routledge. [5] IFC (2006). Quan hệ công chúng. NXB Trẻ. [6] Devlin, T. (1998). Public Relations and Marketing for Schools. Financial Times/Pitman Publising London. [7] Phạm Thu Hà (2016). Quan hệ công chúng và vai trò quan hệ công chúng trong giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 6/2016, tr 133-136; 123. [8] Davis, A. (2004). Mastering Public Relations. London: Palgrave. [9] Moi Ali (2006). Effective Public Relations. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- phan_tich_loi_thuong_gap_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_giao_t.pdf