Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại trung tâm y tế thị xã Đồng xoài tỉnh Bình phước năm 2015
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho
toàn dân bởi vì con người là nguồn lực quan trọng quyết định cho sự phát
triển của đất nước một cách bền vững. Trong những năm qua, ngành y tế
nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thị
trường thuốc đã đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh. Tình hình
cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được cải thiện.
Tuy nhiên trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc
không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại
lạm dụng biệt dược trong điều tri, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, tỷ
lệ đơn thuốc ghi không đầy đủ, rõ ràng nội dung vẫn còn xảy ra ở một số bệnh
viện. Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh và là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho
người bệnh tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, giảm chất lượng chăm sóc
sức khỏe và uy tín của bệnh viện
Sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất cập
của nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia
tăng chi phí điều trị, tăng tính kháng thuốc và giảm chất lượng chăm sóc sức
khoẻ. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40%
ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử
dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả.
Chính vì vậy một danh mục thuốc hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất
lớn.Trong lĩnh vực cung ứng, nó giúp cho việc mua sắm dễ dàng hơn, đảm
bảo thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp. Trong lĩnh vực kê đơn, sử dụng các
bác sỹ sẽ tập trung được nhiều kinh nghiệm khi số lượng thuốc ít đi, hạn chế
sử dụng và thay thế thuốc bất hợp lý. Để phản ánh hiệu quả của việc xây dựng
danh mục thuốc và hoạt động mua sắm cũng như có cái nhìn tổng thể về việc
sử dụng thuốc tại Bệnh viện, cần tiến hành phân tích cơ cấu danh mục thuốc
đã sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại trung tâm y tế thị xã Đồng xoài tỉnh Bình phước năm 2015
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG THÚY PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG THÚY PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGHÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/07/2016 đến ngày 18/11/2016 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược của Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập trong suốt thời gian qua và đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa Dược, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán của Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu tại Trung tâm. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn: TS Đỗ Xuân Thắng -Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè, những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Thị Hồng Thúy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ1 Chương I. TỔNG QUAN3 1.1.Danh mục thuốc ...................................................................................... 3 1.1.1.Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện........................................ 3 1.1.2.Vai trò của Hướng dẫn điều trị trong việc xây dựng DMT ................... 5 1.1.3.Một số phương pháp phân tích Danh mục thuốc.......................................... 6 1.2.Thực trạng về Danh mục thuốc ............................................................. 11 1.2.1.Thực trạng phân tích Danh mục thuốc tại các bệnh viện ........................... 11 1.2.2.Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ................................................ 14 1.3.Giới thiệu về Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài ................................... 17 1.3.1.Tổ chức và nhân lực ...................................................................................... 17 1.3.1.1.Mô hình tổ chức............................................................................... 17 1.3.1.2.Nhân lực .......................................................................................... 17 1.3.2.Hội đồng thuốc và điều trị ............................................................................ 18 1.3.2.1.Tổ chức ............................................................................................ 18 1.3.2.2.Chức năng nhiệm vụ ........................................................................ 19 1.3.2.Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.................................................... 19 1.3.3.Khoa Dược ..................................................................................................... 20 1.3.4.Hoạt động khám chữa bệnh .......................................................................... 22 1.4.Tính thiết yếu của đề tài ........................................................................ 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25 2.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25 2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25 2.3.1.Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 25 2.3.2.Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 25 2.4. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 25 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 27 2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 28 2.6.1. Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng ....................................... 28 2.6.2. Phân tích việc thực hiện DMTBV sau ĐTTT ........................................... 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 35 3.1.Phân tích cơ cấu và giá trị danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y Tế Đồng Xoài Tỉnh Bình Phước năm 2015 ............................................ 35 3.1.1. Cơ cấu DMTBV năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý ......................... 35 3.1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ .......................................... 39 3.1.3. Cơ cấu tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ................................ 40 3.1.4. Cơ cấu DMTSD tại Trung Tâm năm 2015 theo biệt dược gốc và thuốc generic ...................................................................................................................... 41 3.1.5.Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo đường dùng .................... 41 3.1.6.Cơ cấu DMTSD của Trung tâm năm 2015 theo nhóm thuốc Tân dược và Chế phẩm y học cổ truyền ............................................................................. 42 3.1.7.Cơ cấu DMT sử dụng năm 2015 theo một số phương pháp phân tích .... 43 3.1.7.1.Cơ cấu DMT sử dụng năm 2015 theo phương pháp phân tích ABC ..... 43 3.1.7.2.Phân tích VEN cho các thuốc nhóm A ........................................ ... ạng A. Tổng giá trị tiêu thụ của nhóm AV và AE là 95,9% đã cho thấy việc sử dụng thuốc tại BV là hoàn toàn phù hợp. Nhóm AN có 04 thuốc với 4.1% GTSD và những thuốc này được hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn nhóm AN qua bảng trên ta thấy giá trị sử dụng chiếm không nhiều so với tổng giá trị sử dụng thuốc của toàn danh mục tuy nhiên hội đồng phân tích và xem xét việc tiếp tục sử dụng những thuốc trên với số lượng như vậy là phù hợp và làm đa dạng thuốc điều trị cho bệnh nhân. 4.2. Việc thực hiện DMT năm 2015 sau ĐTTT tại Sở Y tế . Qua phân tích cơ cấu tỷ lệ DMT mà Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng gửi Sở Y tế đấu thầu thì thuốc Tân dược chiếm 74.8% về số lượng và 70.9% về giá trị sử dụng; thuốc chế phẩm Y học cổ truyền được xây dựng là 25.2% về số lượng và 29.1% vê giá trị sử dụng, điều này cho thấy rằng TTYT thị xã vẫn ưu tiên xây dựng và sử dụng thước Tân dược để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế thì năm 2015 Trung tâm đã sử dụng Thuốc CP YHCT khá cao chiếm 39.56 % Tổng giá trị sử dụng thuốc, chiếm 2/5 tổng số lượng thuốc sử dụng toàn bệnh viện, điều này thấy rằng không phù hợp đối với một bệnh viện tuyến huyện, thị hạng III là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho nhân nhân trên địa bàn thị xã, việc sử dụng thuốc Chế phẩm YHCT nhiều do nhu cầu sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh ngày càng tăng cao của người dân. Bệnh viện một phần thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đồng thời hoạt động kinh tế hiệu quả nhằm bảo đảm chất lượng đời sống cho nhân viên nên dần đáp ứng theo xu hướng điều trị đông tây y kết hợp. Sau khi có kết quả thầu theo phân tích cho thấy tổng giá trị thuốc tân dược năm 2015 trúng thầu 15.563 triệu nhưng chỉ sử dụng hết 7.024,7 triệu đồng còn thuốc chế phẩm Y học cổ truyền thì giá trị trúng thầu là 6.026 triệu đồng và thực tế sử dụng 4.597 triệu đồng tương đối gần sát với số lượng dự trù và trúng thầu. Việc dự trù vẫn ưu tiên thuốc Tân dược nhưng số lượng sử dụng ít chỉ bằng ½ cơ số trúng thầu còn thuốc Đông y thì sử dụng gần hết cơ 61 số. Tình hình này đòi hỏi công tác xây dựng DMT cho việc đấu thầu năm tiếp theo phải sát với nhu cầu sử dụng tránh tình trạng giá trị gói thầu vượt quá nhiều so với thực tế sử dụng. Tình hình thực hiện DMT sau khi có kết quả thầu và những phát sinh trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc theo kết quả thầu đã gặp các vấn đề như sau: Trước tiên nói về ưu điểm của việc đấu thầu tập trung là: Giá thuốc chung thống nhất trong tất cả các bệnh viện công và tư ( Khám chữa bệnh BHYT) trên đại bàn cả tỉnh. Mỗi bệnh viện không phải mất nhiều thời gian cho việc đấu thầu riêng lẽ. Bộ phận đấu thầu của Sở Y tế làm việc chuyên nghiệp, đấu thầu tập trung số lượng lớn đạt được giá thành rẽ. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn vướng mắc như sau: DMT xây dựng gửi lê Sở Y tế đấu thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu đối với thuốc tân dược là 87.1%, không trúng là 12.9%; Đối với thuốc CP YHCT tỷ lệ trúng thầu là 75%, không trúng là 25% điều này gây khó khăn cho việc có đủ chủng loại thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân nguyên nhân không trúng thầu do: + Nhà thầu không đạt đủ yêu cầu về cơ sở pháp lý nên rớt thầu. + Thuốc không có nhà thầu tham gia đấu thầu. + Các bệnh viện xây dựng DMT có thuốc với số lượng ít nằm rải rác các nhóm (I,II,III,IV,V) nên khi Sở Y tế tổng hợp danh mục mời thầu thì nhóm quá ít không có nhà thầu tham gia và BV nào dự trù rơi vào nhóm đó thì không có thuốc trúng thầu dẫn đến thiếu thuốc. Khi có kết quả trả về bệnh viện sẽ thực hiện thương thảo và ký kết hợp đồng cung ứng thuốc, trong quá trình cung ứng phát sinh thêm nhưng vấn đề sau dẫn đến tình trạng thiếu thuốc buộc phải luân chuyển từ các BV khác về như: + Mô hình bệnh tật trong năm có sự thay đổi làm biến động cơ số thuốc sử dụng. 62 + Các Y, Bác sỹ sử dụng thuốc theo thói quên hoặc sở thích nên số lượng thuốc đó vượt quá số lượng xây dựng và trúng thầu nên dẫn đến trong năm bị thiếu thuốc. + Phía nhà thầu cung ứng vì lý do nào đó không có đủ thuốc cung ứng như hết số đăng ký thuốc, không nhập khẩu được thuốc, trúng thầu giá cố định cả năm nhưng sau đó nguyên liệu tăng không đảm bảo được lợi nhuận sản xuất mua bán. Hoặc công nợ bệnh viện kéo dài nên nhà thầu không cung ứng hoặc cung ứng cầm chừng. Tiếp khó khăn nữa là thời gian đấu thầu kéo dài chậm trễ không đảm bảo thuốc điều trị cho bệnh nhân vì thời điểm giao thoa giữa thầu cũ và thầu mới gây khó khăn cho việc dự trù dự trữ thuốc sử dụng cho đến khi có thầu mới nếu thuốc của thầu mới không trúng lại như thầu cũ thì bị xuất toán hoặc trúng thầu lại với giá rẻ hơn thì bị xuất toán giá chênh lệch. Không thể dự trù chính xác cơ số sử dụng cho đến khi có kết quả thầu mới nên bị thiếu hoặc thừa. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Cơ cấu và giá trị danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm năm 2015 - Danh mục thuốc Trung tâm sử dụng năm 2015 gồm 20 nhóm thuốc với 288 mặt hàng , nhóm có giá trị sử dụng nhiều nhất là Chế phẩm Y học cổ truyền chiếm 39.56%. - Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao là 87.5%, thuốc nhập khẩu là 12,5%. - Thuốc đơn thành phần có tỷ lệ tiêu thụ chiếm 44.84%, thuốc đa thành phần chiếm 55.16%. - Thuốc Generic sử dụng 97.7%, thuốc biệt dược gốc chiếm 2.3%. - Thuốc có đường dùng sử dụng nhiều nhất là đường uống có tỷ lệ tiêu thụ cao nhất chiếm 96.11% - Thuốc hạng A có tỷ lệ giá trị tiêu thụ cao nhất chiếm 75.2%; thuốc hạng C có tỷ lệ giá trị tiêu thụ thấp nhất 9.7%. - Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong nhóm A có kết quả phân tích cho thấy thuốc chế phẩm YHCT chiếm 20 thuốc và chiếm 38.7% GTSD, Thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 17.9% SKM và 26.9% GTSD, thứ ba là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm 21.4% SKM và chiếm 14% GTSD. 2. Việc thực hiện danh mục thuốc sau đấu thầu tại Trung tâm - Danh mục thuốc Trung tâm xây dựng ĐTTT là thuốc Tân dược 333 thuốc. kết quả trúng thầu thuốc 290 thuốc( đạt 89.6%) và Chế phẩm y học cổ truyền xây dựng 112 thuốc, trúng thầu 84 thuốc( đạt 84.5%) - Thuốc Tân dược phải bổ sung tăng thêm là 07 thuốc; Thuốc Chế phẩm YHCT phải bổ sung tăng thêm là 03 thuốc. - Thuốc Tân dược phải điều chuyển giảm là 05 thuốc; Thuốc Chế phẩm YHCT phải điều chuyển giảm là 02 thuốc. 64 KIẾN NGHỊ - Sở Y tế nên tiến hành và hoàn thành công tác đấu thầu kịp thời điểm và nhanh chóng sử lý những khó khăn vướng mắc kịp thời. - Cần có cơ chế pháp lý ràng buộc những nhà thầu không cung ứng thuốc đủ số lượng theo hợp đồng. - Hội đồng thuốc và điều trị sâu sát hơn nữa trong việc dự trù thuốc vì qua phân tích cho thấy tổng giá thuốc tân dược năm 2015 trúng thầu 15.563 triệu nhưng chỉ sử dụng hết 7.024,7 triệu đồng chiếm 45.14% tổng GTSD thuốc Tân dược còn thuốc chế phẩm Y học cổ truyền thì giá trị trúng thầu là 6.026 triệu đồng và thực tế sử dụng 4.597 triệu đồng chiếm 76.29% tổng GTSD - Hội đồng thuốc và điều trị cần tăng cường những buổi họp thật sự có chất lượng (bình đơn thuốc, bình bệnh án, bàn luận nguyên nhân giải pháp) để rút ra kinh nghiệm trong khám điều trị và kê đơn cũng như những hướng giải quyết các vấn đề phát sinh. - Trung tâm nên chú trọng xây dựng cả hai mảng khám điều trị bằng Y học hiện đại và khám điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền. + Đối với khám và điều trị bằng Y học cổ truyền thì cần xây dựng danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền lựa chọn thuốc của những công ty có chất lượng đạt GMP đề xuất đấu thầu đồng thời tăng cường đào tạo châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân tốt hơn. + Đối với khám và điều trị bằng Y học hiện đại cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, tăng cường thu dung điều trị nội trú. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ môn Quản lý kinh tế dược (2007), Quản lý kinh tế dược, Trường Đại Học Dược Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, 2013, Hà Nội. 3. Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày08/08/2013 qui định về tổ chức và hoạt động thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện, Bộ Y tế. 5. Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn điều trị, Nhà xuất bản y học. 6. Bộ Y tế (2012), Quyết định phê duyệt đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội. [39] 8. Bộ Y tế (2014), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [40] 9. Nguyễn Thị Phương Châm, Đỗ Kháng Chiến (2004), Đánh giá bước đầu việc thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về chấn chỉnh công tác Dược Bệnh viện, Hà Nội. 10. Ngô Hoàng Điệp (2016), Phân tích kết quả hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở Y tế tỉnh Bắc Giang năm 2013 và năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học dược Hà Nội. 11. Nguyễn Trung Hà (2014), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Vũ Thị Bích Hạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc ở Bệnh viện đa khoa Saint Paul Hà nội giai đoạn 2006 - 2008, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 13. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị, thực trạng và một số giải pháp, Luận án Tiến sĩ Dược học Trường Đại học Dược Hà Nội. 14. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện Danh mục thuốc tại một số Bệnh viện đa khoa, Luận án Tiến sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 15. Lương Thị Thanh Huyền (2013), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Kính (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, Hà Nội. 17. Nguyễn Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại một số Bệnh viện trong năm 2008, Trường Đại học Dược Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Ngọc (2015), Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013, Luận án Dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Vũ Đình Phóng (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội. 20. Cao Minh Quang (2012), Tổng quan về ngành kinh tế Dược Việt Nam và cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", Hà Nội. 21. Phạm Lương Sơn (2012), Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở Bảo hiểm Y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ, Đại học Dược Hà Nội. 22. Phạm Lương Sơn, Dương Tuấn Đức, Nguyễn Thanh Bình (2011), “Phân tích thực trạng thanh toán thuốc BHYT”, Tạp chí Dược học số 412, tháng 8/2010. 23. Tổ chức Y tế Thế giới (2004), Hội đồng thuốc và Điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, hoạt động ADPC, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển. 24. Lưu Thị Nguyệt Trâm (2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 25. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. Tài liệu tiếng anh 26. Jonathan et al (1997), Managing Drug Supply, Management Sciences for Health, pp. 27. Kathleen Holloway, Green Terry, Carandang Edelisa, Hogerzeil Hans, Laing Richard, Lee David (2003), "Drug and therapeutics committees - A Practical Guide", World Health Organization, France, pp. 28. WHO (2000), "Progress in Essential Drug and Medicine policy 1998- 1999", Health technologand Pharmaceutical Cluter, WHO/2000, pp. 12- 14. 29. WHO (2004), Drugs and Therapeutics Committee Practical, Word Health Organization,pp 39-45. 30. WHO (2007), Management Siences for Health, Drug and Therapeutics Committee Training Course, World Health Organization. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 18 Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I - Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn: TS: Đỗ Xuân Thắng Họ và tên học viên: Trần Thị Hồng Thuý Tên đề tài: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2015 Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược Mã số: CK 60 72 04 12 Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào 14 giờ 00 phút ngày 19 tháng 02 năm 2017 tại Trường trung cấp quân y II Quận 9 TP.Hồ Chí Minh. Quyết định số: 1158/QĐ-DHN ngày 9 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH 1. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng STT Nội dung Hội đồng yêu cầu sửa Giải trình việc chỉnh sửa của học viên 1 Tên mục tiêu 2 Tên mục tiêu sửa lại cho phù hợp với nội dung phân tích kết quả trong luận văn 2 Phân loại biến dạng số, dạng phân loại Đã chỉnh sửa 3 Phân tích thêm nhóm A theo tác dụng dược lý trong phân tích ABC/VEN Đã bổ sung thêm phân tích nhóm A theo nhóm tác dung 5 dược lý. 4 Trong cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc sửa nhóm thuốc chế phẩm YHCT thành nhóm thuốc khác. Đã chỉnh sửa 5 Trang 39 nhận xét ngắn gọn lại và chuyển nội dung sang chương bàn luận. Đã chỉnh sửa 2. Những nội dung xin bảo lưu: Không Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2017 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Học viên Trần Thị Hồng Thuý Xác nhận của UV,TK Hội đồng Chủ tịch Hội đồng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- phan_tich_danh_muc_thuoc_duoc_su_dung_tai_trung_tam_y_te_thi.pdf