Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI

Xã hội Đại Việt thời Lê sơ mang những nét đặc trưng căn bản khác hoàn toàn so với các vương triều trước và sau nó. Trong đó phải kể đến sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học; sự suy giảm vị trí, vai trò của tầng lớp quý tộc hay sự phổ biến của địa chủ, tá điền. Những nét đặc trưng này khiến cho chế độ phong

kiến Việt Nam cơ bản được xác lập vào thế kỉ XV với sự phổ biến của quan hệ bóc lột đặc trưng: quan hệ địa chủ - tá điền.

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 1

Trang 1

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 2

Trang 2

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 3

Trang 3

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 4

Trang 4

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 5

Trang 5

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 6

Trang 6

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 7

Trang 7

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 08/01/2024 5540
Bạn đang xem tài liệu "Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI

Những đặc trưng trong cấu trúc xã hội đại việt thời Lê Sơ thế kỉ XV-XVI
90 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 90 - 97 
NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG CẤU TRÚC XÃ HỘI ĐẠI VIỆT 
THỜI LÊ SƠ THẾ KỈ XV – XVI 
 Trần Thị Phượng 
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Xã hội Đại Việt thời Lê sơ mang những nét đặc trưng căn bản khác hoàn toàn so với các vương 
triều trước và sau nó. Trong đó phải kể đến sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học; sự suy giảm vị trí, vai trò 
của tầng lớp quý tộc hay sự phổ biến của địa chủ, tá điền... Những nét đặc trưng này khiến cho chế độ phong 
kiến Việt Nam cơ bản được xác lập vào thế kỉ XV với sự phổ biến của quan hệ bóc lột đặc trưng: quan hệ địa 
chủ - tá điền. 
Từ khoá: đặc trưng, xã hội, Đại Việt, Lê sơ 
1. Mở đầu 
Nhà Lê sơ được thành lập năm 1427 và tồn tại trong một thời gian dài đã có tác động lớn 
đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Đại Việt. Sự phát triển về kinh tế, ổn định về 
chính trị của triều đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phân hoá xã hội, khiến cho cấu trúc 
xã hội Đại Việt thời Lê sơ thế kỉ XV - XVI có những biến đổi sâu sắc. Từ những biến đổi 
trong cấu trúc xã hội đã làm nảy sinh hàng loạt những giai - tầng mới, định hình toàn bộ diện 
mạo kinh tế, chính trị của Đại Việt trong các thế kỉ sau đó (XVI, XVII, XVIII). 
2. Nội dung 
2.1. Sự hình thành nhà Lê sơ 
Sang thế kỉ XV, lịch sử Việt Nam chứng kiến sự xác lập, hình thành của vương triều Lê 
sơ sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại (1418 - 1427). Năm 1428, Lê Lợi lên 
ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên (Thăng Long), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục lại 
quốc hiệu Đại Việt, mở đầu triều đại Lê (thường được gọi là Hậu Lê để phân biệt với thời 
Tiền Lê của Lê Đại Hành). 
Cuộc xâm lược, đô hộ của nhà Minh đã làm cho xã hội Đại Việt truyền thống bị gián 
đoạn, đứt gãy (1407 – 1427). Mặc dù bị phong kiến phương Bắc nhiều lần xâm lược, đô hộ 
nhưng đầu thế kỉ XV nhà Minh đã áp dụng chính sách đặc biệt nhằm mục tiêu tẩy não Đại 
Việt. Bên cạnh việc xâm lược, bóc lột nhà Minh còn thực hiện thủ đoạn tiêu hủy những giá trị 
văn hóa, văn hiến của Đại Việt, đốt sạch giấy tờ, sách vở, phá hủy các công trình nhằm “tẩy 
não” người Việt. Người Việt có khoảng 500 năm tích lũy của cải, văn hiến nhưng đến cuộc 
xâm lược của nhà Minh bị mất sạch, những tác phẩm trước thế kỉ XV đều mất hết. 
Nhiều mô hình của phương Bắc cũng du nhập vào Đại Việt như trang trại, đồn điền, Nho 
giáo Hay nói cách khác, Đại Việt từ đó trở về sau không còn giữ được tính chất truyền 
Ngày nhận bài:28/52016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 
Liên lạc: Trần Thị phượng- mail: kimphuong11111990@gmail.com 
91 
thống như ban đầu. Bên cạnh đó, sau khi giành độc lập năm 1428, Đại Việt lại phải nhìn về 
phía Bắc, khi Trung Quốc thời nhà Minh trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở khu vực Đông 
Bắc Á với bộ máy chính trị, quân đội, luật pháp hoàn thiện và sớm hay muộn cũng sẽ tác 
động đến Đại Việt. 
Nhà Lê sơ là vương triều thoát thai từ một cuộc khởi nghĩa toàn dân, thành phần tham gia 
rộng rãi nên khác với các vương triều trước kia đặc biệt là nhà Trần khi lên ngôi có quyền 
thiết lập chế độ quân chủ quý tộc đơn tộc vì công lao đưa họ lên ngôi thuộc về dòng họ.Tất cả 
các chức vụ quan trọng từ trung ương đến địa phương đều do quý tộc Trần nắm giữ. Nhưng 
nhà Lê sơ không thể "khép kín" như nhà Trần bởi ngai vàng của Lê Lợi “ngồi” lên năm 1427 
được “đúc” bằng mồ hôi, xương máu của rất nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Tất cả đều 
hi sinh cho dân tộc và nhà Lê sơ. Dẫn tới đặc điểm, nhà Lê sơ ngay từ khi thành lập đã mở 
toang cánh cửa nhà nước ra và ngay từ đầu nền chính trị Lê sơ là nền chính trị đa tộc thay thế 
cho đơn tộc trước đây. Trong triều đình có rất nhiều quyền lợi được chia sẻ cho nhiều dòng 
họ. Xuất hiện mâu thuẫn giữa các dòng họ với nhau, rơi vào tình trạng nhà Lê tiến hành giết 
hại công thần và công thần giết hại lẫn nhau. 
2.2. Khái quát về kinh tế chính trị thời Lê sơ 
* Chính trị 
Bộ máy nhà nước thời Lê sơ từ Lê Thái Tổ đến Lê Nghi Dân (1428 - 1459) tương đối 
hoàn chỉnh, mức độ tập trung quyền lực đã cao hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu xây 
dựng và phát triển đất nước tập quyền vững mạnh, củng cố quyền lực của mình, năm 1460, Lê 
Thánh Tông lên ngôi đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính từ trung ương đến địa 
phương, từ dân sự đến quân sự, cả quan chế lẫn thể chế; đã thiết lập một thể chế chính trị 
quân chủ chuyên chế phong kiến điển hình với quy mô và hoạt động có hiệu quả của nhà Lê 
sơ. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số cơ quan trung gian, nâng cao, tập trung quyền lực nhà 
vua, củng cố hoàng triều Lê, xây dựng nên một bộ máy nhà nước có hiệu lực, hạn chế đến 
mức thấp nhất sự phân quyền và sự lộng hành của các công thần. 
Trải qua khoảng thời gian dài từ khi thành lập đến khi Lê Thánh Tông tiến hành cải cách 
là 32 năm các vị anh hùng có công với nhà nước phong kiến Đại Việt đã dần mất đi theo thời 
gian do đó để phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, Lê Thánh 
Tông đã mở nhiều kì thi tuyển, quan lại chủ yếu là chế độ khoa cử, bảo cử, trong đó quan 
trọng nhất là khoa cử. Dưới triều Lê Thánh Tông không có người được bổ làm quan lại mà lại 
không có trình độ học vấn tương xứng. Nhờ các chính sách củng cố đội ngũ quan lại, tổ chức 
bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả, góp 
phần củng cố chế độ chuyên chế của nhà vua. 
Như vậy, sau cải cách của Lê Thánh Tông quá trình phong kiến hóa về cơ bản đã hoàn 
thành. Đây là thời kỳ hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Đại Việt. Đặc biệt thời kì 
này đã đánh dấu sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học, tầng lớp quan lại liêu thuộc thay 
thế cho quan lại quý tộc trước đây. Họ trở thành bộ phận có vai trò chi phối xã hội Đại Việt 
cho đến các thế kỷ về sau. 
* Kinh tế 
92 
Sau hơn hai mươi năm dưới ách đô hộ nhà Minh đồng ruộng nhiều nơi bỏ hoang, kinh tế 
nông nghiệp đình trệ. Để khắc phục tình trạng đó, Lê Lợi đã xuống chiếu kêu  ... ng vào tính quan liêu cao độ của nhà Lê sơ 
dưới thời Lê Thánh Tông để thấy được vai trò quan trọng của tầng lớp này trong xã hội Đại 
Việt thế kỉ XV. 
Bộ máy nhà nước được xây dựng theo hướng quan liêu là một bộ máy nhà nước có số 
lượng quan lại, quan viên đông đảo, được đào tạo bài bản, được phân công trách nhiệm, chức 
vụ rõ ràng. Đây là điểm khác biệt hơn hẳn với các triều đại khác kể cả so với Lê sơ thời kì 
đầu. Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, trường lớp dạy học được mở ở khắp các địa phương. 
Ông ra lệnh cho phát các sách học Ngũ kinh, Tứ thư, Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông 
khảo, Văn tuyển, Cương mục, sách luật, sách dạy toán và đặc cử chức quan “Ngũ kinh bác 
sĩ” để đặc trách việc học cho các xứ. Vào thời kỳ đầu chống giặc Minh xâm lược, Nguyễn 
Trãi đã từng nói: “Nhân tài trong nước như sao buổi sáng!”. Vậy mà số tiến sĩ được đào tạo 
trong 38 năm trị vì của Lê Thánh Tông là 501 vị, bằng một nửa số nhân tài mà các triều vua 
Lý, Trần, Hồ đào tạo trong 398 năm. Ông đặt ra các lệ thi cử và xử phạt rất nghiêm việc gian 
dối trong thi cử. 
Từ năm Quang Thuận thứ 4 (1463): “... Bắt đầu định lệ 3 năm thi hội một lần. Thực hiện 
lệ này từ khoa Bính Tý (Quang Thuận thứ 7 – 1466), không chỉ chọn tiến sĩ mà còn lấy đậu 
trạng nguyên”. Đến khoa Nhâm Thìn (Hồng Đức thứ 3 – 1427) đã định lệ tư cách tiến sĩ: “Đệ 
nhất giáp” được ban chữ “Tiến sĩ cập đệ”. Đệ nhị giáp được ban chữ “Tiến sĩ xuất thân”. Đệ 
tam giáp được ban chữ “Đồng tiến sĩ xuất thân”. Số người trúng tuyển tăng lên gấp bội. Nếu 
trước đó, từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông có 7 kỳ thi các loại, chọn được 89 tiến sĩ và một 
số tốt nghiệp Minh kinh, hoàng từ, thì từ thời Lê Thánh Tông trong 38 năm trị vì đã có 12 kỳ 
thi, chọn được 501 tiến sĩ. Nhiều hiền tài đã xuất thân từ đó. Tất cả những người đỗ đạt đều 
được bổ nhiệm quan chức, cả ở trong triều lẫn ngoài đạo. [6, 155] 
Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, những người được bổ làm quan lại, dù là người thừa 
hành ở cấp thấp, phải là những người đã đỗ trong các kì thi. Theo Dụ hiệu định quan chế, tất 
thảy những người được tuyển bổ làm quan, lại phải là những người thi đỗ trong các kì thi 
hương, thi hội và thi đình. Những người không đỗ bằng gì, gọi nôm là những người chân 
trắng, chữ nho gọi là “bạch thân” khi ra trận lập được công to chỉ có thể được bổ làm quan 
võ. [7, 47] 
Tất cả những người trong nước, không kể nguồn gốc xuất thân đều được dự thi. Lệ thi cử 
gồm ba kỳ thi: thi hương, thi hội, thi đình. Mỗi kì thi thí sinh phải thi qua 4 trường, nay gọi là 
4 môn: thi kinh nghĩa; thi pháp luật; thi làm thơ, phú; thi văn sách. Nhà nước quy định rất cụ 
94 
thể và chặt chẽ về quá trình tiến hành thi tuyển như “Người đỗ cả 4 kì thi hội mới được dự kì 
thi đình”. [7, 52] 
Không chỉ có quan chức ở trung ương, mà các quan chức địa phương từ cấp đạo thừa 
tuyên đến cấp xã cũng phải có trình độ học vấn. Các quan chức ở cấp châu, huyện phải là 
những người đã “có chân thị Hội (tiến sĩ) đỗ tam trường”, cấp xã phải “xét những người biết 
chữ, có tài cán mới được bổ nhiệm. Nếu không biết chữ thì cho nghỉ". Nếu “những người ỷ 
thế nhà quyền quý để cầu cạnh xin quan tước thì xử tội biếm hoặc đồ”. Nhà nước ngăn cấm 
việc quan lại từ các địa phương này đến quản lí địa phương khác không được lấy vợ ở nơi làm 
quan, “các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 
trượng, biếm ba tư và bãi chức” [9, 149]; cấm những người là anh em, bà con với nhau cùng 
làm Xã trưởng “khi xét đặt Xã trưởng, hễ là anh em ruột, con chú, bác và bác cháu, cậu cháu 
với nhau, thì chỉ có một người làm Xã trưởng. Không được cùng làm để đến mối tệ bè phái, 
hùa nhau”. 
Lê Thánh Tông cũng quy định rất chặt chẽ về việc xử phạt quan lại nếu không làm đúng 
chức trách, nhiệm vụ. 
“Các quan đang tại chức mà trễ nhác công việc thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi 
chức. Nếu vì trễ nhác để xảy ra việc gì, thì tội thêm một bậc. Khi vâng mệnh coi sóc làm 
những việc cần cấp, mà không dụng tâm coi đốc, để tốn nhân công hại của công, mà công 
việc không xong, thì quan gián lâm bị tội đồ; quan đốc sát; quan đê điệu bị biếm hoặc bãi 
chức”. [9, 110] 
Lê Thánh Tông rất quý trọng người tài. Vua thân ngự ra chính điện, các quan mặc triều 
phục chúc mừng những vị đỗ tiến sĩ. Vua ban áo mũ, ban yến, cho xướng danh, cho ngựa tốt 
rước các vị tân khoa vinh quy về quê nhà. 
Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), nhà vua ra lệnh cho dựng bia để đề tên các Tiến sĩ đặt ở 
nhà Thái học để khuyến khích, biểu dương việc học. Tại Văn Miếu hiện còn 82 bia Tiến sĩ. Số 
bia đá này đã trở thành tài sản vô giá của Việt Nam. Người có công đầu chính là vị vua anh 
minh Lê Thánh Tông. 
Lê Thánh Tông là một tín đồ Nho giáo nên đã lấy Nho giáo làm ý thức hệ chủ đạo duy 
nhất, lấy khoa cử làm hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. Bằng những việc làm cụ thể Lê 
Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước theo hướng quan liêu cao độ, đánh dấu quá 
trình xác lập của chế độ phong kiến ở Việt Nam, đưa tầng lớp quan lại liêu thuộc bước lên vũ 
đài thống trị trong cơ chế tổ chức và vận hành của nhà nước phong kiến, đánh dấu quá trình 
thắng thế hoàn toàn của quan lại liêu thuộc so với quan lại quý tộc. 
Thứ hai, sự phát triển của tầng lớp nho sĩ bình dân gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của 
giáo dục Nho học, họ thay thế nắm phần hồn của xã hội. Họ là những người hiểu biết rộng, 
văn hóa cao, là đội ngũ sáng tác chủ yếu. Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra hàng loạt người 
bổ sung vào bộ máy quan liêu đang phát triển, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước đồng 
thời nâng cao dân trí, sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lỗi lạc của dân tộc. 
Thứ ba, sự suy thoái về vai trò và vị trí của tầng lớp quý tộc. Dưới thời Lê sơ tầng lớp 
quý tộc vẫn còn nhưng số lượng ít, vai trò hạn chế, tập trung ở kinh đô, được triều đình cho ăn 
95 
lộc, ban ruộng nhưng không cho đi các địa phương cai quản lộ, phủ. Có tham gia triều chính 
nhưng tiếng nói không quan trọng, không có quân đội riêng, có gia nô nhưng số lượng rất hạn 
chế. "Lê Thánh Tông bãi bỏ chế độ bổ dụng các Vương hầu, quý tộc vào các trọng chức của 
triều đình. Tiêu chuẩn để được bổ dụng làm quan là phải có trình độ học thức đã được kiểm 
tra qua khoa cử, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu được ban 
cấp bổng lộc nhiều, nhưng nếu không đỗ đạt, không có tài năng thì cũng không được làm 
quan." [2, 95] 
Thứ tư, sự phổ biến của địa chủ. Địa chủ gồm: địa chủ quan lại; địa chủ quý tộc; địa chủ 
bình dân nhờ mua bán, tài giỏi thao túng. Quy mô chia làm các loại: lớn, vừa, nhỏ nhưng chủ 
yếu là địa chủ vừa và nhỏ, càng ngày địa chủ bình dân càng tăng lên do sự phát triển của 
ruộng đất tư. Bộ phận quý tộc dòng họ vua, tuy được ban cấp nhiều ruộng đất thế nghiệp vẫn 
không cấu thành một lực lượng có điền trang và thế lực chính trị ở địa phương. Một số lớn 
công thần khai quốc được ban họ vua (quốc tính) song không hình thành một lớp quý tộc. 
Sang thời Lê Thánh Tông họ dần trở lại với họ gốc của mình. Các quan lại trung, cao cấp do 
được ban nhiều ruộng lộc mà trở thành địa chủ, song không cách biệt với các địa chủ thường 
hoặc nhân dân và phần lớn xuất thân khoa cử. Trong lúc đó, tầng lớp địa chủ thường hầu như 
rải rác ở các làng, xã, dần dần trở thành những người chủ về mọi mặt. 
Thứ năm, sự xuất hiện địa chủ đẻ ra tá điền: là người lĩnh canh, nộp tô. Có 3 loại tô: tô 
tiền, tô hiện vật và tô lao dịch. Từ thời Lê sơ, địa chủ và tá điền có xu hướng phổ biến và trở 
thành giai cấp. Trước sự phổ biến của tá điền, Lê Thánh Tông phải đặt ra những quy định cụ 
thể tránh tình trạng tranh chấp ruộng đất giữa tá điền và chủ ruộng: "Những tá điền cấy nhờ 
ruộng ở nhà của người khác, mà dở mặt tranh làm của mình, thì phải phạt 60 trượng, biếm 
hai tư; nếu người chủ ruộng đất có văn tự xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp 
đôi số tiền ruộng đất, không có văn tự thì trả nguyên tiền thôi". [9, 162] 
Thứ sáu, sự suy giảm nhanh chóng của tầng lớp sư tăng, đạo sĩ. Sang thời nhà Lê sơ, đặc 
biệt sau cuộc cải cách Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Phật giáo ngày càng bị hạn chế thay vào 
đó là sự lên ngôi của Nho giáo. Nhà Lê tiến hành hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo 
giáo, thông qua 2 sự kiện: 
 "Năm 1461, nhà nước cấm nhân dân, quan lại không được xây dựng thêm chùa, quán 
mới; tự tiện đúc chuông, tô tượng. Hoạt động của bọn thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ bị ngăn 
cấm". [5, 334]. Nhà Lê, quy định rất chặt chẽ đối với việc xây dựng chùa quán: 
Điều 289 trong Quốc triều hình luật quy định: "Xây dựng chùa, quán và đúc chuông đúc 
tượng riêng thì xử biếm hai tư. Muốn có việc phật để khuyến giáo mà lấy tiền làm của riêng 
mình, thì xử tội đồ làm khao đinh, những của cải ấy phải nộp vào chùa. Nếu có giấy quan cấp 
cho, thì không phải tội". [9, 140] 
 Năm 1471, nhà Lê bắt sư tăng dưới 50 tuổi phải hoàn tục, trên 50 tuổi phải trải qua 
một kì thi kinh phật, nếu không đỗ phải hoàn tục. Việc này đã xuất hiện vào cuối Trần và 
trong cải cách Hồ Quý Ly, tuy nhiên không mạnh mẽ như bây giờ. Dưới Trần, đặc biệt cuối 
Trần gần như cả nước làm sư, theo Phật giáo. Trong Quốc triều hình luật điều 288 quy định: 
96 
"Các sư và đạo sĩ tuổi từ 50 trở lên, phải có độ điệp của quan cấp; nếu không có phải tội đồ 
làm khao đinh". [9, 139] 
Bên cạnh đó, Nhà nước cấm quan lại giao kết với tăng đạo, đưa Nho giáo lên vị trí cao 
hơn so với Phật giáo. Tuy nhiên, sự độc tôn này chỉ trong thời Lê Thánh Tông, chưa hiệu quả 
(chủ yếu nhân dân vẫn theo Phật giáo), Lê Thánh Tông không chấp nhận những yếu tố văn 
hóa dân gian coi nó chỉ là tuồng chèo. Đến thời Mạc Đăng Dung lại duy trì Tam giáo đồng 
nguyên. 
Thứ bảy, tầng lớp nô tì còn lại rất ít do nhà nước cấm đoán không cho buôn bán người 
làm nô tì. Đây là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ không được hưởng quyền lợi của 
một người dân, không được pháp luật bảo vệ. Nguồn bổ sung nô tì thời Lê sơ gồm tù binh, tội 
nhân và những người bị mang đi bán. Phần lớn dùng vào việc phục dịch trong nhà, trong dinh 
thự, cung điện, ít dùng trong sản xuất. Nhà nước thời Lê sơ cũng hạn chế việc nuôi nô tì nên 
đã giảm nhiều số lượng nô tì. Trong Quốc triều hình luật điều 238 quy định: "Những người 
không đáng được có nô tỳ mà có, thì xử tội biếm, còn nô tỳ ấy phải sung công" [9, 122]. Pháp 
luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân đinh tự do làm nô tì. 
Điều 168 của Quốc triều hình luật quy định: "Các tước vương công và nhà quyền quý tự tiện 
thích chữ vào dân đinh làm tôi tớ nhà mình, cứ mỗi người dân đinh thì xử biếm ba tư. Tôn 
thất hay quan từ nhị phẩm trở lên phạm tội ấy xử phạt tiền 150 quan. Cứ thêm năm người dân 
đinh thì tội lại nặng thêm một bậc, nhưng chỉ phạt đến tội biếm năm tư và phạt tiền 500 quan 
mà thôi..." [9, 99]. Nhưng phải đến thế kỉ XVI, chế độ nô tì mới được xoá bỏ. 
Thứ tám, thương nhân, thợ thủ công đông đảo hơn trước do sự phát triển của kinh tế công 
thương nghiệp nhưng họ chưa phải lực lượng lớn mạnh trong thế kỉ XV do chính sách “trọng 
nông ức thương” của nhà nước. Nhà Lê sơ đề ra những chính sách buộc bộ phận này phải 
tuân thủ những quy định của Nhà nước phong kiến: "Những người buôn bán hàng trong chợ, 
cùng người coi chợ mà không làm theo đúng pháp luật, thì đều xử tội biếm hay đồ" [9, 245]. 
Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân là tầng lớp thị dân ít ỏi sống ở Thăng Long, bao gồm các 
thợ thủ công, thương nhân và một số dân nghèo, một số Nho sĩ và người làm công cho các gia 
đình quan chức và thương nhân, thợ thủ công ở các địa phương. Do tính chất kinh tế nên 
những người này không trở thành một lực lượng xã hội riêng, có khả năng xây dựng một nền 
kinh tế riêng biệt, các làng thủ công vẫn mang tính chất nông nghiệp. 
3. Kết luận 
Thông qua quá trình tìm hiểu những nét đặc trưng trong cấu trúc xã hội Đại Việt thời Lê 
sơ chúng ta có thể khẳng định rằng: về cơ bản, xã hội Đại Việt thời Lê sơ bao gồm ba khối: 
khối vua quan, địa chủ phong kiến; khối bình dân chủ yếu là nông dân làng xã; khối nô tì số 
lượng ngày càng suy giảm. Trong đó, khối nông dân làng xã vẫn bao trùm, quan hệ kinh tế 
vẫn là nhà nước sử dụng ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy. Tuy vậy, kết cấu giai 
cấp từng bước trở thành kết cấu chủ yếu thay thế cho kết cấu đẳng cấp: quý tộc - nô tì trước 
đây. 
97 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, 
Hà Nội. 
[2]. Trần Bá Đệ (2009), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà 
Nội. 
[3]. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1985), Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tập II, Nxb 
KHXH, Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Cảnh Minh (2008), Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nxb 
ĐHSP, Hà Nội. 
[5]. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2008), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
[6]. Văn Tạo (2000), Sử học và hiện thực, tập 2: 10 cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử 
Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 
[7]. Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, Nxb Tư 
pháp, Hà Nội. 
[8]. Đào Tố Uyên (2008), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 
[9]. Viện Sử học (2013), Quốc triều hình luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 
CHARACTERISTICS OF THE STRUCTURE OF DAI VIET SOCIETY 
IN THE LE DYNASTY IN THE CENTURIES XV – XVI 
Trần Thị Phượng 
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc 
Abstract: Dai Viet society in the Le dynasty had typical features which were different from other previous 
or following dynasties. The distinctive features included the power improvement of the Confucian intellectuals; 
the decline in position and role of the aristocracy or the popularity of landlords, tenants... These characteristics 
made Vietnam’s feudalism basically established in the XV century with the popularity of specific exploitative 
relations – the relationship between landlords and tenants. 
Keywords: characteristics, society, Daiviet, Le Dynasty. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_dac_trung_trong_cau_truc_xa_hoi_dai_viet_thoi_le_so_th.pdf