Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế

Từ điển thuật ngữ chuyên ngành Anh – Việt nói chung và dữ liệu thuật ngữ Anh - Việt nói

riêng không những là phương tiện tra cứu giúp người sử dụng biết được nghĩa các thuật ngữ chuyên

ngành mới mà còn hiểu rõ khái niệm, định nghĩa hoặc giải thích về thuật ngữ. Việc biên soạn dữ liệu

thuật ngữ hiệu quả đòi hỏi người biên soạn phải nắm rõ nhu cầu của người sử dụng, từ đó xây dựng các

nguyên tắc và phương pháp biên soạn cho phù hợp. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát nhu cầu sử

dụng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Tạo hình đa phương tiện đối với giảng viên, sinh viên trong

quá trình dạy – học, nghiên cứu và sáng tác. Bài báo cũng trình bày các phương pháp, quy trình xây

dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Tạo hình đa phương tiện nhằm phục vụ nhu cầu đào

tạo và học tập của giảng viên và sinh viên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật,

Đại học Huế.

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 7

Trang 7

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 6500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế

Nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DỮ LIỆU THUẬT NGỮ TIẾNG ANH 
CHUYÊN NGÀNH TẠO HÌNH ĐA PHƯƠNG TIỆN 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
Hồ Đắc Diễm Thường* 
Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế 
Nhận bài: 03/09/2018; Hoàn thành phản biện: 28/09/2018; Duyệt đăng: 20/08/2019 
Tóm tắt: Từ điển thuật ngữ chuyên ngành Anh – Việt nói chung và dữ liệu thuật ngữ Anh - Việt nói 
riêng không những là phương tiện tra cứu giúp người sử dụng biết được nghĩa các thuật ngữ chuyên 
ngành mới mà còn hiểu rõ khái niệm, định nghĩa hoặc giải thích về thuật ngữ. Việc biên soạn dữ liệu 
thuật ngữ hiệu quả đòi hỏi người biên soạn phải nắm rõ nhu cầu của người sử dụng, từ đó xây dựng các 
nguyên tắc và phương pháp biên soạn cho phù hợp. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát nhu cầu sử 
dụng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Tạo hình đa phương tiện đối với giảng viên, sinh viên trong 
quá trình dạy – học, nghiên cứu và sáng tác. Bài báo cũng trình bày các phương pháp, quy trình xây 
dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Tạo hình đa phương tiện nhằm phục vụ nhu cầu đào 
tạo và học tập của giảng viên và sinh viên ngành tạo hình đa phương tiện tại trường Đại học Nghệ thuật, 
Đại học Huế. 
Từ khóa: Biên soạn thuật ngữ, tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện 
1. Mở đầu 
Chúng ta đang sống trong thời đại mà hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực nghề 
nghiệp. Trong xu thế phát triển đó, hợp tác giao lưu và học tập văn hoá nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nước 
ngoài đóng vai trò quan trọng, làm động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu biên soạn thuật ngữ phục vụ cho 
các chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là thuật ngữ tiếng Anh. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên 
cứu về cơ sở lý luận, phương pháp biên soạn từ điển thuật ngữ hoặc biên soạn thuật ngữ chuyên ngành từ 
điện tử cơ bản đến tthiết kế trang phục, mỹ thuật... Tuy nhiên, thuật ngữ mỹ thuật nói chung và thuật ngữ 
chuyên ngành tạo hình đa phương tiện nói riêng còn chưa được quan tâm nghiên cứu phát triển nhiều. Thuật 
ngữ mỹ thuật tuy không phải là mảng thuật ngữ phát triển nhanh, nhưng cũng không nằm ngoài sự phát 
triển chung của hệ thống thuật ngữ là tăng đều theo thời gian. 
Tạo hình đa phương tiện (Intermedia Art - THĐPT) là một lĩnh vực nghệ thuật mới trên thế giới đã 
được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHNT) từ năm học 2013-2014. Đây 
là loại hình nghệ thuật mới nên giáo trình giảng dạy cũng như tài liệu tham khảo dùng cho giảng dạy, học 
tập, nghiên cứu và sáng tác bằng tiếng Việt chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của giảng viên (GV) 
và sinh viên (SV). Trong những năm qua, đã có một số từ điển chuyên ngành Mỹ thuật như Từ điển Mỹ 
thuật (Lê Thanh Lộc, 1998), Từ điển bỏ túi chuyên ngành Mỹ thuật (Nguyễn Thị Hiền Lê, 2009). Tuy nhiên, 
những từ điển này chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng cho ngành tạo hình đa phương tiện nên GV và SV gặp 
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh cũng như là tham gia các hoạt động 
chuyên môn mang tính quốc tế. Vấn đề đặt ra là nhu cầu sử dụng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành (TACN) 
THĐPT đối với người sử dụng nói chung và GV và SV ngành THĐPT Trường ĐHNT nói riêng như thế 
nào? Dữ liệu thuật ngữ được xây dựng dựa trên những phương pháp, quy trình và ngữ liệu nào? 
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng, các phương pháp và quy 
trình xây dựng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT. Cuối cùng là kết quả đánh giá của GV, SV đối với dữ liệu 
* Email: thuongho.dt@gmail.com 
đang được xây dựng nhằm cung cấp công cụ tra cứu thuật ngữ cho GV, SV ngành THĐPT trong quá trình 
dạy-học, nghiên cứu và sáng tác góp phần phục vụ cho đào tạo của Nhà trường. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Định nghĩa và đặc điểm của thuật ngữ 
 Hiện có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau của các tác giả trong nước cũng như ngoài 
nước về thuật ngữ. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu như sau: Theo 
Đại bách khoa toàn thư Xô Viết (1976) đã định nghĩa: “thuật ngữ là một từ hoặc là một cụm từ chỉ ra một 
cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên 
ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và 
quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên môn đó”, và theo tác giả Leychik (2007, tr. 32) thì thuật ngữ là 
đơn vị từ vựng của một thứ ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một 
khái niệm lý thuyết chung - cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất 
định”. Bên cạnh đó, Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1998, tr. 1599) định nghĩa “Thuật ngữ là từ 
ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. 
Đặc điểm của thuật ngữ là khác với từ ngữ phổ thông, không có tính biểu cảm và mỗi thuật ngữ thuộc một 
lĩnh vực khoa học, công nghệ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm trong lĩnh vực đó chỉ 
được biểu hiện bằng một thuật ngữ. Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không 
bị sự chia cắt của thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Mặc dù có những quan điểm 
khác nhau về thuật ngữ nhưng các đặc tính cơ bản của thuật ngữ là: (i) tính xác định về nghĩa; (ii) tính hệ 
thống; (ii) tính một nghĩa; (iv) tính quốc tế; và (v) tính không biểu thị sắc thái tình cảm. 
2.2. Khái niệm từ điển thuật ngữ 
Từ điển thuật ngữ là một tập hợp các thuật ngữ thuộc vào một lĩnh vực chủ đề cụ thể, tức là loại từ 
điển bao gồm các nguồn từ vựng chuyên ngành chứ không phải toàn bộ từ vựng của một ngôn ngữ như từ 
điển phổ quát. Hệ thống khái niệm đằng sau các thuật ngữ thuộc vào một lĩnh vực chủ đề, các khái niệm 
này liên hệ với nhau chặt chẽ, do đó không thể xây dựng chúng như những từ ngữ thông thường trong kho 
từ vựng chung của ngôn ngữ. Sager (1990) đã chỉ ra, từ điển thuật ngữ là một bản ghi chép các  ... ua khảo sát, lấy ý 
kiến chuyên gia, thu thập ngữ liệu, tổng hợp, phân tích, phân loại và hệ thống hóa dữ liệu thuật ngữ. 
Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp điều tra khảo sát được thực hiện đối với 20 GV đang 
dạy các chuyên ngành nhiếp ảnh, video, nghệ thuật sắp đặt của Khoa Hội họa và Khoa Mỹ thuật Ứng dụng, 
120 SV đang theo học các chuyên ngành nhiếp ảnh, nghệ thuật video và nghệ thuật sắp đặt thuộc chuyên 
ngành tạo hình đa phương tiện tại Khoa Hội họa và Khoa Mỹ thuật Ứng dụng, Trường ĐHNT. Phiếu điều 
tra của GV gồm 10 câu hỏi và SV gồm 9 câu hỏi. Từ câu hỏi 1 đến 3 (đối với GV) và câu hỏi 1 và 2 (đối 
với SV) hỏi về nhận thức, nhu cầu và mục đích sử dụng TACN trong dạy/học tập, nghiên cứu và sáng tác. 
Câu hỏi 4 và 5 (GV) hoặc 3 và 4 (SV) hỏi về những khó khăn trong việc sử dụng tài liệu chuyên ngành 
bằng tiếng Anh. Câu hỏi 6 và 7 (GV), 5 và 6 (SV) đề xuất nhu cầu sử dụng dữ liệu thuật ngữ như thế nào 
cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những câu hỏi còn lại đề nghị GV và SV giới thiệu những tư liệu chuyên 
ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt mà bản thân GV và SV đang sử dụng trong học tập, nghiên cứu và sáng 
tác. 
Phương pháp thu thập ngữ liệu, tổng hợp, phân tích, phân loại và hệ thống hóa dữ liệu: Nguồn ngữ 
liệu được thu thập dựa vào đề cương chi tiết các học phần/nguồn giáo trình giảng dạy chính, các tài liệu 
tham khảo từ đề cương chi tiết các học phần và từ kết quả điều tra. Nguồn ngữ liệu được tổng hợp, phân 
tích và lựa chọn dựa trên đề cương chi tiết các học phần và thực tế sử dụng của GV, SV và nghệ sĩ. Từ đó 
tổng hợp các thuật ngữ xuất hiện trong ngữ liệu, so sánh đối chiếu giữa thuật ngữ đích và thuật ngữ nguồn 
đề tìm ra định nghĩa/khái niệm/giải thích về thuật ngữ chính xác và khoa học. Cuối cùng, hệ thống hóa dữ 
liệu thuật ngữ theo bảng chữ cái. 
Phương pháp khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến đối với 20 
giảng viên nói trên. Phỏng vấn được thực hiện trước, trong và sau khi hoàn tất xây dựng dữ liệu để lấy ý 
kiến phản hồi về xây dựng các mục từ, thuật ngữ, khái niệm, lựa chọn ngữ liệu phù hợp và bổ sung góp ý 
để hoàn thiện dữ liệu. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Nhu cầu sử dụng thuật ngữ TACN THĐPT đối với giảng viên và sinh viên 
Kết quả khảo sát cho thấy 100% GV và SV cho rằng TACN là phương tiện rất cần thiết và cần thiết 
hỗ trợ cho GV và SV trong dạy - học, nghiên cứu và sáng tác. 
Bảng 1. TACN là phương tiện phục vụ cho GV/SV trong dạy-học, nghiên cứu và sáng tác 
 Giảng viên Sinh viên 
Rất cần thiết 75% 62.5% 
Cần thiết 25% 37.5% 
Không cần thiết 0% 0% 
Trong đó TACN được sử dụng cho những mục đích sau: đọc tài liệu phục vụ cho giảng dạy/học tập 
(GV: 90%; SV: 63%), đọc tài liệu phục vụ cho sáng tác (GV: 93%; SV: 60%), đọc tài liệu phục vụ cho 
nghiên cứu (GV: 70%, SV: 54%), trao đổi thông tin với chuyên gia nước ngoài (GV: 95%; SV: 55%) và 
thuyết trình tại các workshop, hội thảo (GV: 93%; SV: 44%). 
Bảng 2. Mục đích sử dụng TACN của GV/SV 
 Giảng viên Sinh viên 
Đọc tài liệu phục vụ cho giảng dạy/học tập. 93% 63% 
Đọc tài liệu phục vụ cho sáng tác. 93% 60% 
Đọc tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. 70% 54% 
Trao đổi thông tin với chuyên gia nước ngoài 95% 55% 
Thuyết trình tại các workshop, hội thảo 93% 44% 
Khác 0% 0% 
Thực tế tại Trường ĐHNT cho thấy trong quá trình dạy - học GV và SV tham gia nhiều chương trình 
ngoại khóa như triển lãm, workshop, giao lưu học thuật với các chuyên gia nước ngoài hoặc các chương 
trình trao đổi GV và SV với các trường bạn trong khu vực. Đây là cơ hội để GV và SV chia sẻ kinh nghiệm, 
ý tưởng sáng tác và chuyên môn. Điều này đòi hỏi GV và SV phải có vốn từ vựng chuyên ngành mới có 
thể tham gia hiệu quả. 
Tuy nhiên đa số GV và SV gặp nhiều khó khăn khi đọc các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh do 
không biết nghĩa tiếng Việt của các thuật ngữ (GV: 55%; SV: 67%), thiếu từ điển chuyên ngành Anh-Việt 
hoặc Việt- Anh để tra các thuật ngữ (GV: 60%; SV: 33%), và không nắm cấu trúc từ (GV: 46%; SV: 50%). 
Bảng 3. Những khó khăn GV/SV gặp phải khi đọc các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh 
 Giảng viên Sinh viên 
Không biết nghĩa tiếng Việt của các thuật ngữ 55% 67% 
Thiếu từ điển chuyên ngành Anh – Việt hoặc Việt - Anh để tra các thuật 
ngữ 
60% 33% 
Không nắm cấu trúc từ 46% 50% 
Do đó, việc thiếu từ điển thuật ngữ Anh-Việt hoặc Việt-Anh chuyên ngành đã làm hạn chế nhiều 
trong việc tiếp cận kiến thức chuyên ngành, kết quả khảo sát cho thấy mức độ hạn chế nhiều là 65% đối 
với GV và 80% đối với SV, mức độ ít hạn chế là 35% (GV) và 14% (SV) và không có GV nào và chỉ 6% 
SV cho rằng không hạn chế khi thiếu từ điển. 
Bảng 4. Mức độ hạn chế tiếp cận kiến thức chuyên ngành do thiếu từ điển thuật ngữ 
 Hạn chế nhiều Ít hạn chế Không hạn chế 
Giảng viên 65% 35% 0% 
Sinh viên 80% 14% 6% 
Từ thực tế như vậy cho nên đến 100% GV và 98% SV đánh giá rằng việc xây dựng dữ liệu thuật ngữ 
TACN THĐPT phục vụ cho GV/SV là rất cần thiết và cần thiết, trong đó chỉ 2% SV đánh giá là không cần 
thiết. 
Bảng 5. Sự cần thiết trong việc xây dựng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT 
 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 
Giảng viên 65% 35% 0% 
Sinh viên 70% 28% 2% 
Theo số liệu thống kê đối với câu hỏi “GV/SV mong muốn sử dụng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT 
bao gồm những chỉ mục nào” thì đến 100% GV và 96% SV mong muốn dữ liệu bao gồm thuật ngữ tiếng 
Anh và nghĩa tiếng Việt, 100% GV và 66% SV mong muốn bao gồm hình ảnh minh họa nếu có, 100% GV 
và 81% SV mong muốn bao gồm giải thích hoặc định nghĩa của thuật ngữ và câu ví dụ minh họa thì 85% 
GV và 54% SV. Trong khi đó 90% GV và 81% SV mong muốn thuật ngữ tiếng Việt và nghĩa tiếng Anh, 
100% GV và 53% SV muốn phần phiên âm thuật ngữ tiếng Anh và 75% GV và chỉ 39% SV muốn dữ liệu 
bao gồm cấu trúc từ và thuật ngữ. 
Bảng 6. Nhu cầu sử dụng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT của GV/SV 
 Giảng viên Sinh viên 
Thuật ngữ tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt 100% 96% 
Thuật ngữ tiếng Việt và nghĩa tiếng Anh 90% 81% 
Phiên âm thuật ngữ tiếng Anh 100% 53% 
Giải thích hoặc định nghĩa thuật ngữ 100% 81% 
Câu ví dụ minh họa 85% 54% 
Hình ảnh minh họa nếu có 100% 66% 
Cấu trúc từ và thuật ngữ 75% 39% 
Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng việc xây dựng dữ liệu thuật ngữ là rất cần thiết 
đối với GV và SV chuyên ngành THĐPT và dữ liệu thuật ngữ sẽ được xây dựng dựa trên ý kiến khảo sát 
kết hợp với các tiêu chí của từ điển thuật ngữ gồm các chỉ mục: thuật ngữ tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt, 
thuật ngữ tiếng Việt và nghĩa tiếng Anh, phiên âm tiếng Anh, khái niệm/giải thích hoặc định nghĩa thuật 
ngữ, câu ví dụ minh họa (nếu có), hình ảnh minh họa (nếu có), một số cấu trúc từ và thuật ngữ liên quan. 
4.2 Phương pháp và quy trình xây dựng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT 
4.2.1. Phương pháp xây dựng dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT 
Căn cứ vào khái niệm thuật ngữ và khái niệm từ điển thuật ngữ hay còn gọi là từ điển chuyên ngành 
như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng dữ liệu thuật ngữ dựa theo các phương 
pháp và quy trình xây dựng của một từ điển thuật ngữ, cụ thể như sau: 
Về ngữ liệu biên soạn: Ngữ liệu biên soạn bao gồm các giáo trình tiếng Việt, tiếng Anh và tài liệu 
tham khảo đang được GV và SV sử dụng trong dạy - học, nghiên cứu và sáng tác thuộc ngành tạo hình đa 
phương tiện gồm các chuyên ngành nhiếp ảnh, nghệ thuật video và nghệ thuật sắp đặt. 
Về nội dung biên soạn: Dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT là tập hợp và hệ thống hóa khá đầy đủ 
các thuật ngữ thuộc ba chuyên ngành nhiếp ảnh, nghệ thuật video và nghệ thuật sắp đặt dựa trên đề cương 
chi tiết các học phần và thực tế sử dụng của GV, SV và nghệ sĩ cùng chuyên ngành. 
Về cấu trúc của dữ liệu: Các mục từ trong dữ liệu được sắp xếp theo hai quy tắc là hệ thống từ đồng 
nghĩa và trật tự bảng chữ cái. 
Dữ liệu bao gồm 3 phần: Phần 1: thuật ngữ Anh – Việt; Phần 2: Từ viết tắt; Phần 3: thuật ngữ Việt 
– Anh 
Dữ liệu căn bản cho một mục từ thuật ngữ trong Phần 1 bao gồm: thuật ngữ tiếng Anh (thuật ngữ 
nguồn); cách phát âm; từ viết tắt (nếu có); từ đồng nghĩa (nếu có); lĩnh vực chủ đề; từ loại; thuật ngữ tiếng 
Việt (thuật ngữ đích); khái niệm/giải thích/định nghĩa; câu ví dụ minh họa (nếu có); hình ảnh minh họa (nếu 
có). 
Ví dụ 1: Trích từ Phần 1 thuật ngữ Anh-Việt: 
Autofocus /ˈɔːtəʊˌfəʊkəs / (AF) (= automatic focus) 
(nhiếp ảnh, quay phim) Lấy nét tự động 
Máy sẽ tự động lấy nét đối tượng mà bạn không phải xoay vòng lấy nét 
trên ống kính bằng tay. Thao tác của người chụp là chĩa điểm lấy nét vào 
đối tượng, rồi nhấn 1/2 nút chụp (shutter button) để máy lấy nét. Khi lấy 
được nét rồi, máy thường xác nhận bằng một tiếng bip nhỏ hoặc có đèn 
báo lấy nét chính xác. 
Panning/pænɪŋ / 
(nhiếp ảnh, quay phim) Lia máy 
Là kỹ thuật ghi hình đối tượng di chuyển, vừa ghi hình vừa di chuyển 
máy theo đối tượng với tốc độ màn trập chậm. 
Ví dụ: I was panning the camera and tracking the car’s movement. 
Ví dụ 2: Trích từ Phần 2. Bảng từ viết tắt 
AF: Auto Focus, Lấy nét tự động, xem Auto Focus 
Ví dụ 3: Trích từ Phần 3. Mục thuật ngữ Việt – Anh 
nghệ thuật sắp đặt: installation art, xem installation art 
4.2.2. Quy trình xây dựng dữ liệu thuật ngữ 
 Quy trình xây dựng dữ liệu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tạo hình đa phương tiện được thực 
hiện thông qua 6 bước; Cụ thể: 
Bước 1: Thu thập, tổng hợp các ngữ liệu từ kết quả khảo sát cũng như lấy ý kiến chuyên gia để chọn 
lựa nguồn ngữ liệu phù hợp. 
Bước 2: Thu thập các thuật ngữ chuyên ngành trích từ các nguồn ngữ liệu bằng tiếng Việt và tiếng 
Anh. 
Bước 3: Sử dụng một số từ điển thuật ngữ từ các nguồn về nhiếp ảnh, video và mỹ thuật để so sánh, 
đối chiếu thuật ngữ nguồn, thuật ngữ đích, các khái niệm, định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ. Trích các 
ví dụ minh họa trong ngữ cảnh và hình ảnh minh họa nếu có. 
Bước 4: Khảo sát ý kiến chuyên gia trước, trong và sau khi biên soạn dữ liệu để góp ý, bổ sung, chỉnh 
sửa các thuật ngữ, khái niệm hoặc định nghĩa một cách chính xác và khoa học. 
Bước 5: Phân loại từ, phiên âm các thuật ngữ. 
Bước 6: Hệ thống hóa dữ liệu thuật ngữ sau khi hoàn thiện. 
Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng dữ liệu thuật ngữ 
5. Kết luận và đề xuất 
Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy TACN nói chung và thuật ngữ chuyên ngành THĐPT 
nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với GV và SV trường ĐHNT trong quá trình dạy học, nghiên cứu và 
sáng tác hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên do thiếu từ điển thuật ngữ nên phần nào ảnh 
hưởng đến việc tiếp cận các nguồn tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh và giảm hiệu quả khi tham gia 
vào các hoạt động chuyên môn với các chuyên gia nước ngoài. Việc nghiên cứu các phương pháp và quy 
trình biên soạn thuật ngữ đã giúp cho chúng tôi bước đầu xây dựng được dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT 
đúng với yêu cầu của một từ điển thuật ngữ hay từ điển chuyên ngành, cụ thể là lựa chọn được nguồn ngữ 
liệu, nội dung ngữ liệu, hướng tiếp cận ngữ liệu, xây dựng được cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô của dữ 
liệu. Bộ dữ liệu bao gồm 3 phần: Phần thuật ngữ Anh – Việt, phần Bảng từ viết tắt và phần Thuật ngữ Việt 
– Anh, trong đó phần thuật ngữ Anh – Việt bao gồm khoảng 1500 từ/thuật ngữ và 400 hình ảnh minh họa, 
Từ viết tắt khoảng 250 từ/ thuật ngữ. 
 Theo đánh giá của GV, SV sau khi sử dụng thực nghiệm, bộ dữ liệu thuật ngữ TACN THĐPT đã 
cung cấp khá đầy đủ các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực nhiếp ảnh, nghệ thuật video và nghệ thuật sắp đặt 
thuộc ngành tạo hình đa phương tiện. Bố cục của dữ liệu rõ ràng, dễ hiểu và dễ tra cứu; phần nội dung với 
các khái niệm được trình bày rõ ràng, chính xác; phần hình ảnh và ví dụ minh họa giúp người sử dụng dễ 
hiểu, sử dụng đúng ngữ cảnh trong chuyên môn. Bộ dữ liệu là công cụ tra cứu cần thiết cho GV, SV, nghệ 
sĩ và các nhà nghiên cứu trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu và sáng tác cũng như là hỗ trợ cho 
việc dạy - học tiếng Anh chuyên ngành. 
 Vấn đề nghiên cứu này chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển để biên soạn và xuất bản thành từ điển thuật 
ngữ Tạo hình đa phương tiện Anh – Việt (chuyên ngành nhiếp ảnh, nghệ thuật video, nghệ thuật sắp đặt) và 
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu các thuật ngữ bằng phần mềm trên máy tính để việc sử dụng 
được thuận tiện, nhanh và hiệu quả hơn. 
Tài liệu tham khảo 
Đại bách khoa toàn thư Xô Viết (1976). Большая Советская Энциклопедия. CD-ROM 
Leychik, V.M. (2007). Terminovedeniye: Predmet, metody, struktura. Moskva: Librokom, Russian. 
Lê Thanh Lộc (1998). Từ điển mỹ thuật. Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin. 
Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 
Nguyễn Thị Hiền Lê (2009). Từ điển bỏ túi chuyên ngành mỹ thuật Anh - Việt. Đề tài NCKH cấp trường 
- mã số: T.2009.11.05. Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. 
Sager, J.C. (1990). A practical course in terminology processing. Amsterdam: J. Benjamins. 
RESEARCH AND COMPILING ENGLISH TERMINOLY DATA 
FOR INTERMEDIA ARTS AT THE UNIVERSITY OF ARTS, 
HUE UNIVERSITY 
Abstract: English-Vietnamese terminology dictionaries in general and English- Vietnamese 
terminology data in particular are a means of reference that helps users not only know the meaning of 
new terminologies but also understand their concepts, definitions or explainations. To compile effective 
terminology data requires the compiler to understand the needs of the users from which to find out 
compilation principles and methods. This article presents the results of a survey towards the lecturers 
and students on the needs of using English terminology of Intermedia Arts in teaching - learning, 
research and creating artworks. The article also shows the methods and procedures for compiling the 
English terminology of Intermedia Arts serving the training and learning needs of faculty and students 
in Intermedia Arts at the University of Arts, Hue University. 
 Key words: Terminology compilation, English for Intermedia Arts 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_du_lieu_thuat_ngu_tieng_anh_chuyen_nganh.pdf