Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao

Trước nhu cầu triển khai và phát triển chương trình phẫu thuật tim ngày càng tăng tại các bệnh viện, điều quan trọng là các nhà hồi sức cần hiểu rõ các phương pháp theo dõi và hồi sức bệnh nhân sau mổ tim.

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 1

Trang 1

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 2

Trang 2

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 3

Trang 3

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 4

Trang 4

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 5

Trang 5

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 6

Trang 6

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 7

Trang 7

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 12/01/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao

Nghiên cứu vai trò của chỉ số sVo2 để theo dõi huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.201318
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
Tóm TắT
Trước nhu cầu triển khai và phát triển 
chương trình phẫu thuật tim ngày càng tăng tại 
các bệnh viện, điều quan trọng là các nhà hồi 
sức cần hiểu rõ các phương pháp theo dõi và hồi 
sức bệnh nhân sau mổ tim. Một trong những 
phương pháp hữu ích nhất và có lẽ chưa được 
nghiên cứu nhiều là kỹ thuật đo độ bão hòa ôxy 
máu tĩnh mạch trộn (SO2), cũng như mối 
tương quan giữa chỉ số này với chức năng tim, 
khả năng vận chuyển ôxy cho mô (DO2) và tiêu 
thụ ôxy của cơ thể (VO2).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên 
trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật tim với 
phác đồ hồi sức huyết động bao gồm bù dịch 
thích đáng và sử dụng thuốc trợ tim nhằm mục 
đích đạt giá trị đích SO2 ≥70% trong 8h đầu 
sau mổ. Dobutamine sẽ được sử dụng cho đến 
liều 15μg/kg/phút nếu như SO2 chưa đạt đích 
với liệu pháp bù dịch đơn thuần. Nhóm chứng 
được hồi sức tương tự nhưng theo mục đích 
đạt giá trị đích của áp lực động mạch phổi bít, 
chỉ số tim, huyết áp động mạch và hematocrit. 
Ở thời điểm ban đầu, giá trị SO2 của 2 nhóm 
(67±6%) tương đương nhau nhưng có sự cải 
thiện tốt hơn giá trị này ở nhóm SO2 (69±5% 
ở nhóm chứng so với 71±4% ở nhóm SO2 ; 
p<0,001). Hồi sức theo hướng dẫn SO2 giúp 
cải thiện thời gian điều trị ở phòng hồi sức 
(29,23±7,82 vs. 40,27 ± 9,04 giờ; p<0,001) và 
cải thiện các biến chứng sau mổ.
Hồi sức huyết động nhằm đạt giá trị đích 
SO2 rất thích hợp trong bối cảnh bệnh nhân 
có nhiều nguyên nhân phức tạp gây giảm bão 
hòa oxy máu tĩnh mạch. Khuynh hướng theo 
dõi giá trị SO2 như là một phương thức chuẩn 
để hồi sức các bệnh nhân sau phẫu thuật tim 
ngày nay.
ĐặT vấn Đề
Các biến chứng sau phẫu thuật tim là 
nguyên nhân dẫn đến tử vong và được nhiều 
nhà hồi sức quan tâm. Nguyên nhân gây ra các 
biến chứng sau mổ là rất phức tạp trong đó khả 
năng dự trữ tim - hô hấp kém dường như là yếu 
tố “chìa khóa” của vấn đề. Độ bão hòa ôxy trong 
máu tĩnh mạch trộn (SO2) là chỉ số phản ánh 
hiệu suất tim - hô hấp đặc biệt hữu ích giúp 
Nghiên cứu vai trò của chỉ số so2 để theo dõi 
huyết động bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy 
cơ cao
Đoàn Đức Hoằng*, Huỳnh Văn Minh**, Bùi Đức Phú***
* Nghiên cứu sinh của Đại học Y Dược Huế
**Đại học Y Dược Huế
***Bệnh viện Trung ương Huế
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 19
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
hướng dẫn can thiệp hồi sức bệnh nhân giai 
đoạn trong và sau mổ. Vì vậy, việc hiểu biết một 
cách tường tận về nguyên lý và sinh lý học của 
kỹ thuật đo lường oxy máu tĩnh mạch là mấu 
chốt để có được giải pháp hồi sức an toàn và 
hiệu quả trong thực hành lâm sàng. SO2 phản 
ánh cân bằng giữa khả năng vận chuyển ôxy cho 
mô (DO2) và tiêu thụ oxy của cơ thể (VO2), và 
cân bằng này chịu tác động bởi rất nhiều các 
yếu tố ở giai đoạn trong và sau mổ. Chính vì 
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 
2 mục tiêu:
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo lường độ 
bão hòa ôxy máu tĩnh mạch trộn SO2 để hồi 
sức huyết động cho bệnh nhân phẫu thuật tim
Đánh giá kết quả ứng dụng này trên đối 
tượng các bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy 
cơ cao.
Đối Tượng nghiên cứu 
Các bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy 
cơ cao được theo dõi huyết động với cathete 
Swan-Ganz và SO2 cũng như được hồi sức 
huyết động theo cùng một phác đồ bao gồm bù 
dịch thích hợp và sử dụng inotrop để đạt được 
mục đích hồi sức. Có 60 bệnh nhân chia làm 2 
nhóm:
Nhóm SO2 được hồi sức nhằm đạt giá trị 
đích SO2≥70%
Nhóm chứng được hồi sức nhằm đạt các 
giá trị chuẩn của áp lực động mạch phổi bít, chỉ 
số tim, huyết áp động mạch và hematocrit.
KếT quả nghiên cứu
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Tuổi trung bình là 40,8±15,8. Nhóm bệnh 
nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao và phân bố 
đều cho cả hai nhóm (28,33% so với 27,96%; 
p>0,05) 
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Đa số bệnh nhân có chẩn đoán bệnh lý van 
tim trong đó tổn thương nhiều van chiếm tỷ lệ cao 
40%, bệnh mạch vành chiếm 25% (biểu đồ 1).
Bảng 1: phân bố bệnh nhân theo NYHA
NYHA
Nhóm SO2 Nhóm chứng
n % n %
I 0 0 0 0
II 1 3,3 6 20,0
III 20 66,7 24 80,0
IV 9 30,0 0 0
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.201320
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có NYHA III là cao nhất ở cả 2 nhóm (66,7% và 80%). Tỷ lệ bệnh 
nhân có NYHA IV nhóm SO2 là 30%. 
Bảng 2: phân bố bệnh nhân theo phân suất tống máu (EF)
Phân suất tống máu (%)
SO2 Chứng
P
n % n %
≥ 50% 11 36,67 22 73,33 0,1015
< 50% 19 63,33 8 26,67 0,1644
Tổng cộng 30 100 30 100
EF trung bình ( X ± SD) 49,98 ± 8,39%
Bảng 3: phân bố bệnh nhân theo áp lực động mạch phổi tâm thu (PAP)
PAP (mmHg)
SO2 Chứng
p
n % n %
PAP < 50 12 40 16 53,33 0,4450
PAP ≥ 50 18 60 14 46,67 0,5296
Tổng cộng 30 100 30 100
PAPS trung bình ( X ± SD) 53,33 ± 20,56
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có EF<50% chiếm tỉ lệ cao (63,33% và 26,67%; Sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Nhận xét: Bệnh nhân tăng áp phổi ≥ 50 mmHg chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm. 
Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT)≥120phút và/hoặc thời 
gian cặp động mạch chủ (ĐMC)≥90phút ở nhóm SO2 cao hơn (40% vs. 30%, và 46,7% vs. 23,3%)
Biểu đồ 2: phân bố bệnh nhân theo thời gian THNCT và cặp động mạch chủ
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 21
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
3. Đặc điểm các thông số đánh giá hồi sức huyết động
Bảng 6: tương quan giữa chỉ số tim và SO2 (%), (n = 30)
SO2 ( X ± SD) Chỉ số tim ( X ± SD)
73,49 ± 4,55 2,73 ± 0,50
r = + 0,41 ; p = 0,0315
Bảng 4: giá trị trung bình hematocrit (Hct) trước và sau phẫu thuật
Thể tích huyết cầu (%) SO2 Chứng p
Hct trước phẫu thuật (T0) 37,67 ± 2,95 39,46 ± 3,69 0,0637
Hct sau phẫu thuậtms 30,94 ± 2,85 29,79 ± 2,60 0,0897
Bảng 5: giá trị trung bình của áp lực động mạch phổi bít PAWP và chỉ số tim CI (lít/phút/m2) ở các thời 
điểm trước mổ (t0) và 8h (t8) sau mổ
 Thời điểm Giá trị SO2 p
T0
PAWP(1) 21,47 ± 4,44

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_vai_tro_cua_chi_so_svo2_de_theo_doi_huyet_dong_be.pdf