Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace

Từ cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 một số tác giả nghiên cứu dùng nêm Titanium Prospace để hàn liên thân đốt cho vùng thắt lưng; đặc biệt nhấn mạnh đến tính chống đỡ hữu hiệu phía trước cột sống

kết hợp cố định ốc chân cung sau. Chúng tôi bắt đầu dùng nêm Titanium Prospace từ năm 2004 cho bệnh nhân mắc bệnh mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa.

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 1

Trang 1

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 2

Trang 2

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 3

Trang 3

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 4

Trang 4

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 5

Trang 5

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 6

Trang 6

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 7

Trang 7

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 12/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace

Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm Prospace
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 53 
THEO DÕI LÂU DÀI ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG CỘT 
SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA BẰNG PHẪU 
THUẬT CỐ ĐỊNH ỐC CHÂN CUNG VÀ HÀN LIÊN 
THÂN ĐỐT LỐI SAU BẰNG NÊM PROSPACE 
Võ Văn Thành* Trần Quang Hiển* Lê Minh Trí* Võ Ngọc Thiên Ân* Hồ Nhựt Tâm* 
Huỳnh Chí Hùng* 
TÓM TẮT 
Tổng quan dữ liệu: Từ cuối thập niên 1990 và đầu thập 
niên 2000 một số tác giả nghiên cứu dùng nêm Titanium 
Prospace để hàn liên thân đốt cho vùng thắt lưng; đặc biệt 
nhấn mạnh đến tính chống đỡ hữu hiệu phía trước cột sống 
kết hợp cố định ốc chân cung sau. Chúng tôi bắt đầu dùng 
nêm Titanium Prospace từ năm 2004 cho bệnh nhân mắc 
bệnh mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa. 
Mục tiêu nghiên cứu: Các tác giả mô tả kết quả điều trị 
nhằm: (1) nhấn mạnh chỉ định điều trị. (2) không ca nào gãy 
dụng cụ chứng tỏ sự tin cậy cấu hình ốc chân cung và sự 
chống đỡ liên thân đốt bằng nêm Prospace (titanium) cho mất 
vững cột sống thắt lưng do thoái hóa. 
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả lâm sàng 35 
ca mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa một tầng, mổ 
với phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối 
sau bằng nêm Prospace; theo dõi lâu dài trung bình trên năm 
năm. 
 Tư liệu bệnh nhân: 35 ca mất vững cột sống thắt lưng 
do thoái hóa một tầng được phẫu thuật từ 08/11/2004 đến 
22/08/2005 tại Khoa Cột Sống A, Bệnh viện Chấn thương 
Chỉnh hình TP. HCM. 
Nam: 5 ca. Nữ: 30 ca. Tuổi trung bình: 50 (33-65). 
Đau: Đau thắt lưng: 35/35 ca. Đau lan rễ TL5: 19 (Phải: 
09, Trái: 10). Đau lan rễ Thiêng 1: 07 (Phải: 3, Trái: 4). Đau 
lan chân không rõ rễ: 15 (hai chân: 13, phải: 01, trái: 01). 
Liệt vận động: Bàn chân trái rớt trước mổ: 1 ca. Teo cơ: 
Hai chân: 03 ca, Phải: 02 ca, Trái: 04 ca. 
Đau cách hồi thần kinh: 100% (35/35 ca) khoảng đi đau 
cách hồi thần kinh dưới 500m, 83% (29/35 ca) khoảng đi đau 
cách hồi thần kinh dưới 200m, 74% (26/35 ca) khoảng đi đau 
cách hồi thần kinh dưới 100m. Khoảng đi đau cách hồi thần 
kinh trung bình: 131m (2- 500m) 
Tầng bệnh: 94% (33/35 ca) tầng bệnh ngang TL4-TL5. 
Thời gian khởi bệnh trung bình là 45 tháng (2- 180). 
Kết quả: 
Kết quả phẫu thuật : Thời gian phẫu thuật: 176 phút (135-
220). Lượng máu mất trung bình: 365 ml (180-700). Chỉ một 
ca cần truyền trong khi mổ (250 ml máu toàn phần). Không 
cần truyền máu: 97% (34/35 ca). Dụng cụ: MM: 9 ca; SSE: 
13 ca; XIA 2: 11 ca; DIAPASON: 2 ca. 
Tai biến và biến chứng mổ: Hai ca rách màng cứng phải 
may lại. Kết quả ổn định. Một ca nhiễm trùng vết mổ: rỉ dịch, 
sốt cao nhưng ổn định sau 9 ngày. Một ca sốt cao sau mổ 4 
ngày 39,5- 40o C, ổn định sau đó. Một ca liệt vận động và bí 
tiểu sau mổ nặng thêm. Bệnh nhân được theo dõi sau 73 
Khoa Cột Sống A, BV Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM Email: 
thanhvmd@gmail.com 
Công trình nghiên cứu của Khoa Cột Sống A- PGS TS BS Võ Văn Thành, 
BV CTCH TP. HCM 
tháng, phục hồi một phần vận động, bàn chân rớt và còn rối 
loạn cơ vòng bọng đái. Một ca liệt rễ TL5 thoáng qua phục 
hồi sau mổ. 
Kết quả cơ học: Mổ lại siết nắp ốc SSE trong một ca. Mổ 
đặt lại Prospace và ốc trong một ca; mổ lại chỉ đặt lại 
Prospace trong một ca. Mổ đặt lại ốc và tạo hình màng cứng 
trong một ca. Không ca nào gãy dụng cụ: 100% cấu hình ốc 
thanh nối ổn định khi theo dõi lâu dài. Sáu ca (18%) thấy nêm 
Titanium lún vào thân đốt, nơi nhóm sáu bệnh nhân tuổi trung 
bình là 57 tuổi (49-65) theo dõi trung bình 73 tháng (66-76) 
có thể liên hệ đến vấn đề yếu xương hay loãng xương. Năm 
trên sáu ca có kết quả tốt, một ca kết quả kém. Sự lún nêm 
vào thân đốt ít ảnh hưởng kết quả lâm sàng. 
Kết quả lâm sàng: Hết đau thắt lưng: 91% (32/35 ca). Hết 
đau chân: 91% (32/35 ca). Bệnh nhân thỏa mãn khi theo dõi: 
91% (32/35 ca). Đánh giá theo Odom cải biên: Tốt và tuyệt 
vời: 91% (32/35), Trung bình: 2.8% (1/35), Kém: 5.7% (2/35). 
Thời gian theo dõi trung bình cho 35 ca là 64 tháng (15-84). 
Kết luận: nghiên cứu này cho thấy cấu hình dụng cụ cố 
định cứng phía sau bằng ốc chân cung và hàn liên thân đốt 
phía trước bằng nêm Prospace là phương pháp đáng tin cậy 
cho mất vững cột sống thoái hóa thắt lưng. Tuy nhiên sự lún 
nêm vào thân đốt khi theo dõi lâu dài có một tỉ lệ đáng kể 
(18%) xảy ra cho nhóm phụ nữ sau mãn kinh, vì thế nên áp 
dụng thận trọng cho bệnh nhân loãng xương hay thiếu 
xương. 
Từ khóa: mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa, nêm 
PROSPACE, nêm PEEK, hàn xương, cố định ốc chân cung, 
hàn liên thân đốt lối sau, sự lún vào thân đốt. 
Abstract 
SURGICAL MANAGEMENT IN USING THE PEDICLE 
SCREW FIXATION AND POSTERIOR LUMBAR 
INTERBODY FUSION WITH PROSPACE FOR LUMBAR 
INSTABILITY DUE TO DEGENERATIVE 
SPONDYLOLISTHESIS. RESULTS OF LONG TERM 
FOLOW- UP 
Background: Around 2000, some authors have studied 
on PLIF with Titanium Prospace, especially on its anterior 
support effectiveness. We have applied PLIF with Titanium 
Prospace and Pedicle screw fixation for lumbar instability due 
to lumbar degenerative spondylolisthesis since 2004. 
Objectives: The authors described the results of this 
study in aiming to emphasize: (1) the strict indication for 
surgery. (2) The reliability of the PS constructs combining 
with the PLIF with TITANIUM PROSPACE for the lumbar 
instability due to degenerative spondylolisthesis. 
Method & materials 
Prospective study. 35 cases involving in one level lumbar 
instability due to degenerative spondylolisthesis operated in 
using the pedicle screw fixation and posterior lumbar 
interbody fusion with TITANIUM PROSPACE spacer with 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
54 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
mean long-term follow-up more than 5 years. 
PS and PLIF with TITANIUM PROSPACE 
35 cases involving in lumbar instability have been 
operated from 8/11/2004 to 22/08/2005 in Spinal Surgery 
Department A, HTO, HCMC, Viet Nam. Men: 5. Women: 30. 
Mean age: 50 (33-65). Severe lumbago: 35/35 cases. L5 
radicular pain in 19 (Right: 9 and Left: 10). S1 radicular pain 
in 07 (Right: 0 ... hàn xương và sự chịu lực 
chống đỡ được chứng minh trong nhóm bệnh nhân 
đã phẫu thuật này. 
- Cấu hình dụng cụ cứng: chúng tôi dùng cấu 
hình cố định cứng ốc đường kính 6,5mm- thanh 
nối cứng đường kính 6,25 mm. Cấu hình dụng cụ 
cứng phía sau đủ vững để giữ cấu hình phối hợp 
với nêm Titanium Prospace phía trước có chỉ định 
thận trọng khi có loãng xương kèm theo. Nêm 
Titanium có thể ảnh hưởng lên sự di động tầng trên 
hay lún vào thân đốt loãng xương. 
- Vấn đề nắn chỉnh trượt đốt sống: chúng tôi 
không chủ trương nắn chỉnh trượt đốt sống cho các 
trường hợp trượt nhẹ đốt sống độ II. Đa số ca tự 
nhiên nắn chỉnh về độ I hay zero khi cố định thanh 
nối dọc đã uốn theo đường ưỡn thắt lưng thấp. 
Nhiều tác giả đồng ý quan điểm này. 
3. Biến chứng cơ học: Không ca nào bị gãy ốc 
hay thanh nối với cấu hình cố định bằng ốc chân 
cung phía sau phối hợp với nêm Titanium 
Prospace chống đỡ liên đốt phía trước. Gãy dụng 
cụ thường thấy trước kia với phẫu thuật cố định ốc 
chân cung và hàn sau bên. Không ca nào bị tụt hậu 
nêm chèn ép màng cứng. 
4. Biến chứng lâm sàng: Một ca liệt nặng thêm 
và bí tiểu sau mổ, không phục hồi do chúng tôi làm 
rách màng cứng phải tái tạo lại trên bệnh nhân lớn 
tuổi (khi mổ đã 63 tuổi- theo dõi 73 tháng). Một ca 
liệt rễ TL5 thoáng sau mổ phục hồi khi theo dõi. 
5. Kết quả lâm sàng khá tốt: 91% (32/35) các ca 
hết đau thắt lưng, hết đau chân và bệnh nhân thỏa 
mãn khi theo dõi. 
Thời gian theo dõi trung bình cho 35 ca theo 
dõi: 64 tháng (15-84). 
Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn ODOM cải 
biên: Tốt và tuyệt vời: 91% (32/35), Trung bình: 
2.8% (1/35) và Kém: 5.7% (2/35). 
6. Kết quả hàn xương: Tỉ lệ hàn xương quanh 
nêm Titanium không nhiều trong đa số ca nhưng 
cấu hình dụng cụ Titanium Prospace chống đỡ 
phía trước và ốc chân cung cố định phía sau rất 
vững trong 100% các ca. 
7. Nêm liên thân đốt: Phẫu thuật hàn liên thân 
đốt lối sau với xương ghép mào chậu được khởi 
xướng bởi Cloward từ thập niên 1940. Cloward khi 
đề xướng ra phương pháp hàn liên thân đốt lối sau 
các ca mất vững do trượt đốt sống cho kết quả tuyệt 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
58 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
vời, nhưng sau đó một số tác giả khác thực hiện 
cho thấy tỉ lệ không hàn xương khoảng 19–
95%18,19,21 hay tụt ghép ra sau gây chèn ép lại, tỉ lệ 
khớp giả và thất bại phẫu thuật gia tăng. Phẫu thuật 
cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt bằng 
cách nhồi xương lấy tại chỗ vào đĩa sống có tỉ lệ 
không hàn xương khoảng 19% theo Sears.21 Phẫu 
thuật hàn sau bên đơn thuần và sau đó thêm phẫu 
thuật cố định ốc chân cung cho thấy một số kết quả 
tốt nhưng sau đó lại thấy nhiều biến chứng gãy 
dụng cụ. Phẫu thuật áp dụng các nêm xương hay 
lồng xương chống đỡ phía trước và cố định ốc chân 
cung phía sau được bắt đầu áp dụng từ cuối thập 
niên 1990 với nhiều loại khác nhau bên cạnh một 
số bất thuận lợi cho kết quả tốt hơn nhiều về hàn 
xương và cơ học. Phương pháp kết hợp cố định 
dụng cụ lối sau và hàn liên thân đốt lối sau có các 
điểm thuận lợi: một là lấy hết đĩa liên thân đốt gây 
đau. Hai là tăng tỉ lệ hàn xương. Ba là tái lập độ 
ưỡn thắt lưng. Bốn là cho phép sự cố định vững 
ngay lập tức với nêm so với xương ghép. Năm là 
sự hợp nhập giữa lồng xương và xương ghép tại 
chỗ. Sáu là có thể kết hợp giải ép nếu có hẹp ngách 
bên hay trung tâm. Và bảy là tránh được thương tật 
nơi lấy ghép. Nhiều hình dáng khác nhau của dụng 
cụ liên thân đốt: hình lăng trụ, hình nhẫn, hình hộp, 
hình nêm với các góc nghiêng khác nhau để tái lập 
độ ưỡn thắt lưng. Nhiều vật liệu đã được áp dụng 
như sắt y khoa hay các loại nhựa tổng hợp 
(polymer). Một số kết quả tốt đã đạt được với vật 
liệu kim loại như sắt y khoa, titanium y khoa hay 
vật liệu sinh học lồng carbon- 
PEEK1,2,3,6,11,13,14,20,21 nhưng mô đun đàn hồi của 
chúng lại quá cao so với mô đun đàn hồi của xương 
sốp hay vỏ xương sống gây ra ứng suất màng chắn 
nén ép có thể gây ra lún vào thân xương. Khi so 
sánh nêm Titanium Prospace với nêm PEEK 
nguyên chất, thấy nêm PEEK với mô đun đàn hồi 
thấp giống xương được nghiên cứu và chế tạo đã 
cho phép bớt hẳn ứng suất màn chắn nén ép gây 
lún xương này, giúp tăng tỉ lệ hàn liên thân đốt và 
sự hợp nhập của dụng cụ liên thân đốt bằng PEEK 
vào xương. Sáu ca (18% ca) thấy nêm Titanium 
lún vào thân đốt, nơi nhóm bốn bệnh nhân tuổi 
trung bình là 57 tuổi (49-65) theo dõi lâu trung 
bình 73 tháng (66-76). 5/6 ca có kết quả tốt, một 
ca kết quả kém. Sự lún vào thân đốt nêm Titanium 
Prospace nhắc chúng ta thận trong khi chỉ định 
nêm Prospace cho các ca loãng xương mà nên sử 
dụng nêm PEEK có nhiều ưu thế hơn18,19. Nhiều 
nghiên cứu dùng nêm PEEK cho thấy có kết quả 
tốt cho cột sống cổ.4,5,9.10 
8. Sinh bệnh học của vấn đề đau cách hồi hiện 
nay vẫn chưa rõ. Một số tác giả cho rằng khi đi 
càng xa bệnh nhân bị mất vững cột sống do thoái 
hóa càng di lệch và càng căng dãn rễ thần kinh. 
Yuichiro27 cho rằng yếu tố cơ học này khiến rễ 
thần kinh bị thiếu máu và gây ra đau. Yếu tố đau 
động do mất vững cơ học này rất đáng lưu ý nhằm 
phân biệt với đau tĩnh của hẹp ống sống thắt lưng 
cũng do tiến trình thoái hóa gây ra hẹp ngách bên 
do phì đại mấu khớp, hẹp trung tâm do phì đại bản 
sống và dây chằng vàng. Khi có yếu tố đau động 
này và kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác gây 
hẹp ống sống thì chỉ định phẫu thuật giải ép, hàn 
liên thân đốt và cố định dụng cụ là hiển nhiên. 
Ngoài ra, nơi người cao tuổi, cần chú ý đến vấn đề 
loãng xương, rễ thần kinh bị chèn ép do các yếu tố 
quanh rễ: hẹp lỗ liên hợp, dày dây chằng vàng, hẹp 
đĩa sống, phì đại mấu khớp là những biểu hiện hình 
ảnh học kèm theo hẹp ống sống thắt lưng thoái hóa. 
Việc đau tĩnh kèm theo các triệu chứng teo cơ, dị 
cảm chi dưới theo rễ bị chèn ép hay xảy ra trong 
hẹp ống sống thắt lưng; ngoài ra, còn thấy đau khi 
ngồi lâu, đứng lâu, đi lại hay cử động cúi ngửa quá 
mức; ngược lại khi nằm nghỉ gập háng nhẹ, hơi cúi 
thắt lưng, ngồi xổm thì bớt đau khá đặc thù trong 
hẹp ống sống thắt lưng. 
KẾT LUẬN: 
Công trình nghiên cứu này cho thấy sự tin cậy 
của cấu hình dụng cụ cố định cứng phía sau bằng 
ốc chân cung và hàn liên thân đốt phía trước bằng 
nêm Titanium Prospace. Tuy sự lún vào thân đốt 
có tỉ lệ cao 18%, nhưng ảnh hưởng lâm sàng ít với 
kết quả tốt năm trong nhóm sáu bệnh nhân này và 
nhìn chung kết quả trên 35 ca. Đây là phương pháp 
hàn xương đáng tin cậy cho mất vững cột sống 
thoái hóa thắt lưng nhất là khi không có loãng 
xương hay yếu xương kèm theo. Chỉ định cần thận 
trọng cho các ca loãng xương hay yếu xương mà 
ưu thế của nêm PEEK với mô đun giống xương 
thuận lợi hơn. 
Tài liệu tham khảo 
1. Brantigan JW, Steffee AD. A carbon fiber implant to aid interbody lumbar 
fusion. Two-year clinical results in the first 26 patients. Spine. 1993; 18: 
2106–2107. 
2. Brantigan JW, McAfee PC, Cunningham BW, et al. Interbody lumbar fusion 
using a carbon fiber cage implant versus allograft bone. An investigational 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 59 
study in the Spanish goat. Spine. 1994; 19: 1436–1444. 
3. Brantigan JW, Steffee AD, Lewis ML et al. Lumbar interbody fusion using the 
Brantigan I/F cage for posterior lumbar interbody fusion and the variable 
pedicle screw placement system: two-year results from a Food and Drug 
Administration investigational device exemption clinical trial. Spine 2000; 
25:1437–46. 
4. Chiang Chang-Jung, Kuo Yi-Jie, Chiang Yueh-feng, Gary Rau, Tsuang 
Yang-Hwei. Anterior Cervical Fusion Using a Polyetheretherketone Cage 
Containing a Bovine Xenograft. Three to Five-Year Follow-up. SPINE 
Volume 33, Number 23, pp 2524–2428 ©2008, Lippincott Williams & Wilkins 
5. Cho DY, Liau WR, Lee WY, et al. Preliminary experience using a poly ether 
ether ketone (PEEK) cage in the treatment of cervical disc disease. 
Neurosurgery. 2002; 51:1343–1349. 
6. Christensen FB, Hansen ES, Eiskjaer SP, et al. Circumferential lumbar spinal 
fusion with Brantigan cage versus posterolateral fusion with titanium Cotrel-
Dubousset instrumentation: a prospective, randomized clinical study of 146 
patients. Spine. 2002; 27: 2674–2683. 
7. Gertzbein S, Betz R, Clements D, et al. Semirigid instrumentation in the 
management of lumbar spinal conditions combined with circumferential 
fusion. Spine. 1996; 21: 1918–1925. 
8. Godde S, Fritsch E, Dienst M, et al. Influence of cage geometry on sagittal 
alignment in instrumented posterior lumbar interbody fusion. Spine. 2003; 28: 
1693–1699. 
9. Hyun-Woong Park, Jung-Kil Lee, Sung-Jun Moon, Seung-Kweon Seo, Jae-
Hyun Lee, Soo-Han Kim. The Efficacy of the Synthetic Interbody Cage and 
Grafton for Anterior Cervical Fusion. SPINE Volume 34, Number 17, pp 
E591–E595 ©2009, Lippincott Williams & Wilkins 
10. Ioannis Pechlivanis, Theresa Thuring, Christopher Brenke, Marcel Seiz, 
Claudius Thome, Martin Barth, Albrecht Harders, Kirsten Schmieder. Non-
Fusion Rates in Anterior Cervical Discectomy and Implantation of Empty 
Polyetheretherketone Cages. SPINE Volume XX, Number XX, pp 000–000 
©2010, Lippincott Williams & Wilkins 
11.Kanayama M, Cunningham BW, Haggerty CJ, et al. In vitro biomechanical 
investigation of the stability and stress-shielding effect of lumbar interbody 
fusion devices. J Neurosurg. 2000; 93: 259–265 
12. Koichiro Okuyama, MD, Tadato Kido, MD, Eiki Unoki, MD, and Mitsuho 
Chiba, MD. PLIF With a Titanium Cage and Excised Facet Joint Bone for 
Degenerative Spondylolisthesis—In Augmentation With a Pedicle Screw. J 
Spinal Disord Tech 2007; 20: 53–59 
13. Kuslich SD, Ulstrom CL, Griffith SL, et al. The Bagby and Kuslich method 
of lumbar interbody fusion: history, techniques, and 2-year follow-up results 
of a United States prospective, multicenter trial. Spine 1998; 23: 1267–78. 
14. Liang Chen, Huilin Yang, Cage Migration in Spondylolisthesis Treated With 
Posterior Lumbar Interbody Fusion Using BAK Cages. SPINE Volume 30, 
Number 19, pp 2171–2175 ©2005, Lippincott Williams & Wilkins, Inc. 
15. Peter D. Angevine, Curtis A. Dickman, Paul C. McCormick, MD, MPH*. 
Lumbar Fusion With and Without Pedicle Screw Fixation. SPINE Volume 32, 
Number 13, pp 1466–1471. ©2007, Lippincott Williams & Wilkins, Inc. 
16. Ray CD. Threaded titanium cages for lumbar interbody fusions. Spine 1997; 
22:667–79. 
17. Robin Hitchcock, William Sears, R. Mark Gillies, Bruce Milthorpe, William R. 
Walsh. In Vitro Study of Shear Force on Interbody Implants. J Spinal Disord 
Tech 2006;19:32–36 
18. Rousseau MA, Lazennec JY, Bass EC, et al. Predictors of outcomes after 
posterior decompression and fusion in degenerative spondylolisthesis. Eur 
Spine J. 2005; 14: 55–60. 
19. Rousseau MA, Lazennec JY, Saillant G. Circumferential arthrodesis using 
PEEK cages at the lumbar spine. J Spinal Disord Tech 2007; 20: 278–81. 
20. Schiffman M, Brau SA, Henderson R, et al. Bilateral implantation of low-
profile interbody fusion cages: subsidence, lordosis, and fusion analysis. 
Spine J. 2003; 3: 377–387. 
21. SearsW. Posterior lumbar interbody fusion for degenerative 
spondylolisthesis: restoration of sagittal balance using insert-and-rotate 
interbody spacers. Spine J 2005; 5: 170–9. 
22. Stefan Kroppenstedt, Martin Gulde, Robert Schonmayr. Radiological 
Comparison of Instrumented Posterior Lumbar Interbody Fusion With One 
or Two Closed-Box Plasmapore Coated Titanium Cages. Follow-up Study 
Over More Than Seven Years SPINE Volume 33, Number 19, pp 2083–
2088 ©2008, Lippincott Williams & Wilkins 
23. Timothy Jiya, Theo Smit, James Deddens, Posterior Lumbar Interbody 
Fusion Using Nonresorbable Poly-Ether-Ether-Ketone Versus Resorbable 
Poly-L-Lactide-Co-D, L-Lactide Fusion Devices. A Prospective, Randomized 
Study to Assess Fusion and Clinical Outcome. SPINE Volume 34, Number 
3, pp 233–237 ©2009, Lippincott Williams & Wilkins 
24.Van Dijk M, Smit TH, Sugihara S, et al. The effect of cage stiffness on the 
rate of lumbar interbody fusion: an in vivo model using poly (l-lactic acid) and 
titanium cages. Spine. 2002; 27: 682–688. 
25.Vadapalli S, Sairyo K, Goel VK, et al. Biomechanical rationale for using 
polyetheretherketone (PEEK) spacers for lumbar interbody fusion—a finite 
element study. Spine 2006; 31: E992–8. 
26.Weiner BK, Fraser RD. Spine update lumbar interbody cages. Spine. 1998; 
23: 634–640. 
27. Yuichiro Morishita, MD, PhD, Shinichi Hida, Masatoshi Naito, Jun Arimizu,. 
Neurogenic Intermittent Claudication in Lumbar Spinal Canal Stenosis The 
Clinical Relationship Between the Local Pressure of the Intervertebral 
Foramen and the Clinical Findings in Lumbar Spinal Canal Stenosis. J Spinal 
Disord Tech Volume 22, Number 2, April 2009 PP: 130-134. 
MINH HỌA LÂM SÀNG 
Nguy Boi K., Nữ, 41 tuổi; mất vững cột sống 
Thắt lưng do thoái hóa TL4-TL5; thời gian bệnh: 
36 tháng; đau thắt lưng và thần kinh tọa TL5 phải, 
mổ ngày 8/11/2004, thời gian mổ: 190 ph, máu 
mất: 300 ml, dụng cụ Moss Miami ốc 7.0 mmm x 
40 mm & ốc 7.0 mm x 45 mm với nêm chống đỡ 
phía trước Titanium Prospace; hết đau thắt lưng và 
thần kinh tọa rễ TL5 phải; theo dõi: 84 tháng 
(1/7/2011). Kết quả tốt. Đây là ca đầu tiên ở Việt 
Nam. (Hình 1&2) 
Lê Văn A., Nam, 49 tuổi; đã mổ trước ở bệnh 
viện bạn vì thoát vị đĩa đệm TL3-TL4, TL4-TL5; 
mất vững xoay cột sống thắt lưng TL$_TL5 do 
thoái hóa sau mổ cắt đĩa sống, thời gian bệnh: 36 
tháng; dấu Lasègue phải và trái 60 độ, teo cơ chân 
phải; mổ ngày 17/1/2005, thời gian mổ: 190 ph, 
máu mất: 250 ml, dụng cụ: XIA 7.5x40 mm, nêm 
Prospace: 9x9x20 0 độ; hết đau sau mổ hoàn toàn 
thắt lưng và rễ TL5 phải. Theo dõi: 78 tháng 
(1/7/2011). Kết quả tốt. (Hình 3&4). 
(Hình ảnh xem trang 60) 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
60 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
 H1 
H2 
 Hình 1 & 2: Mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa TL4-TL5, hết đau sau mổ, theo dõi: 84 tháng 
Hình 3 và 4- Mất vững xoay TL4-TL5, theo dõi 78 tháng. Kết quả tốt. 

File đính kèm:

  • pdftheo_doi_lau_dai_dieu_tri_mat_vung_cot_song_that_lung_do_tho.pdf