Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag

Trong nghiên cứu này, vật liệu hỗn hợp nano Cu-Ag (Cu-AgNPs) được tổng hợp

bằng phương pháp khử hóa học với một quy trình đơn giản sử dụng hydrazine

monohydrate (N2H4.H2O) làm chất khử và alginate làm chất bảo vệ. Chúng tôi tiến

hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như: tỷ lệ Cu2+:Ag+, nồng độ alginate, nhiệt độ,

pH và thời gian phản ứng để đưa ra được điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp

Cu-AgNPs. Vật liệu Cu-AgNPs được đặc trưng bởi các phương pháp: quang phổ

hấp thụ phân tử (UV–Vis), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử

truyền qua (TEM), nhiễu xạ tia X (XRD) và tán sắc năng lượng tia X (EDX) để phân

tích hình thái, cấu trúc và thành phần của vật liệu.

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 6

Trang 6

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 7

Trang 7

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 8

Trang 8

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 9

Trang 9

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 6340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu - Ag
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
25 
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU HỖN HỢP NANO Cu – Ag 
Nguyễn Tấn Lượng*, Đào Khắc Toản, Tôn Nữ Mỹ Phương, 
Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Thái Hòa 
Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
*Email: ntluong881998@gmail.com 
Ngày nhận bài: 11/5/2020; ngày hoàn thành phản biện: 12/5/2020; ngày duyệt đăng: 14/7/2020 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này, vật liệu hỗn hợp nano Cu-Ag (Cu-AgNPs) được tổng hợp 
bằng phương pháp khử hóa học với một quy trình đơn giản sử dụng hydrazine 
monohydrate (N2H4.H2O) làm chất khử và alginate làm chất bảo vệ. Chúng tôi tiến 
hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như: tỷ lệ Cu2+:Ag+, nồng độ alginate, nhiệt độ, 
pH và thời gian phản ứng để đưa ra được điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp 
Cu-AgNPs. Vật liệu Cu-AgNPs được đặc trưng bởi các phương pháp: quang phổ 
hấp thụ phân tử (UV–Vis), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử 
truyền qua (TEM), nhiễu xạ tia X (XRD) và tán sắc năng lượng tia X (EDX) để phân 
tích hình thái, cấu trúc và thành phần của vật liệu. 
Từ khóa: alginate, hạt nano Cu-Ag, hydrazine monohydrate, phương pháp khử 
hóa học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, vật liệu nano - đặc biệt là nano kim loại đã thu hút 
được sự quan tâm do các đặc tính và ứng dụng của chúng trong rất nhiều lĩnh vực 
như: quang, điện, từ, cơ, xúc tác, mỹ phẩm và công nghệ sinh học [1,2, 3].Các nano 
kim loại quý như Au, Ag và Pt đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi do chúng 
bền và dễ sử dụng trong không khí tuy nhiên có giá thành cao[4].Để giải quyết vấn đề 
chi phí, nano đồng (CuNPs) là một trong những vật liệu được thay thế do nó có trữ 
lượng lớn và giá thành rẻ hơn mặc dù chúng đều là các kim loại quý [5].Như chúng ta 
đã biết, nano đồng và nano bạc (AgNPs) là hai trong số các nano kim loại có hoạt tính 
kháng và diệt được nhiều loại vi khuẩn và nấm[6, 7]. Do đó chúng đã được nghiên cứu 
để ứng dụngtrong lĩnh vật y dược và nông nghiệp [12,13]. Việc sử dụng đồng thời cả 
hai loại nano có thể tăng được hiệu quả kháng vi sinh vật đồng thời hạ giá thành sản 
phẩm. 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
26 
Có nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp vật liệu nano như: phân hủy 
nhiệt[10], phương pháp polyol [11], khử hóa học [12], nhiệt vi sóng [13]Trong đó, 
phương pháp khử hóa học được sử dụng phổ biến do thiết bị đơn giản, dễ thực hiện và 
chi phí thấp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổng hợp vật liệu hỗn hợp 
nano Cu-Ag (Cu-AgNPs) bằng phương pháp khử hóa học với chất khử làhydrazine 
monohydrate và chất bảo vệ là alginate. Quá trình tạo thành sản phẩm diễn ra theo 
phản ứng sau: 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Hóa chất 
Muối đồng (II) sulfate pentahydrate (CuSO4·5H2O, độ tinh khiết 98%), muối bạc 
nitrat (AgNO3, độ tinh khiết 98%), hydrazine monohydrate (N2H4.H2O, nồng độ 80%) 
được sử dụng của hãng Merck (Đức).Amoni hydroxit (NH4OH 25%) của Trung Quốc. 
2.2. Các phương pháp đặc trưng vật liệu 
Phổ UV-Vis xác định đỉnh hấp thụ cực đại, độ dịch chuyển của các đỉnh hấp 
thụ cực đại. Giản đồ nhiễu xạ XRD xác định cấu trúc tinh thể của vật liệu nano thu 
được. Ảnh SEM và TEM xác định hình thái cấu trúc, kích thước và phổ EDX phân tích 
thành phần hóa học của vật liệu. 
2.3. Phương pháp tổng hợp vật liệu 
Cho dung dịch CuSO4·5H2O 0,1 M và AgNO3 0,1 M vào cốc chứa 50 mL. Sau đó 
dung dịch NH3.H2O 5% được thêm vào. Hỗn hợp được khuấy cho tới đồng nhất trên 
máy khuấy từ gia nhiệt. Thêm tiếp dung dịch alginate 1,2% vào cốc. pH của dung dịch 
phản ứng được điều chỉnh bằng dung dịch NaOH 1M, HCl 1M.Gia nhiệt hỗn hợp đến 
nhiệt độ phản ứng, sau đó nhỏ từ từ dung dịch N2H4.H2O để thực hiện phản ứng khử 
[6]. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ nồng độ giữa Cu2+ và Ag+ 
Các thông số tiến hành phản ứng tổng hợp Cu-AgNps như sau: nồng độ 
alginate là 0,6%; nồng độ hydrazine là 0,5M; nhiệt độ phản ứng là 90C; pH = 9. Ở đây 
chúng tôi sử dụng dư hàm lượng chất khử hydrazine để giảm thiểu sự oxy hóa của 
CuNPs sau khi tạo thành. Ký hiệu các mẫu với tỉ lệ nồng độ khác nhau của Cu2+ và 
Ag+được thể hiện ở Bảng 1. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
27 
Kết quả ở Hình 2 cho thấy: phổ UV-Vis của mẫu M1 và M13 (mẫu có tỉ lệ Cu2+ : 
Ag+ là 0:10 và 10:0)chỉ có 1 peak hấp thụ với ở 435nm và 581 nm là khoảng bước sóng 
hấp thụ đặc trưng của dung dịch nano bạc và nano đồng[14], [7]. Các mẫu từ M2 đến 
M7 mặc dù trong dung dịch phản ứng có Cu2+ nhưng sản phẩm sau phản ứng chỉ tồn 
tại AgNPs mà không có CuNPs có thể là do nồng độ Cu2+ quá nhỏ. Hơn nữa do thế 
điện cực chuẩn của Cu2+/Cu0(+ 0,34 eV) là khá thấp nên tốc độ khử Cu2+sẽ xảy ra chậm, 
trong khi đó thế điện cực chuẩn của Ag+/Ag0(+ 0,78 eV) là khá cao nên tốc độ khử sẽ 
nhanh hơn Cu2+[11]. Mặt khác, trong điều kiện phản ứng có hàm lượng Ag+ lớn, ngoài 
phản ứng khử Cu2+, Ag+((2) và (3)) còn có thể xảy ra phản ứng thay thế (4)[11]. 
PhổUV-Vis của các mẫu khác (M8 đến M12) đều thể hiện được 2 peak hấp thụ 
đặc trưng của nano đồng và nano bạc tuy nhiên bước sóng hấp thụ cực đại (λmax) của 
các peak có sự dịch chuyển khi thay đổi tỉ lệ Cu2+ : Ag+ (thể hiện ở Bảng 1). Điều này 
chứng tỏ trong các mẫu này đã tạo nên hỗn hợp nano đồng và nano bạc trong dung 
dịch phản ứng. Như chúng ta đã biết, trong phổ UV-Vis, peak hấp thụ càng nhọn thì 
kích thước các hạt nano tạo ra càng đồng đều. Mặt khác nếu peak hấp thụ dịch chuyển 
về phía bước sóng càng ngắn thì kích thước hạt tạo thành càng nhỏ[15].Từ Bảng 1và 
Hình 2 có thể thấy: λmaxcủa AgNPs trong các mẫu hỗn hợp nano Cu-Ag (M8 đến 
M12)có sự dịch chuyển về phía bước sóng ngắn khá nhiều đồng thời peak hấp thụ 
cũng sắc nhọn hơn so với trong mẫu chỉ có nano Ag (M1) chứng tỏ kích thước hạt nhỏ 
hơn và đồng đều hơn. Điều này có thể giải thích như sau: trong điều kiện phản ứng 
như trên, Ag+sẽ bị khử trước thành Ag ... ạt nano Ag. Từ đó cho thấy sản phẩm Cu-AgNPs 
tạo thành có khả năng có cấu trúc lõi vỏ (Ag@CuNPs) theo cơ chế sau: 
Hình 1. Cơ chế tạo thành Cu@AgNPs 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
28 
Bảng 1. Sự dịch chuyển của λmax với sự thay đổi tỉ lệ nồng độ Cu2+ : Ag+ 
Ký hiệu mẫu Tỉ lệ nồng độ Cu2+ : Ag+ λmax của CuNPs (nm) λmax của AgNPs (nm) 
M1 0:10 Không xuất hiện 441 
M2 1:9 Không xuất hiện 398 
M3 2:8 Không xuất hiện 398 
M4 3:7 Không xuất hiện 396 
M5 4:6 Không xuất hiện 399 
M6 5:5 Không xuất hiện 400 
M7 6:4 Không xuất hiện 399 
M8 7:3 570 401 
M9 8:2 566 398 
M10 9:1 571 402 
M11 20:1 558 395 
M12 25:1 561 396 
M13 10:0 581 Không xuất hiện 
Hình 2. Phổ UV-Vis các dung dịch keo nano Cu-AgNPs tạo thành sau 5 phút phản ứng 
với các tỉ lệ nồng độCu2+ : Ag+khác nhau. 
Ở phổ UV-Vis của mẫu M11 (tỉ lệ nồng độ Cu2+ : Ag+ là 20:1)cho thấy: cực đại 
hấp thụ của bạc và đồng lớn hơn so với các mẫu khác chứng tỏ hàm lượng AgNPs và 
CuNPs tạo ra là lớn nhất. Do đó chúng tôi chọn tỉ lệ nồng độ này để khảo sát các yếu tố 
tiếp theo. 
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ alginate 
Chúng tôi cố định điều kiện: tỉ lệ nồng độ Cu2+ : Ag+là 20:1; nồng độ hydrazine 
là 0,5M;nhiệt độ phản ứng là 90C; pH=9; riêng nồng độ alginate thay đổi với các giá trị 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
29 
trị 0,3%; 0,6%; 0,9%; 1,2% và 1,5%. Kết quả UV-Vis được thể hiện ở Hình 3. Có thể thấy: 
khi tăng nồng độ alginate từ 0,3% đến 0,6% thì độ hấp thụ của của nano bạc giảm 
xuống nhưng không đáng kể và độ hấp thụ của nano đồng tăng lên. Khi tăng nồng độ 
alginate từ 0,6% đến 1,5% thì độ hấp thụ của nano bạc và đồng đều giảm xuống một 
cách rõ rệt, nghĩa là hàm lương các hạt nano bạc, nano đồng tạo thành là ít hơn. 
Nguyên nhân là do: khi nồng độ aginate càng lớn thì độ nhớt của dung dịch phản ứng 
càng tăng làm giảm tốc độ và cản trở quá trình khử Cu2+và Ag+. Từ Hình 3 cho thấy: 
nồng độ alginate 0,6% là nồng độ thích hợp cho quá trình khử Cu2+trong điều kiện 
phản ứng. Khi phản ứng khử Cu2+xảy ra thuận lợi, lượng Cu0 tạo ra càng nhiều và bám 
lên bề mặt Ag0 làm cản trở sự kết tụ của các hạt Ag nên kích thước của AgNPs sẽ nhỏ 
hơn. 
Hình 3. Phổ UV-Vis của keo Cu-AgNPs tạo thành sau 5 phút phản ứng 
với các nồng độ alginate khác nhau. 
3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ 
Chúng tôi khảo sát các nhiệt độ 70C; 80C; 90C; 100Cvới điều kiện phản ứng: 
tỉ lệ Cu2+:Ag+ là 20:1;nồng độ hydrazine là 0,5M; pH=9; nồng độ alginate là 0,6%. Phổ 
UV-Vis ở Hình 4 cho thấy: trong điều kiện phản ứng này và với các nhiệt độ khảo sát 
khác nhau đều cho sản phẩm là hỗn hợp nano Cu-Ag. Tuy nhiên có thể thấy nhiệt độ 
90C và 100C là thích hợp để tiến hành phản ứng. Chúng tôi sẽ chọn nhiệt độ 90C để 
khảo sát các yếu tố tiếp theo. 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
30 
Hình 4. Phổ UV-Vis các dung dịch keo nano Cu-AgNPs sau 5 phút vớinhiệt độ khác nhau. 
3.4. Ảnh hưởng của pH 
Với các thông số tối ưu đã khảo sát được ở trên, chúng tôi thay đổi pH với các 
giá trị: 6; 7; 8; 9 và 10.Hình 5 thể hiện phổ UV-Vis của các mẫu sản phẩm. Có thể thấy 
rõ: ở những mẫu pH=6,7,8 chỉ xuất hiện peak hấp thụ của nano bạc mà không xuất 
hiện peak hấp thụ nano đồng, ở pH=9 và 10 xuất hiện đồng thời hai peak hấp thụ đặc 
trưng của nano đồng và nano bạc. Tuy nhiên, peak hấp thụ của CuNPs và AgNPs 
trong mẫu có pH=9 sắc nhọn hơn so với trong mẫu pH=10, nghĩa là các hạt nano tạo 
thành có kích thước đồng đều hơn. Từ đó chúng tôi kết luận pH=9 là giá trịthích hợp 
nhấttrong điều kiện của phản ứng. 
Hình 5. Phổ UV-Vis của keo nano Cu-AgNPs tạo thành sau 5 phút phản ứng 
với các giá trị pH khác nhau. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
31 
3.5. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng 
Chúng tôi tiến hành phản ứng với điều kiện thích hợp nhất đã khảo sát được, 
tiến hành lấy mẫu sau thời gian 5 phút; 10 phút; 15 phút; 20 phút; 25 phút; 30 phút để 
đoUV-Vis và kết quả được thể hiện ở Hình 6. Có thể thấy rõ ràng rằng: với các thông 
số trong nghiên cứu này, phản ứng xảy ra nhanh và hiệu quả sau thời gian 5 phút. Nếu 
thời gian phản ứng càng dài thì các hạt nano có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành 
các hạt có kích thước lớn hơn. 
Hình 6. Phổ UV-Vis các dung dịch keo Cu-AgNPs vớithời gian phản ứng khác nhau. 
Từ những kết quả thu được trong quá trình khảo sát, chúng tôi đưa ra được 
điều kiện tối ưu để tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu-Ag và được trình bày ở bảng 2. 
Bảng 2. Điều kiện đươc lựa chọn để tổng hợp vật liệu Cu-AgNPs. 
Thông số Giá trị 
Tỉ lệ nồng độ Cu2+ : Ag+ 20:1 
Nồng độ hydrazine 0,5 M 
Nồng độ alginate 0,6% 
pH 9 
Nhiệt độ 90C 
Thời gian 5 phút 
3.6. Đặc trưng vật liệu Cu-AgNPs 
Hình 7 trình bày giản đồ nhiễu xạ XRD của vật liệu AgNPs, Cu-AgNPsvà 
CuNPs tương ứng với các mẫu M1, M11, M13. Chúng tôi nhận thấy, trên giản đồ XRD 
của vật liệu AgNPs (Hình 7a) xuất hiệnAgNPs xuất hiện 4 peak tinh thể tại các góc 2θ 
= 38,1 ( dhkl = 2,360Å) ; 44,2( dhkl = 2,044Å); 64,2 ( dhkl = 1,444Å); 77,2( dhkl = 1,232Å) 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
32 
tương ứng với các mặt phẳng (111), (200), (220) và (311) trong cấu trúc lập phương tâm 
mặt (FCC) của kim loại Ag (JCPDSCardnumber, 4-783)[16]. 
Tương tự, Hình 7cthể hiện giản đồ XRD của vật liệu CuNPs cũngxuất hiện 3 
peak tinh thể với cường độ cao nhất hoàn toàn trùng khớp với phổ chuẩn của kim loại 
đồng tại vị trí các góc 2θ = 43,23(dhkl =2,087 Å), 2θ = 50,37(dhkl =1,807 Å), 2θ = 
74,11(dhkl =1,277 Å) tương ứng với mặt (111), (200), (220) thuộc ô mạng Bravais trong 
cấu trúc lập phương tâm diện của kim loại Cu (JCPDSCard number 04-0836) [17]. 
Trên giản đồ XRD của vật liệu Cu-AgNPs (Hình 7b) xuất hiện đồng thời các 
peak tinh thể của cả Cu và Ag, ngoài ra không xuất hiện peak đặc trưng của CuO, 
Cu2O hay Cu(OH)2chứng tỏ vật liệu chúng tôi tổng hợp được chỉ bao gồm kim loại Cu 
và Ag. 
Hình 7. Giản đồ nhiễu xạ XRD của vật liệu CuNPs, AgNPs và Cu-AgNPs 
Hình 8 là ảnh SEM và TEM của vật liệu Cu-AgNPs chúng tôi đã tổng hợp được. 
Có thể thấy, vật liệu Cu-AgNPs thể hiện hình thái cầu có kích thước trung bình khoảng 
20nm và khá đồng đều. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
33 
Hình 8.Ảnh SEM (a) và ảnh TEM (b) của vật liệu Cu-AgNPs 
Hình 9. (a)Ảnh SEM-EDX và (b) phổ EDX của vật liệu Cu-AgNPs 
Chúng tôi thực hiện đo phổ tán xạ năng lượng tia Xđể khảo sát thành phần 
chính của vật liệu Cu-AgNPs (Hình 9). Từ phổ EDX chúng tôi nhận thấy có các peak 
năng lượng chứa các nguyên tố chính là Cu và Ag chiếm tỷ lệ tương ứng là 41.63% và 
32.91% khối lượng mẫu vật liệu tổng hợp được. 
4. KẾT LUẬN 
Chúng tôi đã tổng hợp được vật liệu hỗn hợp nano Cu-Ag với điều kiện tối 
ưu:tỉ lệ Cu2+:Ag+ là 20:1;nồng độ hydrazine là 0,5M; nồng độ alginate là 0,6%;nhiệt độ là 
90C; pH=9 và thời gian phản ứng là 5 phút. Hình thái, cấu trúc của vật liệu cũng đã 
được xác định. Vật liệu Cu-AgNPs tổng hợp được kích thước trung bình khoảng 20 nm 
trong điều kiện khảo sát. 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
34 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này là kết quả của đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học, trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. Nghiên cứu này cũng nhận được sự tài trợ từ đề tài 
cấp Bộ, mã số: B2019-DHH-562-06. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. C. P. Poole Jr and F. J. Owens, Introduction to nanotechnology. 2003. 
[2]. M. G. Lines, “Nanomaterials for practical functional uses,” J. Alloys Compd., vol. 449, no. 
1–2, pp. 242–245, Jan. 2008, doi: 10.1016/j.jallcom.2006.02.082. 
[3]. S. Yokoyama, H. Takahashi, T. Itoh, K. Motomiya, and K. Tohji, “Synthesis of metallic Cu 
nanoparticles by controlling Cu complexes in aqueous solution,” Adv. Powder Technol., 
vol. 25, no. 3, pp. 999–1006, 2014, doi: 10.1016/j.apt.2014.01.024. 
[4]. B. D. Du, D. Van Phu, L. A. Quoc, and N. Q. Hien, “Synthesis and Investigation of 
Antimicrobial Activity of Cu 2 O Nanoparticles / Zeolite,” vol. 2017, 2017. 
[5]. R. Kaur, C. Giordano, M. Gradzielski, and S. K. Mehta, “Synthesis of highly stable, water-
dispersible copper nanoparticles as catalysts for nitrobenzene reduction,” Chem. - An 
Asian J., vol. 9, no. 1, pp. 189–198, 2014, doi: 10.1002/asia.201300809. 
[6]. M. S. Usman, M. E. El Zowalaty, K. Shameli, N. Zainuddin, M. Salama, and N. A. 
Ibrahim, “Synthesis, characterization, and antimicrobial properties of copper 
nanoparticles,” Int. J. Nanomedicine, vol. 8, pp. 4467–4479, 2013, doi: 10.2147/IJN.S50837. 
[7]. N. M. Zain, A. G. F. Stapley, and G. Shama, “Green synthesis of silver and copper 
nanoparticles using ascorbic acid and chitosan for antimicrobial applications,” Carbohydr. 
Polym., vol. 112, pp. 195–202, 2014, doi: 10.1016/j.carbpol.2014.05.081. 
[8]. K. Lamsal, S. W. Kim, J. H. Jung, Y. S. Kim, K. S. Kim, and Y. S. Lee, “Application of silver 
nanoparticles for the control of Colletotrichum species in vitro and pepper anthracnose 
disease in field,” Mycobiology, vol. 39, no. 3, pp. 194–199, 2011. 
[9]. S. Mishra and H. B. Singh, “Biosynthesized silver nanoparticles as a nanoweapon against 
phytopathogens: exploring their scope and potential in agriculture,” Appl. Microbiol. 
Biotechnol., vol. 99, no. 3, pp. 1097–1107, 2015. 
[10]. C. H. Tsai, S. Y. Chen, J. M. Song, I. G. Chen, and H. Y. Lee, “Thermal stability of Cu at 
Ag core-shell nanoparticles,” Corros. Sci., vol. 74, pp. 123–129, 2013, doi: 
10.1016/j.corsci.2013.04.032. 
[11]. M. Tsuji, S. Hikino, R. Tanabe, and Y. Sano, “Syntheses of Ag / Cu alloy and Ag / Cu alloy 
core Cu shell nanoparticles using a polyol method †,” pp. 3900–3908, 2010, doi: 
10.1039/c0ce00064g. 
[12]. C. K. Kim, G. J. Lee, M. K. Lee, and C. K. Rhee, “A novel method to prepare Cu@Ag core-
shell nanoparticles for printed flexible electronics,” Powder Technol., vol. 263, pp. 1–6, 
2014, doi: 10.1016/j.powtec.2014.04.064. 
[13]. T. Nakamura, Y. Tsukahara, T. Yamauchi, T. Sakata, H. Mori, and Y. Wada, “Preparation 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
35 
of Ag core-Cu shell nanoparticles by microwave-assisted alcohol reduction process,” 
Chem. Lett., vol. 36, no. 1, pp. 154–155, 2007, doi: 10.1246/cl.2007.154. 
[14]. Vega-Baudrit, R. Alvarado-Meza, and F. Solera-Jiménez, “Synthesis of silver 
nanoparticles using chitosan as a coating agent by sonochemical method,” vol. 9, no. 3, 
pp. 125–129, 2014, [Online]. Available: www.saber.ula.ve/avancesenquimica. 
[15]. X. Huang and M. A. El-Sayed, “Gold nanoparticles: Optical properties and 
implementations in cancer diagnosis and photothermal therapy,” J. Adv. Res., vol. 1, no. 1, 
pp. 13–28, 2010. 
[16]. Jiang, Zeng, and Yu, “Thiol-Frozen Shape Evolution of Triangular Silver Nanoplates,” 
Langmuir, vol. 23, no. 4, pp. 2218–2223, Feb. 2007, doi: 10.1021/la062797z. 
[17]. K. Giannousi, G. Sarafidis, S. Mourdikoudis, A. Pantazaki, and C. Dendrinou-Samara, 
“Selective Synthesis of Cu 2 O and Cu/Cu 2 O NPs: Antifungal Activity to Yeast 
Saccharomyces cerevisiae and DNA Interaction,” Inorg. Chem., vol. 53, no. 18, pp. 9657–
9666, Sep. 2014, doi: 10.1021/ic501143z. 
SYNTHESIS OF NANO Cu – AgNANOCOMPOSITE 
Nguyen Tan Luong*, Dao Khac Toan, Ton Nu My Phuong, 
Nguyen Thi Thanh Hai, Tran Thai Hoa 
Faculty of Chemistry,University of Sciences, Hue University. 
*Email: ntluong881998@gmail.com 
ABSTRACT 
In this study, Cu-Ag nanocomposite materials were synthesized by chemical 
reduction method with a simple process using hydrazine monohydrate (N2H4.H2O) 
as a reducing agent and alginate as a protecting agent. We investigated the 
affecting parameters such as Cu2+: Ag+ ratio, alginate concentration, temperature of 
the reaction, pH and the reaction time to provide optimal conditions for Cu-AgNPs 
synthesis. Cu-AgNPs were analyzed for the morphology, structure and 
composition using UV-Vis spectroscopy, X-ray diffraction scanning electron 
microscopy, transmission electron microscopy and energy-dispersive X-ray 
spectroscopy. 
Keywords: alginate, chemical reduction method,Cu-Ag nanoparticles, hydrazine 
monohydrate. 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hỗn hợp nano Cu – Ag 
36 
Nguyễn Tấn Lượng hiện đang là sinh viên khoa Hóa học, trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu nano. 
Đào Khắc Toản tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Hóa học tại trường Đại 
học Quy Nhơn. Hiện ông đang công tác tại trường THPT Nguyễn Bỉnh 
Khiêm, Chư Puwh, Gia Lai, và đang là học viên cao học khoa Hóa học, 
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu nano. 
Tôn Nữ Mỹ Phương tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Hóa học tại 
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện đang là học viên cao học 
khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu nano. 
Nguyễn Thị Thanh Hải sinh ngày 17 tháng 04 năm 1982 tại Thừa Thiên 
Huế. Năm 2005, bà tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 
và sinh học tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Năm 2011, bà 
nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Hóa lý thuyết và hóa lý tại trường Đại 
học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà đang là nghiên cứu sinh tại trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2008 đến nay, bà làm nghiên cứu 
viên tại khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu nano, hóa dược. 
Trần Thái Hòa sinh ngày 27 thánh 12 năm 1955, tại Hà Tĩnh. Ông tốt 
nghiệp cử nhân Hóa học tại Trường Đại Tổng hợp Hà Nội năm 1977 và 
tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Hóa học năm 2001 tại Trường ĐHKHTN – 
ĐHQG Hà Nội. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 2005 và Giáo 
sư năm 2013. Ông giảng dạy tại Khoa Hóa học, trường Đại học Tổng hợp 
Huế (nay là trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) từ năm 1978 đến nay. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Vật liệu nano, Các hợp chất Polyshaccharide, Hóa học 
tính toán. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tong_hop_vat_lieu_hon_hop_nano_cu_ag.pdf