Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS

 Hàm lượng của 12 nguyên tố (Cr, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Se, Ag, Cd,

Hg, Pb) trong nước biển ven bờ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã được xác định

đồng thời bằng phương pháp chiết - khối phổ, sử dụng hệ chiết APDC/MIBK để làm

giàu và loại trừ ảnh hưởng nền mẫu. Hàm lượng phần lớn các nguyên tố nằm trong giới

hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT, ngoại trừ hàm lượng Cd trong một

mẫu và hàm lượng Hg trong 7 mẫu vượt mức giới hạn cho phép đối với nước vùng bãi

tắm, thể thao dưới nước và vùng nuôi trồng thủy sản. Phương pháp phân tích có giới

hạn phát hiện theo quy tắc 3ơ đạt ngưỡng ppt đối với tất cả các nguyên tố. Độ lệch

chuẩn tương đối của 10 phép đo lặp lại bé hơn 7,5%, hiệu suất thu hồi của các nguyên

tố đạt từ 65,3 đến 107,7%, đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC.

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 5

Trang 5

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 6

Trang 6

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS

Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố trong nước biển ven bờ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phương pháp ICP-MS
Đ. T. T. Giang, P. T. H. Tuyết, T. T. P. Thư / Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố 
 20 
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI 
HÀM LƢỢNG 12 NGUYÊN TỐ TRONG NƢỚC BIỂN VEN BỜ 
Ở NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP ICP-MS 
Đinh Thị Trƣờng Giang (1), Phan Thị Hồng Tuyết (1), Trần Thị Phƣơng Thƣ (2) 
1 
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh 
2 Trường THPT Quế Phong, Nghệ An 
Ngày nhận bài 23/10/2020, ngày nhận đăng 16/12/2020 
Tóm tắt: Hàm lượng của 12 nguyên tố (Cr, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Se, Ag, Cd, 
Hg, Pb) trong nước biển ven bờ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã được xác định 
đồng thời bằng phương pháp chiết - khối phổ, sử dụng hệ chiết APDC/MIBK để làm 
giàu và loại trừ ảnh hưởng nền mẫu. Hàm lượng phần lớn các nguyên tố nằm trong giới 
hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT, ngoại trừ hàm lượng Cd trong một 
mẫu và hàm lượng Hg trong 7 mẫu vượt mức giới hạn cho phép đối với nước vùng bãi 
tắm, thể thao dưới nước và vùng nuôi trồng thủy sản. Phương pháp phân tích có giới 
hạn phát hiện theo quy tắc 3ơ đạt ngưỡng ppt đối với tất cả các nguyên tố. Độ lệch 
chuẩn tương đối của 10 phép đo lặp lại bé hơn 7,5%, hiệu suất thu hồi của các nguyên 
tố đạt từ 65,3 đến 107,7%, đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC. 
Từ khóa: Xác định đồng thời; nguyên tố; ICP-MS; nước biển ven bờ; Nghệ An, 
Hà Tĩnh. 
1. Mở đầu 
Hàm lượng các nguyên tố lượng vết nói chung và các kim loại nặng nói riêng là 
một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng môi trường biển trong bối cảnh 
mức độ công nghiệp hóa ở các vùng ven biển ngày càng cao. Phân tích các nguyên tố 
lượng vết trong nước biển có nền chất tan rất lớn và thành phần phức tạp đòi hỏi việc xử 
lý mẫu và kỹ thuật phân tích có độ nhạy và độ thu hồi cao [1]. Có nhiều phương pháp xử 
lý mẫu xác định các nguyên tố trong nước biển, như pha loãng [4], làm giàu bởi cột 
chelex 100 [5], hay tách chiết [6], [7]. Hiện nay, phương pháp xử lý mẫu bằng phép chiết 
dùng hệ dung môi hữu cơ APDC/MIBK dựa trên cơ sở chiết các phức tạo thành của các 
nguyên tố phân tích giúp loại trừ hiệu quả các yếu tố nền cản trở đang tỏ rõ nhiều ưu việt. 
Khi kết hợp với kỹ thuật phân tích bằng phổ khối lượng cao tần cảm ứng (ICP-MS) có độ 
nhạy, độ lặp lại cao, xác định đồng thời được nhiều nguyên tố trong thời gian ngắn, 
phương pháp này sẽ đáp ứng được các yêu cầu phân tích đa nguyên tố lượng vết trong 
nước biển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng quy trình phân tích 
nhanh, nhạy và chính xác để xác định đồng thời hàm lượng vết của 12 nguyên tố trong 
nước biển ven bờ bằng phương pháp chiết kết hợp ICP - MS, sử dụng thiết bị phân tích 
hiện đại sẵn có tại Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trường Đại học Vinh. Các kết 
quả phân tích góp phần cung cấp dữ liệu phân tích chất lượng nước biển ven bờ dọc bờ 
biển 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. 
Email: dttgiangkh@gmail.com (Đ. T. T. Giang) 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 20-26 
 21 
2. Thực nghiệm 
2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 
Các phép đo phổ khối phân tích đều được thực hiện trên máy khối phổ plasma 
cao tần cảm ứng ICP - MS Agilent 7800, tại Phòng thí nghiệm Phân tích chất lượng và 
an toàn thực phẩm - Trường Đại học Vinh. 
Tất cả các dụng cụ thuỷ tinh (phễu chiết, bình định mức, cốc) đều được ngâm 
rửa sạch bằng nitric acid nồng độ 10% (v/v), tráng lại bằng nước cất đã loại ion, sấy khô 
trước khi sử dụng. 
Dung dịch chuẩn gốc chứa đồng thời các nguyên tố nghiên cứu ở nồng độ 10 
ppm, HNO3 đặc 65%, NaOH, Ammonium pyrrolidine-1-dithiocarboxylate APDC) loại 
PA đều thuộc hãng Merck sản xuất. Metyl iso butyl ketone (MIBK) xuất xứ Hàn Quốc 
loại PA. 
Dãy dung dịch chuẩn làm việc của các nguyên tố có nồng độ 1,0 - 500 ppb được 
chuẩn bị từ dung dịch chuẩn gốc 10 ppm trong bình định mức 50 ml, pha loãng bởi dung 
dịch HNO3 0,1%. 
2.2. Chuẩn bị mẫu phân tích 
Các mẫu (10 mẫu - tương ứng 10 địa điểm) được lấy theo TCVN 5998:1995 vào 
chai PE tại các vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cách nhau ít nhất 10 
km. Thời điểm lấy mẫu là tháng 10/2019, nhiệt độ thời điểm lấy mẫu 22-240C; pH các 
mẫu khi lấy từ 8,1 - 8,5. Mẫu được lấy cách bờ 30 mét, độ sâu 1 mét, lấy đầy bình chứa 
bằng PE. Tại mỗi địa điểm tiến hành lấy 3 mẫu cách nhau 50 mét, sau đó đồng nhất 
thành một mẫu đại diện để phân tích. 
Mẫu phân tích sau khi đem về phòng thí nghiệm được xử lí theo các bước: lọc hút 
chân không qua màng lọc cỡ 0,45 µm, thêm dung dịch HNO3 đặc để giảm pH của mẫu 
đạt từ 12 để bảo quản mẫu. Trước khi chiết, sử dụng dung dịch NaOH 2,5M để tăng pH 
mẫu lên 3,5, sau đó tiến hành chiết mẫu trong phễu chiết bằng dung dịch APDC 1% pha 
trong MIBK. Tách pha hữu cơ rồi giải chiết bằng 10 ml dung dịch HNO3 4M để chuyển 
toàn bộ nguyên tố phân tích vào pha nước chứa HNO3. Dung dịch phân tích thu được 
được bảo quản lạnh ở 40C đến khi tiến hành phân tích bằng phương pháp ICP-MS. 
Các mẫu thêm chuẩn và mẫu trắng được xử lý hoàn toàn tương tự mẫu phân tích. 
Mẫu thêm chuẩn là mẫu thực có thêm một lượng chính xác dung dịch chuẩn chứa đồng 
thời các nguyên tố phân tích có nồng độ 10 ppm; mẫu trắng không chứa mẫu thực mà 
thay bằng nước cất đã loại ion. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả nghiên cứu thông số đo tối ưu 
Một số thông số đo được thay đổi và lựa chọn tối ưu (độ sâu mẫu, tốc độ khí 
tạo plasma, khí mang, khí phụ trợ), các thông số khác (tốc độ phun sương, công 
suất) áp dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Các thông số đo trên máy được 
thống kê trong Bảng 1. 
Đ. T. T. Giang, P. T. H. Tuyết, T. T. P. Thư / Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố 
 22 
Bảng 1: Các thông số đo trên thiết bị ICP-MS 
Thông số Giá trị 
Thế cộng hưởng cuộn cảm 1,6 V 
Công suất cao tần 1550 W 
Độ sâu mẫu (sample depth) 8,0 mm 
Tốc độ khí tạo plasma, Ar 15,0 l/ph 
Tốc độ khí mang (makeup gas), He 0,001 l/ph 
Tốc độ khí phụ trợ (auxiliary gas), Ar 0,90 l/ph 
Tốc độ bơm phun (nebulizer pump) 0,10 rps 
Tốc độ khí phun sương 1,07 l/ph 
3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn 
Dãy dung dịch chuẩn đồng thời các nguyên tố phân tích được chuẩn bị bao gồm 
các nguyên tố Cr, Mn, Fe, Cu, Co, Zn, As, Se, Ag, Cd, Hg, Pb từ nồng độ 1,00 - 500 ppb. 
Đo cường độ tín hiệu phân tích (y) biến thiên theo nồng độ chất chuẩn (X) để xây dựng 
các đường chuẩn. Thực nghiệm đo phổ dựa trên việc lựa chọn các đồng vị 52Cr, 55Mn, 
56
Fe, 
59
Co, 
63
Cu, 
64
Zn, 
75
As, 
78
Se, 
107
Ag, 
111
Cd, 
201
Hg, 
207
Pb để tránh các hiện tượng trùng 
khối [5]. Số liệu và kết quả được thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 2: Đường chuẩn của các nguyên tố xác định bằng ICP-MS 
STT Nguyên tố 
Đƣờng chuẩn 
(X:ppb) 
Hệ số tƣơng 
quan R 
1 Cr y = 55999,803 X 1,0000 
2 Mn y = 75773,239 X 0,9993 
3 Fe y = 14994,094 X 0,9963 
4 Co y = 67115,205 X 1,0000 
5 Cu y = 38832,427 X 0,9997 
6 Zn y = 25795,373 X 0,9995 
7 As y = 10013,223 X 0,9982 
8 Se y = 1238,032 X 1,0000 
9 Ag y = 43929,892 X 0,9999 
10 Cd y = 9063,537 X 0,9996 
11 Hg y = 105,833X 0,9907 
12 Pb y = 26670,314X 0,9996 
Các giá trị R ≈ 1 trong Bảng 2 cho thấy độ tuyến tính cao giữa cường độ tín hiệu 
và nồng độ ion của các nguyên tố (X). Do đó có thể sử dụng các phương trình đường 
chuẩn trên để xác định hàm lượng của các nguyên tố trong mẫu nước biển. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 20-26 
 23 
3.3. Đánh giá kết quả và phương pháp phân tích 
Độ lặp lại của các kết quả phân tích được thể hiện qua các giá trị độ lệch chuẩn 
tương đối (RSD%) của 10 phép đo lặp lại tại nồng độ 0,5 ppb của các nguyên tố trong 
dung dịch chuẩn. 
 Độ đúng của quá trình phân tích và phương pháp phân tích được thể hiện qua giá 
trị hiệu suất thu hồi. Tiến hành xác định hiệu suất thu hồi bằng cách thêm một lượng 
dung dịch chuẩn đã biết trước nồng độ vào mẫu nước biển Nghi Thiết, sau đó xác định 
hàm lượng các nguyên tố nghiên cứu trong mẫu thêm chuẩn này. 
Độ nhạy của phương pháp phân tích được phản ánh qua giới hạn phát hiện (LOD) 
và giới hạn định lượng (LOQ) theo quy tắc 3σ. Các giá trị này thu được từ thực nghiệm 
qua việc sử dụng đường chuẩn và kết quả đo RSD ở vùng nồng độ thấp gần với mẫu 
trắng. Công thức tính như sau: 
 ; với a là độ dốc của đường chuẩn; LOQ = 
10/3 LOQ. 
Kết quả thực nghiệm và tính toán độ lặp lại (RSD%), hiệu suất thu hồi (H%), độ 
nhạy (LOD, LOQ) được tổng hợp ở Bảng 3. 
Bảng 3: Kết quả tính toán các giá trị đánh giá phương pháp phân tích 
STT 
 Thông số 
Nguyên tố 
RSD (%) 
Hiệu suất 
thu hồi (%) 
LOD (ppt) LOQ (ppt) 
1 Cr 3,490 72,2 0,206 0,686 
2 Mn 3,458 65,7 0,151 0,502 
3 Fe 6,569 65,3 1,446 4,819 
4 Co 3,704 89,5 0,182 0,607 
5 Cu 6,457 86,5 0,549 1,829 
6 Zn 7,269 76,8 0,930 3,100 
7 As 5,882 96,1 1,938 6,462 
8 Se 5,645 80,4 15,047 50,157 
9 Ag 4,383 88,7 0,329 1,098 
10 Cd 7,083 105,6 2,579 8,597 
11 Hg 5,301 107,7 165,285 550,952 
12 Pb 7,206 80,3 0,892 2,972 
 Độ lệch chuẩn lớn nhất của 10 phép đo lặp lại của các nguyên tố nghiên cứu từ 
3,490 - 7,269%, đáp ứng tốt yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC (< 30% với vùng nồng độ 1 
ppb) [3]. 
Các giá trị LOD của các nguyên tố từ 0,151 đến 165,285 ppt; LOQ đạt từ 0,502 - 
550,952 ppt. Qua kết quả thực nghiệm và tính toán các giá trị LOD, LOQ của các nguyên 
tố đều đạt ngưỡng nồng độ ppt nên phương pháp ICP-MS có độ nhạy cao. 
Kết quả xác định hiệu suất thu hồi 12 nguyên tố có giá trị từ 65,3 - 107,7%. Theo 
tiêu chuẩn AOAC [3] về hiệu suất thu hồi vùng nồng độ nghiên cứu 1 ppb là 40 - 120%, 
vì thế phương pháp phân tích ở trên có đủ tin cậy. 
Đ. T. T. Giang, P. T. H. Tuyết, T. T. P. Thư / Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố 
 24 
3.4. Kết quả xác định hàm lượng nguyên tố trong các mẫu nước biển 
Các mẫu nước biển được xử lí bằng phương pháp chiết thể hiện trong mục 2.2, 
sau đó được đo trên máy ICP - MS theo các thông số ở Bảng 1 và sử dụng các đường 
chuẩn thể hiện ở Bảng 2. Kết quả xác định hàm lượng các nguyên tố được thể hiện ở 
Bảng 4 và Bảng 5 
Bảng 4: Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố trong nước biển (ppb) 
STT 
 Nguyên tố 
Mẫu Cr Mn Fe Co Cu Zn 
1 Xuân Thành 0,010 176,690 151,455 1,390 14,760 73,025 
2 Xuân Hải 6,835 4,395 61,250 0,100 5,955 KPH 
3 Cửa Hội 0,023 1,510 28,770 0,035 6,000 KPH 
4 Cửa Lò KPH 1,885 96,165 0,305 10,810 51,865 
5 Nghi Thiết KPH KPH KPH 0,140 1,220 125,070 
6 Nghi Tiến KPH 203,630 104,580 0,160 8,765 40,145 
7 Bãi Lữ 0,018 6,330 58,990 0,085 10,260 32,205 
8 Diễn Thành KPH 9,895 39,130 0,165 8,030 24,275 
9 Quỳnh Long 0,008 11,735 129,260 0,295 30,510 303,805 
10 Quỳnh Thọ KPH 16,585 73,860 0,210 26,205 117,955 
 Giá trị cho phép theo 
QCVN 10-
MT:2015/BTNMT 
200
*
 500
*
 500
*
 - 500
*
 1000
*
100
** 
500
**
 500
**
 100
**
 200
**
 500
**
* Đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước; ** Đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo 
tồn thủy sinh 
Kết quả cho thấy hàm lượng đa số các nguyên tố nằm trong giới hạn cho phép 
theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT [1] áp dụng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, 
ngoại trừ hàm lượng Cd trong mẫu nước biển Quỳnh Long vượt mức 3,02 lần và hàm 
lượng Hg trong 7 mẫu vượt mức từ 1,70 - 2,67 lần. Nếu so với giá trị giới hạn áp dụng 
cho vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn sinh học, thì có 9/10 mẫu có hàm lượng Hg vượt 
giới hạn từ 1,88 đến 4,97 lần, 1 mẫu có Cd vượt 3 lần và 1 mẫu As vượt 1,1 lần. Tuy 
nhiên, để có kết luận chính xác hơn, cần có phân tích đối sánh bằng các phương pháp 
khác nhau để có số liệu tin cậy hơn. 
So với kết quả quan trắc môi trường tại Nghệ An công bố ngày 25/7/2019 [2], đối 
với 3 chỉ tiêu Fe, Mn và As ở vùng biển Cửa Hội đều có kết quả cao hơn kết quả phân 
tích. Tuy nhiên tại vùng biển Cửa Lò (hàm lượng As < 4 ppb; hàm lượng Mn là 189 ppb; 
hàm lượng Fe < 60 ppb) đối sánh với các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng As tương 
ứng với nhau, hàm lượng Mn thấp hơn, nhưng hàm lượng Fe lại có kết quả cao hơn 1,6 
lần. Điều này cũng có thể được lý giải là sự khác nhau giữa 2 thời điểm lấy mẫu, thời 
điểm mà công trình nghiên cứu (10/2019) là thời điểm sau khi biển vừa tiếp nhận mùa 
mưa, các điều kiện khác cũng không tương đương như nhiệt độ, pH. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 20-26 
 25 
Bảng 5: Kết quả phân tích hàm lượng nguyên tố trong các mẫu nước biển (ppb) 
STT 
 Nguyên tố 
 Mẫu As Se Ag Cd Hg Pb 
1 Xuân Thành 2,160 0,045 3,050 0,840 4,853 28,620 
2 Xuân Hải 22,000 KPH 0,680 0,335 4,700 3,260 
3 Cửa Hội 1,450 0,007 1,295 0,410 3,435 26,000 
4 Cửa Lò 2,610 KPH 5,750 0,475 4,977 24,060 
5 Nghi Thiết 3,255 KPH 1,245 0,640 KPH 17,525 
6 Nghi Tiến 1,180 0,028 KPH 0,180 4,760 1,035 
7 Bãi Lữ 1,825 KPH 0,740 0,260 1,970 2,840 
8 Diễn Thành KPH 0,025 0,400 0,320 5,310 25,885 
9 Quỳnh Long 16,845 0,015 1,090 15,140 1,880 39,730 
10 Quỳnh Thọ 1,260 KPH 0,330 1,320 3,390 14,125 
Giá trị cho phép theo 
QCVN 10-MT:2015/ 
BTNMT 
40
*
 - - 5
*
 2
*
 50
*
20
** 
- - 5
**
 1
**
 50
**
* Đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước; ** Đối với vùng nuôi trồng thủy 
sản, bảo tồn thủy sinh 
 4. Kết luận 
Quy trình phân tích đồng thời 12 nguyên tố bằng phương pháp phân tích khối phổ 
ICP-MS sử dụng hệ chiết APDC/MIBK để xử lý mẫu đã được xây dựng và đánh giá, cho 
độ chính xác và độ lặp cao, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đạt đến mức nồng 
độ ppt, đáp ứng yêu cầu phân tích lượng vết các nguyên tố trong nước biển, đồng thời tiết 
kiệm thời gian phân tích. 
Kết quả phân tích 10 mẫu nước biển ven bờ thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 
cho thấy đa số các nguyên tố phân tích có hàm lượng trong giới hạn cho phép theo 
QCVN 10/2015/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng vượt 
mức cho phép ở một số mẫu, đặc biệt là Hg, Cd. Do đó, cần phân tích thường xuyên các 
mẫu nước biển ven bờ, đồng thời cần có thêm các phép xác định riêng biệt Hg bằng các 
phương pháp phân tích khác nhau để khẳng định và có cơ sở tìm hiểu nguồn phát sinh 
Hg trong nước biển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, 
QCVN 10-MT:2015/BTNMT. 
Đ. T. T. Giang, P. T. H. Tuyết, T. T. P. Thư / Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng 12 nguyên tố 
 26 
[2] Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi 
trường, Kết quả thử nghiệm, 25/7/2019. 
[3] AOAC International, Appendix F: Guidelines for standard method performance 
requirements, 2016. 
[4] Esin Bozkurt, Öner Eliri, Mehmet Kesiktas, “Analysis of heavy metals in seawater 
samples collected from beaches of Asian side of Istanbul,” Journal of recreation 
and tourism research (IRTR), 1 (1), 39-47, 2014. 
[5] Jens Søndergaard, Gert Asmund, Martin M. Larsen, “Trace elements determination in 
seawater by ICP-MS with on-line pre-concentration on a Chelex-100 column using a 
standard instrument setup,” Elsevier, 323-330, 2015. 
[6] M. Satyanarayanan, V. Balaram, T. Gnaneshwar Rao, B. Dasaram, S. L. Ramesh, 
Ramavati Mathur, R. K. Drolia, “Determination of trace metals in seawater by ICP-
MS after preconcentration and matrix separation by dithiocarbamate complexes,” 
Indian Journal of Marine Sciences, Vol. 36(1), 71-75, 2007. 
[7] Pieter Dehouck, James Snell, Fernando Cordeiro, Aneta Cizek-Stroh, Beatriz de la 
Calle, IMEP-40: Determination of trace elements in seawater, Interlaboratory 
Comparison Report, Joint Research Centre - European Commission, 2015. 
SUMMARY 
STUDY ON THE SIMULTANEOUS DETERMINATION 
OF TWELVE ELEMENTS IN COASTAL SEAWATER IN NGHE AN 
 AND HA TINH PROVINCES BY ICP -MS METHOD 
Dinh Thi Truong Giang 
(1)
, Phan Thi Hong Tuyet 
(1)
, Tran Thi Phuong Thu 
(2)
1 
School of Natural Sciences Education, Vinh University 
2 
Que Phong High School, Nghe An Province 
Received on 23/10/2020, accepted for publication on 16/12/2020 
The concentrations of 12 elements (Cr, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Se, Ag, Cd, Hg, Pb) 
in ten coastal seawater samples collected from Nghe An and Ha Tinh Provinces were 
simultaneous determined by Inductively Coupled Plasma - Mass Spectrometry method (ICP 
- MS), using APDC/MIBK solvent extraction to preconcentrate and separate the elements 
from high dissolved solid matrix of the samples. The method has low detection limits with 
ppt level, the relative standard deviations (% RSD) are less than 7.5%, and the recovery of 
elements are in the range from 63.5% to 107.7%, which meets AOAC requirements for trace 
analysis. The results of analysis showed that most of the elements are in the limited range of 
concentration according to Vietnamese regulation (QCVN 10-MT:2015/BTNMT), except 
cadmium in one sample and mercury in seven samples are higher. 
Keywords: Simultaneous determination; element; ICP-MS; coastal seawater; 
Nghe An; Ha Tinh. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_dong_thoi_ham_luong_12_nguyen_to_trong_n.pdf