Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Truyện ngắn là một loại hình văn học thường xuyên được sử dụng như

một học liệu hỗ trợ giúp tăng lượng từ vựng của người học tiếng Anh.

Bài báo này trình bày việc áp dụng thực hành dịch truyện ngắn để nâng

cao vốn từ vựng cho sinh viên trong học phần Biên dịch tiếng Anh cho

một nhóm 35 sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh. Đây là một

nghiên cứu tình huống, sử dụng những công cụ thu thập dữ liệu như

phiếu điều tra, các bài dịch truyện ngắn và bảng từ vựng cá nhân được

xây dựng trong quá trình dịch, và các bài kiểm tra giữa học kì để lấy

thông tin trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu: Giảng viên đánh giá như thế nào

về vốn từ vựng của sinh viên? Sinh viên có thái độ như thế nào về tầm

quan trọng của từ vựng trong quá trình học dịch? Và dịch truyện ngắn

giúp tăng cường vốn từ vựng của sinh viên như thế nào? Kết quả thu

được từ những công cụ trên là rất tích cực khi phần lớn sinh viên thể

hiện sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt, đặc biệt là từ vựng. Truyện ngắn

được chứng minh là một học liệu vừa có tính thực tiễn, vừa có tính thẩm

mỹ để người học phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng giao tiếp khác

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 7000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Nghiên cứu tăng vốn từ thông qua việc dịch truyện ngắn của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành ngôn ngữ anh: một nghiên cứu tình huống tại trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 326 Email: jst@tnu.edu.vn 
ENHANCING VOCABULARY THROUGH TRANSLATING STORIES 
BY THIRD - YEAR STUDENTS MAJORING IN ENGLISH LANGUAGE: 
A CASE STUDY AT SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES, 
THAI NGUYEN UNIVERSITY 
Le Vu Quynh Nga * 
TNU - School of Foreign Language 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 01/6/2021 Short stories are often used as a supplementary material to help increase 
the vocabulary of English learners. This article presents the practice of 
short story translation to improve students' vocabulary in module 
Advanced English Translation for a group of 35 English-language 
juniors. This is a case study, using such data collection tools as 
questionnaires, translations of short stories and glossaries constructed 
during the story translation process, and tests to get information to 
answer 3 research questions: How do teachers assess students' 
vocabulary? What attitude do students have about the importance of 
vocabulary in the learning process of translation? And How does short 
stories translation help increase students' vocabulary? The results 
obtained are very positive as the majority of students show significant 
improvement in many aspects, especially vocabulary. Short stories are 
proven to be both authentic and aesthetic learning materials for learners 
to develop vocabulary and other communication skills. 
Revised: 17/6/2021 
Published: 18/6/2021 
KEYWORDS 
Case study 
Translation 
Short stories 
Vocabulary 
Enriching vocabulary 
NGHIÊN CỨU TĂNG VỐN TỪ THÔNG QUA VIỆC DỊCH TRUYỆN NGẮN CỦA 
SINH VIÊN NĂM THỨ 3 CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH: 
MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Lê Vũ Quỳnh Nga 
Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 01/6/2021 Truyện ngắn là một loại hình văn học thường xuyên được sử dụng như 
một học liệu hỗ trợ giúp tăng lượng từ vựng của người học tiếng Anh. 
Bài báo này trình bày việc áp dụng thực hành dịch truyện ngắn để nâng 
cao vốn từ vựng cho sinh viên trong học phần Biên dịch tiếng Anh cho 
một nhóm 35 sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh. Đây là một 
nghiên cứu tình huống, sử dụng những công cụ thu thập dữ liệu như 
phiếu điều tra, các bài dịch truyện ngắn và bảng từ vựng cá nhân được 
xây dựng trong quá trình dịch, và các bài kiểm tra giữa học kì để lấy 
thông tin trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu: Giảng viên đánh giá như thế nào 
về vốn từ vựng của sinh viên? Sinh viên có thái độ như thế nào về tầm 
quan trọng của từ vựng trong quá trình học dịch? Và dịch truyện ngắn 
giúp tăng cường vốn từ vựng của sinh viên như thế nào? Kết quả thu 
được từ những công cụ trên là rất tích cực khi phần lớn sinh viên thể 
hiện sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt, đặc biệt là từ vựng. Truyện ngắn 
được chứng minh là một học liệu vừa có tính thực tiễn, vừa có tính thẩm 
mỹ để người học phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng giao tiếp khác. 
Ngày hoàn thiện: 17/6/2021 
Ngày đăng: 18/6/2021 
TỪ KHÓA 
Nghiên cứu tình huống 
Dịch thuật 
Truyện ngắn 
Từ vựng 
Tăng cường vốn từ vựng 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4574 
Email: levuquynhnga.sfl@tnu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 327 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Từ vựng là một yếu tố quan trọng trong quá trình học, quyết định sự thành công của người học 
và người dùng ngoại ngữ. Tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, cho đến khi tốt nghiệp, 
mỗi sinh viên chuyên ngành sẽ được học khoảng 20 môn học chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao 
bằng tiếng Anh, nhưng lại không hề được tiếp cận một môn học chuyên biệt dành riêng cho phát 
triển từ vựng. Với quá nhiều lỗ hổng về từ vựng, sinh viên không chỉ không đạt kết quả cao trong 
các môn thực hành mà sẽ gặp nhiều khó khăn khi học các môn chuyên ngành, ví dụ như Biên - 
Phiên dịch. Điều này là một động lực để tác giả tiến hành một nghiên cứu tình huống về việc cho 
sinh viên đang học học phần Biên dịch tiếng Anh dịch truyện của các tác giả Anh và Việt Nam 
nhằm mục đích tăng cường vốn từ vựng, đáp ứng tốt hơn cho quá trình học dịch. 
Vào thế kỉ thứ 19, khi mà phương pháp Dịch-Ngữ pháp là phương pháp giảng dạy chiếm ưu 
thế thì các tác phẩm văn học luôn được coi là “một nguồn tài liệu/ tư liệu quan trọng trong quá 
trình dạy tiếng Anh” để phát triển từ vựng và ngữ pháp của người học. Trải qua nhiều thay đổi về 
phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, ngày nay, các tác phẩm văn học xuất hiện trong quá trình dạy 
học ngày một linh hoạt và năng động hơn, nhằm phát triển vốn từ vựng bản địa, tăng khả năng 
giao tiếp, phát triển tư duy phản biện và thẩm mỹ ngôn ngữ của người học. Truyện ngắn là một 
loại hình văn học phù hợp với đối tượng người học tiếng Anh. Thông qua việc đọc các tác phẩm 
truyện ngắn bằng tiếng Anh, người học được tiếp cận đến những vấn đề văn hóa và các thuật ngữ 
văn học một cách uyển chuyển, từ đó phát triển tư duy phản biện của họ [1]. Rất nhiều các nhà 
nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu về vấn đề này và khẳng định vai trò của truyện ngắn với 
việc tăng cường kiến thức văn hóa - xã hội, làm phong phú vốn từ vựng và phát triển các kĩ năng 
[2]-[5]. Trong một nghiên cứu chuyên biệt về phát triển từ vựng qua đọc truyện ngắn, Khamroeva 
[6] khẳng định người học nếu có đủ kiến thức từ vựng sẽ thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ thông 
qua những loại từ vựng khác nhau, và “nếu người học tiếp tục đọc truyện ngắn (bằng tiếng mẹ đẻ 
hoặc tiếng Anh), thì khả năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh của họ sẽ được tăng cường. Đây 
là một trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ.” Quan điểm này được chia 
sẻ bởi rất nhiều nhà nghiên cứu khác [7]-[9]. 
Nghiên cứu này của tác giả không tái hiện kết quả nghiên cứu của những tác giả trên là nhìn 
nhận vai trò làm tăng vốn từ vựng của người học trong quá trình học tiếng Anh, mà trong một bối 
cảnh khác là trong môn Biên dịch tiếng Anh. Sau nhiều năm dạy các môn dịch  ... ó 
nhiều điểm yếu trong suốt quá trình dịch - được thể hiện trong Hình 1: Điểm yếu của sinh viên 
khi học dịch. Từ vựng và diễn đạt là mảng mà sinh viên bị đánh giá là yếu nhất với 42,9% giảng 
viên đánh giá. Tiếp đó là “Các kiến thức chính trị - kinh tế - xã hội”, “Phương pháp dịch thuật”, 
“Các kĩ thuật dịch cơ bản”, và “Ngữ pháp” đều với mức 14,3%. Những yếu tố như “Các kiến 
thức văn hóa Anh - Việt”, “Khả năng sử dụng từ điển” và “Khả năng khai thác máy dịch” không 
có giảng viên nào chọn làm điểm yếu, tương đương với 0%. 
Hình 1. Điểm yếu của sinh viên trong học dịch 
Trong điều tra về từ vựng, 100% giảng viên cho rằng sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có vốn từ 
vựng thiên về mảng văn hóa xã hội chung - còn được gọi là nhóm từ thông dụng; những mảng từ 
vựng khác như văn hóa xã hội chuyên biệt, kinh tế - chính trị, thể thao, y học, khoa học kỹ thuật 
và công nghệ - còn được gọi là nhóm từ chuyên biệt thì sinh viên đều yếu và gần như không có 
vốn từ. Hình 2 và Hình 3 dưới đây lần lượt thể hiện đánh giá của giảng viên về lượng từ vựng mà 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 330 Email: jst@tnu.edu.vn 
sinh viên có được với mỗi nhóm từ. Theo đánh giá của các thầy cô thì vốn từ thông dụng của các 
bạn sinh viên trong thời điểm học môn Biên dịch tiếng Anh ở Hình 2 tương đối thấp, chỉ có 14% 
giảng viên cho rằng sinh viên có lượng từ ở mức 2000 - 3000 từ, cũng chỉ có 14% cho rằng sinh 
viên có lượng từ ở mức 1000 - 2000 từ, nhưng có đến 72% giảng viên cho rằng lượng từ của sinh 
viên chỉ dưới 1000 từ. Số lượng từ 3000 - 4000 từ và trên 4000 từ thì không có giảng viên nào lựa 
chọn cả, thể hiện đánh giá của giảng viên về vốn từ vựng thông dụng của sinh viên là tương đối 
thấp. Tương tự như vậy, trong Hình 3 vốn từ chuyên biệt của sinh viên cũng ở mức thấp với 43% 
giảng viên đánh giá ở mức dưới 100 từ, 29% cho rằng sinh viên có thể đạt mức 100 - 200 từ, chỉ 
có 14% (tương đương với 1 giảng viên) đánh giá sinh viên đạt được mức 200 - 300 từ và 300 - 400 
từ. Theo Nation [15], người học cần có hơn 4500 từ thông dụng và hơn 500 từ chuyên biệt để có 
thể “đọc được một cuốn tiểu thuyết viết cho thanh thiếu niên”. Những con số đánh giá của các 
giảng viên về vốn từ vựng của sinh viên đều đang cách xa so với mức này. 
Hình 2. Lượng từ thông dụng của sinh viên Hình 3. Lượng từ chuyên biệt của sinh viên 
3.1.2. Thái độ của sinh viên với tầm quan trọng của từ vựng 
Hình 4 thể hiện nhận thức của sinh viên về những yếu tố quan trọng trong dịch thuật. 74% sinh 
viên cho rằng “Từ vựng và diễn đạt” là yếu tố quan trọng nhất. Con số này bỏ xa yếu tố quan 
trọng thứ 2 là “Ngữ pháp” với 14% và yếu tố thứ 3 là “Các thiết bị hỗ trợ” với 9%. Chỉ có 3% 
cho rằng “Kỹ thuật dịch” là yếu tố quan trọng trong dịch thuật. Không có sinh viên nào chọn 
“Phương pháp dịch” là yếu tố quan trọng trong quá trình dịch, phần nào thể hiện việc sinh viên 
chưa nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dịch đối với quá trình dịch thuật. 
Hình 4. Những yếu tố quan trọng trong dịch thuật 
72% 
14% 
14% 
Dưới 1000 từ 1000 - 2000 từ 
2000 - 3000 từ 
43% 
29% 
14% 
14% 
Dưới 100 từ 100 - 200 từ 
200 - 300 từ 300 - 400 từ 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 331 Email: jst@tnu.edu.vn 
Trong phiếu điều tra này, sinh viên cũng được đặt vấn đề tự nhận thức thế mạnh và điểm yếu 
của mình với những vấn đề như “Khả năng sử dụng từ điển và máy dịch”, “Kiến thức văn hóa 
Anh - Việt”, “Kiến thức chính trị - kinh tế - xã hội”, “Từ vựng và diễn đạt”, “Ngữ pháp”, 
“Phương pháp và kỹ thuật dịch”, và “Khả năng phân bố thời gian”. Nhìn vào Hình 5 ta thấy với 
chỉ có duy nhất “Khả năng sử dụng từ điển & máy dịch” được nhiều sinh viên coi là thế mạnh, 
25/35 sinh viên. Tuy nhiên, điều này cũng chưa chắc đã là tín hiệu đáng mừng khi mà nhiều sinh 
viên có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào Google Dịch, mất dần khả năng dịch độc lập. Những 
yếu tố còn lại đều là điểm yếu với sinh viên trong quá trình dịch. Sinh viên đang dịch bài theo 
kiểu bản năng, hoàn toàn không hiểu và không áp dụng bất cứ phương pháp hay kĩ thuật dịch 
nào, nhiều em thiếu kiến thức ngữ pháp, kiến thức văn hóa Anh - Việt, kiến thức kinh tế - chính 
trị - xã hội. Riêng yếu tố “Từ vựng và diễn đạt” thì số em tự nhận mình có thế mạnh chỉ có 6, 
trong khi số sinh viên xác định đó là điểm yếu là 29, gần gấp 5 lần. Điều này cho thấy chính sinh 
viên cũng nhận thức được từ vựng và diễn đạt là lỗ hổng lớn trong dịch thuật của mình. 
Hình 5. Sinh viên tự nhận thức thế mạnh và điểm yếu của mình trong dịch thuật 
3.1.3. Dịch truyện ngắn giúp tăng cường vốn từ vựng 
Phiếu điều tra thứ 3 được phát cho sinh viên khi các em đã hoàn thành quá trình học trên lớp, 
hoàn thành phần dịch truyện ngắn, phần xây dựng bảng từ vựng và các bài kiểm tra. Trong quá 
trình dịch mỗi tác phẩm truyện ngắn và xây dựng bảng từ vựng, số lượng từ vựng và diễn đạt khó 
hoặc từ và diễn đạt có tính bản ngữ đặc sắc được ghi nhận không quá lớn, đa số chỉ khoảng 50 từ, 
cụm từ và diễn đạt cho mỗi truyện. Mặc dù vậy, 100% sinh viên đều khẳng định mình có thể tái sử 
dụng được những từ và diễn đạt đó trong quá trình dịch truyện sau hoặc dịch các văn bản khác. 
Giảng viên khi nhận được truyện dịch và bảng từ vựng cá nhân thì phải đọc truyện và kiểm tra 
bảng từ vựng. Việc đọc và kiểm tra này giúp giảng viên nắm được sinh viên có thực sự dịch bài 
không, có thực sự đầu tư thời gian để xây dựng 1 bảng từ vựng chất lượng không, cũng như sinh 
viên có tái sử dụng được từ và cụm từ từ truyện trước vào quá trình dịch truyện sau không. Việc 
sinh viên tái sử dụng được nhiều từ, cụm từ và diễn đạt qua các bài dịch truyện khẳng định sự hữu 
ích của việc sinh viên thực hành dịch và đồng thời tổng kết bảng từ vựng cá nhân sau khi dịch - 
giống như là vừa được học nghĩa của từ sau lại được tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng dù là theo 
dạng nghĩa biểu đạt hay ẩn dụ, và tiếp đó lại ghi lại từ đó ra một bảng tổng hợp riêng. Quá trình học 
từ diễn ra lặp đi lặp lại 3 lần khiến cho sinh viên có thể ghi nhớ lâu và sử dụng được những từ đó. 
Hình 6 thể hiện những nhóm từ vựng được tăng cường sau quá trình dịch truyện ngắn và xây 
dựng bảng từ vựng cá nhân. Gần 70% sinh viên (25/35) nhận định là vốn từ vựng và diễn đạt văn 
hóa chuyên biệt của họ tăng. Trong khi 63,9% (23/35) tin rằng họ có tiến bộ với nhóm từ vựng 
văn học. Nhóm thuật ngữ kỹ thuật cũng thể hiện sự tăng trưởng với ý kiến đồng ý của hơn 50% 
số sinh viên (18). Những nhóm từ vựng khác như Cụm động từ, Từ chỉ cảm giác và nhóm thuật 
ngữ giáo dục dao động từ 10, 20 đến 30% sinh viên nhận định là có tăng trưởng. 
15 
1 
10 
6 
12 
14 
25 
20 
34 
25 
29 
23 
21 
10 
Khả năng phân bố thời gian 
Phương pháp & kỹ thuật dịch 
Ngữ pháp 
Từ vựng & diễn đạt 
Kiến thức KT - CT - XH 
Kiến thức văn hóa Anh - Việt 
Sử dụng từ điển và máy dịch 
Điểm yếu Thế mạnh 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 332 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 6. Những nhóm từ vựng tăng trưởng 
3.2. Kết quả từ bài dịch truyện ngắn 
Do số lượng bài dịch truyện của 35 sinh viên là rất lớn nên chúng tôi chỉ trình bày kết quả tổng 
kết: Hình 7 thể hiện sự tiến bộ của sinh viên sau quá trình thực hành dịch truyện ngắn, trong đó: 10/35 
sinh viên thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về từ vựng và diễn đạt qua từng truyện dịch, 15/35 sinh viên 
tiến bộ nhiều. Có 7 sinh viên có tiến bộ về từ vựng qua 5 bản dịch truyện, nhưng không nhiều, mặc 
dù vậy họ vẫn có tiến bộ về ngữ pháp hay các kiến thức văn hóa - xã hội. Còn lại 3 sinh viên không 
thể hiện sự tiến bộ nào, sau 5 bài dịch, họ vẫn dừng lại ở mức từ vựng nghèo nàn và nhiều sai sót. 
Hình 7. Sự tiến bộ về từ vựng trong các bài dịch của sinh viên 
3.3. Kết quả từ bài kiểm tra 
Bài kiểm tra lần 1 diễn ra sau khi sinh viên thực hành dịch được 2 truyện cổ tích và đang trong 
quá trình thực hành dịch truyện ngắn thứ 3. Bài kiểm tra lần 2 diễn ra sau khi sinh viên kết thúc 
giai đoạn thực hành dịch truyện. Kết quả của 2 bài kiểm tra được trình bày trong Hình 8 dưới 
đây. Dễ dàng nhận thấy khi làm bài kiểm tra số 1, số lượng bài đạt điểm khá từ 7 - 8 chiếm đa số, 
tiếp đó là đến nhóm điểm giỏi từ 8 - 9, mức điểm trung bình từ 6 - 7 ít hơn rất nhiều so với các 
mức kia. Kết quả của bài kiểm tra số 2 thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu với đa số sinh 
viên đạt được mức điểm giỏi, số lượng sinh viên đạt mức điểm khá ít hơn rất nhiều so với mức 
khá của bài 1. Tuy nhiên, số sinh viên đạt điểm trung bình cũng tăng gấp đôi so với bài số 1. 
Hình 8. Điểm kiểm tra bài 1 và 2 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 333 Email: jst@tnu.edu.vn 
Đối chiếu kết quả 2 bài kiểm tra của từng sinh viên thì thấy có 25 sinh viên có điểm bài 2 cao 
hơn bài 1, 8 em điểm thấp đi và 2 em điểm giữ nguyên. Trong số các bài tăng có 50% số bài là 
tăng khoảng 0,5 điểm, 27% số bài tăng thêm từ 0,5 đến 1 điểm. Số còn lại là tăng ở mức 1 điểm 
đến 1,5. Mức tăng này không phải là quá cao nhưng đủ để chứng minh là việc dịch truyện thường 
xuyên khiến cho không chỉ vốn từ vựng và diễn đạt tăng lên mà còn khiến cho chất lượng bài 
dịch nói chung tăng lên. Trong khi đó, trong số 8 sinh viên, 5 sinh viên giảm dưới 0,5 điểm và 3 
sinh viên có bài làm kém hơn trước từ 0,5 - 1 điểm. Những sinh viên này trùng hợp là 3 sinh viên 
được ghi nhận là có kết quả phần dịch truyện chưa thành công, không có bất cứ sự tiến bộ nào 
xuyên suốt 5 bài dịch truyện. 
4. Kết luận 
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên đây chứng tỏ rằng việc dịch truyện ngắn giúp 
tăng cường khả năng dịch thuật của sinh viên, đặc biệt là ở mảng từ vựng. Kết quả này cũng thể 
hiện tính nhất quán trong vai trò của truyện ngắn đối với quá trình phát triển từ vựng ở người học 
được trình bày trong phần Giới thiệu của nghiên cứu này. Dịch thuật là một môn học khó, đòi hỏi 
nhiều sự đầu tư hơn từ người học so với các kĩ năng khác. Xây dựng vốn từ vựng phong phú, 
giàu tính bản địa và giao tiếp là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kì người học và người sử dụng 
tiếng Anh nào. Các tác phẩm văn học, mà cụ thể ở đây chính là truyện ngắn, đã chứng minh được 
vai trò của một học liệu vừa có tính thực tiễn, vừa có tính thẩm mỹ để người học phát triển vốn từ 
vựng và các kĩ năng giao tiếp khác. 
Nghiên cứu mới chỉ thực hiện được trên một nhóm sinh viên nhỏ năm thứ 3 chuyên ngành 
Ngôn ngữ Anh, chưa khái quát được tình hình của các chuyên ngành khác. Cần có những nghiên 
cứu riêng biệt khác về các nhóm sinh viên khác, hoặc một nghiên cứu tổng quát để nắm được 
những vấn đề về từ vựng mà hầu hết sinh viên đang phải đối mặt, đồng thời tìm ra hướng giải 
quyết phù hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] S. Arju, “Exploiting Short Stories in the EFL Classroom,” Stamford Journal of English, 2013. [Online]. 
Available: https://www.researchgate.net/publication/270110914. [Accessed March 30, 2021]. 
[2] O. R. Erkaya, “Benefits of Using Short Stories in the EFL Context,” Asian EFL Journal, 2005. 
[Online]. Available: https://www.researchgate.net/publication/236298104. [Accessed March 30, 2021]. 
[3] M. Khatib and S. H. Seyyedrezaei, “Short Story Based Language Teaching (SSBLT): A literature-
based Language Teaching Method,” Journal of Humanities Insights, vol. 1, no. 4, pp. 177-182, 2017. 
[4] M. M. Pathan, “Advantages of Using Short Stories in ELT Classroom and the Libyan EFL Learners’ 
Perception towards them for Developing Reading Comprehension Skill,” Arab World English Journal, 
vol. 4, no. 1, pp. 28-41, 2012. 
[5] N. A. A. Zahra and M. A. Farrah, “Using Short Stories in the EFL Classroom,” Journal of Humanities 
Research, vol. 24, no.1, pp. 11-42, 2016. 
[6] U. Khamroeva, “Developing Vocabulary of EFL Learners through Short Stories,” Mental 
Enlightenment Scientific-Methodological Journal, vol. 2021, no. 02, pp. 140-150, 2021. [Online]. 
Available: https://uzjournals.edu.uz/tziuj/vol2021/iss02/13. [Accessed March 30, 2021]. 
[7] R. Fajri, “Enriching Students’ Vocabulary through Reading Short Story,” BA. Thesis, Ar-raniry State 
Islamic University Darussalam, Banda Aceh, Indonesia, 2018. [Online]. Available 
https://repository.ar-raniry.ac.id/id/eprint/2982/2/Riska%20Fajri.pdf. [Accessed March 30, 2021]. 
[8] P. Nazara, “Learning Vocabularies Using Short Stories at Primary School: Students’ Perception,” 
Journal of English Teaching, vol. 5, no. 3, pp. 157-165, 2019. 
[9] F. R. Chang, “Vocabulary Acquisition among Taiwanese Learners: A Comparison of the Effects of 
Input Presented in Word Lists and in the Context of Literature,” International Journal of English 
Language Translation Studies, vol. 4, no. 1, pp. 31-44, 2015. 
[10] H. C. Andersen, “The Elf of the Rose,” London: Faber and Faber, 1953. [Online]. Available: 
https://gutenberg.ca/ebooks/andersen-elf/andersen-elf-00-h.html. [Accessed Jan. 6, 2021]. 
[11] H. C. Andersen, “The Little Match Girl,” London: Faber and Faber, 1953. [Online]. Available: 
https://andersen.sdu.dk/vaerk/register/eventyr_e.html. [Accessed Jan. 14, 2021]. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 326 - 334 
 334 Email: jst@tnu.edu.vn 
[12] E. A. Poe, “The Tell-Tale Heart,” The Pioneer, vol. 1, no. 1, pp. 29-31, 1843. [Online]. Available: 
https://www.poemuseum.org/the-tell-tale-heart. [Accessed March 8, 2021]. 
[13] A. Bierce, “An Occurrence at Owl Creek Bridge,” San Francisco Examiner, 1890. [Online]. Available: 
https://americanliterature.com/author/ambrose-bierce/short-story/an-occurrence-at-owl-creek-bridge. 
[Accessed Feb. 22, 2021]. 
[14] A. N. Nguyen, “Dreamy Eyes,” Hanoi: Youth Publisher, 2013. [Online]. Available: 
https://gacsach.com/mat-biec.full. [Accessed March 22, 2021]. 
[15] I. S. P. Nation, “How large a Vocabulary is Needed for Reading and Listening?” The Canadian Modern 
Language Review, 2006. [Online]. Available: https://www.lextutor.ca/cover/papers/nation_2006.pdf. 
[Accessed March 30, 2021]. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tang_von_tu_thong_qua_viec_dich_truyen_ngan_cua_s.pdf