Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp

Mục tiêu: 1- Đánh giá mức độ hiểu biết của người nhà, người bệnh ung thư đối với một số bệnh ung thư thường gặp. 2- Xác định những vấn đề cần tư vấn cho người nhà, người bệnh ung thư đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103 Phương pháp nghiên cứu: Điều tra xã hội học, mô tả cắt ngang trên 300 người nhà và 300 bệnh nhân ung thư tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân-Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 3/2016 - 3/2017. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân và người nhà biết về: Nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư gan cao nhất (82% - 93,76%), thấp nhất là đối với ung thư vú, ung thư cổ tử cung (18,33%); Phương pháp điều trị xạ trị cao nhất (87,71% - 96,35%); Phương pháp dự phòng ung thư gan, ung thư phổi: 85% - 95%; Hiểu biết đúng về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư: 78,33% - 82,00%; Mức độ hieur biết chung về ung thư liên quan trị với trình độ học vấn và giới tính cuat đối tượng nghiên cứu. Những vấn đề cần tư vấn bao gồm: Yếu tố nguy cơ, một số phương pháp phát hiện sớm, phương pháp điều trị hiện đại và cơ sở có khả năng điều trị tại Việt Nam

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp

Nghiên cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân đối với một số bệnh ung thư thường gặp
DICH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
35 
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU TƯ VẤN CỦA 
NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ THƯỜNG GẶP 
 PHÙNG TRỌNG NGHỊ1, NGHIÊM THỊ MINH CHÂU2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: 1- Đánh giá mức độ hiểu biết của người nhà, người bệnh ung thư đối với một số bệnh ung thư 
thường gặp. 2- Xác định những vấn đề cần tư vấn cho người nhà, người bệnh ung thư đến khám và điều trị tại 
Bệnh viện Quân Y 103 
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra xã hội học, mô tả cắt ngang trên 300 người nhà và 300 bệnh nhân 
ung thư tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân-Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 3/2016 - 3/2017. 
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân và người nhà biết về: Nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư gan cao nhất 
(82% - 93,76%), thấp nhất là đối với ung thư vú, ung thư cổ tử cung (18,33%); Phương pháp điều trị xạ trị cao 
nhất (87,71% - 96,35%); Phương pháp dự phòng ung thư gan, ung thư phổi: 85% - 95%; Hiểu biết đúng về 
dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư: 78,33% - 82,00%; Mức độ hieur biết chung về ung thư liên quan trịvới 
trình độ học vấn và giới tính cuat đối tượng nghiên cứu. Những vấn đề cần tư vấn bao gồm: Yếu tố nguy cơ, 
một số phương pháp phát hiện sớm, phương pháp điều trị hiện đại và cơ sở có khả nĕng điều trị tại Việt Nam 
SUMMARY 
Study cognitive and counseling needs of people for some common cancers 
Objective: 1. Assess the level of understanding of family members, cancer patients for some common 
cancer. 2- Determine the issues for counseling family members and cancer patients to attend medical 
examination and treatment at Military Hospital 103, 
Using The Research Methodology: Sociological Survey, cross-sectional description Over 300 home and 
300 cancer patients at the Center for Oncology and Nuclear Medicine-Military Medical Center 103 from 3/2016 
to 3/2017. 
Results: Percentage of patients and family members knew about: Highest cause of lung cancer, liver 
cancer (82%-93.76%), lowest for breast cancer, cervical cancer (18.33%); The highest radiotherapy treatments 
(87.71%-96.35%); Prevention methods for liver cancer, lung cancer: 85%-95%; Proper understanding of 
nutrition for cancer patients: 78.33%-82.00%; The level of general understanding of cancer is related to the 
educational level and sex of the subject. Issues that need counseling include: Risk factors, some early 
detection methods, modern treatments and facilities that can treat in Vietnam. 
1
 CNĐD Trung tâm Ung Bướu và YHHN - Bệnh viện Quân Y 103 
2
 PGS.TS-Phó Giám Đốc - Trung tâm Ung Bướu và YHHN - Bệnh viện Quân Y 103 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo về 
mô hình bệnh tật trong thế kỉ 21, các bệnh không lây 
nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh 
chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người. Tỷ lệ mắc, 
tử vong do ung thư ngày càng tĕng lên ở Việt Nam 
đã và đang là gánh nặng đè lên người bệnh và cả 
cộng đồng. Tuy nhiên, sự hiểu sai về cĕn bệnh ung 
thư của người dân đã dẫn tới khoảng 70% người 
mắc ung thư đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn 
dẫn đến hạn chế hiệu quả điều trị, tĕng chi phí điều 
Hiện nay, bệnh viện Quân Y 103 đã triển khai 
phòng khám và tư vấn cho người bệnh đến khám và 
điều trị bệnh ung thư. Việc tư vấn những kiến thức 
cơ bản về nguy cơ mắc bệnh, một số phương pháp 
dự phòng, phát hiện sớm, khả nĕng điều trị  được 
thực hiện bởi đội ngũ thầy thuốc của khoa trong đó 
đội ngũ điều dưỡng đóng vai trò quan trọng. Để có 
cơ sở cung cấp đúng, đủ những thông tin theo nhu 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
36 
cầu của người bệnh thì cần biết về nhận thức chung 
của người bệnh và người nhà về những vấn đề trên 
đang ở mức độ nào. 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên 
cứu nhận thức và nhu cầu tư vấn của người dân 
đối với một số bệnh ung thư thường gặp” nhằm 
mục tiêu: 
1- Đánh giá mức độ hiểu biết của người 
nhà, người bệnh ung thư đối với một số bệnh ung 
thư thường gặp. 
2- Xác định những vấn đề cần tư vấn cho 
người nhà, người bệnh ung thư đến khám và điều trị 
tại bệnh viện Quân y 103. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: Người nhà, người 
bệnh bị ung thư đến khám, điều trị tại Trung tâm UB 
và YHHN- Bệnh viện Quân Y 103 và điều trị tại bệnh 
viện Quân Y 103 (3/2016- 3/2017). 
Tiêu chuẩn chọn 
Không phân biệt giới, tuổi từ 18 trở lên, 
không mắc các bệnh: Tâm thần, chấn thương sọ 
não, đã hoặc đang bị viêm não, màng não, thiểu 
nĕng trí tuệ; không làm nghề y, dược; hợp tác 
nghiên cứu. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu: Điều tra xã hội học 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
Cỡ mẫu được tính theo công thức = 
n = (z2x p x q) : d2 
Tham khảo các tài liệu, trong nghiên cứu này 
các thông số được đề xuất cho các nhóm: 
p = 0,25, d = 0,05 
Theo công thức trên, n ≈ 289 người. Để đảm 
bảo cho nghiên cứu, cỡ mẫu được 
chọn là 300 cho mỗi nhóm bệnh nhân và người nhà. 
Kỹ thuật tiến hành trong nghiên cứu 
Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật KAPB (Knowledg- 
Attitude - Practice - Belief). 
Các chỉ tiêu nghiên cứu 
Đặc điểm đối tượng đối tượng nghiên cứu (tỷ lệ 
2 giới, tuổi đời, trình độ học vấn); Tỷ lệ trả lời đúng 
các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn ở các nhóm đối 
tượng; Những vấn đề cần tiếp tục tư vấn rộng rãi 
trong cộng đồng. 
Phương pháp xử lý số liệu 
Số liệu được thu thập và xử lý theo phương 
pháp thống kê y học ứng dụng trong nghiên cứu Y 
học Cộng đồng. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu 600 người bao gồm 300 người 
bệnh và 300 người nhà của người bệnh ung thư 
điều trị tại Bệnh viện 103, không làm nghề y dược 
thấy: Tỷ lệ 2 giới ở các nhóm tương đương nhau. 
Tuổi đời trung bình của nhóm người bệnh ung thư là 
51,77 ± 15,23 (tuổi). Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên, 
điều này là phù hợp với đặc điểm về tuổi của bệnh lý 
ung thư. Phân bố trình độ học vấn ở 2 nhóm bệnh 
nhân và thân nhân tương đương nhau (p >0,05), xấp 
xỉ 50% có trình độ vĕn hóa dưới PTTH, đây có thể là 
một hạn chế trong trong sự hiểu biết cũng như tiếp 
nhận các thông tin về y học. Do vậy, sau khi tham 
khảo một số nghiên cứu khác, chúng tôi chọn giá trị 
cho thông số p=0,25 là hợp lý. 
Khảo sát về phương thức tiếp nhận thông tin 
về bệnh ung thư (trước khi vào viện) của các nhóm 
nghiên cứu cho thấy: Ở cả 2 nhóm người bệnh và 
người nhà : Intrernet được sử dụng nhiều nhất (73% 
và 92%), sau đó là truyền hình (70% và 87,33%). 
Thu nhận thông tin bệnh ung thư qua nhân viên y tế 
ở thời điểm chưa vào viện chiếm tỷ lệ thấp nhất (7% 
và 29%). Kết quả trên cho thấy: Đối tượng nghiên 
cứu tiếp nhận thông tin về bệnh ung thư trước khi 
vào viện theo nhiều phương thức khác nhau, song 
việc tiếp nhận thông tin qua internet chiếm tỷ lệ cao 
nhất ở cả 2. Đối với hình thức tiếp nhận thông tin 
qua nhân viên y tế ở cả 2 nhóm đều thấp, nhóm 
người bệnh ung thư thấp nhất và khác biệt có ý 
nghĩa so với nhóm người nhà (p<0,05). Điều này 
cho thấy cần tĕng cường vai trò của y tế trong việc 
tuyên truyền phổ biến những kiến thức y học phổ 
thông về ung thư. 
Kết quả nghiên cứu nhận thức của người dân 
với một số bệnh ung thư thường gặp. 
Bảng 1. Kết quả trả lời đúng về một số nguyên nhân 
gây bệnh ung thư 
Nhóm 
Bệnh 
Người bệnh 
(n=300) 
Người nhà 
(n=300) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Ung thư vú 55 18,33 84 28,00 
Ung thư cổ tử cung 
(CTC) 
55 18,33 103 34,33 
Ung thư đại trực 
tràng (ĐTT) 
147 49,00 192 64,00 
Ung thư dạ dày 145 48,33 189 63,00 
Ung thư phổi 246 82,00 281 93,67 
Ung thư gan 252 84,00 278 92,67 
Nghiên cứu sự hiểu biết về nguyên nhân 
gây ung thư, kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ trả 
lời đúng một số nguyên nhân gây ung thư gan, ung 
thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (Nhóm người bệnh : 
DICH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
37 
84%-82%; Nhóm người nhà: 92,67%-93,67%). 
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.Điều này cho 
thấy những chương trình tuyên truyền về tác hại của 
thuốc lá, phòng chống viêm gan virut B đã góp phần 
nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. 
Trong khi phần lớn đối tượng được phỏng vấn 
trả lời đúng một số nguyên nhân gây ung thư phổi và 
ung thư gan, thì nguyên nhân gây ung thư vú, ung 
thư cổ tử cung, lại còn được biết với tỷ lệ thấp 
(18,33%-34,33%).Trong khi phần lớn đối tượng 
được phỏng vấn trả lời đúng một số nguyên nhân 
gây ung thư phổi và ung thư gan, thì nguyên nhân 
gây ung thư vú, ung thư cổ tử cung, lại còn được 
biết với tỷ lệ thấp (18,33%-34,33%). 
Tuy nhiên khi phân tích theo giới, theo kết quả tại đồ thị 1 và 2 nhận thấy tỷ lệ nữ giới trả lời đúng những 
câu hỏi phần này cao hơn nam giới (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa nhóm người bệnh và người nhà. 
Điều này là hợp lý vì ung thư vú và ung thư cổ tử cung là những bệnh lý của giới nữ, tỷ lệ ung thư vú nam 
chiếm tỷ lệ rất thấp. 
Đồ thị 3. Kết quả trả lời đúng một số phương pháp điều trị ung thư của 2 nhóm nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này kết quả tại đồ thị 3.4 cho thấy: Phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị được 
người bệnh cũng như người nhà biết và trả lời đúng nhiều nhất, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Với các 
phương pháp điều khác: nội tiết, liệu pháp gen, miễn dịch tỷ lệ người biết và trả lời đúng thấp. 
Đồ thị 1. Kết quả trả lời đúng về nguyên 
nhân gây một số bệnh ung thư theo giới 
ở nhóm người bệnh 
Đồ thị 2. Kết quả trả lời đúng về nguyên 
nhân gây một số bệnh ung thư theo giới 
ở nhóm người nhà 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
38 
Đồ thị 4. Kết quả trả lời đúng về phương pháp phát hiện sớm một số bệnh ung thư của 2 nhóm nghiên cứu 
Ghi nhận tại đồ thị 3.5 cho thấy: Xấp xỉ 50% số người bệnh và người nhà chưa hiểu biết nhiều về phương 
pháp phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng. 
Một trong những “vũ khí” giúp người bệnh chống lại cĕn bệnh này chính là dinh dưỡng. Kết quả nghiên 
cứu nhận thức về dinh dưỡng cho thấy: Trên 75% người bệnh (kể cả người bị ung thư đang điều trị) trả lời 
đúng về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Không có sự khác biệt giữa người bệnh và người nhà. Song 
còn 29,67% người bệnh và 6,33% người nhà trả lời sai thậm chí 11,67%-12% người bệnh, người nhà không 
biết về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. 
Bảng 2. Kết quả trả lời đúng về phương pháp phát hiện sớm một số bệnh ung thư theo giới ở 2 nhóm nghiên cứu 
Nhóm 
Các bệnh 
Người bệnh Người nhà 
p<0,05 
Nam (a) 
n = 179 
Nữ (b) 
n = 121 
Nam (c) 
n = 110 
Nữ (d) 
n = 190 
Ung thư vú 17,32% 60,83% 20,00% 70,53% 
p a,b 
p c,d 
Ung thư CTC 26,82% 67,77% 28,18 68,95% 
Ung thư ĐTD 31,84% 63,64% 38,18% 53,16% 
Tỷ lệ nữ giới trả lời đúng các câu hỏi về phương pháp phát hiện sớm các bệnh: Ung thư vú, cổ tử cung, 
đại trực tràng cao hơn nam giới, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh người bệnh và người nhà. 
Ở cả 2 nhóm người bệnh và người nhà, tỷ lệ trả lời đúng về phương pháp dự phòng đối với bệnh ung thư 
phổi và ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất, không có sự khác biệt giữa 2 (p>0,05). 
0
50
100
Ung thư 
vú
Ung thư 
cổ tử cung
Ung thư 
đại trực 
tràng
Ung thư 
dạ dày
Ung thư 
phổi
Ung thư 
gan
40 41.33
51.33
37.33
89 86.33
53.33 55.67 50.67 49.33
95 96
Người bệnh Người nhà
Đồ thị 5. Kết quả trả lời đúng về phương pháp dự phòng một số ung thư thường gặp ở các nhóm nghiên cứu 
DICH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
39 
Kết quả nghiên cứu nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ở các nhóm nghiên cứu 
Tỷ lệ hiểu biết và trả lời đúng về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư của người bệnh và người 
nhà đều cao (78,33% và 82,00%), không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p>0,05). Mặc dù vậy, có tới 29,67% 
người bệnh và 6,33% người nhà trả lời sai , thậm chí có 11,67%-12% người bệnh và người nhà không biết về 
chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư. 
Kết quả nghiên cứu nhu cầu tư vấn ở các nhóm đối tượng 
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu tư vấn 
Nhóm 
Các vấn đề cần tư vấn 
Người bệnh (n=300) Người nhà (n=300) p 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Có nhu cầu tư vấn 300 100 300 100 >0,05 
Những 
vấn đề cần 
tư vấn 
Yếu tố nguy cơ 156 52,00 215 71,67 <0,05 
Cơ cở y tế có khả nĕng phát 
hiện sớm và điều trị 271 
90,33 
282 
94,00 
>0,05 
PP phát hiện sớm 178 59,33 265 88,33 <0,05 
PP dự phòng 182 60,67 276 82,80 <0,05 
Chế độ ĕn uống, dinh dưỡng 
281 
93,67 
249 
83,00 >0,05 
Khả nĕng điều trị 193 64,33 288 96,00 <0,05 
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.3 cho thấy nhu 
cầu tư vấn chung của cả 2 nhóm là rất cao (100%), 
thậm chí họ vẫn có nhu cầu tư vấn cả những vấn đề 
mà bản thân đã trả lời đúng. Các vấn đề: “Yếu tố 
nguy cơ; Phương pháp phát hiện sớm; phương 
pháp dự phòng và khả nĕng điều trị”, tỷ lệ thân nhân 
có nhu cầu tư vấn cao hơn bệnh nhân, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhu cầu tư vấn về “Cơ 
sở y tế có khả nĕng phát hiện sớm và điều trị; Chế 
độ dinh dưỡng” của 2 nhóm đều cao (83%-94%), 
không có sự khác biệt (p>0,05). Theo chúng tôi điều 
này là hoàn toàn phù hợp với tâm lý của người 
bệnh, người nhà. Kết quả này cũng phù hợp với 
những ghi nhận về nhận thức của người dân đối với 
bệnh ung thư. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu 300 người bệnh và 300 người nhà 
bệnh nhân ung thư khám, điều trị tại bệnh viện Quân 
y 103 từ 3/2016-3/2017 chúng tôi rút ra một số kết 
luận: 
Mức độ hiểu đối với một số bệnh ung thư 
thường gặp 
Người bệnh hiểu và trả lời đúng về 
 Nguyên nhân gây ung thư phổi, ung gan chiếm 
tỷ lệ cao nhất (82% và 84%) và thấp nhất là đối 
với ung thư vú, ung thư cổ tử cung (18,33% và 
18,33%); 
 Phương pháp điều trị: Xạ trị chiếm tỷ lệ cao 
nhất (87,71%-94,17%). 
 Tỷ lệ người bệnh nữ trả lời đúng về phương 
pháp phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và 
đại trực tràng cao hơn nam (p<0,05). 
 Trên 85% người bệnh biết phương pháp dự 
phòng ung thư gan, phổi. Tỷ lệ người bệnh biết 
phương pháp dự phòng ung thư vú, cổ tử cung, 
đại trực tràng và dạ dày <60%. 
 78,33% hiểu biết đúng về dinh dưỡng cho bệnh 
nhân ung thư. 
Người nhà hiểu và trả lời đúng về 
 Nguyên nhân gây ung thư phổi, ung gan chiếm 
tỷ lệ cao nhất (93,67% và 92,67%) và thấp nhất 
là đối với ung thư vú, ung thư cổ tử cung 
(18,33% và 18,33%); 
 Phương pháp điều trị: xạ trị chiếm tỷ lệ cao nhất 
(91,58%-96,35%). 
 Tỷ lệ nữ thân nhân trả lời đúng về phương pháp 
phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại 
trực tràng cao hơn nam thân nhân (p<0,05). 
 Trên 95% thân nhân biết phương pháp dự 
phòng ung thư gan, phổi. Tỷ lệ thân nhân biết 
phương pháp dự phòng đối với ung thư vú, cổ 
tử cung, đại trực tràng và dạ dày <60% 
 82% thân nhân hiểu biết đúng về dinh dưỡng 
cho bệnh nhân ung thư 
Những vấn đề cần tư vấn, cho người bệnh ung 
thư và người nhà đến khám tại Phòng khám và 
tư vấn ung thư- Bệnh viện Quân y 103 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
40 
- Nguyên nhân gây một số bệnh ung thư thường 
gặp (vú, cổ tử cung, đại trực tràng, dạ dày). 
- Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư hiện 
đại hiện nay đã áp dụng tại Bệnh viện Quân Y 
103 và một số cơ sở y tế khác trên toàn quốc. 
- Phương pháp phát hiện sớm một số bệnh ung 
thư thường gặp. 
- Phương pháp dự phòng một số bệnh ung thư: 
Vú, cổ tử cung, đại tràng, dạ dày. 
- Một số vấn đề khác theo nhu cầu của người 
bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Y học Hạt nhân và ung thư (2010), Ung 
thư học đại cương, Nhà xuất bản Quân đội nhân 
dân. 
2. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu, Trần Vĕn Thuấn và 
cộng sự (2010), “Tình hình mắc ung thư tại Việt 
Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 
2004-2008”, Tạp chí Ung Thư Học Việt Nam Số 
1-2010, tr 73. 
3. Bùi Đức Tùng, Quách Thanh Khánh, Nguyễn Hải 
Nam và cs (2010), “Báo cáo ghi nhận ung thư 
quần thể tại thành phố Hồ Chí Minh 2003-2006”, 
Tạp chí Ung Thư Học Việt Nam Số 1-2010, tr 81. 
4. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài 
Nga, Trịnh Thị Hoa và cộng sự (2010), “Khảo sát 
kiến thức thực hành về phòng một số bệnh ung 
thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số 
tỉnh thành”, Tạp chí Ung Thư Học Việt Nam Số 
1-2010, tr 118. 
5. Coleman MP et al. (2008). Cancer survival in five 
continents: a worldwide population-based study 
(CONCORD). Lancet Oncol, 9, 730-56. 
6. Danaei G et al. (2005). Causes of cancer in the 
world: comparative risk assessment of nine 
behavioural and environmental risk factors. 
Lancet, 366, 1784-93. 
7. IARC (2008).World cancer report 2008. Lyon, 
International Agency for Research on Cancer 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nhan_thuc_va_nhu_cau_tu_van_cua_nguoi_dan_doi_voi.pdf