Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano

Trong bài báo này, vật liệu nano đồng (CuNps) được tổng hợp bằng phương ph{p

khử hóa học với chất khử là hydrazine monohydrate (N2H4.H2O) và chất bảo vệ là

alginate hình thành nên keo đồng nano trên nền alginate. Các thông số ảnh hưởng

tới quá trình tổng hợp keo nano đồng như: nồng độ đồng sunfat, nồng độ alginate,

nồng độ hydrazine, nhiệt độ và pH của hệ phản ứng đã được nghiên cứu. Sự hình

thành các hạt nano Cu, hình thái, cấu trúc của vật liệu sau khi tổng hợp được phân

tích bởi phổ UV–Vis, kính hiển vi điện tử quét (SEM,) kính hiển vi điện tử truyền

qua TEM và nhiễu xạ XRD.

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 1

Trang 1

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 2

Trang 2

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 3

Trang 3

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 4

Trang 4

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 5

Trang 5

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 6

Trang 6

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 7

Trang 7

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 8

Trang 8

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 9

Trang 9

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 7780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano

Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
13 
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH 
THÀNH CỦA KEO ĐỒNG NANO 
Trần Thị Bích Hoa1, Nguyễn Thị Thanh Nhàn2, Nguyễn Thị Thanh Hải1*, Trần Thái Hòa1 
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 
*Email:thanhhai.nguyen174@gmail.com. 
Ngày nhận bài: 03/01/2018; ngày hoàn thành phản biện: 6/02/2018; ngày duyệt đăng: 8/6/2018 
TÓM TẮT 
Trong bài báo này, vật liệu nano đồng (CuNps) được tổng hợp bằng phương ph{p 
khử hóa học với chất khử là hydrazine monohydrate (N2H4.H2O) và chất bảo vệ là 
alginate hình thành nên keo đồng nano trên nền alginate. Các thông số ảnh hưởng 
tới quá trình tổng hợp keo nano đồng như: nồng độ đồng sunfat, nồng độ alginate, 
nồng độ hydrazine, nhiệt độ và pH của hệ phản ứng đã được nghiên cứu. Sự hình 
thành các hạt nano Cu, hình thái, cấu trúc của vật liệu sau khi tổng hợp được phân 
tích bởi phổ UV–Vis, kính hiển vi điện tử quét (SEM,) kính hiển vi điện tử truyền 
qua TEM và nhiễu xạ XRD. 
Từ khóa: alginate, hạt nano đồng, hydrazine monohydrate, phương ph{p khử hóa 
học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vật liệu kim loại nano (Nps) đã nhận được sự quan t}m đặc biệt của các nhà 
khoa học trong v| ngo|i nước bởi những tính chất ưu việt như: tính chất quang, tính 
chất điện, tính chất từ, tính chất cơ, tính chất xúc tác [1]. Hiện nay, nhiều hạt nano 
được tổng hợp từ các kim loại quý như Au, Ag và Pt đã được nghiên cứu và ứng dụng 
rộng rãi do chúng bền và dễ sử dụng trong không khí tuy nhiên có giá thành cao [2]. 
Trong những năm gần đ}y, CuNps được hứa hẹn là một trong những thế hệ vật liệu 
mới bởi nó có độ dẫn điện cao, giá thành rẻ và có khả năng kh{ng v| diệt được nhiều 
loại vi khuẩn và nấm [3]. Vì vậy, nano đồng đã nhận được sự chú ý đ{ng kể vì tiềm 
năng ứng dụng của chúng [4]. CuNps được tổng hợp bằng nhiều phương ph{p kh{c 
nhau như: ph}n hủy nhiệt [5], phương ph{p polyol [6], khử hóa học [7], phương ph{p 
bức xạ [8], nhiệt vi sóng [9]<Trong đó, phương ph{p khử hóa học được sử dụng 
phổ biến bởi có nhiều ưu điểm được biết tới như: thiết bị đơn giản, dễ thực hiện, chi 
Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano 
14 
phí thấp, có thể điều chỉnh kích thước và hình dạng của hạt nano đồng bằng các 
thông số thực nghiệm [10]. Tuy nhiên trong qu{ trình điều chế CuNps có vấn đề xảy ra 
là Cu kim loại rất dễ bị oxy hóa thành Cu2+ và CuxO oxides (x = 1 hoặc 2) [11]. Nano Cu 
được tạo ra theo phản ứng sau: 
2Cu2+ +N2H4 +4OH− → 2Cuo + N2 +4H2O 
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng hợp dung 
dịch keo nano đồng bằng phương ph{p khử hóa học. Quá trình được thực hiện bằng 
phản ứng khử CuSO4·5H2O trong dung môi nước, chất khử là hydrazine 
monohydrate (N2H4.H2O) với chất bảo vệ là alginate. Ở đ}y chúng tôi sử dụng thêm 
axit ascorbic là một tác nhân chống oxy hóa để hạn chế tạo ra các sản phẩm CuxO . 
Phương ph{p n|y có ưu điểm là phản ứng diễn ra nhanh, dễ thực hiện, dễ d|ng điều 
chỉnh kích thước và hình dạng của hạt nano đồng. 
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Hóa chất 
Muối đồng (II) sulfate pentahydrate (CuSO4·5H2O, độ tinh khiết 98%, Merck), 
hydrazine monohydrate (N2H4.H2O, 80%, Merck), acid ascorbic (Merck), natri 
hydroxide (NaOH, >98%, Trung Quốc), aliginate (Trung Quốc). 
2.2. Các phƣơng pháp đặc trƣng vật liệu 
Phổ UV-Vis x{c định đỉnh hấp thụ cực đại, độ dịch chuyển của c{c đỉnh hấp 
thụ cực đại, từ đó có thể dự đo{n được kích thước hạt nano đồng trong dung dịch 
sau quá trình tổng hợp. Giản đồ nhiễu xạ XRD x{c định cấu trúc tinh thể của nano 
đồng thu được. Ảnh SEM và TEM x{c định hình thái cấu trúc và kích thước của vật 
liệu. 
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp vật liệu 
Cân 0,3 g alginate cho vào bình tam giác chứa 50 mL nước cất. Hỗn hợp được 
khuấy cho tới đồng nhất trên máy khuấy từ gia nhiệt. Sau đó dung dịch CuSO4·5H2O 
50 mM được thêm vào dung dịch polymer để tạo hỗn hợp. Tiếp theo thêm vào hỗn 
hợp một lượng dung dịch axit ascorbic. pH của dung dịch được điều chỉnh bằng dung 
dịch NaOH 1M. Gia nhiệt hỗn hợp đến nhiệt độ phản ứng, sau đó nhỏ từ từ dung dịch 
N2H4.H2O để thực hiện phản ứng [12]. Khi phản ứng kết thúc, nhận biết sự tạo thành 
dung dịch keo nano đồng (CuNps/alginate) thu được có m|u đỏ đặc trưng được kiểm 
chứng bằng phổ UV – Vis, giản đồ nhiễu xạ XRD, ảnh SEM và TEM. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
15 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ đồng sunfat 
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành một số thí nghiệm thăm dò để rút ra được một số 
điều kiện thích hợp cho phản ứng tổng hợp nano Cu. 
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đồng sunfat, chúng tôi cố định các thông 
số: nhiệt độ phản ứng: 85oC; nồng độ hydrazine: 1,25 mM; nồng độ alginate : 1 mM; 
pH = 9,5; nồng độ đồng sunfat thay đổi với các giá trị 0,6 mM; 0,8 mM; 1,0 mM; 1,2 mM 
và 1,4 mM. 
Kết quả UV-Vis trên hình 1 cho thấy: các phổ đều có bước sóng hấp thụ cực đại 
nằm trong khoảng từ 575 nm đến 590 nm l| bước sóng hấp thụ đặc trưng của dung 
dịch nano đồng, chứng tỏ đã có sự tạo th|nh nano đồng trong dung dịch phản ứng 
[13]. 
Khi tăng nồng độ đồng sunfat từ 0,6mM đến 1,2mM thì độ hấp thụ của dung 
dịch nano Cu tạo th|nh c|ng tăng chứng tỏ lượng nano đồng được tạo ra càng nhiều. 
Nhưng khi nồng độ đồng sunfat cao (1,4mM) thì độ hấp thụ giảm xuống đồng thời 
peak tù hơn v| đỉnh hấp thụ nằm ở bước sóng d|i hơn (586 nm) nghĩa l| c{c hạt nano 
đồng tạo th|nh có kích thước lớn hơn v| kém đồng đều hơn. Điều này có thể giải thích 
là do khi nồng độ đồng sunfat càng lớn thì số lượng mầm nano đồng tạo ra càng lớn và 
khi chất bảo vệ alginate chưa bọc các mầm này kịp thời thì chúng có xu hướng kết dính 
lại với nhau tạo thành hạt có kích thước lớn hơn. 
Từ đó chúng tôi kết luận nồng độ đồng sunfat 1,2 mM là nồng độ tối ưu nhất 
trong điều  ... 
1,2% thì độ hấp thụ giảm đồng thời đỉnh hấp thụ chuyển về phía bước sóng lớn hơn, 
nghĩa l| hạt nano đồng tạo th|nh ít hơn v| kích thước hạt lớn hơn. Điều này có thể giải 
thích như sau: khi lượng alginate quá thấp sẽ không đủ để bao bọc và bảo vệ đồng 
nano được tạo ra nhưng khi lượng alginate lớn thì kéo theo độ nhớt của dung dịch lớn 
ngăn cản sự tiếp xúc của ion Cu2+ và chất khử, vì vậy hiệu suất phản ứng giảm. 
Sau 5 phút phản ứng, phổ UV-Vis của mẫu có nồng độ alginate 0,6% có peak 
hấp thụ nhọn hơn v| đỉnh hấp thụ nằm ở bước sóng ngắn hơn (577nm) so với các mẫu 
có các nồng độ alginate kh{c. Điều này có nghĩa l| c{c hạt nano đồng tạo ra trong mẫu 
n|y có kích thước nhỏ hơn v| đồng đều hơn so với các mẫu khác. 
Từ đó chúng tôi kết luận nồng độ alginate 0,6% là nồng độ tối ưu nhất trong 
điều kiện khảo sát này. 
Hình 2. Phổ UV-Vis của keo nano đồng tạo thành sau 5 phút phản ứng với các nồng độ alginate 
khác nhau. 
3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ hydrazine 
Chúng tôi khảo sát với các thông số: nhiệt độ phản ứng: 85oC; nồng độ đồng 
sunfat : 1,2 mM; nồng độ alginate: 0,6%, pH = 9,5; nồng độ hydrazine thay đổi với các 
giá trị trị 0,1 M; 0,3 M, 0,5 M, 0,7 M và 1,0 M. 
Bước sóng (nm) 
Độ 
hấp 
thụ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
17 
Từ phổ UV-Vis ở hình 3 cho thấy: 
Nồng độ chất khử có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành hạt đồng nano. Khi 
nồng độ chất khử thấp (0,1 M và 0,3 M) lượng mầm nano tạo thành không nhiều, số 
lượng hạt sinh ra với quá trình tạo mầm không tương thích do đó hạt tạo thành có kích 
thước nhỏ hơn. Khi nồng độ chất khử tăng lên 0,5 M, quá trình tạo mầm nhanh hơn, do 
đó c{c hạt nano đồng được tạo thành nhiều hơn, có kích thuớc nhỏ v| đồng đều. Khi 
nồng độ chất khử tăng qu{ cao (0,7 M và 1,0 M), thì tốc độ tạo nano đồng tăng, lượng 
mầm tạo thành nhanh và nhiều, dẫn tới quá trình va chạm tạo nên các hạt hình thành 
kết tụ với nhau, vì vậy các hạt nano đồng có kích thước lớn hơn, phổ UV-Vis dịch 
chuyển về phía bước sóng lớn hơn. 
Sau 5 phút phản ứng phổ UV-Vis của mẫu có nồng độ hydrazine 0,5 M có đỉnh 
hấp thụ nhọn hơn v| đỉnh hấp thụ nằm ở bước sóng ngắn hơn (578,5 nm) so với các 
mẫu kh{c. Điều n|y có nghĩa l| c{c hạt nano đồng tạo ra trong mẫu này có kích thước 
nhỏ hơn v| đồng đều hơn so với các mẫu khác. 
Từ đó chúng tôi kết luận nồng độ hydrazine 0,5 M là nồng độ tối ưu nhất trong 
điều kiện khảo sát này. 
Hình 3. Phổ UV-Vis của keo nano đồng tạo thành sau 5 phút phản ứng với các nồng độ 
hydrazine khác nhau. 
3.4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ 
Chúng tôi cố định các thông số: nồng độ đồng sunfate : 1,2 mM; pH = 9,5; nồng 
độ alginate: 0,6%; nồng độ hydrazine: 0,5 M; nhiệt độ thay đổi với các giá trị 60 oC; 70 
oC; 80 oC; 90 oC; 100 oC. 
Phổ UV-Vis ở hình 4 cho thấy: nhiệt độ cũng l| yếu tố ảnh hưởng mạnh tới kích 
thước và sự phân bố các hạt đồng nano được tạo th|nh. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ quá 
Bước sóng (nm) 
Độ 
hấp 
thụ 
Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano 
18 
trình tạo mầm nhanh hơn qu{ trình ph{t triển hạt nên các hạt nano đồng được tạo 
th|nh có kích thước nhỏ v| đồng đều hơn. 
Sau 5 phút phản ứng phổ UV-Vis của mẫu có nhiệt độ 100oC có đỉnh hấp thụ 
nhọn hơn v| nằm ở bước sóng ngắn hơn (581nm) so với các mẫu kh{c. Điều này có 
nghĩa l| c{c hạt nano đồng tạo ra trong mẫu n|y có kích thước nhỏ hơn v| đồng đều 
hơn so với các mẫu khác. 
Từ đó chúng tôi kết luận nhiệt độ 100oC là nhiệt độ tối ưu nhất trong điều kiện 
khảo sát này. 
Hình 4. Phổ UV-Vis của keo nano đồng tạo thành sau 5 phút phản ứng 
với các nhiệt độ khác nhau. 
3.5. Ảnh hƣởng của pH 
Chúng tôi tiến hành với c{c điều kiện: nhiệt độ 100oC; nồng độ đồng sunfat : 1,2 
mM; nồng độ alginate: 0,6%; nồng độ hidrazin: 0,5 M; pH thay đổi với các giá trị: 6; 7; 
8; 9 và 10 
Từ kết quả UV-Vis ở hình 5 cho thấy: khi pH môi trường tăng dần từ 6 đến 8 thì 
giá trị mật độ quang đo được tăng dần v| đạt giá trị cao nhất khi pH = 8. Khi tiếp tục 
tăng gi{ trị pH từ 8 tới 11 thì giá trị mật độ quang giảm dần. Sau 5 phút phản ứng phổ 
UV-Vis của mẫu pH = 8 có đỉnh hấp thụ nhọn hơn và nằm ở bước sóng ngắn hơn (583 
nm) so với các mẫu kh{c. Điều n|y có nghĩa l| c{c hạt nano đồng tạo ra trong mẫu này 
có kích thước nhỏ hơn v| đồng đều hơn so với các mẫu khác. 
Từ đó chúng tôi kết luận pH = 8 là pH tối ưu nhất trong điều kiện khảo sát này 
Độ 
hấp 
thụ 
Bước sóng (nm) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
19 
Hình 5. Phổ UV-Vis của keo nano đồng tạo thành sau 5 phút phản ứng 
với các giá trị pH khác nhau. 
Từ những kết quả thu được trong quá trình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến 
quá trình tổng hợp keo đồng nano chúng tôi chọn điều kiện tối ưu để tổng hợp vật liệu 
CuNPs/Alginate trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Điều kiện đươc lựa chọn để tổng hợp vật liệu CuNPs/Alginate. 
Thông số Điều kiện tối ƣu 
Nồng độ đồng sunfat 1,2 mM 
Nồng độ alginate 0,6 % 
Nồng độ hidrazin 0,5 M 
Nhiệt độ phản ứng 100oC 
pH 8 
Vật liệu CuNPs/Alginate sau khi tổng hợp ở điều kiện tối ưu như bảng 1 được 
chúng tôi phân tán trong dung dịch COS tạo thành vật liệu CuNPs/Alginate/COS. 
Chúng tôi tiến hành phân tích các đặc trưng vật liệu này. 
Bước sóng (nm) 
Độ 
hấp 
thụ 
Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano 
20 
Hình 6. Giản đồ nhiễu xạ XRD của vật liệu CuNPs/Alginate. 
Hình 6 là giản đồ nhiễu xạ XRD của vật liệu CuNPs/Alginate, chúng tôi nhận 
thấy: khi đo một góc rộng XRD ( 20÷80) thấy xuất hiện ba peak tinh thể với cường độ 
cao nhất hoàn toàn trùng khớp với phổ chuẩn của kim loại đồng tại vị trí các góc 2θ = 
43,4o(dhkl =2,087 Ao), 2θ = 50,5o(dhkl =1,807 Ao), 2θ = 74,1o (dhkl =1,277 Ao) tương ứng với 
mặt (111), (200), (220) thuộc ô mạng Bravais trong cấu trúc lập phương t}m diện của 
kim loại Cu (JCPDSCard number 04-0836) [3]. Ở đ}y không thấy xuất hiện các peak 
của c{c oxit như CuO hay Cu2O. 
Hình 7. Ảnh SEM của vật liệu CuNPs/Alginate 
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Mau 2
00-004-0836 (*) - Copper, syn - Cu - Y: 100.00 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Cubic - a 3.61500 - b 3.61500 - c 3.61500 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Face-centered - Fm-3m (225) - 4 - 47.2416 - F8= 87(0.0
1)
File: HaiHue Mau2aug.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 20.000 ° - End: 80.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 20.000 ° - Theta: 10.000 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - 
 Left Angle: 42.050 ° - Right Angle: 44.390 ° - Left Int.: 72.1 Cps - Right Int.: 70.4 Cps - Obs. Max: 43.338 ° - d (Obs. Max): 2.086 - Max Int.: 244 Cps - Net Height: 173 Cps - FWHM: 0.399 ° - Chord Mid.: 43.333 ° - Int. Br
L
in
 (
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
2-Theta - Scale
20 30 40 50 60 70 80
d
=
2
.0
8
7
d
=
1
.8
0
7
d
=
1
.2
7
7
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
21 
Từ ảnh SEM ở hình 7 chúng tôi nhận thấy: các hạt nano đồng được tạo ra có 
dạng hạt, kích thước trung bình khoảng 50 nm v| kh{ đồng đều. 
Hình 8. Ảnh TEM của vật liệu CuNPs/Alginate. 
Hình 8 là ảnh TEM của vật liệu CuNPs/Alginate. Từ ảnh TEM này chúng tôi 
nhận thấy: có nhiều hạt kích thước trong khoảng 40-60nm có xu hướng kết dính với 
nhau th|nh đ{m hạt có kích thước lớn hơn. 
Kết quả ảnh TEM n|y cũng tương ứng với kết quả ảnh SEM ở hình 7. 
4. KẾT LUẬN 
Chúng tôi đã tổng hợp được dung dịch keo nano đồng với chất khử là 
hydrazine monohydrate (N2H4.H2O) chất bảo vệ là alginate và chất chống oxy hóa là 
axit ascorbic. Chúng tôi cũng đã khảo khát các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ đồng 
sunfat, nồng độ alginate, nồng độ hydrazine, nhiệt độ v| pH để đưa ra được điều kiện 
tối ưu của phản ứng. Cấu trúc Fcc của dung dịch keo nano đồng được x{c định bằng 
giản đồ nhiễu xạ XRD, phổ UV – Vis cho thấy các hạt nano đồng tạo ra có kích 
thước kh{c nhau cho c{c đỉnh hấp thụ cực đại khác nhau từ 575 nm đến 590 nm. Keo 
CuNPs/Alginate được tổng hợp với các thông số tốt nhất của nghiên cứu này có kích 
thước trung bình là 50 nm. 
Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano 
22 
LỜI CÁM ƠN 
Nghiên cứu này là kết quả của đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học, trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế v| đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp tỉnh được ngân 
s{ch nh| nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. S. Yokoyama, H. Takahashi, T. Itoh, K. Motomiya, and K. Tohji, 2014, “Synthesis of metallic 
Cu nanoparticles by controlling Cu complexes in aqueous solution,” Adv. Powder Technol., 
vol. 25, no. 3, pp. 999–1006. 
[2]. B. D. Du, D. Van Phu, L. A. Quoc, and N. Q. Hien, 2017, “Synthesis and Investigation of 
Antimicrobial Activity of Cu 2 O Nanoparticles / Zeolite,” vol. 2017. 
[3]. K. Giannousi, G. Sara, S. Mourdikoudis, and A. Pantazaki, 2014, “Selective Synthesis of Cu 
2 O and Cu / Cu 2 O NPs : Antifungal Activity to Yeast Saccharomyces cerevisiae and DNA 
Interaction”. 
[4]. P. K. Khanna, S. Gaikwad, P. V. Adhyapak, N. Singh, and R. Marimuthu, 2007, “Synthesis 
and characterization of copper nanoparticles,” Mater. Lett., vol. 61, no. 25, pp. 4711–4714. 
[5]. M. Salavati-Niasari, F. Davar, and N. Mir, “Synthesis and characterization of metallic 
copper nanoparticles via thermal decomposition, 2008,” Polyhedron, vol. 27, no. 17, pp. 
3514–3518. 
[6]. B. K. Park, S. Jeong, D. Kim, J. Moon, S. Lim, and J. S. Kim, 2007, “Synthesis and size 
control of monodisperse copper nanoparticles by polyol method,” J. Colloid Interface Sci., 
vol. 311, no. 2, pp. 417–424. 
[7]. H. X. Zhang, U. Siegert, R. Liu, and W. Bin Cai, 2009, “Facile fabrication of ultrafine copper 
nanoparticles in organic solvent,” Nanoscale Res. Lett., vol. 4, no. 7, pp. 705–708. 
[8]. J. Moghimi-Rad, F. Zabihi, I. Hadi, S. Ebrahimi, T. D. Isfahani, and J. Sabbaghzadeh, 2010, 
“Effect of ultrasound radiation on the size and size distribution of synthesized copper 
particles,” J. Mater. Sci., vol. 45, no. 14, pp. 3804–3811. 
[9]. N. A. Dhas, C. P. Raj, and A. Gedanken, 1998, “Synthesis , Characterization , and 
Properties of Metallic,” Chem. Mater, vol. 4756, no. 9, pp. 1446–1452. 
[10]. A. Khan, A. Rashid, R. Younas, and R. Chong, 2016,“A chemical reduction approach to the 
synthesis of copper nanoparticles,” Int. Nano Lett., vol. 6, no. 1, pp. 21–26. 
[11]. Y. Wei, S. Chen, B. Kowalczyk, S. Huda, T. P. Gray, and B. A. Grzybowski, 2010, “Synthesis 
of stable, low-dispersity copper nanoparticles and nanorods and their antifungal and 
catalytic properties,” J. Phys. Chem. C, vol. 114, no. 37, pp. 15612–15616. 
[12]. M. S. Usman, M. E. El Zowalaty, K. Shameli, N. Zainuddin, M. Salama, and N. A. Ibrahim, 
2013, “Synthesis, characterization, and antimicrobial properties of copper nanoparticles,” 
Int. J. Nanomedicine, vol. 8, pp. 4467–4479. 
[13]. M. Raffi et al., 2010, “Investigations into the antibacterial behavior of copper nanoparticles 
against Escherichia coli,” Ann. Microbiol., vol. 60, no. 1, pp. 75–80. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) 
23 
STUDY OF SOME FACTORS EFECTING ON THE FORM OF 
NANO COPPER COLLOID 
Tran Thi Bich Hoa1, Nguyen Thi Thanh Nhan2, Nguyen Thi Thanh Hai1*, Tran Thai Hoa1 
1Faculty of Chemistry, University of Sciences, Hue University 
2Faculty of Chemistry, University of Education, Hue University 
 *Email:thanhhai.nguyen174@gmail.com. 
ABSTRACT 
In this paper, copper nanoparticles (CuNps) were synthesized by chemical 
reduction method with reducing agent of hydrazine monohydrate (N2H4.H2O) and 
alginate protecting agent form the CuNps/alginate material. The parameters 
affecting the synthesis of copper nanoparticles such as copper sulfate 
concentration, alginate concentration, hydrazine concentration, temperature and 
pH of the reaction system have been studied. The formation of Cu nanoparticles, 
the morphology and structure of the material after being synthesized were 
analyzed by UV-Vis spectroscopy, scanning electron microscope (SEM), 
transmission electron microscopy by TEM and X-ray diffraction (XRD). 
Keywords: alginate, copper nanoparticles, chemical reduction method, hydrazine 
monohydrate. 
Trần Thị Bích Hoa sinh ngày 06 tháng 10 năm 1996, tại Tam Mỹ Đông, 
Núi Thành, Quảng Nam. Hiện cô đang l| sinh viên Chuyên ng|nh Hóa 
Lý thuyết v| Hóa Lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ng|y 29 th{ng 03 năm 1992, tại Quảng Trị. 
Năm 2014, bà tốt nghiệp cử nh}n Sư phạm Hóa học tại Trường Đại học Sư 
phạm Huế. Năm 2017, bà tốt nghiệp Thạc sĩ Hóa học tại Trường Đại học 
Sư phạm, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Hóa học. 
Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của keo đồng nano 
24 
Nguyễn Thị Thanh Hải sinh ng|y 17 th{ng 04 năm 1982 tại Thừa Thiên 
Huế. Năm 2005, b| tốt nghiệp kỹ sư chuyên ng|nh Công nghệ thực phẩm 
và sinh học tại trường Đại học B{ch khoa, Đại học Đ| Nẵng. Năm 2011, b| 
nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Hóa lý thuyết và hóa lý tại trường Đại 
học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà đang là nghiên cứu sinh tại trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2008 đến nay, bà làm nghiên cứu 
viên tại khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu nano, hóa dược. 
Trần Thái Hòa sinh ng|y 27 th{nh 12 năm 1955, tại H| Tĩnh. Ông tốt 
nghiệp cử nhân Hóa học tại Trường Đại Tổng hợp Hà Nội năm 1977 v| 
tốt nghiệp Tiến sĩ ng|nh Hóa học năm 2001 tại Trường ĐHKHTN – 
ĐHQG H| Nội. Ông được phong học h|m Phó Gi{o sư Năm năm 2005 v| 
Gi{o sư năm 2013. Ông giảng dạy tại Khoa Hóa học, trường Đại học Tổng 
hợp Huế (nay l| trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) từ năm 1978 đến 
nay. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Vật liệu nano, Các hợp chất Polyshaccharide, Hóa học 
tính toán. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_khao_sat_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_su_hinh_than.pdf