Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính

Di căn hạch cổ khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư

đầu mặt cổ và ung thư không thuộc vùng này. Trước

đây, phương pháp chủ yếu để đánh giá hạch cổ đều

dựa vào lâm sàng, chính vì thế những hạch nhỏ, hạch

nằm sâu rất dễ bỏ lỡ. Siêu âm với việc sử dụng đầu dò

tần số cao là phương pháp thăm khám linh hoạt, không

xâm phạm. Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về

siêu âm trong đánh giá hạch cổ,.[1] [2] [3]. Tuy nhiên ở

Việt Nam nghiên cứu đánh giá đặc điểm của hạch ác

tính trên siêu âm còn ít. Chính vì thế chúng tôi thực

hiện đề tài:” Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hạch ác

tính trên siêu âm và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán

hạch ác tính tại bệnh viên Bạch Mai 2019-2020”

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202068
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ 
GIÁ TRỊ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN 
HẠCH CỔ ÁC TÍNH
Diagnostic value of some microcalcifications with 
suspected malignancy on mammograms
Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Tố Ngân
Phạm Minh Thông 
Trung tâm Điện quang
Bệnh viện Bạch Mai
SUMMARY Background: The purpose of the study was to evaluate the characters 
and efficacy of B Mode and color Doppler ultrasound (CDUS) in 
diagnosis malignant cervical lymph nodes.
Materials and Methods: In this cross-sectional prospective study, 
during a period of 12 months, performed on 85 patients including two 
groups: group I includes 63 patients with cervical lymphadenopathy with 
suspected lymph nodes on US and group II includes 22 patients with 
clinically suspected lymph nodes (not have any suspicious characteristics 
in US) were prospectively evaluated with B-mode and CDUS. Statistical 
analysis was carried out with histopathological or cytological diagnosis 
as gold standard. 
Results: We conducted ultrasound in 85 patients,. To compare 
with the pathology results of the disease, there are 56 metastatic 
lymph nodes, 04 lymphoma nodes, 01 plasmocyoma lymph node, 18 
nonspecific inflammatory lymph nodes, 01 purulent lymph node and 
05 granulomatous lymph nodes due to tuberculosis. The sensitivity, 
specificity, the accuracy of 2D ultrasound method combined with Dopper 
ultrasound are 95.08%, 79,2 %, 92%, 86% và 90,6%.
Conclusions: Within the limitations of this study, B-mode and 
CDUS evaluations were found to be highly significant with a high 
sensitivity and specificity. B-mode and CDUS examinations provide a 
prospect to reduce the need for biopsy/fine needle aspiration cytology 
in reactive nodes.
Keywords: B-mode ultrasound, Doppler color ultrasonography, 
histopathology, lymph node.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 69
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Di căn hạch cổ khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư 
đầu mặt cổ và ung thư không thuộc vùng này. Trước 
đây, phương pháp chủ yếu để đánh giá hạch cổ đều 
dựa vào lâm sàng, chính vì thế những hạch nhỏ, hạch 
nằm sâu rất dễ bỏ lỡ. Siêu âm với việc sử dụng đầu dò 
tần số cao là phương pháp thăm khám linh hoạt, không 
xâm phạm. Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về 
siêu âm trong đánh giá hạch cổ,.[1] [2] [3]. Tuy nhiên ở 
Việt Nam nghiên cứu đánh giá đặc điểm của hạch ác 
tính trên siêu âm còn ít. Chính vì thế chúng tôi thực 
hiện đề tài:” Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hạch ác 
tính trên siêu âm và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán 
hạch ác tính tại bệnh viên Bạch Mai 2019-2020”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng: 85 bệnh nhân gồm hai nhóm: nhóm 
I gồm 63 bệnh nhân có hạch cổ nghi ngờ hạch ác tính 
trên siêu âm và nhóm II gồm 22 bệnh nhân có lâm sàng 
nghi ngờ hạch ác tính (siêu âm không nghi ngờ) được 
thực hiện siêu âm 2D, Dopper; có kết quả giải phẫu 
bệnh (FNA hoặc sinh thiết) khẳng định hạch ác tính hay 
lành tính. 
2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu.
Địa điểm thực hiện: Khoa chẩn đoán hình ảnh 
bệnh viện Bạch Mai từ 9/2019 tới 8/2020
3. Thiết bị sử dụng: Máy siêu âm Hitachi Arieta 
7, và máy Ge E9. Sử dụng đầu dò Linear tần số 7-11Hz.
4. Phương pháp thực hiện
Sử dụng máy siêu âm Hitachi Arieta 7 và máy 
Ge E9, với đầu dò Linear tần số 7-11Hz. Bệnh nhân 
nằm ngửa, vùng cổ được bộc lộ hoàn toàn. Các cài đặt 
đã được chuẩn hóa và các bộ lọc tường, tần số lặp lại 
xung, độ tăng màu và độ sâu lấy nét được đặt ở chế độ 
tự động. Kỹ thuật được sử dụng là quét ngang liên tục 
và quét dọc bao phủ toàn bộ cổ ở cả hai bên nhằm đánh 
giá toàn bộ các nhóm hạch cổ I-VI. Việc thăm khám 
được bắt đầu bằng cắt ngang vùng dưới lưỡi, theo trình 
tự từ vùng dưới hàm đến vùng mang tai đến vùng trên, 
giữa và dưới cổ tử cung đến hố thượng đòn đến tam 
giác cổ sau. Ban đầu, thu thập các thông số về hạch trên 
siêu âm B-mode: đường kính trục ngắn, đường kính 
trục dài, vôi hóa, hoại tử, sự có hay không có mặt của 
rốn hạch, đường bờ và độ hồi âm. Sau đó, thực hiện 
siêu âm Doppler màu nhằm đánh giá đặc điểm tăng sinh 
mạch, và đo chỉ số RI. Mọi hình ảnh và thông số được 
thu thập khi dòng chảy mạch máu đã ổn định. 
Tất cả các bệnh nhân đều được thực hiện đầy đủ 
các bước trên, sau đó được chọc tế bào (FNA) hoặc 
sinh thiết làm giải phẫu bệnh để đánh giá, tùy từng 
trường hợp kích thước hạch và vị trí hạch mà một số 
bệnh nhân được quyết định sinh thiết trong lần đầu 
tiên tiếp cận. Trong trường hợp kết quả giải phẫu bệnh 
không tương xứng với đặc điểm trên siêu âm hoặc 
bệnh phẩm ít tế bào, bệnh nhân sẽ được chọc tế bào 
hoặc sinh thiết lần hai. Trường hợp bệnh nhân không 
có hình ảnh hạch nghi ngờ trên siêu âm, kết quả giải 
phẫu bệnh lành tính, sẽ được theo dõi bằng lâm sàng 
và hẹn kiểm tra lại bằng siêu âm sau 3-6 tháng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 68 bệnh nhân 
được chọc tế bào (80%), trong đó chỉ có 1 bệnh nhân 
cần chọc lại tế bào lần hai; 17 bệnh nhân được sinh 
thiết (20%): trong số đó 13 bệnh nhân được sinh thiết 
ngay lần đầu tiên tiếp cận, 4 bệnh nhân được sinh thiết 
sau khi kết quả FNA không thích hợp với đặc điểm trên 
siêu âm và có tới 2 trong 4 bệnh nhân đó cần thực hiện 
sinh thiết lần hai để khẳng định. 
Tất cả quy trình đều được thực hiện bằng hai bác 
sĩ siêu âm có kinh nghiệm thực hành trên 4 năm.
5. Phân tích số liệu: Phân tích các đặc điểm của 
từng hạch trên siêu âm 2D, siêu âm Doppler. Kết quả 
giải phẫu bệnh được coi là tiêu chuẩn vàng để nhằm 
xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương 
tính, giá trị chẩn đoán âm tính của siêu âm trong chẩn 
đoán hạch cổ ác tính.
6. Xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 20. 
Dữ liệu được thu thập và kết quả được phân tích thống 
kê bằng cách sử dụng Chi-square Tests và Fisher’s 
Exact Test.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu, có 8 ... với đường bờ mờ, mất liên 
tục cho thấy sự xâm lấn tế bào u gây phá vỡ vỏ 
hạch, không quan sát thấy rốn hạch.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202072
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.4. Đặc điểm vôi hóa
Đặc điểm vôi hóa chỉ gặp ở 3 bệnh nhân (3,9%) 
trong tổng số bệnh nhân, 100% bệnh nhân có kết quả 
giải phẫu bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú di căn. Vôi 
hóa trong trường hợp này là 100% dạng vi vôi hóa lấm 
chấm (hình 3). (Bảng 2)
Hình 3. Hình ảnh hạch di căn từ ung thư tuyến giáp 
thể nhú với vôi hóa dạng lấm chấm.
2.5. Đặc điểm hồi âm
Đặc điểm hồi âm được so sánh với cơ xung 
quanh chia làm 4 nhóm: hạch giảm âm, hạch đồng âm, 
tăng âm và hỗn hợp âm. Theo nghiên cứu của chúng 
tôi, ở nhóm hạch ác tính độ sinh âm dạng hỗn hợp hay 
gặp nhất 36,1%, sau đó là hạch giảm âm chiếm 27,9%. 
Hạch lành tính chủ yếu đồng âm chiếm 70,8%, giảm 
âm chiếm 22.7%. Hạch có thành phần tăng âm 100% 
ác tính (n=6), không có trường hợp nào hạch tăng âm 
là lành tính, cả 6 trường hợp này đều bệnh nhân ung 
thư tuyến giáp (Hình 4). Có sự khác biệt độ sinh âm của 
hạch giữa nhóm hạch lành tính và ác tính với độ tin cậy 
95%. (Bảng 2).
Hình 4. Hình ảnh hạch di căn chứa thành phần tăng 
âm trong ung thư tuyến giáp.
2.6. Rốn hạch
Tổng số 85 hạch, rốn hạch không có mặt ở 72 
hạch, 13 hạch có hiện diện rốn hạch. Trong số 72 hạch 
không có cấu trúc rốn hạch, 60 hạch được chứng minh 
về mặt mô bệnh học là các hạch ác tính, 12 hạch lành 
tính (Hình 6.2). Sự hiện diện của rốn hạch trong một 
hạch bạch huyết có thể được coi là một dấu hiệu về 
bản chất lành tính. Trong số 13 hạch có rốn hạch, 12 
hạch được chứng minh về mặt mô bệnh học là lành tính 
trong khi chỉ có 1 hạch là lành tính. Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%, Tiêu chí có ý nghĩa 
thống kê với P <0,01 (Bảng 2)
2.7 . Hoại tử hạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm hạch ác 
tính có 3 hạch hoại tử chiếm 4,9%; nhóm hạch lành tính 
có 4 hạch hoại tử trong đó 3 hạch hoại tử có kết quả 
hạch lao (75%), 1 hạch viêm mủ cấp tính (25%) (Hình 
5). (Bảng 2).
Hình 5. Hình ảnh hạch mất cấu trúc rốn hạch, trong 
có thành phần hoại tử, tuy nhiên bờ còn rõ. Kết quả 
giải phẫu bệnh: hạch lao.
2.8. Đặc điểm mạch máu hạch
 Nghiên cứu chúng tôi phân chia đặc điểm mạch 
máu hạch thành 4 nhóm trên siêu âm Doppler: Không 
tăng sinh mạch, tăng sinh mạch trung tâm hoặc rốn 
hạch, tăng sinh mạch ngoại vi và cả hai. Trong 61 hạch 
ác tính có tới 44,3% tăng sinh mạch ngoại vi, 36% tăng 
sinh mạch cả trung tâm và ngoại vi, 4,9% chỉ có tăng 
sinh mạch trung tâm/rốn hạch (Hình 6.6). Như vậy 
có sự khác biệt về đặc điểm mạch máu trên siêu âm 
Doppler giữa hai nhóm lành tính và ác tính với độ tin 
cậy 99%. (Bảng 2).
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 73
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 6. Hạch di căn trên siêu âm Dopper có tăng 
sinh mạch máu hỗn hợp trong và ngoại vi của hạch, 
không thấy cấu trúc rốn hạch, tăng kháng trở mạch 
máu RI=0.78.
2.9. Đặc điểm RI
Gía trị RI được phân chia 3 nhóm: giá trị dưới 0.7 
nhóm I, từ 0.7 nhóm II, nhóm III hạch không đo được 
do hạch quá nhỏ, đường kính <5mm hoặc hạch không 
tăng sinh mạch. Hạch ác tính chủ yếu thuộc nhóm II 
chiếm 52,5%, trong khi đó nhóm lành tính nhóm II chỉ 
chiếm có 4.2 % (Hình 6). Có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê chỉ số RI giữa hai nhóm hạch lành tính và ác 
tính với độ tin cậy 99%.(Bảng 2)
Bảng 3. Giá trị siêu âm trong chẩn đoán 
hạch cổ ác tính
Chẩn đoán 
hạch ác tính
Có 
n
Giải phẫu bệnh Tổng số
n
Không
n
Siêu 
âm
Có 58 5 63
Không 3 19 22
Tổng số 61 24 85
Đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh, độ nhạy (Sn), 
độ đặc hiệu (Sp), giá trị chẩn đoán dương tính (PPV), 
giá trị chẩn đoán âm tính (NPV), độ chính xác (Acc) của 
phương pháp siêu âm 2D kết hợp siêu âm Dopper lần 
lượt là 95,08%, 79,2 %, 92%, 86% và 90,6%. 
IV. BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số 85 hạch 
bạch huyết được đánh giá, có 61 hạch ác tính và 24 
hạch lành tính được khẳng định bằng kết quả mô bệnh 
học (FNA hoặc sinh thiết). Trong đó có 22 hạch không 
nghi ngờ trên siêu âm tuy nhiên trên lâm sàng có nghi 
ngờ, bệnh nhân vẫn được làm FNA, kết quả giải phẫu 
bệnh học cho thấy 3 hạch lành tính và 19 hạch ác tính. 
Trong 63 hạch nghi ngờ trên siêu âm có 58 hạch ác 
tính, 5 hạch lành tính.
Độ tuổi hay gặp nhất nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 
44.7 %. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm hạch 
ác tính là 57, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân hạch 
lành tính 53 tuổi. Hạch ác tính chủ yếu di căn ung thư 
phổi (41 %), ung thư tuyến giáp thể nhú (23%). Nhóm 
hạch ác tính chủ yếu thuộc nhóm IV. Theo nghiên cứu 
Ellison, hạch nhóm IV có vai trò dẫn lưu hệ thống bạch 
huyết vùng ngực, phổi và thực quản; và hầu hết hạch 
phát hiện nhóm này là hạch ác tính, bắt nguồn từ: phổi, 
đầu mặt cổ, thực quản... [4]. Không có tiêu chuẩn cụ 
thể nào trên siêu âm để phân biệt hạch ác tính với hạch 
lành tính với độ chính xác 100% [5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi đường kính trung 
bình hạch ác tính 11.5 mm, hạch lành tính 8.2 mm, kích 
thước hạch ác tính nhỏ hơn hạch lành tính. Hạch nhỏ 
nhất được thực hiện có đường kính ngang 3 mm, hạch 
lớn nhất có đường kính ngang 31mm, kết quả giải bệnh 
đều là hạch ác tính.Tuy nhiên không có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình của đường kính 
trục ngắn và đường kính trục dài của các hạch ác tính 
và hạch lành tính. Do các hạch viêm cấp tính hay hạch 
lao đều tăng kích thước, và đặc điểm kích thước có vai 
trò chủ yếu trong quá trình theo dõi hơn là đánh giá tính 
chất lành hay ác tính [6].
Về hình dạng theo nghiên cứu của chúng tôi 88.5 
% hạch ác tính có hình dạng tròn (S/L>0.5) trong khi 
tỉ lệ này ở hạch lành tính gặp 79.2%. Hạch ác tính có 
xu hướng tròn hơn hạch lành tính, tuy nhiên nó không 
được coi tiêu chí để đánh giá giữa lành và ác tính do 
hạch dưới cằm, dưới hàm bình thường có xu hướng 
tròn [7], đồng thời trong nghiên cứu của chúng tôi có 
5 hạch lao chiếm 21% nhóm hạch lành tính, hạch lao 
phần lớn có hình dạng tròn [8]. 
Trong nghiên cứu này, có sự khác biệt rõ rệt giữa 
hai nhóm về có hay không có mặt rốn hạch trên siêu 
âm. Trong số 61 hạch ác tính có 60 hạch đều không 
quan sát thấy rốn hạch (98%) trong khi chỉ có 1 hạch có 
quan sát thấy rốn hạch (2%). Sự không có mặt của rốn 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202074
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
hạch có sự khác biệt rất lớn giữa hai nhóm với độ tin 
cậy 99%, tương tự với tác giả khác [6], [9].
Về tính chất âm độ hồi âm của hạch, được đánh giá 
so sánh với cấu trúc âm của cơ xung quanh chia làm 4 
dạng: đồng âm, giảm âm, tăng âm và hỗn hợp âm. Hạch 
bình thường có xu hướng đồng âm hoặc giảm âm nhẹ so 
với cơ xung quanh. Theo kết quả hạch ác tính hỗn hợp 
âm chiếm 36,1% (22/61), giảm âm 27,9% (17/61), đồng 
âm 26,2% (16/61), tăng âm 9,8%(6/61); nhóm hạch lành 
tính chủ yếu đồng âm 70,8% (17/24), giảm âm 20,8% 
(7/24). Có sự khác biệt đáng kể về tính chất âm của hai 
nhóm [9]. 6 hạch có thành phần tăng âm đều ở bệnh 
nhân di căn tuyến giáp thể nhú, điều này giải thích do 
thành phần hạch di căn có chứa thyroglobulin [10].
Về hoại tử hạch, vôi hóa hạch dạng lấm chấm. 85 
hạch chỉ 3 hạch có vôi hóa và đều là vôi hóa nhỏ dạng 
lấm chấm, cả 3 bệnh nhân này đều gặp trong hạch di 
căn ung thư tuyến giáp thể nhú [10]. Hoại tử hạch có 
mặt 7/85 hạch trong đó có 3 hạch ác tính và 4 hạch lành 
tính, trong nhóm 4 hạch lành tính có tới 3 hạch lao, 1 
hạch viêm mủ cấp tính. Hạch lao thường có thành phần 
hoại tử, tăng âm thành sau, hình dạng tròn [8].
Đánh giá mạch máu hạch trên siêu âm Dopper 
chia 4 nhóm: không tăng sinh mạch, tăng sinh mạch 
ngoại vi, tăng sinh mạch trung tâm và hỗn hợp [11]. 
CDUS phát hiện tín hiệu mạch máu trong 68 hạch bạch 
huyết trong khi 17 hạch không hiển thị bất kỳ tín hiệu 
nào. Tổng số 12 hạch bạch huyết tăng sinh mạch trung 
tâm/rốn hạch có 9 hạch lành tính (75%), 3 hạch ác tính 
(25%). 33 hạch bạch huyết hiển thị mạch máu máu 
ngoại vi, trong đó 27 (81.8%) hạch ác tính và 6 (18.2%) 
hạch lành tính. Sự tăng sinh mạch ngoại vi và trung tâm 
hạch giải thích một phần do dự sự phá hủy hệ mạch 
máu của các tế bào u trong các hạch ác tính có thể là 
do chất cảm ứng tăng sinh mạch do tế bào u kích thích 
tạo ra [12]. 23 hạch bạch huyết có biểu hiện mạch máu 
hỗn hợp, 22 (95,6%) hạch được xác nhận về mặt mô 
bệnh học là hạch ác tính. Có 17 hạch bạch huyết không 
cho thấy tăng sinh mạch, 9 hạch được chứng minh về 
mặt mô bệnh học là ác tính và 8 là lành tính. Như vậy 
có sự khác biệt đặc điểm tăng sinh mạch giữa hai nhóm 
với P <0,001. Độ nhạy của siêu âm Doppler trong ng-
hiên cứu của chúng tôi là 80,3% có thấp hơn độ nhạy 
siêu âm Doppler trong nghiên cứu của SB Dangore và 
cộng sự là 87,6% [11].
Chỉ số RI, chúng tôi chia làm 2 nhóm với điểm cut 
off 0,7 [6] và nhóm thứ 3 không đo được RI. Hạch thuộc 
nhóm 3 là những hạch không tăng sinh mạch hoặc có 
kích thước quá nhỏ < 5mm không đo được chỉ số RI. 
Theo nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt ý nghĩa 
thống kê giữa 2 nhóm lành tính và ác tính với độ tin cậy 
cao p<0.001. Nhóm hạch lành tính có chỉ số RI trung bình 
0.61, nhóm hạch ác tính có chỉ số RI trung bình 0.74, giá 
trị này tương tự nghiên cứu của SB Dangore và cộng sự 
[13]. Tuy nhiên việc thu thập thông số RI thay đổi qua các 
lần siêu âm, khó khăn trong kĩ thuật thực hiện và chưa 
nhất quán giữa các bài báo nên việc sử dụng RI chưa 
được ứng dụng rộng rãi trên thực hành lâm sàng [6].
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả 
so sánh giữa kết quả siêu âm 2D & siêu âm Dopper, 
đánh giá lâm sàng, và mô bệnh học cho thấy độ tin cậy 
tổng thể của siêu âm đối với bệnh lý hạch của 85 hạch 
cổ là rất có ý nghĩa độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), giá 
trị chẩn đoán dương tính (PPV), giá trị chẩn đoán âm 
tính (NPV), độ chính xác (Acc) của phương pháp siêu 
âm 2D kết hợp siêu âm Dopper lần lượt là 95,08%, 79,2 
%, 92%, 86% và 90,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi phù hợp với kết quả của Dangore và cs (2008) [11] 
và RJ Baatenburg de Jong [14].
V. KẾT LUẬN
Trong giới hạn của nghiên cứu của chúng tôi, 
đánh giá đặc điểm hình ảnh của hạch trên siêu âm 2D 
và Doppler được nhận thấy là có ý nghĩa cao với độ 
nhạy và độ đặc hiệu cao đánh giá hạch lành tính hay ác 
tính. Siêu âm góp phần giảm nhu cầu sinh thiết / chọc 
hút tế bào bằng kim nhỏ ở bệnh nhân có hạch viêm 
phản ứng không cần thiết.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahuja, A., et al., Ultrasound of malignant cervical lymph nodes. Cancer Imaging, 2008. 8(1): p. 48.
2. Khanna, R., et al., Usefulness of ultrasonography for the evaluation of cervical lymphadenopathy. World journal 
of surgical oncology, 2011. 9(1): p. 29.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 75
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3. Ahuja, A., et al., A practical approach to ultrasound of cervical lymph nodes. The Journal of Laryngology & 
Otology, 1997. 111(3): p. 245-256.
4. Ellison, E., P. LaPuerta, and S.E. Martin, Supraclavicular masses: results of a series of 309 cases biopsied by 
fine needle aspiration. Head Neck, 1999. 21(3): p. 239-46.
5. Ahuja, A.T., et al., Ultrasound of malignant cervical lymph nodes. Cancer Imaging, 2008. 8(1): p. 48-56.
6. Ying, M., et al., Review of ultrasonography of malignant neck nodes: greyscale, Doppler, contrast enhancement 
and elastography. Cancer Imaging, 2014. 13(4): p. 658-69.
7. Ying, M., et al., Sonographic appearance and distribution of normal cervical lymph nodes in a Chinese 
population. J Ultrasound Med, 1996. 15(6): p. 431-6.
8. Chen-HanChou, Tsung-LinYang, and Cheng-PingWang, Ultrasonographic Features of Tuberculous Cervical 
Lymphadenitis. Journal of Medical Ultrasound, 2014. 22(3): p. 158-163.
9. MD, L.A., et al., Value of Ultrasound Elastography in the Differential Diagnosis of Cervical Lymph Nodes. 
Journal of Ultrasound in Medicine, 01 November 2016. 35(11): p. 2491-2499.
10. Ahuja, A.T., et al., Metastatic cervical nodes in papillary carcinoma of the thyroid: ultrasound and histological 
correlation. Clin Radiol, 1995. 50(4): p. 229-31.
11. SB Dangore*, S.D.a.R.B., Evaluation of the efficacy of colour Doppler ultrasound in diagnosis of cervical 
lymphadenopathy. Dentomaxillofacial Radiology, 2008. 37: p. 205-212.
12. Ying, M., et al., Power Doppler sonography of normal cervical lymph nodes. J Ultrasound Med, 2000. 19(8): p. 
511-7.
13. Misra, D., et al., Diagnostic efficacy of color Doppler ultrasound in evaluation of cervical lymphadenopathy. 
Dental Research Journal, 2016 13(3): p. 217-214.
14. Baatenburg de Jong, R.J., et al., Metastatic neck disease. Palpation vs ultrasound examination. Arch Otolaryngol 
Head Neck Surg, 1989. 115(6): p. 689-90.
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của hạch cổ ác tính trên siêu âm và giá trị siêu âm trong chẩn đoán hạch cổ ác tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiến cứu, được thực hiện trên 85 bệnh nhân gồm hai nhóm: 
nhóm I gồm 63 bệnh nhân có hạch cổ nghi ngờ hạch ác tính trên siêu âm và nhóm II gồm 22 bệnh nhân có lâm sàng nghi ngờ 
hạch ác tính (siêu âm không nghi ngờ) được thực hiện siêu âm 2D, Dopper; sau đó được thực hiện chọc tế bào FNA và/ hoặc 
sinh thiết tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai. 
Kết quả: Trong số 85 bệnh nhân với 85 hạch được thực hiện, đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh có 56 hạch di căn, 4 
hạch u lympho, 1 hạch u tương bào, 18 hạch viêm không đặc hiệu, 1 hạch viêm mủ và 5 hạch viêm u hạt do lao. Độ nhạy, độ đặc 
hiệu, độ chính xác phương pháp siêu âm 2D kết hợp siêu âm Dopper lần lượt là 95,08%, 79,2 %, 92%, 86% và 90,6%.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, siêu âm 2D kết hợp siêu âm Doppler màu có giá trị rất cao trong chẩn đoán hạch cổ ác 
tính. Việc thực hiện siêu âm đánh giá hạch cổ góp vai trò giảm thiểu nhu cầu chọc tế bào/ sinh thiết hạch cổ lành tính.
Người liên hệ: Nguyễn Thanh Thủy
Ngày nhận bài: 20/8/2020. Ngày chấp nhận đăng: 9/10/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_va_gia_tri_sieu_am_trong_chan_d.pdf