Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán

Mô tả đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa (DVTH) và biến chứng do dị vật gây ra trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) ở bệnh nhân (BN) có dị vật tiêu hóa.

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 126
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH DỊ VẬT TIÊU HÓA 
TRÊN X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN 
Hoàng Văn Hiến*, Nguyễn Phước Thuyết**, Nguyễn Văn Hải** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh dị vật tiêu hóa (DVTH) và biến chứng do dị vật gây ra trên X quang cắt 
lớp điện toán (XQCLĐT) ở bệnh nhân (BN) có dị vật tiêu hóa. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các trường hợp được chẩn đoán DVTH trong nội 
soi tiêu hóa hoặc mổ và được chụp XQCLĐT trước can thiệp tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, từ tháng 02/2017 
đến tháng 06/2018. 
Kết quả: Chúng tôi thu thập được 24 bệnh nhân có DVTH, gồm 04 BN có dị vật que tăm, 19 BN có dị vật 
xương cá và 01 BN có dị vật không rõ bản chất. Trong đó 23 BN có dị vật gây thủng ruột và 01 BN có dị vật 
không gây thủng ruột. 
Kết luận: Dị vật tiêu hóa thường gặp là xương cá, que tăm. Vị trí dị vật có thể nằm mọi nơi trên ống tiêu 
hóa nhưng thường gặp nhất là ruột non. Dấu chứng giúp chẩn đoán thủng là dị vật xuyên thành, thâm nhiễm 
mô mỡ khu trú, dày thành ruột khu trú, dịch khu trú, dị vật xuyên tạng đặc. Thủng do DVTH thường ít có khí 
ngoài ống tiêu hóa. 
Từ khóa: dị vật tiêu hóa, X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) 
ABSTRACT 
IMAGING FEATURES OF FOREIGN BODY OF THE DIGESTIVE TRACT ON THE MULTI-
DETECTOR COMPUTED TOMOGRAPHY 
Hoang Van Hien, Nguyen Phuoc Thuyet, Nguyen Van Hai 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 126-132 
Aims: To investigate imaging features and their complications of foreign bodies in digestive tract on multi-
detector computed tomography (MDCT). 
Methods: 24 patients, who were diagnosed postoperatively with digestive tract foreign bodies and were 
scanned on MDCT, were reviewed retrospectively from 02/2017 to 06/2018, in Hoan My Sai Gon Hospital. 
Results: Mean age was 47.5±20.07 with 13 (54.2%) male and 11 (45.8%) female. There are 19 patients with 
fishbone, 4 patients with toothpicks and 1 patient with unknown foreign body. In these cases, 23 patients had 
perforation complications, 1 patient didn’t have perforation complications. 
Conclusion: The most common foreign bodies is fishbone, toothpick. The foreign body can be anywhere in 
the gastro-intestinal tract but the most common is in the small intestine. Findings suggesting of perforation are 
transparietal migration, focal fat stranding, focal wall thickening, focal fluid collection and solid-organ 
perforation. Perforation due to foreign body rarely have free intra-abdominal air. 
Keyword: digestive tract foreign body, multi-detector computer tomography 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dị vật tiêu hóa (DVTH) là vấn đề lâm sàng 
thường gặp trong thực hành hàng ngày, có thể 
xảy ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người 
* Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 
** Bộ môn Ngoại tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS Hoàng Văn Hiến ĐT: 0396905154 Email: vanhien124@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 127
lớn tuổi thường nuốt các DVTH. Nghiện rượu, 
rối loạn tâm thần, người quá lớn tuổi, sử dụng 
răng giả là những đối tượng nguy cơ cao(3). Biểu 
hiện lâm sàng của DVTH thường rất thay đổi, có 
thể với triệu chứng cấp tính hoặc mạn tính. 
Đa số các DVTH được trôi ra ngoài một cách 
tự nhiên mà không gây bất kỳ tổn hại nào(1,11). 
Một số trường hợp, DVTH có thể gây ra biến 
chứng như: thủng ruột, chảy máu, loét tiêu hóa, 
viêm phúc mạc và có thể tử vong. Một số biến 
chứng ít gặp nhưng đã được báo cáo trên y văn 
gồm viêm túi thừa, viêm ruột thừa, thủng gan, 
áp xe gan, thủng tụy. Trong tất cả các biến 
chứng, thủng ruột là hay gặp nhất thường là do 
các dị vật sắc nhọn và dài như xương cá, xương 
gà, que tăm và kim tiêm(10). Vị trí đâm thủng có 
thể gặp bất kỳ ở vị trí nào trong ống tiêu hóa, từ 
thực quản cho đến ống hậu môn. Tuy nhiên, 
môn vị, góc Treitz, đoạn cuối hồi tràng và chỗ 
nối đại tràng chậu hông-trực tràng là vị trí dễ bị 
tổn thương nhất do tính gấp khúc của nó(2,4). 
Nguyên nhân gây thủng ruột hàng đầu là xương 
cá. Xương cá có thể dễ dàng được nuốt mà 
không chú ý, do có các đầu nhọn, có thể đâm 
thủng đoạn ruột gập góc và hẹp lòng như tại 
khung tá tràng, góc Treitz, van hồi manh tràng 
và ruột thừa(1). 
Trước đây, chẩn đoán DVTH chủ yếu dựa 
vào bệnh sử và hình ảnh học X quang bụng 
đứng. X quang bụng đứng giúp nhìn thấy hình 
dạng và dự đoán vị trí của các dị vật cản quang, 
ngoài ra có thể phát hiện một số biến chứng như 
thủng tạng rỗng, tắc ruột. Nhưng đối với các dị 
vật không cản quang, chụp X quang thường 
không khảo sát được. 
Gần đây, chụp X quang cắt lớp điện toán 
(XQCLĐT) được sử dụng rộng rãi do có nhiều 
ưu điểm vượt trội so với X quang thường. Chụp 
XQCLĐT giúp xác định chính xác vị trí, đặc 
điểm của dị vật cản quang và không cản quang, 
cũng như xác định rõ các biến chứng do dị vật 
gây ra. 
Điều trị DVTH có thể là theo dõi chờ dị vật 
trôi ra ngoài, nội soi tiêu hóa lấy dị vật hoặc can 
thiệp phẫu thuật dựa vào bản chất từng loại dị 
vật, hình dạng và đặc điểm, vị trí dị vật và biến 
chứng do dị vật gây ra, những tính chất này 
được khảo sát rõ ràng nhất trên chụp XQCLĐT. 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này 
nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh của dị vật và 
biến chứng do dị vật gây ra trên chụp X quang 
cắt lớp điện toán. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu 
Hồi cứu, cắt ngang phân tích. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các trường hợp được chẩn đoán 
DVTH lúc nội soi gắp dị vật hoặc mổ và được 
chụp XQCLĐT có tiêm thuốc cản quang tĩnh 
mạch trước nội soi gắp dị vật hoặc mổ tại bệnh 
viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. 
Tiêu chuẩn nhận vào 
Tất cả các trường hợp thỏa mãn các điều 
kiện: (1) BN được phẫu thuật hoặc nội soi tiêu 
hóa lấy dị vật tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và 
được chụp XQCLĐT 64 lát cắt có tiêm thuốc cản 
quang vùng bụng chậu  ... ọc TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 128
bơm là 2,0ml/giây và thời gian từ lúc bắt đầu 
tiêm thuốc đến bắt đầu chụp là 70 giây. 
Chúng tôi thực hiện các phép đo đậm độ dị 
vật, độ dài, đường kính trục ngang của dị vật 
trên ứng dụng đa diện ở mặt phẳng vuông góc 
trục dị vật. Đậm độ dị vật được đo theo đơn vị 
Hounsfield Unit (HU) tại vùng trung tâm dị vật, 
độ dài dị vật được đo theo chiều dài nhất của dị 
vật, đường kính trục ngang của dị vật được đo 
theo bề dày nhất của dị vật. Chúng tôi thu thập 
các dấu chứng: mật độ dị vật, hình dạng dị vật, 
dự đoán bản chất dị vật, vị trí dị vật, dày thành 
ruột chỗ xuyên thành, thủng đến thanh mạc, 
phù nề mô mỡ chỗ xuyên thành, khí ngoài thành 
ruột chỗ xuyên thành, dịch khu trú ngoài thành 
ruột chỗ xuyên thành, xuyên tạng khác ngoài 
ống tiêu hóa như gan, tụy, lách...; dấu hiệu tắc 
ruột. Mật độ dị vật có thể đồng nhất hoặc không 
đồng nhất. Hình dạng dị vật bao gồm hình 
không đều, hình que thẳng, hình que cong. Dự 
đoán bản chất dị vật có thể là que tăm, xương cá, 
xương gà,... Vị trí dị vật được phân theo các vị 
trí: thực quản, dạ dày, tá tràng, hỗng-hồi tràng, 
đại tràng. Dày thành ruột chỗ xuyên thành được 
xác định khi độ dày thành ruột khu trú chỗ 
xuyên thành lớn hơn so với thành ruột lân cận. 
Thủng đến thanh mạckhi lớp thanh mạc không 
liên tục do bị thủng. Phù nề mô mỡ chỗ xuyên 
thành được định nghĩa là tình trạng tăng đậm độ 
mô mỡ phúc mạc tại chỗ xuyên thành. Khí ngoài 
thành ruột chỗ xuyên thành khi có vài bóng đậm 
độ thấp nhỏ hơn -200HU ngoài thành ruột chỗ 
xuyên thành. Dịch khu trú ngoài thành ruột chỗ 
xuyên thành khi có ổ đậm độ dịch có giới hạn rõ 
ngoài thành ruột chỗ dị vật xuyên thành. Xuyên 
tạng khác ngoài ống tiêu hóa như gan, tụy, lách: 
ghi nhận dị vật xuyên thành các tạng gan, lách, 
bàng quang, ... 
Dấu hiệu tắc ruột: khi quai ruột phía trên 
dị vật giãn > 30mm đối với ruột non hoặc > 
60mm đối với đại tràng và xẹp các quai ruột 
dưới dị vật. 
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 
20.0, IBM với mức ý nghĩa là 0,05. Các biến 
định lượng được kiểm tra tính phân phối 
chuẩn, được trình bày dưới dạng trung bình ± 
độ lệch chuẩn. Các biến định tính được tính 
tần số, tỉ lệ phần trăm. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung 
Tuổi, giới tính 
Từ tháng 02/2017 đến tháng 06/2018, chúng 
tôi thu thập được 24 BN có dị vật tiêu hóavà đã 
được chụp XQCLĐT trước khi điều trị bằng nội 
soi gắp dị vật hoặc can thiệp phẫu thuật. Trong 
24 BN có 13 nam (54,2%) và 11 nữ(45,8%), với tỉ 
lệ nam: nữ là 1,2:1. Tần số xuất hiện DVTH ở 
nam cao hơn ở nữ (54,2% so với 45,8%). Độ tuổi 
trung bình của các BN này là 47,5 ± 20,07 tuổi. 
Đặc điểm dị vật 
Độ dài trung bình của các DVTH được 
phát hiện là 33,71± 13,36mm. Đường kính trục 
ngang trung bình của các dị vật là 2,08± 
0,83mm. Trong 24 BN thì 23 BN có đường kính 
dị vật từ 3mm trở xuống gặp ở xương cá hoặc 
que tăm và 1 BN có dị vật không rõ bản chất 
với đường kính 5mm. 
Đậm độ trung bình của các dị vậtlà 216,29± 
117,83HU. Trong 24 BN có dị vật, 4 BN có dị vật 
que tăm với đậm độ trung bình 96,25HU (70-
135HU), 19 BN có dị vật xương cá với đậm độ 
trung bình 226,63HU (90-500HU), 1 BN có dị vật 
đậm độ tương đối cao 500HU không xác định rõ 
được bản chất. Tất cả các dị vật này đều có mật 
độ đồng nhất. 
Trong 24 BN có 10 dị vật hình que cong 
(41,7%) và 14 dị vật hình que thẳng (58,3%). Dị 
vật hình que thẳng chiếm tỉ lệ cao hơn dị vật 
hình que cong (Bảng 1). 
XQCLĐT ghi nhận 04 BN có dị vật que tăm, 
19 BN có dị vật xương cá và 01 BN có dị vật 
không rõ bản chất (Bảng 2). Sau phẫu thuật hoặc 
nội soi, cũng ghi nhận kết quả tương tự. 
Trên XQCLĐT chúng tôi ghi nhận DVTH 
phân bố ở nhiều vị trí khác nhau. Dị vật ở hỗng- 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 129
hồi tràng có tỉ lệ cao nhất 45,83%. Dị vật ở tá 
tràng chiếm tỉ lệ 25%, dị vật nằm trong ổ bụng 
và ngoài ống tiêu hóa chiếm 16,67%. Dị vật ở đại 
tràng chiếm tỉ lệ thấp 12,5% (Bảng 3). 
Bảng 1. Sự phân bố hình dạng dị vật 
Hình dạng dị vật Số lượng (n=24) Tỉ lệ (%) 
Hình que cong 10 41,7 
Hình que thẳng 14 58,3 
Bảng 2. Phân loại bản chất dị vật 
Loại dị vật Số lượng(n=24) Tỉ lệ (%) 
Xương cá 19 79,17 
Que tăm 04 16,67 
Dị vật khác 01 4,16 
Bảng 3. Phân loại vị trí dị vật 
Vị trí dị vật Số lượng(n=24) Tỉ lệ (%) 
Tá tràng 06 25 
Hỗng- hồitràng 11 45,8 
Đại tràng 03 1,5 
Trong ổ bụng 04 16,7 
Hình 1: Dị vật que tăm gây thủng D2 tá tràng và 
xuyên gan. Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng đứng 
ngangcho thấy dị vật (mũi tên trắng) đâm thủng tá 
tràng và xuyên gan (mũi tên đen). 
Hình 2: Dị vật xương cá gây thủng đại tràng lên. 
Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng đứng dọc cho thấy dị 
vật (mũi tên đen) đâm thủng đại tràng và có khí tự do 
khu trú (mũi tên trắng). 
Hình 3: Dị vật que tăm gây thủng các quai ruột. 
Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng ngangcho thấy dị 
vật (mũi tên đen) đâm thủng gây thâm nhiễm mô mỡ 
lân cận (mũi tên trắng). 
Hình 4: Dị vật xương cá gây thủng ruột. Hình ảnh 
tái tạo theo mặt phẳng ngangcho thấy dị vật (mũi tên 
đen) đâm thủng gây dày thành ruột (mũi tên trắng) 
Hình 5: Dị vật que tăm gây thủng D3 tá tràng và 
xuyên tụy. Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng đứng 
ngangcho thấy dị vật (mũi tên trắng) đâm thủng tá 
tràng và xuyên tụy (mũi tên đen). 
Hình 6. Dị vật xương cá gây thủng dạ dày và vào 
trong ổ bụng. Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng 
đứng dọc cho thấy dị vật (mũi tên trắng) đâm 
thủng dạ dày (đầu mũi tên) và xuyên gan gây áp xe 
gan (mũi tên đen). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 130
Biến chứng 
Trong 24 BN có dị vật tiêu hóa, có 23 BN dị 
vật đâm thủng đến thanh mạc và 01 BN có dị 
vật xuyên thành không gây thủng đến lớp 
thanh mạc. 
Trong 23 trường hợp có biến chứng thủng 
thì có 22/23 trường hợp có phù nề mô mỡ chỗ dị 
vật xuyên thành, chiếm 96,65% và có 01/23 
trường hợp không có phù nề mô mỡ chỗ dị vật 
xuyên thành. 
Khí ngoài thành ống tiêu hóa có ở 02/23 
trường hợp thủng, chiếm tỉ lệ 8,7% và không có 
khí ngoài ống tiêu hóa ở 21/23 trường hợp 
thủng, chiếm 91,3%. 
Dịch khu trú ngoài thành ruột chỗ dị vật 
xuyên thành có ở 07/23 trường hợp thủng, chiếm 
tỉ lệ 30,43% và không có dịch khu trú ngoài 
thành ruột chỗ dị vật xuyên thành ở 16/23 
trường hợp thủng, chiếm tỉ lệ 69,57%. 
Dị vật xuyên tạng khác có ở 03/23 trường 
hợp thủng, chiếm tỉ lệ 13,04%, trong đó 02 
trường hợp có dị vật xuyên gan, 01 trường hợp 
có dị vật xuyên tụy. Có 20/23 trường hợp 
thủngnhưng dị vật không xuyên tạng khác 
chiếm 86,96%. 
Trong 23 trường hợp có biến chứng thủng 
thì có 21/23 trường hợp có dày thành ruột chỗ dị 
vật xuyên thành, chiếm 91,30% và có 02/23 
trường hợp không có dày thành ruột chỗ dị vật 
xuyên thành. 
Hình 7: Dị vật xương cá nằm ở túi thừa D3 tá tràng. 
Hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng ngang cho thấy dị 
vật (mũi tên trắng) nằm ở túi thừa D3 tá tràng 
không có biến chứng thủng. 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ xuất hiện các dấu chứng. 
BÀN LUẬN 
Trong 24 BN có DVTH, tất cả các dị vật này 
đều có mật độ đồng nhất. Các dị vật này chủ yếu 
là xương cá và que tăm nên mật độ đồng nhất. 
Đậm độ trung bình của các dị vật là 
216,29HU, đậm độ này cao hơn nhiều so với 
đậm độ của thành ruột (khoảng 40HU) trên 
XQCLĐT. Do đó để xác định DVTH chúng ta 
nên tìm kiếm đậm độ cao bất thường trong ống 
tiêu hóa ở pha không tiêm thuốc cản quang. 
Độ dài trung bình của các dị vật tiêu hóa 
được phát hiện là 33,71mm và đường kính trục 
ngang trung bình của các dị vật là 2,08mm. Do 
các dị vật phát hiện trong nghiên cứu của 
chúng tôi chủ yếu là xương cá và que tăm nên 
Dày thành 
ruột chỗ dị 
vật xuyên 
thành 
Phù nề mô 
mỡ 
Khí ngoài 
thành ruột 
Dịch khu trú 
ngoài thành 
ruột chỗ 
xuyên thành 
Dị vật xuyên 
tạng khác 
21 
(91,30%) 
22 
(96,65%) 
2(8,70%) 
7 
(30,43%) 3(13,03%) 
2(8,70%) 1(4,35%) 
21 
(91,30%) 
16 
(69,57%) 20 
(86,97%) 
có không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 131
độ dài và đường kính trục ngang tương đối 
nhỏ. Do đó trong khảo sát XQCLĐT ống tiêu 
hóa chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng trên hình 
ảnh tái tạo MPR(Multiplanar Reconstruction: 
Tái tạo đa diện), MIP (Maximum Intensity 
Projection:Kỹ thuật hình chiếu cường độ tối 
đa), VRT (Volume Rendering Technique: Kỹ 
thuật hiển thị bề mặt thể tích) để tránh bỏ sót 
những DVTH có đường kính nhỏ, đặc biệt là 
phải khảo sát trên lát cắt mỏng(10). 
Trong 24 BN có DVTH ghi nhận 04 BN có dị 
vật que tăm, 19 BN có dị vật xương cá và 01 BN 
có dị vật không rõ bản chất. Điều này phù hợp 
với văn hóa người Việt Nam, chủ yếu là ăn cơm 
kèm theo cá là món chính, sau ăn hay sử dụng 
tăm. Do đó dị vật xương cá và que tăm chiếm đa 
số. Dị vật xương cá trong nghiên cứu của chúng 
tôi chiếm tỉ lệ rất cao 79,7%. Theo Leong, xương 
cá là một trong những DVTH vô tình nuốt phải 
phổ biến nhất, có thể chiếm tới 84% các DVTH(7). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dị vật ở 
hỗng-hồi tràng có tỉ lệ cao nhất chiếm 45,8%; ở tá 
tràng chiếm 25%; dị vật nằm trong ổ bụng và 
ngoài ống tiêu hóa chiếm 16,7%; ở đại tràng 
chiếm tỉ lệ thấp 12,50%. Vị trí thủng có thể gặp ở 
dạ dày, tá tràng, ruột non và đại tràng, nhưng 
thường gặp nhất là ở hồi tràng. Theo Costa, 
thủng có thể gặp bất kỳ đoạn nào của ống tiêu 
hóa, nhưng thường gặp nhất là ở môn vị, góc 
Treitz, đoạn cuối hồi tràng vì đoạn này gập góc 
nhiều(2).Dị vật tiêu hóa đâm thủng ruột và rớt 
vào khoang phúc mạc trong nghiên cứu của 
chúng tôi đến 16,7%. Tuy nhiên, Ventakesh cho 
rằng đây là biến chứng ít gặp, chỉ ở một vài 
trường hợp. 
Trong 23 trường hợp có biến chứng thủng 
thì có 22/23 trường hợp có phù nề mô mỡ chỗ dị 
vật xuyên thành, chiếm 96,65%. Đây là dấu hiệu 
quan trọng gợi ý thủng. Trong 23 BN có biến 
chứng thủng thì có 21/23 (91,3%) trường hợp có 
dày thành ruột chỗ dị vật xuyên thành. Thủng 
ruột trong dị vật thường biểu hiện dày thành 
ruột giống các dấu chứng của viêm ruột(2). 
Trong số những trường hợp thủng có 2 
trường hợp xuyên vào gan và 1 trường hợp 
xuyên vào tụy. Trong đó, một trường hợp 
xuyên vào gan tạo áp xe. Mặc dù thủng tạng 
do dị vật là rất hiếm nhưng cần phải xem xét 
kỹ khi có DVTH. 
Lỗ thủng ruột trong dị vật thường nhỏ và 
thường bọc bởi fibrin, mạc nối lớn, hoặc các quai 
ruột kế cận. Điều này giới hạn việc truyền một 
lượng khí lớn từ ruột vào khoang phúc mạc. Vì 
vậy rất ít gặp khí tự do ổ bụng(5,9). Trong các BN 
của chúng tôi, tỉ lệ khí tự do ổ bụng chỉ chiếm 
8,7%. Tỉ lệ này là 20% theo báo cáo của tác giả 
Costa Almeida(2). 
Dịch khu trú ngoài thành ruột chỗ dị vật 
xuyên thành có ở 07/23 trường hợp thủng, 
chiếm tỉ lệ 30,43%. Đây là một dấu hiệu gián 
tiếp chỉ điểm biến chứng thủng vì khí tự do ít 
gặp(6). Theo Venkatesh, dấu hiệu thường gặp 
của biến chứng thủng tiêu hóa do dị vật trên 
XQCLĐT là khí khu trú, dày thành khu trú, 
thâm nhiễm mô mỡ và áp xe(10). Tuy nhiên, 
chúng tôi thêm dấu hiệu dịch ổ bụng khu trú 
là dấu hiệu quan trọng, gợi ý thủng ruột. 
Trong các báo cáo trước đây thì có một số 
trường hợp tắc ruột do DVTH như báo cáo của 
Ponte(8). Nhưng tắc ruột do DVTH rất hiếm gặp. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn chưa ghi 
nhận biến chứng này. 
KẾT LUẬN 
Dị vật tiêu hóa thường gặp là xương cá, que 
tăm. Vị trí dị vật có thể nằm mọi nơi trên ống 
tiêu hóa nhưng thường gặp nhất là hỗng-hồi 
tràng. Dấu chứng giúp chẩn đoán thủng là dị vật 
xuyên thành, thâm nhiễm mô mỡ khu trú, dày 
thành ruột khu trú, dịch khu trú, dị vật xuyên 
tạng đặc. Khác với thủng tiêu hóa do các nguyên 
nhân khác, thủng trong dị vật tiêu hóa thường ít 
có khí ngoài ống tiêu hóa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bekkerman M,
Sachdev AH, Andrade J et al (2016). 
Endoscopic Management of Foreign Bodies in the 
Gastrointestinal Tract: A Review of the Literature. 
Gastroenterol Res Pract, 2016:8520767. 
2. Carlos ECA, Rainho R, Gouveia A (2013). Codfish may cause 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 132
acute abdomen. International Journal of Surgery Case 
Reports, 4(11): 969-971. 
3. Flanagan M, Clancy C, Riordain MG (2018). Impaction of 
swallowed dentures in the sigmoid colon requiring sigmoid 
colectomy. Int J Surg Case Rep, 47: 89-91. 
4. Goh BK, Brian KP, Tan YM, Lin SE et al (2006). CT in the 
Preoperative Diagnosis of Fish Bone Perforation of the 
Gastrointestinal Tract. American Journal of Roentgenology, 
187(3): 710-714. 
5. Joglekar S, Rajput I, Kamat S, Downey S (2009). Sigmoid 
perforation caused by an ingested chicken bone presenting as 
right iliac fossa pain mimicking appendicitis: a case report. J 
Med Case Rep, 3: 7385. 
6. Kuzmich S, Burke CJ, Harvey CJ, Kuzmich T et al (2015). 
Perforation of gastrointestinal tract by poorly conspicuous 
ingested foreign bodies: radiological diagnosis. The British 
Journal of Radiology, 88(1050): 20150086. 
7. Leong HK, Chan RK (1987). Foreign bodies in the upper 
digestive tract. Singapore Med J, 28(2): 162-5. 
8. Ponte A, Pinho R, Ribeiro I, Silva J et al (2016). Impacted 
Foreign Body Causing Acute Malignant Colonic Obstruction, 
GE Port J Gastroenterol, 23(1): 42-45. 
9. Sierra-Solis A. (2013). Bowel perforations due to fish bones: 
rare and curious. Semergen, 39(2): 117-8. 
10. Venkatesh SH and VenkatanarasimhaKaraddi NK (2016). CT 
findings of accidental fish bone ingestion and its 
complications. Diagnostic and Interventional Radiology; 
22(2): 156-160. 
11. Yuan F, Tang X, Gong W, Su L, Zhang Y (2018). Endoscopic 
management of foreign bodies in the upper gastrointestinal 
tract: An analysis of 846 cases in China. Exp Ther Med, 15(2): 
1257-1262. 
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_di_vat_tieu_hoa_tren_x_quang_ca.pdf