Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto

Xơ gan là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh

lý đường tiêu hóa ở nước ta cũng như trên thế giới.

Giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày là nguyên nhân

chính gây xuất huyết tiêu hóa cao, trong đó xuất huyết

tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch dạ dày rất nặng, đòi hỏi phải

truyền máu với số lượng nhiều, có tỷ lệ tử vong cao và

mức độ kiểm soát phức tạp 1. Giãn tĩnh mạch dạ dày

có tỷ lệ xuất huyết tiêu hoá tái phát cao (38%- 89%) 2 3.

Nút tĩnh mạch ngược dòng bằng bóng chèn

(BRTO - Balloon-occluded retrograde transvenous

obliteration) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996

bởi Kanagawa và cộng sự 4, đã được ứng dụng rộng

rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước châu Á và một

số nước châu Âu, Mỹ. Gần đây, kỹ thuật BRTO đã đươc

cải tiến thành kỹ thuật PARTO, với nhiều ưu điểm.

Việc chẩn đoán giãn tĩnh mạch dạ dày có thể được

thực hiện với nội soi hoặc siêu âm nội soi, tuy nhiên các

phương pháp này không cung cấp thông tin chi tiết về

nguồn tĩnh mạch đến, tĩnh mạch đi và các luồng shunt

đặc biệt như shunt vị thận, vị chủ. Nhược điểm này

được khắc phục với phương pháp chụp MSCT, với

tính ưu việt trong chẩn đoán các bệnh mạch máu và

tái tạo dựng ảnh hệ thống động mạch. Chúng tôi thực

hiện nghiên cứu đặc điểm hình ảnh MSCT búi giãn tĩnh

mạch dạ dày trên 91 bệnh nhân xơ gan vào viện vì xuất

huyết tiêu hóa để chỉ định can thiệp PARTO

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp parto
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 61
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BÚI GIÃN TĨNH 
MẠCH DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN 
TRÊN HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY 
ĐỂ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP PARTO 
Roles of contrast-enhanced MSCT in indication of 
vascular PARTO for cirrhotic patients with gastric 
varices
Trần Thị Quỳnh*, Trịnh Hà Châu*, Lê Văn Khảng*, Vũ Đăng Lưu*
 * Trung tâm điện quang Bệnh 
viện Bạch Mai 
Esophageal varicose veins are the main cause of high GI bleeding 
in cirrhotic patients. Plug – assisted retrograde transvenous obliteration 
(PARTO) is a safe, minimally invasive, effective hemostasis technique 
and prevent recurrence in gastric variceal hemorrhage/ gastric varices that 
has been widely deployed in many countries such as Japan and Korea. 
Multislice Computer Tomography (MSCT) that provides complete 
information about the features of gastric varicose buns is the method that 
should be performed prior to PARTO intervention.
Objectives: 1. Characterization of gastric varicose buns on multi-
series computed tomography and Kiyosue classification. 2. Comparing 
multi-sequence computed tomography with DSA image of gastric 
varicose tufts in patients with PARTO retrograde intervention.
Methods: The study was conducted retrospectively and with cross-
sectional descriptions of 91 patients with cirrhosis and gastric varices 
admitted to the hospital because of gastrointestinal bleeding were taken 
MSCT in the period from April 2018 to July 2020.
Conclusion: Among 91 cases of gastric varices; the majority of 
gastric veins dilated to an average of 5-10 mm (51 patients), supplied 
mainly from the left gastric vein (84 patients) and drained to the esophageal 
veins (60 patients). The diameter of the dilated gastric vein measured 
on the MSCT was correlated with the number of afferent portal venous 
feeders and not with the number of efferent systemic venous drainage. 
The major gastric varicose tufts fall under the type 2B classification (~ 
22%). Out of 91 cases, there were 58 cases with gastrorenal shunt, 2 
cases with gastrocaval shunt, of which 21 cases of severe gastrointestinal 
bleeding required PARTO intervention; There were 2 cases where there 
was no renal shunt but had severe gastrointestinal bleeding, PVTO. For 
the PARTO intervention group, the renal shunt diameter measured on 
CLVT and measured on the DSA did not differ with p = 0.083.
Results: The gastric varicose buns is mainly supplied with blood 
from the left gastric vein, and drained by the esophageal vein and the 
kidney shunt. Examination of imaging of gastric varicose buns is 
necessary to determine whether PARTO is indicated, to select the right 
materials and to effectively predict of PARTO interventions.
Từ khoá: Keywords: xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày, can thiệp 
ngược dòng qua shunt vị thận bằng dù /cirrhosis, gastric varices, Plug – 
assisted retrograde transvenous obliteration.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202062
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. GIỚI THIỆU
Xơ gan là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh 
lý đường tiêu hóa ở nước ta cũng như trên thế giới. 
Giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày là nguyên nhân 
chính gây xuất huyết tiêu hóa cao, trong đó xuất huyết 
tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch dạ dày rất nặng, đòi hỏi phải 
truyền máu với số lượng nhiều, có tỷ lệ tử vong cao và 
mức độ kiểm soát phức tạp 1. Giãn tĩnh mạch dạ dày 
có tỷ lệ xuất huyết tiêu hoá tái phát cao (38%- 89%) 2 3.
Nút tĩnh mạch ngược dòng bằng bóng chèn 
(BRTO - Balloon-occluded retrograde transvenous 
obliteration) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996 
bởi Kanagawa và cộng sự 4, đã được ứng dụng rộng 
rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước châu Á và một 
số nước châu Âu, Mỹ. Gần đây, kỹ thuật BRTO đã đươc 
cải tiến thành kỹ thuật PARTO, với nhiều ưu điểm. 
Việc chẩn đoán giãn tĩnh mạch dạ dày có thể được 
thực hiện với nội soi hoặc siêu âm nội soi, tuy nhiên các 
phương pháp này không cung cấp thông tin chi tiết về 
nguồn tĩnh mạch đến, tĩnh mạch đi và các luồng shunt 
đặc biệt như shunt vị thận, vị chủ... Nhược điểm này 
được khắc phục với phương pháp chụp MSCT, với 
tính ưu việt trong chẩn đoán các bệnh mạch máu và 
tái tạo dựng ảnh hệ thống động mạch. Chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu đặc điểm hình ảnh MSCT búi giãn tĩnh 
mạch dạ dày trên 91 bệnh nhân xơ gan vào viện vì xuất 
huyết tiêu hóa để chỉ định can thiệp PARTO.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân được lựa 
chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn: (1) vào viên vì xuất 
huyết tiêu hóa; (2) có chẩn đoán xác định xơ gan theo 
tiêu chuẩn của bộ y tế; (3) được chụp MSCT ổ bụng tại 
Trung tâm điện quang- BV Bạch mai
2 Kỹ thuật chụp: Bệnh nhân được chụp đầy đủ 
các thì sau:
- Thì trước tiêm
- Thì động mạch: thời gian chụp được tự động 
tính bằng phần mềm thông qua việc đo đỉnh thay đổi tỷ 
trọng tại động mạch chủ xuống sau khi tiêm thuốc cản 
quang.
- Thì tĩnh mạch cửa: chụp sau khi tiêm thuốc từ 
45-55 giây
- Thuốc cản quang sử dụng: Với thuốc không ion 
hóa có nồng độ 300 mgI/ml (Xenetix 300): tiêm với tốc 
độ 4ml/s, liều 1ml/kg cân nặng
- Chụp từ vòm hoành đến khớp mu, tái tạo coronal, 
saggital, MIP, VR 
3. Phương pháp thu thập số liệu: nghiên cứu 
đặc điểm của búi giãn tĩnh mạch dạ dày dựa trên hình 
ảnh nội soi, MSCT, DSA; gồm các biến số sau:
- Phân độ búi giãn tĩnh mạch thực quản theo hiệp 
hội nội soi Nhật Bản: (1) độ I: đk <5mm, nhìn giống nếp 
niêm mạc dạ dày; (2) độ II: đk 5-10mm, kể cả dạng giả 
polyp đơn độc; (3) độ III: đk >10mm, kể cả dạng giả 
polyp số lượng nhiều.
- Phân độ đường kính búi giãn tĩnh mạch dạ dày 
trên CT: (1) đk 5-10mm, (3) đk>10mm
- Phân loại vị trí búi giãn tĩnh mạch dạ dày theo 
Sarin 5 thành 4 nhóm: GOV1: Giãn TMTQ lan xuống dạ 
dày phía bờ cong nhỏ; GOV2: Giãn TMTQ lan xuống 
dạ dày phía phình vị; IGV1: giãn TM phình vị đơn độc; 
IGV2: giãn TM tại các nơi khác của dạ dày 
- Đặc điểm các ... , sau đó là giãn >10mm chiếm 31,87%. Về 
phân bố vị trí của búi giãn thì chủ yếu là giãn từ tĩnh mạch 
thực quản lan xuống bờ cong nhỏ và tĩnh mạch phình vị 
(phân độ GOV) chiếm 65,93%. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày 
chủ yếu được cấp máu từ nhánh vị trái chiếm 92,31% và 
chủ yếu được dẫn lưu bởi nhánh tĩnh mạch thực quản 
chiếm 65,93%. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu thì có 
2 trường hợp đặc biệt, búi giãn tĩnh mạch dạ dày được 
dẫn lưu bởi nhánh vị màng ngoài tim và nhánh vú trong. 
Trong số 91 trường hợp có 58 trường hợp có shunt vị thận 
(chiếm 73,74%), có 3 trường hợp có shunt vị chủ, trong 
đó có 1 trường hợp có cả shunt vị thận và vị chủ. Đối với 
nhóm có shunt vị thận thì shunt chủ yếu có đường kính 
>10mm chiếm 43,1% và 5-10mm chiếm 37,93%
Bảng 2. Mối tương quan giữa đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn và số TM đến
 1 mạch 2 mạch ≥ 3 mạch Tổng
<5mm 9 3 0 12
5-10mm 21 24 5 50
>10mm 7 19 3 29
Tổng 37 46 8 91
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202064
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3. Mối tương quan giữa đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn và số TM đi
 1 mạch 2 mạch ≥ 3 mạch Tổng
<5mm 10 0 0 10
5-10mm 34 3 0 37
>10mm 15 2 0 17
Tổng 59 5 0 64
Qua bảng 2 và 3, bằng phương pháp tính hệ số tương quan pearson, thu được kết quả: 
- Số tĩnh mạch đến có tương quan với đường kính tĩnh mạch giãn với R= 0,258; p=0,014<0,05
- Số tĩnh mạch đi không có tương quan với đường kính tĩnh mạch giãn với R=9,329; p=0,758>0,05. 
Bảng 4. Tỷ lệ các búi giãn tĩnh mạch dạ dày theo phân loại của Kiyosue
Type 1 Type 2 Type 3 Tổng %
Type A 9 16 0 27,47
Type B 11 20 0 34,07
Type C 1 3 0 4,39
Type D 16 15 0 34,07
Tổng % 40,66 59,34 0 100
Qua bảng 4. ta thấy nhiều nhất là phân loại Kiyosue 2B có 20 bệnh nhân chiếm 21,98%.
7 
A C 
D B 
3. BÀN LUÂṆ 
Môṭ phức hơp̣ tiñh mac̣h da ̣dày giañ gồm có ba phần: tiñh mac̣h đến- búi tiñh mac̣h da ̣
dày giañ- tiñh mac̣h dâñ lưu. Từ bảng 3.1, 3.2, 3.3 chúng tôi nhâṇ thấy Chủ yếu các búi giañ 
Hình 1. Bệnh nhân nam, 60 
tuổi, vào viện vì xuất huyết 
tiêu hóa, (C) trên hình ảnh 
nội soi có giãn tĩnh mạch 
dạ dày độ III. (A), (B) Trên 
phim chụp MSCT axial 
quan sát thấy có giãn tĩnh 
mạch dạ dày vùng phình 
vị (IVG1) (mũi tên đỏ), trên 
coronal thấy có shunt vị 
thận nối giữa tĩnh mạch 
thận trái với búi giãn (mũi 
tên vàng). (D) bệnh nhân 
được can thiệp PARTO nút 
tắc shunt và búi giãn.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
7 
A C 
D B 
3. BÀN LUÂṆ 
Môṭ phức hơp̣ tiñh mac̣h da ̣dày giañ gồm có ba phần: tiñh mac̣h đến- búi tiñh mac̣h da ̣
dày giañ- tiñh mac̣h dâñ lưu. Từ bảng 3.1, 3.2, 3.3 chúng tôi nhâṇ thấy Chủ yếu các búi giañ 
Hình 2. Bệnh nhân 
nam, 77 tuổi, vào viện 
vì xuất huyết tiêu hóa. 
(B) MSCT búi giãn tĩnh 
mạch từ thực quản lan 
xuống phình vị- phân độ 
GOV2 (mũi tên vàng). (A) 
tĩnh mạch dưới hoành 
trái nối trực tiếp từ tĩnh 
mạch chủ dưới đến búi 
giãn tĩnh mạch dạ dày 
(mũi tên xanh). (C) bệnh 
nhân được can thiệp nút 
búi giãn tĩnh mạch dạ 
dày ngược dòng qua tĩnh 
mạch dưới hoành trái.
III. BÀN LUẬN
Một phức hợp tĩnh mạch dạ dày giãn gồm có ba 
phần: tĩnh mạch đến- búi tĩnh mạch dạ dày giãn- tĩnh 
mạch dẫn l u. Từ bảng 3.1, 3.2, 3.3 chúng tôi nhận thấy 
Chủ yếu các búi giã tĩnh mạch dạ dày được cấp máu từ 
nhánh TM vị trái chiếm 92,31%, đứng thứ hai là nhánh TM 
vị ngắn chiếm 34,07%, số ít được cấp máu từ nhánh TM 
vị sau và vị mạc nối. Dẫn lưu của búi giãn tĩnh mạch dạ 
dày chiếm đa số là tĩnh mạch thực quản (chiếm ~70%), 
có 3 bệnh nhân có búi giãn tĩnh mạch dạ dày được dẫn 
lưu bởi tĩnh mạch đơn và 3 bệnh nhân có búi giãn tĩnh 
mạch dạ dày được dẫn lưu bởi nhánh hoành dưới. Có 2 
trường hợp đặc biệt, 1 trường hợp dẫn lưu qua tĩnh mạch 
vị màng ngoài tim, 1 trường hợp dẫn lưu qua tĩnh mạch 
vú trong. 27 trường hợp chiếm 29,67% không có dẫn lưu 
bằng các tĩnh mạch mà những trường hợp này dẫn lưu 
về shunt vị thận hoặc vị chủ để đổ về tĩnh mạch chủ dưới. 
Về mối tương quan thì số tĩnh mạch đến có tương quan 
với đường kính tĩnh mạch giãn còn số tĩnh mạch đi thì 
không có tương quan, hay nói cách khác, số nhánh tĩnh 
mạch đến cấp máu cho búi giãn tĩnh mạch dạ dày càng 
nhiều thì đường kính tĩnh mạch giãn càng lớn. 
Các búi giãn đa số được phân bố từ giãn tĩnh 
mạch thực quản lan xuống bờ cong nhỏ và tĩnh mạch 
phình vị (phân độ GOV chiếm 65,93%), giãn tĩnh mạch 
đơn độc tại vị trí phình vị chiếm 31,87%, giãn tại các vị 
trí khác của dạ dày chiếm rất ít, chỉ có 2,2%. Phù hợp 
với nghiên cứu của Hosking SW, Johnson AG có tỷ lệ 
bệnh nhân giãn tĩnh mạch dạ dày phân độ GOV là 74% 
7. Trong số 91 bệnh nhân, có 58 bệnh nhân có shunt vị 
thận (chiếm 73,74%) phù hợp với nghiên cứu trước đấy 
từ 60-85% các trường hợp 8 có 03 bệnh nhân có shunt 
vị chủ, trong đó có 01 bệnh nhân có cả shunt vị thận 
và shunt vị chủ. Đối với tỷ lệ cao bệnh nhân có shunt 
vị thận, ngoài có chỉ định can thiệp PARTO nếu có xuất 
huyết tiêu hóa thì còn có những ảnh hưởng sau: Trong 
nghiên cứu 31 bệnh nhân của Watanabe và cộng sự, 
cho thấy bệnh não gan phổ biến hơn ở bệnh nhân giãn 
tĩnh mạch dạ dày (25%) sơ với bệnh nhân giãn tĩnh 
mạch thực quản (3%) có thể do sự gia tăng shunt vị 
thận, vị chủ ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch dạ dày 9. Theo 
Ohnishi và cộng sự thì áp lực tĩnh mạch của lại tỷ lệ 
nghịch với sự xuất hiện và kích thước của shunt vị thận, 
nói cách khác, áp lực tĩnh mạch của giảm khi shunt vị 
thận phát triển 10. Trong số những bệnh nhân có shunt 
vị thận, chiếm phần lớn là các trường hợp shunt tạo 
với TM thận trái một góc tù (chiếm 89,66%) và nằm ở 
đoạn 1/3 giữa của tĩnh mạch thận (chiếm 82,76%), hai 
đặc điểm này là 2 đặc điểm thuận lợi để đưa bác sỹ can 
thiệp sheath đi từ tĩnh mạch thận trái vào shunt vị thận, 
từ đó nút tắc luồng shunt bằng plug thích hợp. Kích 
thước plug được chọn phụ thuộc vào đường kính shunt 
vị thận, thông thường sẽ lớn hơn trên 20% để đảm bảo 
độ vững chắc và tránh di lệch, còn đảm bảo không trào 
ngược dòng spongel. Có 2 loại plug I và II, với đường 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202066
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
kính từ 6 đến 22mm, trong đó loại hai với thiết kế có thể 
vững hơn loại I, và đường kính tối đa lớn nhất là 22mm 
cho phép làm tắc shunt vị thận có đường kính lên đến 
20mm, trong khi loại I chỉ là 16mm, tuy nhiên, nhược 
điểm là chi phí loại II cao gần gấp đôi loại I. Vì vậy việc 
đánh giá đường kính shunt vị thận trên MSCT rất có ý 
nghĩa trong việc chọn dụng cụ can thiệp hợp lý. 21 bệnh 
nhân được can thiệp PARTO, chúng tôi tiến hành đo 
đường kính cổ shunt vị thận trên DSA. Sau đó sử dụng 
Sapiro-test để so sánh giá trị trung bình của đường kính 
cổ shunt vị thận đo được trên MSCT và DSA thì kết quả 
hai giá trị này không có sự khác biệt với p= 0,083<0,05. 
Vì vậy, đánh giá MSCT rất có ý nghĩa trong việc để chỉ 
định có đủ điều kiện để can thiệp PARTO hay không và 
chọn plug thích hợp để nút tắc shunt vị thận. 
Từ bảng 3.4, nghiên cứu 91 trường hợp và phân 
độ búi giãn tĩnh mạch theo Kiyosue thì: 
- Type 1 có 37 bệnh nhân (40,66%): có 1 mạch 
cấp máu cho GV, thường gặp nhất là vị trái (34 bệnh 
nhân), có 01 trường hợp là vị sau và 02 trường hợp là 
vị mạc nối. Trong can thiệp PARTO, trường hợp này là 
dễ điều trị nhất, vật liệu nút mạch đọng lại ở búi giãn 
tĩnh mạch dạ dày do áp lực cao của tĩnh mạch cửa sẽ 
trào ngược tối thiểu và chậm vào nhánh mạch đến này. 
- Type 2 có 54 bệnh nhân (59,34%): có nhiều 
mạch đến cấp máu cho GV, trong đó, tất cả bệnh nhân 
đều có một nhánh đến là vị trái (100%), ngoài ra nhánh 
còn lại là vị sau (13 bệnh nhân) và vị ngắn (30 bệnh 
nhân). Các nhánh tĩnh mạch giãn này có áp lực khác 
nhau, một trong những tĩnh mạch có áp lực thấp hơn sẽ 
đóng vai trò như một tĩnh mạch dẫn lưu khi búi giãn tĩnh 
mạch dạ dày bị nút tắc và có thể làm vật liệu nút mạch 
trôi về hệ tuần hoàn tĩnh mạch cửa. 
- Type III: không có bệnh nhân nào thuộc type 
3, type này có nhiều nhánh tĩnh mạch đến và có shunt 
nối tĩnh mạch đến với tĩnh mạch đi. Do xuất hiện nhánh 
shunt này nên vật liệu nút mạch sẽ trào ngược về hệ 
thông cửa và không đi vào búi giãn tĩnh mạch dạ dày, 
do vật phải nút tắc nhánh shunt này trước khi nút búi 
giãn tĩnh mạch dạ dày. 
Về phân theo tĩnh mạch dẫn lưu thì: type A: tĩnh 
mạch dẫn lưu là một luồng shunt duy nhất có 25 bệnh 
nhân (27,47%), type B: tĩnh mạch dẫn lưu là shunt vị 
thận hoặc vị chủ và một nhánh tĩnh mạch khác có 31 
bệnh nhân (34,07%), type C: tĩnh mạch dẫn lưu là shunt 
vị thận hoặc vị chủ và nhiều nhánh tĩnh mạch khác có 4 
bệnh nhân (4,39%), type D: không có shunt mà có nhiều 
nhánh tĩnh mạch dẫn lưu có 31 bệnh nhân (34,07%)
Vì vậy, đánh giá búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên 
phim MSCT, phân độ giãn tĩnh mạch dạ dày theo 
Kiyosue giúp tiên lượng hiệu quả điều trị can thiệp 
PARTO.
IV. KẾT LUẬN
MSCT là phương pháp tốt để đánh giá đặc điểm 
hình thái búi giãn tĩnh mạch dạ dày: tĩnh mạch đến, tĩnh 
mạch dẫn lưu, vị trí, kích thước của búi giãn, các shunt 
vị thận, vị chủ... từ đó đưa ra chiến lược điều trị thích 
hợp để điều trị trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa 
cấp, trong đó, tìm shunt vị thận và đo đường kính cổ 
shunt để chỉ định can thiệp PARTO và sử dụng dụng cụ 
phù hợp là rất quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ryan BM, Stockbrugger RW, Ryan JM. A pathophysiologic, gastroenterologic, and radiologic approach to the 
management of gastric varices. Gastroenterology. 2004;126(4):1175-1189. doi:10.1053/j.gastro.2004.01.058
2. Endoscopic injection sclerosis in bleeding gastric varices - PubMed. Accessed August 25, 2020. https://
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3488937/
3. Sarin SK. Long-term follow-up of gastric variceal sclerotherapy: an eleven-year experience. Gastrointest 
Endosc. 1997;46(1):8-14. doi:10.1016/s0016-5107(97)70202-5
4. Adams DH. Hepatology: a Textbook of Liver Disease, 4th edition. Gut. 2003;52(8):1230-1231.
5. Wani ZA, Bhat RA, Bhadoria AS, Maiwall R, Choudhury A. Gastric varices: Classification, endoscopic 
and ultrasonographic management. J Res Med Sci Off J Isfahan Univ Med Sci. 2015;20(12):1200-1207. 
doi:10.4103/1735-1995.172990
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 67
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
6. Kiyosue H, Mori H, Matsumoto S, Yamada Y, Hori Y, Okino Y. Transcatheter obliteration of gastric varices. 
Part 1. Anatomic classification. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc. 2003;23(4):911-920. doi:10.1148/
rg.234025044
7. Hosking SW, Johnson AG. Gastric varices: a proposed classification leading to management. Br J Surg. 
1988;75(3):195-196. doi:10.1002/bjs.1800750303
8. Watanabe K, Kimura K, Matsutani S, Ohto M, Okuda K. Portal hemodynamics in patients with gastric varices. A 
study in 230 patients with esophageal and/or gastric varices using portal vein catheterization. Gastroenterology. 
1988;95(2):434-440. doi:10.1016/0016-5085(88)90501-x
9. Watanabe K, Kimura K, Matsutani S, Ohto M, Okuda K. Portal hemodynamics in patients with gastric varices. A 
study in 230 patients with esophageal and/or gastric varices using portal vein catheterization. Gastroenterology. 
1988;95(2):434-440. doi:10.1016/0016-5085(88)90501-x
10. Spontaneous porto-systemic shunts in liver cirrhosis: Clinical and therapeutical aspects. Accessed August 25, 
2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7183860/
TÓM TẮT
Giãn tĩnh mạch thực quản-dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết hiêu hóa cao ở bệnh nhân xơ gan. Nút tắc tĩnh 
mạch ngược dòng bằng plug (PARTO) là kĩ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn, hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong 
bệnh lý giãn tĩnh mạch dạ dày đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn quốc. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy 
(MSCT) cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm của búi giãn tĩnh mạch dạ dày là phương pháp cần được thực hiện trước khi can 
thiệp PARTO.
Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và phân loại theo Kiyosue. 2. 
Đối chiếu cắt lớp vi tính đa dãy với DSA hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở các bệnh nhân có can thiệp ngược dòng PARTO.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện mô tả hồi cứu cắt ngang trên 91 bệnh nhân xơ 
gan, giãn tĩnh mạch dạ dày vào viện vì xuất huyết tiêu hóa được chụp MSCT trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 
7/2020. Đặc điểm hình ảnh tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch thực quản, bàng hệ của hệ cửa, tĩnh mạch thận trái được mô tả và phân 
loại búi giãn theo Kiyosue trên MSCT và đối chiếu với chụp mạch trên nhóm bệnh nhân được can thiệp ngược dòng PARTO.
Kết quả: Trong số 91 trường hợp giãn tĩnh mạch dạ dày; đa số đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn ở mức độ trung bình 
từ 5-10mm (51 bệnh nhân), được cấp máu chủ yếu từ nhánh vị trái (84 bệnh nhân) và dẫn lưu về tĩnh mạch thực quản (60 bệnh 
nhân). Đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn đo được trên MSCT có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đến và không có tương 
quan với số nhánh tĩnh mạch đi. Các búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu thuộc phân loại type 2B (~22%). Trong số 91 trường 
hợp, có 58 trường hợp có shunt vị thận, 2 trường hợp có shunt vị chủ, trong đó có 21 trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng phải 
tiến hành can thiệp PARTO; có 02 trường hợp không có shunt vị thận nhưng có xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành nút búi 
giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng PVTO. Đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp PARTO thì đường kính shunt vị thận đo được 
trên CLVT và đo được trên DSA không có sự khác biệt với p=0,083. 
Kết luận: Búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu được cấp máu từ nhánh vị trái, và được dẫn lưu bởi tĩnh mạch thực quản và 
shunt vị thận. Khảo sát hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày là cần thiết để xét có chỉ định PARTO hay không, để lựa chọn vật 
liệu phù hợp và tiên lượng hiệu quả của can thiệp PARTO. 
Người liên hệ: Trịnh Hà Châu, Email: chau.trinh@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/8/2020. Ngày chấp nhận đăng: 8/9/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_bui_gian_tinh_mach_da_day_o_benh_nhan_xo.pdf