Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ

Xây dựng được công thức bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat

dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium đồng vị phóng xạ. Vật liệu và phương pháp: Bào chế

viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat theo phương pháp tạo hạt ướt. Đánh giá một số chỉ

tiêu chất lượng của cốm (khối lượng riêng, chỉ số nén) và viên nén TX01 (độ đồng đều khối

lượng, độ bở, độ rã, độ cứng). Kết quả: Khảo sát được ảnh hưởng của tá dược độn, tá dược

siêu rã, lực nén đến chất lượng của cốm và viên nén TX01. Kết luận: Công thức CT11 sử dụng

tá dược siêu rã natri starch glycoat với tỷ lệ rã trong/rã ngoài 40/60 là phù hợp nhất để bào chế

viên nén TX01, độ cứng viên trong khoảng 90 - 100N

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 1

Trang 1

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 2

Trang 2

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 3

Trang 3

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 4

Trang 4

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 5

Trang 5

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 6

Trang 6

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ

Nghiên cứu bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium phóng xạ
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
14 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN TX01 CHỨA FERRIC 
HEXACYANOFERRAT DÙNG ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC 
THALLIUM VÀ CESIUM PHÓNG XẠ 
Nguyễn Trọng Điệp1, Nguyễn Hoàng Hiệp1, Nguyễn Tùng Linh1, Nguyễn Văn Long2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xây dựng được công thức bào chế viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat 
dùng điều trị nhiễm độc thallium và cesium đồng vị phóng xạ. Vật liệu và phương pháp: Bào chế 
viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat theo phương pháp tạo hạt ướt. Đánh giá một số chỉ 
tiêu chất lượng của cốm (khối lượng riêng, chỉ số nén) và viên nén TX01 (độ đồng đều khối 
lượng, độ bở, độ rã, độ cứng). Kết quả: Khảo sát được ảnh hưởng của tá dược độn, tá dược 
siêu rã, lực nén đến chất lượng của cốm và viên nén TX01. Kết luận: Công thức CT11 sử dụng 
tá dược siêu rã natri starch glycoat với tỷ lệ rã trong/rã ngoài 40/60 là phù hợp nhất để bào chế 
viên nén TX01, độ cứng viên trong khoảng 90 - 100N. 
* Từ khóa: Viên nén TX01; Ferric hexacyanoferrat; Thallium; Cesium; Nhiễm độc phóng xạ. 
Formulation Development of TX01 Tablet Containing Ferric 
Hexacyanoferrate for Treatment of Thallium and Radioisotopes of 
Caesium Poisoning 
Summary 
Objectives: To establish the formulation of TX01 tablet containing ferric hexacyanoferrate 
for treatment of thallium and radioisotopes of caesium poisoning. Materials and methods: 
TX01 tablets were prepared by wet granulation method. Parameters of granules (density, 
compressibility index) and tablets (weight variation, friability, disintegration time, hardness) were 
evaluated. Results: The effects of filler excipients, super-disintegration excipients, compressive 
force on the quality of granules and TX01 tablets have been investigated. Conclusions: 
Formula CT11 using sodium starch glycoate with an intragranular/extragranular disintegration 
ratio of 40/60 is the most suitable for TX01 tablets, hardness in the range of 90 - 100N. 
* Keywords: TX01 tablet; Ferric hexacyanoferrate; Thallium; Caesium; Radioisotopes. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, trong chiến tranh, khả năng 
địch sử dụng vũ khí hạt nhân là hoàn 
toàn có thể xảy ra. Mặt khác, trong thời 
bình cũng có thể gặp các sự cố phóng xạ. 
Do đó, việc ứng phó y tế với sự cố phóng 
xạ, hạt nhân là một nội dung không thể 
thiếu trong kế hoạch ứng phó sự cố phóng 
xạ, hạt nhân nói chung. Trong các thuốc có 
tác dụng thải xạ thì xanh phổ (Prussian blue) đã được cấp phép và sử dụng ở một số 
nước trên thế giới. Tuy nhiên, xanh phổ gồm 2 loại là xanh phổ không hoà tan (ferric 
1Học viện Quân y 
2Cục Khoa học Quân sự/Bộ Quốc phòng 
Người phản hồi: Nguyễn Trọng Điệp (diepvmmu@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 20/2/2021 
 Ngày bài báo được đăng: 26/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
15 
tác dụng thải xạ thì xanh phổ (Prussian 
blue) đã được cấp phép và sử dụng ở 
một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, 
xanh phổ gồm 2 loại là xanh phổ không 
hoà tan (ferric hexacyanoferrat) và xanh 
phổ hòa tan (kali ferric hexacyanoferrat). 
Hiện nay, cả 2 loại xanh phổ này đều 
được sử dụng trong điều trnhiễm độc 
thallium và cesium, mặc dù còn nhiều 
tranh cãi về tác dụng của 2 loại xanh phổ 
này và đôi khi là nhầm lẫn. Trong đó, các 
tài liệu công bố trên thế giới đều tập trung 
đối với ferric hexacyanoferrat (xanh phổ 
không hòa tan). Ferric hexacyanoferrat 
được sử dụng theo đường uống (liều từ 3 
- 6 g/ngày ở người lớn) để điều trị các 
triệu chứng đã biết hoặc nghi ngờ nhiễm 
chất phóng xạ cesium và/hoặc thallium, 
hoặc thallium không phóng xạ. Sau khi 
uống, ferric hexacyanoferrat gắn với các 
chất đồng vị phóng xạ của cesium và 
thallium có mặt ở ống tiêu hóa thông qua 
cơ chế trao đổi ion sắt cho cesium hoặc 
thallium tại bề mặt của tinh thể ở trong 
Lumen ruột, làm tăng bài tiết qua phân 
mà không có sự tái hấp thu từ thành ruột 
[3, 4, 5]. Ở nước ta, chưa có nghiên cứu 
cũng như chế phẩm nào chứa ferric 
hexacyanoferrat và trên thế giới cũng có 
rất ít các chế phẩm loại này. Do đó, việc 
nghiên cứu bào chế viên nén chứa ferric 
hexacyanoferrat dùng để thải xạ là cần 
thiết. Để làm tăng hiệu quả điều trị, cần 
xây dựng công thức có thời gian rã 
nhanh, đồng thời đáp ứng được các yêu 
cầu chất lượng khác theo Dược điển Việt 
Nam V (DĐVN V). Chúng tôi: Nghiên cứu 
xây dựng công thức viên nén TX01 chứa 
ferric hexacyanoferrat dùng điều trị nhiễm 
độc thallium và cesium đồng vị phóng xạ. 
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nguyên liệu, thiết bị và động vật 
nghiên cứu 
- Nguyên vật liệu: Ferric hexacyanoferrat 
(hãng Haihang Ngành công nghiệp Co. 
LTD, Trung Quốc); các tá dược: Lactose 
monohydrat, avicel PH101, natri starch 
glycolat, crosscarmelose, polyplasdon XL, 
magnesi sterat, Aerosil đạt tiêu chuẩn 
dược dụng. 
- Thiết bị: Máy trộn bột hình hộp và 
máy xát hạt ướt (hãng Kalweka, Ấn Độ); 
máy thử độ rã (hãng COPLAY, Anh); máy 
đo độ cứng (hãng Caleva); máy trộn ướt 
hình chữ Z, máy đo độ bở viên (hãng 
Pharmatest, Anh); máy dập viên tâm sai 
1 chày TDP6; cân phân tích Mettler 
Toledo có độ chính xác 0,1 mg (Thụy Sĩ); 
tủ sấy Memmert ULM (Đức). 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Phương pháp bào chế viên nén TX01: 
Viên nén TX01 được bào chế theo 
phương pháp tạo hạt ướt: Rây dược chất 
và các tá dược qua rây số 250, rây tá 
dược trơn qua rây số 180. Hòa tan PVP 
trong ethanol để được dung dịch tá dược 
dính 10%. Trộn dược chất với các tá 
dược (trừ tá dược trơn và rã ngoài) theo 
nguyên tắc đồng lượng. Thêm từ từ dịch 
thể PVP 10% vào, trộn đều để thu được 
khối ẩm đồng nhất. Xát khối ẩm qua rây 
0,8 mm. Sấy hạt ướt ở nhiệt độ 60 ± 2°C 
đến khi se hạt thì sửa hạt qua rây 
0,8 mm. Sấy tiếp hạt ở nhiệt độ 60 ± 2°C 
đến khi hàm ẩm của hạt < 2%. Cân khối 
hạt (cốm) khô, tính lượng tá dược trơn 
cần thêm vào. Trộn khối hạt khô với tá 
dược trơn và tá dược rã ngoài (nếu có). 
Dập viên trên máy dập viên tâm sai 
1 chày với bộ chày cối hình caplet có kích 
thước 19 × 9 mm, khối lượng viên 1.000 mg. 
Mỗi mẻ bào chế 300 viên. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
16 
* Phương pháp đánh giá chỉ tiêu chất lượng: 
- Xác định khối lượng riêng (KLR) và chỉ số nén của cốm [2, 6]: 
Cân một lượng cốm đã cân khối lượng (m) vào ống đong có dung tích thích hợp, 
đọc thể tích ban đầu của bột (V1), gõ ống đong đến khi thể tích cốm không thay đổi, 
đọc thể tích sau khi gõ (V2). Tiến hành lặp lại 3 lần. KLR trước nén (d1), KLR sau nén 
(d2) và chỉ số nén (CI) tính theo công thức: 
- Xác định độ đồng đều khối lượng (ĐĐKL) của viên: Theo DĐVN V, Phụ lục 9.6. 
Viên đạt yêu cầu khi khối lượng viên trong khoảng ± 5% so với khối lượng trung bình [1]. 
- Xác định độ rã của viên: Theo DĐVN V, Phụ lục 11.6. Tiến hành lặp lại 6 lần. Yêu cầu: 
Thời gian rã của viên < 3 phút. 
- Xác định độ cứng của viên: Thử trên thiết bị Caleva, tiến hành lặp lại 3 lần [7]. 
- Xác định độ bở của viên: Tiến hành trên thiết bị đo độ bở Pharmatest. Lấy 10 viên 
bất kỳ, cân tổng khối lượng viên rồi cho vào trống quay và quay với tốc độ 25 
vòng/phút trong 4 phút. Lấy viên ra, loại bỏ bột mịn, cân lại khối lượng viên, từ đó tính 
được độ bở của viên. Viên đạt yêu cầu khi độ bở < 1% [2, 6]. 
Khối lượng viên ban đầu - Khối lượng viên sau Độ bở (%) = 
Khối lượng viên ban đầu × 100 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
1. Ảnh hưởng của tá dược độn 
 Bảng 1: Công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn. 
Khối lượng (mg/viên) 
Thành phần 
CT1 CT2 CT3 
Ferric hexacyanoferrat 500 500 500 
Lactose 280 
Manitol 280 
Tinh bột ngô 280 
Avicel PH102 100 100 100 
Polyplasdon XL 20 20 20 
Natri starch glycolat 20 20 20 
Magnesi stearat 10 10 10 
Talc 10 10 10 
PVP K30 60 60 60 
Ethanol 80% vừa đủ vừa đủ vừa đủ 
Tổng 1.000 1.000 1.000 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
17 
Bảng 2: Ảnh hưởng của tá dược độn đến chỉ tiêu chất lượng của cốm và viên TX01. 
Chỉ tiêu của cốm Chỉ tiêu của viên nén Công 
thức KLR (g/ml) CI (%) Độ cứng (N) Độ rã (phút) Độ ĐĐKL Độ bở (%) 
CT1 0,60 ± 0,008 16,25 ± 1,16 116,67 ± 5,51 6,42 ± 0,37 Đạt 0,20 
CT2 0,56 ± 0,013 17,31 ± 0,31 105,67 ± 6,51 7,41 ± 0,33 Đạt 0,27 
CT3 0,57 ± 0,008 16,54 ± 1,18 113,67 ± 5,03 5,35 ± 0,47 Đạt 0,22 
Tá dược độn là lactose, manitol và tinh bột ngô đều cho chất lượng của cốm và viên 
khá tương đồng. Về chỉ tiêu chất lượng của cốm: KLR ở công thức dùng lactose có xu 
hướng cao hơn. Chỉ số CI đều trong khoảng 15 - 20, nghĩa là khá trơn chảy. Cốm có 
chỉ số CI < 25 được coi là trơn chảy tự do, thích hợp để dập viên. Thêm nữa, khi bào 
chế với lactose và manitol dễ xát hạt hơn, còn tinh bột ngô bị hư hao nhiều do bị bết 
nhiều trên rây. Về chỉ tiêu chất lượng của viên: Các công thức đều đạt yêu cầu về ĐĐKL, 
có độ bở thấp (< 1%), độ cứng từ 105 - 116N, độ rã trong khoảng 5,3 - 7,4 phút. 
Trong đó, công thức dùng manitol có độ cứng thấp nhất và rã chậm nhất. Tuy nhiên, 
độ rã của các công thức khảo sát đều cao hơn so với yêu cầu thiết kế (< 3 phút). 
Do đó, để đảm bảo viên rã nhanh sau khi uống, hoặc khó nuốt với các bệnh nhân nhỏ 
tuổi (viên có kích thước lớn) thì viên cần được tan rã nhanh trong một lượng ít nước 
để uống nên trong nghiên cứu này áp dụng yêu cầu về độ rã theo chuyên luận viên 
nén phân tán (trong nước và trong miệng) của DĐVN V. Như vậy, lactose làm tá dược 
độn là phù hợp hơn nên được lựa chọn cho các khảo sát tiếp theo. 
2. Ảnh hưởng của tá dược siêu rã 
Bảng 3: Công thức khảo sát ảnh hưởng của loại tá dược siêu rã. 
Khối lượng (mg/viên) 
Thành phần 
CT4 CT5 CT6 
Ferric hexacyanoferrat 500 500 500 
Lactose 280 280 280 
Avicel PH102 100 100 100 
Natri starch glycolat 40 
Polyplasdon XL 40 
Natri crosscarmelose 40 
Magnesi stearat 10 10 10 
Talc 10 10 10 
PVP K30 60 60 60 
Ethanol 80% vừa đủ vừa đủ vừa đủ 
Tổng 1.000 1.000 1.000 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
18 
Bảng 4: Ảnh hưởng của tá dược siêu rã đến chỉ tiêu chất lượng của cốm và viên TX01. 
Chỉ tiêu của cốm Chỉ tiêu của viên nén Công 
thức KLR (g/ml) CI (%) Độ cứng (N) Độ rã (phút) Độ ĐĐKL Độ bở (%) 
CT4 0,60 ± 0,009 17,28 ± 1,15 111,33 ± 7,37 4,64 ± 0,27 Đạt 0,28 
CT5 0,63 ± 0,007 20,07 ± 0,88 113,67 ± 3,06 6,29 ± 0,24 Đạt 0,30 
CT6 0,62 ± 0,005 13,45 ± 0,10 112,67 ± 2,08 10,48 ± 0,36 Đạt 0,22 
Natri starch glycolat, polyplasdon XL, natri crosscarmelose là các tá dược siêu rã 
được sử dụng phổ biến nhất trong viên nén do có khả năng trương nở nhanh và mạnh 
trong nước. Tuy nhiên, khả năng rã của các tá dược này còn phụ thuộc vào các thành 
phần khác trong công thức và phương pháp bào chế viên. KLR của cốm ở 3 công thức 
(bảng 4) đều khá tương đồng, có xu hướng cao hơn ở công thức CT5, CT6. Từ chỉ số 
CI cho thấy CT6 trơn chảy tốt nhất, nhưng cả 3 công thức đều có chỉ số CI < 25 nên 
thích hợp để dập viên. Các công thức đều đạt yêu cầu về ĐĐKL, có độ bở thấp (< 1%), 
độ cứng tương đương nhau. Về độ rã, công thức CT4 (sử dụng natri starch glycolat) 
rã nhanh nhất, sau đó đến CT5, CT6. Do đó, natri starchglycolat được lựa chọn cho 
các khảo sát tiếp theo. 
3. Ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược siêu rã và tỷ lệ rã trong/rã ngoài 
Bảng 5: Công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược siêu rã và rã trong/rã ngoài. 
Khối lượng (mg/viên) 
Thành phần 
CT7 CT8 CT9 CT10 CT11 
Ferric hexacyanoferrat 500 500 500 500 500 
Lactose 260 240 260 240 220 
Avicel PH102 100 100 100 100 100 
Natri starch glycolat, rã trong 60 80 40 40 40 
Natri starch glycolat, rã ngoài 20 40 60 
Magnesi stearat 10 10 10 10 10 
Talc 10 10 10 10 10 
PVP K30 60 60 60 60 60 
Ethanol 80% vừa đủ 
Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
19 
 Bảng 6: Ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược siêu rã và rã trong/rã ngoài đến chỉ tiêu chất 
lượng của cốm và viên TX01. 
Chỉ tiêu của cốm Chỉ tiêu của viên nén 
Công thức 
KLR (g/ml) CI (%) Độ cứng (N) Độ rã (phút) Độ ĐĐKL Độ bở (%) 
CT7 0,61 ± 0,007 14,70 ± 1,79 110,67 ± 4,12 4,20 ± 0,16 Đạt 0,22 
CT8 0,59 ± 0,009 13,54 ± 1,76 115,33 ± 3,79 4,12 ± 0,08 Đạt 0,26 
CT9 0,62 ± 0,009 14,10 ± 0,82 113,67 ± 6,66 3,78 ± 0,21 Đạt 0,37 
CT10 0,62 ± 0,007 14,53 ± 1,13 114,00 ± 3,61 3,30 ± 0,16 Đạt 0,34 
CT11 0,63 ± 0,007 14,35 ± 0,73 110,33 ± 5,13 2,40 ± 0,26 Đạt 0,32 
Công thức CT4 sử dụng natri starch 
glycolat với tỷ lệ 4%, đây cũng là tỷ lệ 
khuyến cáo dùng trong viên nén, nhưng 
thời gian rã của viên vẫn > 3 phút. Do đó, 
để làm tăng khả năng rã của viên, cần 
tiếp tục tăng tỷ lệ tá dược siêu rã (CT7, 
CT8), kết hợp rã trong và rã ngoài (CT9 - 
CT11). Khi tăng tỷ lệ tá dược rã trong 
hoặc kết hợp rã trong và rã ngoài ở các tỷ 
lệ khác nhau thì chỉ số CI đều < 15, nghĩa 
là cốm đều trơn chảy tốt - là yếu tố để 
đảm bảo ĐĐKL khi dập viên. KLR có xu 
hướng tăng nhẹ khi tăng tỷ lệ tá dược rã 
ngoài, nhưng KLR trong khoảng 0,59 - 
0,63 đều thuận tiện khi dập viên. 
Về chỉ tiêu chất lượng của viên: Các 
công thức đều đạt yêu cầu về ĐĐKL, có 
độ bở thấp (< 1%), độ cứng tương đương 
nhau, riêng độ rã là có sự khác biệt. 
Trường hợp chỉ sử dụng tá dược rã trong 
(CT7, CT8) thì tỷ lệ natri starch glycolat 
trong khoảng 4 - 8% gần như không ảnh 
hưởng đến thời gian rã của viên. Trường 
hợp kết hợp tá dược rã trong và rã ngoài 
(CT9, CT10, CT11) thì khi giữ nguyên tỷ 
lệ tá dược rã trong (4%) và tăng dần tỷ lệ 
tá dược rã ngoài (2 - 6%) làm viên rã 
nhanh hơn. Với cùng tỷ lệ tá dược siêu 
rã, nhưng khi chia thành rã trong và rã 
ngoài có xu hướng làm viên rã nhanh 
hơn, thể hiện là làm giảm thời gian rã ở 
công thức CT9 so với CT7, CT10 so với 
CT8. Cách rã của viên liên quan đến độ 
xốp và việc sử dụng tá dược rã/siêu rã. 
Đối với viên nén bào chế qua giai đoạn 
tạo hạt thì tá dược rã ngoài giúp cho viên 
rã nhanh thành các hạt và các hạt tiếp tục 
rã để giải phóng tiểu phân ban đầu. Kết 
quả nghiên cứu của Hussain và CS cũng 
cho thấy nếu chỉ dùng tá dược rã trong thì 
viên rã chậm, nhưng khi thêm tá dược rã 
ngoài làm cho viên rã nhanh hơn, đáp 
ứng được yêu cầu độ rã cho viên nén 
naproxen phân tán trong miệng [0]. 
Trong các công thức khảo sát, CT11 có 
thời gian rã < 3 phút, các chỉ tiêu khác là 
tương đương với các công thức còn lại. Do 
đó, lựa chọn CT11 để tiếp tục khảo sát. 
 4. Ảnh hưởng của lực nén 
Bảng 7: Ảnh hưởng của lực nén đến chỉ tiêu chất lượng của viên TX01. 
Công thức Độ cứng (N) Độ rã (phút) Độ ĐĐKL Độ bở (%) 
CT11 113,33 ± 3,51 2,41 ± 0,46 Đạt 0,32 
CT12 145,33 ± 5,51 3,23 ± 0,18 Đạt 0,19 
CT13 89,00 ± 3,61 0,79 ± 0,16 Đạt 0,54 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
20 
Bào chế viên TX01 với các thành phần 
như ở công thức CT11 nhưng với lực nén 
khác nhau. 
Với cùng thành phần công thức nhưng 
khi tăng lực nén (độ cứng của viên tăng) 
thì các công thức đều đạt yêu cầu về 
ĐĐKL, nhưng làm giảm độ bở, giảm thời 
gian rã của viên. Mặc dù vậy, các công 
thức vẫn đạt yêu cầu về độ bở (< 1%). 
Ở công thức CT13 có độ cứng thấp nhất, 
viên rã nhanh nhất (< 60 giây). Mặc dù 
yếu tố quyết định chính đến độ rã của 
viên là việc dùng tá dược siêu rã, nhưng 
khi lực nén cao cũng có thể làm giảm khả 
năng hút nước và trương nở của viên. 
Mặt khác, khi lực nén cao làm tá dược 
trơn sơ nước phân bố ra bề mặt viên 
nhiều hơn, cũng là nguyên nhân làm 
chậm thời gian rã của viên. 
Từ các khảo sát thu được ở trên, công 
thức CT11 là phù hợp nhất để bào chế 
viên nén TX01. Tuy nhiên, cần điều chỉnh 
lực nén trong quá trình dập viên để viên 
có độ cứng trong khoảng 90 - 100N nhằm 
vừa đảm bảo thời gian rã đúng yêu cầu 
thiết kế (< 3 phút), vừa tăng độ chắc cho 
viên (độ bở < 1%), vì ở giai đoạn tiếp 
theo viên nén TX01 được sử dụng cho 
nghiên cứu bao màng mỏng. 
KẾT LUẬN 
Với kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá 
dược độn, tá dược siêu rã, lực nén đến 
chỉ tiêu chất lượng của cốm và viên, 
chúng tôi rút ra kết luận sau: Công thức 
viên nén TX01 chứa ferric hexacyanoferrat 
500 mg với các tá dược: lactose 220 mg, 
Avicel PH102 100 mg, natri starch glycolat 
rã trong 40 mg, natri starch glycolat rã 
ngoài 60 mg, magnesi stearat 10 mg, 
Talc 10 mg, PVP K30 60 mg. Viên nén 
thu được có độ rã < 3 phút, đạt các yêu 
cầu về độ cứng, độ ĐĐKL, độ bở theo 
DĐVN V và USP 40. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. NXB 
Y học 2017. 
2. United States Pharmacopoeia 40 2017. 
3. Dennis F Thompson, Erin D Callen. 
Soluble or insoluble prussian blue for radiocesium 
and thallium poisoning. Ann Pharmacother 
2004; 38:1509-1514. 
4. Yongsheng Yang, Patrick J Faustino, 
Joseph J Progar, et al. Quantitative 
determination of thallium binding to ferric 
hexacyanoferrate: Prussian blue. International 
Journal of Pharmaceutics 2008; 353:187-194. 
5. Altagracia-Martínez, et al. Prussian blue 
as an antidote for radioactive thallium and 
cesium poisoning. Orphan Drugs: Research 
and Reviews 2012; 2:13-21. 
6. Sarfaraz, et al. Formulation and 
evaluation of flurbiprofen fast disintegrating 
tablets using natural superdisintegrants. 
Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical 
Research 2016; 9(6):247-254. 
7. Abhishek Pandey, Bhagat Singh 
Jaiswal, Manoj Sharma. Formulation 
development and characterization of fast 
dissolving acetaminophen tablets. Journal of 
Drug Discovery and Therapeutics 2015; 
3(32):04-08. 
8. Hussain A, Misbah M, Abbas N. Design 
and in vitro characterization of orally 
disintegrating modified release tablets of 
naproxen sodium. Turk J Pharm Sci 2020; 
17(5):486-491. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_vien_nen_tx01_chua_ferric_hexacyanoferrat.pdf